Trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đang có những khởi sắc, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 4,3%, trong đó sản lượng lương thực tăng 5,8 lần, rau xanh tăng 3,8 lần... Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thường xuyên phải nhập khẩu, đến năm 2000 nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, sản xuất rau quả cũng từng bước khẳng định được vị trí quan trọng trong ngành.
Trước xu hướng hội nhập với thế giới, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng đang phát triển theo hướng an toàn, bền vững. Được sự đầu tư của Nhà nước nhiều mô hình sản xuất rau an toàn ở các tỉnh đã tiến hành thực hiện từ năm 1995, đến nay việc sản xuất rau an toàn đã không ngừng được gia tăng trong cả nước. Một số địa phương đã đầu tư đến hàng chục tỷ đồng để sản xuất rau an toàn trong đó mô hình nhà lưới đã thu được những kết quả đáng khích lệ, người nông dân bước đầu đã nắm được những kiến thức chung về kỹ thuật sản xuất... Song do mô hình quá nhỏ lẻ, manh mún, diện tích rau an toàn chỉ là một phần rất nhỏ trên tổng diện tích trồng rau chuyên canh của từng vùng. Mặt khác do thói quen canh tác ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, người nông dân chỉ ham lợi trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài, sử dụng các giống ran tuỳ tiện, hiện tượng bón phân và phun thuốc trừ sâu hoá học vẫn còn theo định kỳ.
Đến nay sản xuất rau an toàn ở nước ta thực sự vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, sản phẩm rau hầu như chưa có thương hiệu và chưa thuyết phục được người tiêu dùng, giá cả không cao hơn so với rau trồng thường. Tại sao vậỵ? Đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý, nhà khoa học? Liệu có phải là quy trình sản xuất rau an toàn đưa ra mới chỉ có 7 điểm về kỹ thuật trồng trọt không? Vấn đề truy nguyên nguồn gốc giống rau, đất trồng... hoặc giám sát việc thực hiện cũng như liên doanh, liên kết giữa các vùng miền với nhau vẫn chưa được tiến hành. Phải chăng đây là bất cập rất lớn trong sản xuất rau an toàn thời gian qua.
Sau một thời gian khảo sát thực tế về sản xuất rau an toàn ở 10 tỉnh thành trong cả nước. Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu với mô hình sản xuất rau quả an toàn ở Thái Lan thực hiện theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) do tổ chức bán lẻ châu Âu (EUREP) đề ra, chúng tôi cập nhật tài liệu để biên soạn nên cuốn sách này.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần chính:
Phần 1: Hiện trạng sản xuất rau an toàn ở nước ta trong thời gian qua, những kết quả đạt được và những bất cập (Chương 1,2,3,4).
Trước xu hướng hội nhập với thế giới, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng đang phát triển theo hướng an toàn, bền vững. Được sự đầu tư của Nhà nước nhiều mô hình sản xuất rau an toàn ở các tỉnh đã tiến hành thực hiện từ năm 1995, đến nay việc sản xuất rau an toàn đã không ngừng được gia tăng trong cả nước. Một số địa phương đã đầu tư đến hàng chục tỷ đồng để sản xuất rau an toàn trong đó mô hình nhà lưới đã thu được những kết quả đáng khích lệ, người nông dân bước đầu đã nắm được những kiến thức chung về kỹ thuật sản xuất... Song do mô hình quá nhỏ lẻ, manh mún, diện tích rau an toàn chỉ là một phần rất nhỏ trên tổng diện tích trồng rau chuyên canh của từng vùng. Mặt khác do thói quen canh tác ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, người nông dân chỉ ham lợi trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài, sử dụng các giống ran tuỳ tiện, hiện tượng bón phân và phun thuốc trừ sâu hoá học vẫn còn theo định kỳ.
Đến nay sản xuất rau an toàn ở nước ta thực sự vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, sản phẩm rau hầu như chưa có thương hiệu và chưa thuyết phục được người tiêu dùng, giá cả không cao hơn so với rau trồng thường. Tại sao vậỵ? Đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý, nhà khoa học? Liệu có phải là quy trình sản xuất rau an toàn đưa ra mới chỉ có 7 điểm về kỹ thuật trồng trọt không? Vấn đề truy nguyên nguồn gốc giống rau, đất trồng... hoặc giám sát việc thực hiện cũng như liên doanh, liên kết giữa các vùng miền với nhau vẫn chưa được tiến hành. Phải chăng đây là bất cập rất lớn trong sản xuất rau an toàn thời gian qua.
