Trong hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay, nghề nuôi cá đang phát triển mạnh, sản phẩm làm ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu. Những năm vừa qua, sản lượng cá xuất khẩu đã tăng nhanh, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước.
Hiện nay, trên cả nước, nghề nuôi cá (cá nước mặn và cá nước ngọt) được mọi tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo vì họ thấy rõ việc nuôi cá cho năng suất và sản lượng cao hơn hẳn tập quán thả cá. Mặt khác, nghề nuôi cá có thể mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, giúp người dân làm giàu một cách nhanh chóng.
Để đảm bảo cho ngành thuỷ sản nước ta phát triển trong điều kiện khai thác, đánh bắt thuỷ sản đang gặp khó khăn do nhiều nguvên nhân thì phát triển nuôi trồng cá nước ngọt đang được đặt ra như một sự bổ sung cần thiết cho ngành.
Tiềm năng phát triển thủy sản nước ngọt của nước ta rất lớn, nhưng thời gian qua, việc đầu tư phát triển các đối tượng nuôi này còn hạn chế. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích phát triển thủy sản nước ngọt, việc sản xuất và cung ứng giống chưa được chú trọng, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp.
Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước tại các sông, suối, ao hồ, cũng như nguồn lao động sẵn có tại các địa phương, cẩn thực hiện nhiều giải pháp, như: đánh giá cụ thể về tiềm năng, thực trạng nuôi thủy sản nước ngọt tại các địa phương trên địa bàn cả nước. Trên cơ sở đó, xác định đối tượng thủy sản nước ngọt nào là thế mạnh để có quy hoạch cụ thể và chính sách khuvến khích đầu tư hợp lý, thỏa đáng cũng như đề ra giải pháp phát triển phù hợp. Chẳng hạn như, đối với loại mặt nước sông, suối, cần lựa chọn đối tượng thủy sản có thời gian nuôi ngắn, tăng trưởng nhanh, tránh thiệt hại vào mùa lũ lụt. Những đầm, hồ tự nhiên và nhân tạo có diện tích lớn, có thể nuôi bằng lồng, bè. Đối với các ao có diện tích nhỏ, chủ động được nguồn nước, có thể đầu tư nuôi các đặc sản để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao và hiệu quả đầu tư lớn. Những chân ruộng sản xuất nông nghiệp có năng suất thấp, có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản nước ngọt để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đối với các hộ nuôi trồng, việc tìm hiểu kỹ thuật nuôi và các biện pháp phòng trị bệnh cho các đối tượng thủy sản nước ngọt là điều vô cùng cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu đó, chúng tôi xin trân trọng giới thệu cuốn sách 100 câu hỏi về kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề như xây dựng ao nuôi, lựa chọn giống cá nuôi, thức ăn cho cá, quản lý chăn nuôi nhằm trang bị cho bạn những kiến thức kỹ thuật quan trọng để bạn áp dụng cho quá trình nuôi trồng của mình đạt hiệu quả cao nhất.
Chúc các bạn thành công!
Hiện nay, trên cả nước, nghề nuôi cá (cá nước mặn và cá nước ngọt) được mọi tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo vì họ thấy rõ việc nuôi cá cho năng suất và sản lượng cao hơn hẳn tập quán thả cá. Mặt khác, nghề nuôi cá có thể mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, giúp người dân làm giàu một cách nhanh chóng.
Để đảm bảo cho ngành thuỷ sản nước ta phát triển trong điều kiện khai thác, đánh bắt thuỷ sản đang gặp khó khăn do nhiều nguvên nhân thì phát triển nuôi trồng cá nước ngọt đang được đặt ra như một sự bổ sung cần thiết cho ngành.
Tiềm năng phát triển thủy sản nước ngọt của nước ta rất lớn, nhưng thời gian qua, việc đầu tư phát triển các đối tượng nuôi này còn hạn chế. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích phát triển thủy sản nước ngọt, việc sản xuất và cung ứng giống chưa được chú trọng, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp.
Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước tại các sông, suối, ao hồ, cũng như nguồn lao động sẵn có tại các địa phương, cẩn thực hiện nhiều giải pháp, như: đánh giá cụ thể về tiềm năng, thực trạng nuôi thủy sản nước ngọt tại các địa phương trên địa bàn cả nước. Trên cơ sở đó, xác định đối tượng thủy sản nước ngọt nào là thế mạnh để có quy hoạch cụ thể và chính sách khuvến khích đầu tư hợp lý, thỏa đáng cũng như đề ra giải pháp phát triển phù hợp. Chẳng hạn như, đối với loại mặt nước sông, suối, cần lựa chọn đối tượng thủy sản có thời gian nuôi ngắn, tăng trưởng nhanh, tránh thiệt hại vào mùa lũ lụt. Những đầm, hồ tự nhiên và nhân tạo có diện tích lớn, có thể nuôi bằng lồng, bè. Đối với các ao có diện tích nhỏ, chủ động được nguồn nước, có thể đầu tư nuôi các đặc sản để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao và hiệu quả đầu tư lớn. Những chân ruộng sản xuất nông nghiệp có năng suất thấp, có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản nước ngọt để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đối với các hộ nuôi trồng, việc tìm hiểu kỹ thuật nuôi và các biện pháp phòng trị bệnh cho các đối tượng thủy sản nước ngọt là điều vô cùng cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu đó, chúng tôi xin trân trọng giới thệu cuốn sách 100 câu hỏi về kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề như xây dựng ao nuôi, lựa chọn giống cá nuôi, thức ăn cho cá, quản lý chăn nuôi nhằm trang bị cho bạn những kiến thức kỹ thuật quan trọng để bạn áp dụng cho quá trình nuôi trồng của mình đạt hiệu quả cao nhất.
Chúc các bạn thành công!
[EBOOK] CHUYÊN ĐỀ "BẠN CỦA NHÀ NÔNG": 100 CÂU HỎI VỀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT, THÁI HÀ VÀ ĐẶNG MAI, NXB HỒNG ĐỨC
Từ khoá: ebook, giáo trình, 100 câu hỏi đáp trong nông nghiệp, hỏi đáp trong nông nghiệp, hỏi đáp về kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật xây dựng ao nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật lựa chọn giống cá nuôi, kỹ thuật sản xuất thức ăn cho cá nước ngọt, kỹ thuật quản lý chăn nuôi cá nước ngọt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com