Thói quen 1: Luôn chủ động
Chủ động không chỉ có nghĩa là đi bước đầu tiên. Đó là nhận lãnh trách nhiệm về hành vi của mình (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và có sự lựa chọn dựa trên những nguyên tắc và giá trị hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Người chủ động đại diện cho sự thay đổi, họ có sự lựa chọn không trở thành nạn nhân, hoặc ở vào thế thụ động hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ làm điều đó bằng cách phát triển và sử dụng bốn khả năng thiên phú của con người, đó là: tự nhận thức, lương tâm, trí tưởng tượng và ý chí độc lập, theo cách tiếp cận từ trong ra ngoài để tạo ra một sự thay đổi. Họ quyết định trở thành một nguồn lực sáng tạo trong cuộc đời mình, đó là quyết định quan trọng nhất mà một người có thể đưa ra.
Thói quen 2: Bắt đầu từ mục tiêu xác định
Tất cả mọi thứ đều được sáng tạo hai lần - lần đầu tiên bằng tinh thần và lần thứ hai bằng vật chất. Các cá nhân, gia đình, tập thể và tổ chức xác định tương lai của mình bằng cách tạo ra một hình ảnh rõ ràng trong đầu và một mục tiêu cho mỗi dự án. Họ không sống ngày này qua ngày khác mà không hề có mục tiêu xác định. Họ có sự xác nhận về mặt tinh thần và cam kết tuân thủ các nguyên tắc, giá trị, quan hệ, và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ. Tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân là hình thức cao nhất của lần sáng tạo thứ nhất về tinh thần đối với cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quyết định khác. Tạo ra một văn hóa đằng sau một sứ mệnh, một tầm nhìn và những giá trị chung chính là bản chất của sự lãnh đạo.
Thói quen 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất
Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là lần sáng tạo thứ hai hoặc sáng tạo về mặt vật chất. Nó được tổ chức và thực hiện xung quanh sáng tạo tinh thần (mục đích, tầm nhìn, giá trị và những ưu tiên quan trọng nhất của bạn). Những cái thứ hai không đi trước những cái thứ nhất. Những cái thứ nhất không đến sau cái thứ hai. Các cá nhân và tổ chức tập trung cho cái quan trọng nhất, bất kể nó có khẩn cấp hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho cái quan trọng ở đúng vị trí của nó.
Thói quen 4: Tư duy thẳng thắng
Tư duy cùng thắng là khi tâm trí của chúng ta tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi sự tương tác. Nó dựa trên mô thức suy nghĩ về sự dồi dào, nghĩa là có cơ hội đồng đều, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, không phải là sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Nó không phải là mô thức suy nghĩ ích kỹ (thắng - thua) hoặc một sự nhượng bộ (thua - thắng). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc - theo nghĩa "cái ta" chứ không phải "cái tôi". Tư duy cùng thắng khuyến khích việc giải quyết các mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, danh hiệu và phần thưởng.
Thói quen 5: Lắng nghe để hiểu biết lẫn nhau
Khi chúng ta lắng nghe với ý định để hiểu rõ chứ không phải để đối đáp, chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và các mối quan hệ được gây dựng. Khi người khác thấy mình được hiểu rõ, họ sẽ cảm thấy tự tin và được tôn trọng, thái độ đối phó sẽ biến mất, cơ hội cho cuộc nói chuyện cởi mở và hiểu biết lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn hiểu thấu người khác cần đến sự tử tế, để được người khác hiểu rõ mình cần đến lòng can đảm. Thành công nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.
Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực
Chủ động không chỉ có nghĩa là đi bước đầu tiên. Đó là nhận lãnh trách nhiệm về hành vi của mình (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và có sự lựa chọn dựa trên những nguyên tắc và giá trị hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Người chủ động đại diện cho sự thay đổi, họ có sự lựa chọn không trở thành nạn nhân, hoặc ở vào thế thụ động hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ làm điều đó bằng cách phát triển và sử dụng bốn khả năng thiên phú của con người, đó là: tự nhận thức, lương tâm, trí tưởng tượng và ý chí độc lập, theo cách tiếp cận từ trong ra ngoài để tạo ra một sự thay đổi. Họ quyết định trở thành một nguồn lực sáng tạo trong cuộc đời mình, đó là quyết định quan trọng nhất mà một người có thể đưa ra.
