Trong nguồn Tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng của đất nước thì các họ, các chi và các loài chứa những hoạt chất sinh học có ý nghĩa kinh tế và xã hội rất quan trọng. Có thể thấy, những tác dụng chữa bệnh, tăng cường và bảo vệ sức khoẻ của cây cỏ đối với con người. chủ yếu là do các hợp chất tự nhiên mà chúng đã sinh tổng hợp, tích luỹ trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Đáng chú ý là các nhóm hợp chất tự nhiên có tác dụng để chữa trị các chứng bệnh hiểm nghèo (các bệnh về tiêu hoá, hô hấp, tim mạch, tiết niệu và đặc biệt các hợp chất có tác dụng phòng chống sốt rét, kháng ung thư. kháng HIV...).
Đến nay, mặc dù đã có rất nhiều các dược phẩm được sản xuất bằng con đường tổng hợp hoá học: song theo nhiều tài liệu thì có tới hơn 50% các loại thuốc đang được sử dụng trên thế giới là có nguồn gốc là thực vật. Ta cũng biết, phần lớn những loài thực vật cung cấp các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dược phẩm lại chỉ phân bố và sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Đây thực sự là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và xã hội hết sức to lớn. Do đó chúng ta đã và đang là đối tượng thu hút sự quan tâm của mỗi nước, mỗi dân tộc, đặc biệt là với các nước công nghiệp, các nước phát triển.
Việt Nam có hệ thực vật nhiệt đới vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó gồm rất nhiều loài chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao. Và từ ngàn xưa, cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta cũng đã có truyền thống sử dụng cây cỏ để phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ.
Ngoài ra, nhiều loài cây cỏ còn chứa các hợp chất có tác dụng diệt virus, vi khuẩn, nấm, côn trùng... gây hại đối với cây trồng và vật nuôi.
Nguồn tài nguyên thực vật chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học phong phú cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã, đang và sẽ là lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội đầy tiềm năng trên đất nước ta.
Việc bảo tồn, khai thác, phát triển, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thực vật nói chung và những cây cỏ chứa các hoạt chất nói riêng đã và đang là vấn đề quan trọng đặt ra trước chúng ta trong thời kỳ đổi mới.
Trong gần nữa thế kỷ qua, tập hợp các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã phối hợp với nhiều bạn đồng nghiệp tại các Viện: Công nghệ sinh học, Hoá học, Hoá học các hợp chất thiên nhiên... tiến hành điều tra nghiên cứu về nguồn tài nguyên thực vật có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học: đặc biệt là những chi, những loài có triển vọng trên lãnh thổ Việt Nam.
Đến nay, mặc dù đã có rất nhiều các dược phẩm được sản xuất bằng con đường tổng hợp hoá học: song theo nhiều tài liệu thì có tới hơn 50% các loại thuốc đang được sử dụng trên thế giới là có nguồn gốc là thực vật. Ta cũng biết, phần lớn những loài thực vật cung cấp các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dược phẩm lại chỉ phân bố và sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Đây thực sự là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và xã hội hết sức to lớn. Do đó chúng ta đã và đang là đối tượng thu hút sự quan tâm của mỗi nước, mỗi dân tộc, đặc biệt là với các nước công nghiệp, các nước phát triển.
Việt Nam có hệ thực vật nhiệt đới vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó gồm rất nhiều loài chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao. Và từ ngàn xưa, cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta cũng đã có truyền thống sử dụng cây cỏ để phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ.
Ngoài ra, nhiều loài cây cỏ còn chứa các hợp chất có tác dụng diệt virus, vi khuẩn, nấm, côn trùng... gây hại đối với cây trồng và vật nuôi.
Nguồn tài nguyên thực vật chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học phong phú cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã, đang và sẽ là lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội đầy tiềm năng trên đất nước ta.
Việc bảo tồn, khai thác, phát triển, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thực vật nói chung và những cây cỏ chứa các hoạt chất nói riêng đã và đang là vấn đề quan trọng đặt ra trước chúng ta trong thời kỳ đổi mới.
Trong gần nữa thế kỷ qua, tập hợp các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã phối hợp với nhiều bạn đồng nghiệp tại các Viện: Công nghệ sinh học, Hoá học, Hoá học các hợp chất thiên nhiên... tiến hành điều tra nghiên cứu về nguồn tài nguyên thực vật có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học: đặc biệt là những chi, những loài có triển vọng trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên cơ sở các kết quả đã nghiên cứu và những thông tin đã cập nhật được, chúng tôi biên soạn Bộ sách chuyên khảo: "Tài nguyên Thực vật Việt Nam - Những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học". Bộ sách gồm nhiều tập. Tập I gồm 2 phần:
Phần 1. Tổng quan. Giới thiệu tóm tắt về nguồn tài nguyên thực vật cùng các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học ở trong cây.
