Việt Nam là một quốc gia phát triển đi lên từ nông nghiệp. Trong suốt chiều dài phát triển của dân tộc, nông nghiệp luôn là ngành có đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoá chất BVTV đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp đối với nước ta, hóa chất BVTV được sử dụng trong việc phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng, phòng chống sốt rét và quân đội... Trong những năm của thập kỷ 60 - 90 do sự hiểu biết về hóa chất BVTV còn hạn chế, chỉ coi trọng về mặt tích cực của nó là phòng và diệt dịch hại và xem nhẹ công tác môi trường, công tác quản lý còn lỏng lẻo nên để lại nhiều kho, nền kho, địa điểm lưu giữ hóa chất BVTV. Do lâu ngày không được chú ý đề phòng các bao bì đựng hoá chất BVTV bị vỡ hóa chất BVTV ngấm vào nền kho, ngấm vào đất hoặc do điều kiện mưa, lụt đã làm phát tán ra môi trường các loại hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, khi một số loại hóa chất BVTV bị cấm sử dụng vào đầu những năm 90, một số nơi đã chôn các loại hóa chất này xuống đất gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường xung quanh. Trong những năm gần đây đã có nhiều đơn thư của người dân và các địa phương về vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu vực này.
Các loại hóa chất tồn lưu này chủ yếu là các loại hoá chất độc hại thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân huỷ trong môi trường, hay còn gọi là các chất POP theo Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân hủy như: DDT, Lindan, Endrin, Dieldrin... Các kho chứa hóa chất BVTV tồn lưu dạng POP này hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm. Hơn nữa, từ trước đến nay các kho không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng nước mặt rửa trôi hóa chất BVTV tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất diện rộng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống người dân, thậm chí những tác động này còn ảnh hướng đến hệ thần kinh và giống nòi của những người dân bị nhiễm độc do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra.
Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các điểm tồn lưu do hóa chất BVTV tính đến tháng 6 năm 2015 trên địa bàn toàn quốc có 1.562 điểm tồn lưu do hóa chất BVTV tại 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ theo QCVN 54:2013/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ngưỡng xử lý hóa chất BVTV hữu cơ theo mục đích sử dụng đất thì hiện có hàng trăm điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV có mức độ rủi ro cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Để đánh giá đầy đủ hơn về mức độ ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu, đặc biệt là hóa chất BVTV thuộc nhóm POP, được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Ban quản lý dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam” đã rà soát các báo cáo, kết hợp với khảo sát thực tế tại một số địa phương nhằm đưa ra bức tranh tổng quan về hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam.
Nhóm tác giả hy vọng báo cáo hiện trạng “Ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu thuộc nhóm hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam” sẽ góp phần hỗ trợ quá trình ra các quyết định về khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường các khu vực bị ô nhiễm nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học và phổ biến thông tin cho cộng đồng cũng như những tổ chức, cá nhân có quan tâm.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng tổng hợp các thông tin hiện có và trình bày theo hướng đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, do nguồn thông tin về kiểm kê chưa đầy đủ cũng như hạn chế về mặt thời gian, nên trong tài liệu có thể còn thiếu sót và lỗi, mong bạn đọc bỏ qua. Mọi phát hiện và góp ý xin vui lòng liên hệ Ban Quản lý dự án POP Pesticides, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Tổng cục Môi trường.
Trân trọng cảm ơn./.
Các loại hóa chất tồn lưu này chủ yếu là các loại hoá chất độc hại thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân huỷ trong môi trường, hay còn gọi là các chất POP theo Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân hủy như: DDT, Lindan, Endrin, Dieldrin... Các kho chứa hóa chất BVTV tồn lưu dạng POP này hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm. Hơn nữa, từ trước đến nay các kho không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng nước mặt rửa trôi hóa chất BVTV tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất diện rộng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống người dân, thậm chí những tác động này còn ảnh hướng đến hệ thần kinh và giống nòi của những người dân bị nhiễm độc do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra.
Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các điểm tồn lưu do hóa chất BVTV tính đến tháng 6 năm 2015 trên địa bàn toàn quốc có 1.562 điểm tồn lưu do hóa chất BVTV tại 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ theo QCVN 54:2013/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ngưỡng xử lý hóa chất BVTV hữu cơ theo mục đích sử dụng đất thì hiện có hàng trăm điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV có mức độ rủi ro cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Để đánh giá đầy đủ hơn về mức độ ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu, đặc biệt là hóa chất BVTV thuộc nhóm POP, được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Ban quản lý dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam” đã rà soát các báo cáo, kết hợp với khảo sát thực tế tại một số địa phương nhằm đưa ra bức tranh tổng quan về hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam.
Nhóm tác giả hy vọng báo cáo hiện trạng “Ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu thuộc nhóm hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam” sẽ góp phần hỗ trợ quá trình ra các quyết định về khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường các khu vực bị ô nhiễm nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học và phổ biến thông tin cho cộng đồng cũng như những tổ chức, cá nhân có quan tâm.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng tổng hợp các thông tin hiện có và trình bày theo hướng đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, do nguồn thông tin về kiểm kê chưa đầy đủ cũng như hạn chế về mặt thời gian, nên trong tài liệu có thể còn thiếu sót và lỗi, mong bạn đọc bỏ qua. Mọi phát hiện và góp ý xin vui lòng liên hệ Ban Quản lý dự án POP Pesticides, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Tổng cục Môi trường.
Trân trọng cảm ơn./.
[EBOOK] HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƯU THUỘC NHÓM CHẤT HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY TẠI VIỆT NAM, DỰ ÁN XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM, TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường, hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu, tài nguyên môi trường, bảo vệ môi trường, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com