Sau một thời gian khảo sát thực tế về sản xuất rau an toàn ở 10 tỉnh thành trong cả nước. Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu với mô hình sản xuất rau quả an toàn ở Thái Lan thực hiện theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) do tổ chức bán lẻ châu Âu (EUREP) đề ra, chúng tôi cập nhật tài liệu để biên soạn nên cuốn sách này.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần chính:
Phần 1: Hiện trạng sản xuất rau an toàn ở nước ta trong thời gian qua, những kết quả đạt được và những bất cập (Chương 1,2,3,4).
Phần 2: Những tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của Tổ chức bán lẻ châu Âu (EUREP) trong sản xuất rau quả an toàn và khả năng triển vọng về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP ở nước ta thời gian tới (Chương 5,6,7).
Đây là cuốn sách đầu tiên ở nước ta viết vể sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt. Cuốn sách là tài liệu với nhiều điểm mới như truy nguyên nguồn gốc, lưu giữ hồ sơ, kiểm tra nội bộ và quản lý tốt việc thực hiện mô hình liên kết trong sản xuất rau an toàn..., rất phù hợp với xu hướng gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế(WTO) của nước ta vào thời gian gần đây. Cuốn sách sẽ đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, giải toả được nỗi băn khoăn của các nhà quản lý về sản xuất rau hiện nay. Tài liệu này rất hữu ích cho sinh viên, học viên cao học đồng thời là nguồn tài liệu quan trọng cho cán bộ Kỹ thuật và khuyến nông sử dụng để phổ biến việc thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho nông dân sản xuất rau an toàn trong tương lai.
Hoàn thành được cuốn sách, trước hết chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm đã tạo điều kiện và cơ hội cho chúng tôi khai thác được những tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của châu Âu để thực hành vào sản xuất rau an toàn ở nước ta. Chúng tôi xin cám ơn TS. Võ Mai, Chủ tịch Hiệp Hội Trái cây Việt Nam, Văn phòng Chương trình Hợp tác Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Australia đã giúp cho những thông tin về EUREPGAP. Xin cám ơn 10 Chi cục BVTV tỉnh: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắc Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hải Phòng đã hướng dẫn đi thăm các mô hình cũng như cung cấp những kết quả đã thực hiện về sản xuất rau an toàn trong thời gian qua.
Do thời gian có hạn, hơn nữa tài liệu này quá mới mẻ với nước ta, cho nên không sao tránh khỏi những thiếu sót về thuật ngữ chuyên môn, nội dung bố cục và hình thức trình bày. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Bạn đọc để khi tái bản cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng xin cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp đã tận tình giúp đỡ để cuốn sách sớm ra mắt Bạn đọc.
Đây là cuốn sách đầu tiên ở nước ta viết vể sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt. Cuốn sách là tài liệu với nhiều điểm mới như truy nguyên nguồn gốc, lưu giữ hồ sơ, kiểm tra nội bộ và quản lý tốt việc thực hiện mô hình liên kết trong sản xuất rau an toàn..., rất phù hợp với xu hướng gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế(WTO) của nước ta vào thời gian gần đây. Cuốn sách sẽ đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, giải toả được nỗi băn khoăn của các nhà quản lý về sản xuất rau hiện nay. Tài liệu này rất hữu ích cho sinh viên, học viên cao học đồng thời là nguồn tài liệu quan trọng cho cán bộ Kỹ thuật và khuyến nông sử dụng để phổ biến việc thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho nông dân sản xuất rau an toàn trong tương lai.
Hoàn thành được cuốn sách, trước hết chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm đã tạo điều kiện và cơ hội cho chúng tôi khai thác được những tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của châu Âu để thực hành vào sản xuất rau an toàn ở nước ta. Chúng tôi xin cám ơn TS. Võ Mai, Chủ tịch Hiệp Hội Trái cây Việt Nam, Văn phòng Chương trình Hợp tác Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Australia đã giúp cho những thông tin về EUREPGAP. Xin cám ơn 10 Chi cục BVTV tỉnh: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắc Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hải Phòng đã hướng dẫn đi thăm các mô hình cũng như cung cấp những kết quả đã thực hiện về sản xuất rau an toàn trong thời gian qua.
Do thời gian có hạn, hơn nữa tài liệu này quá mới mẻ với nước ta, cho nên không sao tránh khỏi những thiếu sót về thuật ngữ chuyên môn, nội dung bố cục và hình thức trình bày. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Bạn đọc để khi tái bản cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng xin cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp đã tận tình giúp đỡ để cuốn sách sớm ra mắt Bạn đọc.
[EBOOK] SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP), PGS. TS. PHẠM THỊ THUỲ, NXB NÔNG NGHIỆP
Từ khoá: ebook, giáo trình, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, thực hành nông nghiệp tốt, GAP, kỹ thuật sản xuất rau sạch, kỹ thuật sản xuất rau an toàn, nông nghiệp sạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com