Phần 2. Những chi (loài) thực vật chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học.
Với mỗi chi (loài) thực vật được trình bày về: Ten thường gọi, tên khoa học, số nhiễm sắc thể, tên họ, các tên khác, tên đồng nghĩa, tên nước ngoài, vùng phân bố, công dụng, tình hình khai thác, sản xuất và tiêu thụ, thành phần hoá học và độc tính, mô tả các đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và phát triển, nhân giống và gây trồng, năng suất và thu hái, nguồn gen và triển vọng, tài liệu dẫn...
Phần 1. Tổng quan. Giới thiệu tóm tắt về nguồn tài nguyên thực vật cùng các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học ở trong cây.
Phần 2. Những chi (loài) thực vật chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học.
Với mỗi chi (loài) thực vật được trình bày về: Ten thường gọi, tên khoa học, số nhiễm sắc thể, tên họ, các tên khác, tên đồng nghĩa, tên nước ngoài, vùng phân bố, công dụng, tình hình khai thác, sản xuất và tiêu thụ, thành phần hoá học và độc tính, mô tả các đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và phát triển, nhân giống và gây trồng, năng suất và thu hái, nguồn gen và triển vọng, tài liệu dẫn...
Đây là tài liệu đầu tiên trình bày có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh về nguồn tài nguyên thực vật có chứa các hoạt chất sinh học ở nước ta. Chúng tôi hy vọng, Bộ sách sẽ là đóng góp hữu ích đối với các nhà khoa học, công nghệ, các nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh, các thầy cô giáo, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh và những người quan tâm tới lĩnh vực Tài nguyên thực vật của đất nước.
Khối lượng thông tin được đề cập trong Bộ sách khá lớn và liên quan tới nhiều lĩnh vực. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn. Tập thể tác giả chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến phê bình, góp ý của bạn đọc.
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu, hệ thống tư liệu tư và biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã nhận được sự cổ vũ, giúp đỡ của các đồng chí Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cùng những ý kiến đóng góp của GS.TSKH. Nguyễn Tiến Bán và nhiều bạn đồng nghiệp. Đặc biệt chúng tôi còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ có hiệu quả của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học tự nhiên Bộ Khoa học và công nghệ và Chủ tịch Hội đồng Khoa học sự sống (trong thời kỳ 1996-2005).
Để xuất bản Tập sách này, chúng tôi đã nhận được sự tài trợ của Chương trình TROPENBOS International Vietnam.
Nhân đây, chúng tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các Nhà lãnh đạo, các cơ quan và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho việc biên soạn và xuất bản công trình này.
Khối lượng thông tin được đề cập trong Bộ sách khá lớn và liên quan tới nhiều lĩnh vực. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn. Tập thể tác giả chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến phê bình, góp ý của bạn đọc.
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu, hệ thống tư liệu tư và biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã nhận được sự cổ vũ, giúp đỡ của các đồng chí Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cùng những ý kiến đóng góp của GS.TSKH. Nguyễn Tiến Bán và nhiều bạn đồng nghiệp. Đặc biệt chúng tôi còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ có hiệu quả của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học tự nhiên Bộ Khoa học và công nghệ và Chủ tịch Hội đồng Khoa học sự sống (trong thời kỳ 1996-2005).
Để xuất bản Tập sách này, chúng tôi đã nhận được sự tài trợ của Chương trình TROPENBOS International Vietnam.
Nhân đây, chúng tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các Nhà lãnh đạo, các cơ quan và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho việc biên soạn và xuất bản công trình này.
Quý bạn đọc có thể đọc tiếp tập 2 TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở VIỆT NAM - ESSENTIAL - OIL PLANT RESOURCES IN VIETNAM của cùng tác giả TẠI ĐÂY.
[EBOOK] TÀI NGUYÊN THỰC VẬT VIỆT NAM - NHỮNG CÂY CHỨA CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC (TẬP 1), GS. TS. LÃ ĐÌNH MỠI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, tài nguyên thực vật Việt Nam, những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học, phân loại học thực vật, phân loại thực vật, hợp chất chiết xuất từ thực vật, cây dược liệu, tài nguyên thực vật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com