Chúng tôi nghĩ mình thật đường đột nếu chỉ cho người khác về cách đọc
sách như thế nào (nhất là khi cả hai chúng tôi vốn hay đọc sách từ giữa
quyển hoặc thậm chí đọc giật lùi). Nhưng vì đây là sách do chúng tôi
viết ra, nên chúng tôi muốn chia sẻ với quý vị chúng tôi nghĩ nó nên
được xử lý bằng cách nào. Sau khi quý vị lật nhanh qua các trang, liếc
nhìn những hình minh họa và có được những cảm nhận về nó, hãy bắt đầu
với Chương 1. Quý vị đọc tới đâu hãy thật sự làm
những bài tập tới đó. Cần cưỡng lại cám dỗ muốn nhảy cóc qua những bài
tập để đọc tới những “phần hay”. Nếu có bạn thân thiết cùng làm bài tập
thì còn gì bằng. Chúng tôi hy vọng quý vị sẽ nói chuyện, tranh luận và
bàn thảo đầy đủ chi tiết những câu trả lời của quý vị.
Chúng tôi
cũng hy vọng quý vị sẽ viết những câu trả lời của mình ra để quyển sách
này trở thành bản lưu trữ cá nhân của quý vị. Hãy viết gọn gàng, dễ đọc;
cứ thay đổi ý kiến, có thể gạch chéo hoặc tẩy bỏ. Nhưng quan trọng là
hãy viết ra.
Hãy đọc quyển sách thật chậm rãi. Chúng tôi đã phải
mất hơn mười năm mới vỡ lẽ ra những ý tưởng được trình bày trong quyển
sách này. Chúng tôi không đề xuất quý vị cũng phải mất ngần ấy năm để
đọc nó, nhưng nếu những phương pháp được đề xuất ở đây có ý nghĩa với
quý vị thì quý vị có thể muốn thực hiện sự thay đổi nào đó, và thay đổi
mỗi lần từng chút một tất sẽ dễ dàng hơn. Sau khi quý vị đọc xong mỗi
chương, hãy đặt quyển sách qua bên, cho mình một tuần để hoàn tất những
bài tập rồi hẵng đọc tiếp. (Quý vị có thể nghĩ “Với hằng hà sa số việc
khác đang cần phải làm, điều cuối cùng tôi cần trên đời này là bài tập!”
Tuy nhiên, kinh nghiệm nói với chúng tôi rằng chỉ có kỷ luật mới biến
những kỹ năng thành hành động (cần phải học đi đôi với hành) và việc lưu
giữ những kết quả sẽ giúp cho những kỹ năng được đề cập trong quyển
sách này trở thành thực chất con người quý vị.
Cuối cùng, về vấn
đề đại từ nhân xưng. Chúng tôi sẽ luân phiên dùng xen kẽ những đại từ
nhạy cảm như “nó”, “cậu ấy”, “cô bé ấy”, “ông ấy”, “bà ấy” khi ám chỉ
giới tính nam hay nữ của các nhân vật trong các câu chuyện kể. Hy vọng
chúng tôi không thiên vị giới tính nào cả.
Rất có thể quý vị cũng
tự hỏi tại sao quyển sách này được viết bởi hai người nhưng phần lớn
lại được trình bày dưới dạng quan điểm của một người. Đó là cách chúng
tôi giải quyết vấn đề nhàm chán để khỏi cứ phải liên tục chỉ ra rằng đó
là kinh nghiệm của ai. Chúng tôi thống nhất, xưng “Tôi” dễ dàng hơn là
cứ phải nói rõ “Tôi, Adele Faber...” hay là “Tôi, Elaine Mazlish...” Coi
như để tăng phần thuyết phục của những ý tưởng trong quyển sách này,
chúng tôi đồng lòng có tiếng nói chung. Cả hai chúng tôi đều đã thấy
những phương pháp giao tiếp này hữu hiệu với gia đình chúng tôi và với
hàng ngàn gia đình khác. Bây giờ chúng tôi vô cùng sung sướng chia sẻ
chúng với quý vị.
“Tất cả những gì chúng ta được ban tặng chính là
khả năng tự làm cho mình điều này hay điều khác.”
JOSE ORTEGA Y GASSET
[EBOOK] NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU NGHE VÀ NGHE SAO CHO TRẺ CHỊU NÓI, ADELE FABER VÀ ELAINE MAZLISH, NGƯỜI DỊCH: TRẦN THỊ HƯƠNG LAN, NXB TRI THỨC
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, tâm lý, kỹ năng sống, nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói, kỹ năng dạy con, kỹ năng dạy trẻ, phương pháp dạy con, phương pháp dạy trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com