Thói quen 2: Bắt đầu từ mục tiêu xác định
Tất cả mọi thứ đều được sáng tạo hai lần - lần đầu tiên bằng tinh thần và lần thứ hai bằng vật chất. Các cá nhân, gia đình, tập thể và tổ chức xác định tương lai của mình bằng cách tạo ra một hình ảnh rõ ràng trong đầu và một mục tiêu cho mỗi dự án. Họ không sống ngày này qua ngày khác mà không hề có mục tiêu xác định. Họ có sự xác nhận về mặt tinh thần và cam kết tuân thủ các nguyên tắc, giá trị, quan hệ, và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ. Tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân là hình thức cao nhất của lần sáng tạo thứ nhất về tinh thần đối với cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quyết định khác. Tạo ra một văn hóa đằng sau một sứ mệnh, một tầm nhìn và những giá trị chung chính là bản chất của sự lãnh đạo.
Thói quen 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất
Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là lần sáng tạo thứ hai hoặc sáng tạo về mặt vật chất. Nó được tổ chức và thực hiện xung quanh sáng tạo tinh thần (mục đích, tầm nhìn, giá trị và những ưu tiên quan trọng nhất của bạn). Những cái thứ hai không đi trước những cái thứ nhất. Những cái thứ nhất không đến sau cái thứ hai. Các cá nhân và tổ chức tập trung cho cái quan trọng nhất, bất kể nó có khẩn cấp hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho cái quan trọng ở đúng vị trí của nó.
Thói quen 4: Tư duy thẳng thắng
Tư duy cùng thắng là khi tâm trí của chúng ta tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi sự tương tác. Nó dựa trên mô thức suy nghĩ về sự dồi dào, nghĩa là có cơ hội đồng đều, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, không phải là sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Nó không phải là mô thức suy nghĩ ích kỹ (thắng - thua) hoặc một sự nhượng bộ (thua - thắng). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc - theo nghĩa "cái ta" chứ không phải "cái tôi". Tư duy cùng thắng khuyến khích việc giải quyết các mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, danh hiệu và phần thưởng.
Thói quen 5: Lắng nghe để hiểu biết lẫn nhau
Khi chúng ta lắng nghe với ý định để hiểu rõ chứ không phải để đối đáp, chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và các mối quan hệ được gây dựng. Khi người khác thấy mình được hiểu rõ, họ sẽ cảm thấy tự tin và được tôn trọng, thái độ đối phó sẽ biến mất, cơ hội cho cuộc nói chuyện cởi mở và hiểu biết lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn hiểu thấu người khác cần đến sự tử tế, để được người khác hiểu rõ mình cần đến lòng can đảm. Thành công nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.
Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực
Đồng tâm hiệp lực có nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba - không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, mà là cách thứ ba tốt hơn cách mà mỗi người có thể nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, của sự hiểu biết và thậm chí tôn trọng những điểm khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt các cơ hội. Những tập thể và gia đình có sự đồng tâm hiệp lực phát triển dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, làm cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những tập thể và quan hệ như thế từ chối sự cạnh tranh thù địch (1 + 1= 1/2), không chấp nhận một sự thỏa hiệp (1+1 =1 1/2) hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1=2). Họ đi đến một sự hợp tác sáng tạo (1+1=3, hoặc hơn).
Thói quen 7: Tu dưỡng bản thân
Tu dưỡng bản thân chính là việc liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống, đó là: thể chất, quan hệ xã hội/tình cảm, tinh thần và trí tuệ. Đó chính là thói quen giúp chúng ta học và rèn giũa các thói quen để thành đạt. Đối với một tổ chức, Thói quen 7 nâng cao tầm nhìn, tự đổi mới, sự cải thiện liên tục, sự an toàn tránh tình trạng quá tải, kiệt quệ và đặt doanh nghiệp vào một lộ trình phát triển mới. Đối với gia đình, nó tăng cường tính hiệu quả trong những hoạt động thường xuyên giữa các cá nhân trong gia đình và thiết lập truyền thống nuôi dưỡng tinh thần đổi mới trong gia đình.
Thói quen 7: Tu dưỡng bản thân
Tu dưỡng bản thân chính là việc liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống, đó là: thể chất, quan hệ xã hội/tình cảm, tinh thần và trí tuệ. Đó chính là thói quen giúp chúng ta học và rèn giũa các thói quen để thành đạt. Đối với một tổ chức, Thói quen 7 nâng cao tầm nhìn, tự đổi mới, sự cải thiện liên tục, sự an toàn tránh tình trạng quá tải, kiệt quệ và đặt doanh nghiệp vào một lộ trình phát triển mới. Đối với gia đình, nó tăng cường tính hiệu quả trong những hoạt động thường xuyên giữa các cá nhân trong gia đình và thiết lập truyền thống nuôi dưỡng tinh thần đổi mới trong gia đình.
Tài khoản tình cảm
Tài khoản tình cảm là lối nói ẩn dụ về lòng tin trong các mối quan hệ. Giống như tài khoản trong ngân hàng, nó là một khoản chúng ta có thể gửi vào và rút ra. Những hành động như tìm kiếm sự hiểu biết, biểu hiện sự quan tâm, đưa ra cam kết và thực hiện đúng cam kết, trung thành với người vắng mặt là những hành động làm gia tăng độ tin tưởng trong các mối quan hệ được gọi là ký gửi vào tài khoản tình cảm. Trong khi đó, biểu hiện thiếu thiện chí, không giữ lời, nói xấu người vắng mặt là những hành động làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ, được coi là một khoản thấu chi (chi quá số dư trên tài khoản).
Mô thức
Mô thức là cách thức trong đó mỗi người nhìn nhận về thế giới, không nhất thiết phải đúng như trong thực tế. Nó là tấm bản đồ không phải là một vùng đất cụ thể. Nó là lăng kính của chúng ta, qua đó chúng ta nhìn nhận mọi thứ, được hình thành trong quá trình chúng ta lớn lên cùng với những kinh nghiệm tích lũy theo năm tháng và những lựa chọn của chúng ta.
Tài khoản tình cảm là lối nói ẩn dụ về lòng tin trong các mối quan hệ. Giống như tài khoản trong ngân hàng, nó là một khoản chúng ta có thể gửi vào và rút ra. Những hành động như tìm kiếm sự hiểu biết, biểu hiện sự quan tâm, đưa ra cam kết và thực hiện đúng cam kết, trung thành với người vắng mặt là những hành động làm gia tăng độ tin tưởng trong các mối quan hệ được gọi là ký gửi vào tài khoản tình cảm. Trong khi đó, biểu hiện thiếu thiện chí, không giữ lời, nói xấu người vắng mặt là những hành động làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ, được coi là một khoản thấu chi (chi quá số dư trên tài khoản).
Mô thức
Mô thức là cách thức trong đó mỗi người nhìn nhận về thế giới, không nhất thiết phải đúng như trong thực tế. Nó là tấm bản đồ không phải là một vùng đất cụ thể. Nó là lăng kính của chúng ta, qua đó chúng ta nhìn nhận mọi thứ, được hình thành trong quá trình chúng ta lớn lên cùng với những kinh nghiệm tích lũy theo năm tháng và những lựa chọn của chúng ta.
[EBOOK] CẢM HỨNG SỐNG THEO 7 THÓI QUEN THÀNH ĐẠT, Stephen R. Covey, NGƯỜI DỊCH: TRẦN ĐĂNG KHOA, NXB PHỤ NỮ
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, tâm lý, kỹ năng sống, 7 thói quen thành đạt, cảm hứng sống theo 7 thói quen thành đạt, luôn chủ động, bắt đầu từ mục tiêu xác định, ưu tiên cho điều quan trọng nhất, tư duy cùng thắng, lắng nghe để hiểu biết lẫn nhau, đồng tâm hiệp lực, tu dưỡng bản thân, tài khoản tình cảm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com