ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ NÀNG HAI
A. ĐÔI NÉT VỀCÁ NÀNG HAI
Cá nàng hai (có nơi gọi là thát lát cườm, cá kòm) có tên khoa học là Notopterus chitala, thuộc họ cá thát lát, có nhiều ưu điểm hơn các loài thát lát khác: kích cỡ lớn, tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, thịt có chất lượng cao. Hiện nay, cá nàng hai đang được chọn nuôi nhiều nhất so với các loài trong họ nhà cá thát lát.
Cá nàng hai phân bố nhiều ở các nước Lào, Thái Lan, Myanma, tập trung nhiều nhất là ở các thủy vực từ thượng nguồn cho đến vùng hạ lưu của sông Chao Phraya và sông Mekong. Ở Campuchia và Việt Nam, cá phân bố ít hơn. Ở nước ta, cá nàng hai tập trung chủ yếu ở các thủy vực từ miền Trung đến đồng bằng sông Cửu Long.
B. HÌNH THÁI
Thân cá dài, dẹp, mỏng dần về phía đuôi. Thân gồ cao ở phần giữa, nhỏ ở phần đầu và đuôi. Phần đầu nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1/8 cơ thể cá. Toàn thân phủ bởi một lớp vảy nhỏ và mịn, lớp vảy ở đường dọc giữa thân lớn hơn. Vây hậu môn dài và nối liền với vây đuôi tạo thành một đường viền mỏng.
Cá nàng hai (có nơi gọi là thát lát cườm, cá kòm) có tên khoa học là Notopterus chitala, thuộc họ cá thát lát, có nhiều ưu điểm hơn các loài thát lát khác: kích cỡ lớn, tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, thịt có chất lượng cao. Hiện nay, cá nàng hai đang được chọn nuôi nhiều nhất so với các loài trong họ nhà cá thát lát.
Cá nàng hai phân bố nhiều ở các nước Lào, Thái Lan, Myanma, tập trung nhiều nhất là ở các thủy vực từ thượng nguồn cho đến vùng hạ lưu của sông Chao Phraya và sông Mekong. Ở Campuchia và Việt Nam, cá phân bố ít hơn. Ở nước ta, cá nàng hai tập trung chủ yếu ở các thủy vực từ miền Trung đến đồng bằng sông Cửu Long.
B. HÌNH THÁI
Thân cá dài, dẹp, mỏng dần về phía đuôi. Thân gồ cao ở phần giữa, nhỏ ở phần đầu và đuôi. Phần đầu nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1/8 cơ thể cá. Toàn thân phủ bởi một lớp vảy nhỏ và mịn, lớp vảy ở đường dọc giữa thân lớn hơn. Vây hậu môn dài và nối liền với vây đuôi tạo thành một đường viền mỏng.
Cá có màu xám trắng ở hai bên hông và bụng, đầu và phần lưng có màu xanh rêu. Hai bên đuôi có 6-7 chấm tròn màu đen với đường viền màu trắng. Đây chính là đặc điểm để phân biệt cá nàng hai (thát lát cườm) với cá thát lát thường. Cá nàng hai có từ 9 chấm tròn trở lên là những con thuộc loại quí hiếm, thường được nuôi làm cảnh.
C. TẬP TÍNH SỐNG
Cá nàng hai thuộc loài cá nước ngọt, tuy nhiên cũng có thể sinh sống ở độ mặn 6 phần ngàn. Cá thích sống ở nước tĩnh, thường chui rúc vào các rặng cây và hốc đá. Cá thích hợp trong môi trường nước có độ pH từ 5,5 đến 8, nhiệt độ từ 20-32°C. Ở nhiệt độ dưới 15°C, cá sẽ ngừng ăn và nếu kéo dài sẽ làm cho cá mất sức đề kháng và dễ nhiễm bệnh.
Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể chịu đựng được trong môi trường sông chật hẹp, có hàm lượng oxy thấp. Tuy nhiên cá rất dễ mẫn cảm với sự biến động của chất nước và với các loại hóa chất. Do vậy phải thận trọng trong việc sử dụng hóa chất để xử lý môi trường nước và ngay cả trong điều trị bệnh.
Cá nàng hai thuộc loài cá nước ngọt, tuy nhiên cũng có thể sinh sống ở độ mặn 6 phần ngàn. Cá thích sống ở nước tĩnh, thường chui rúc vào các rặng cây và hốc đá. Cá thích hợp trong môi trường nước có độ pH từ 5,5 đến 8, nhiệt độ từ 20-32°C. Ở nhiệt độ dưới 15°C, cá sẽ ngừng ăn và nếu kéo dài sẽ làm cho cá mất sức đề kháng và dễ nhiễm bệnh.
Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể chịu đựng được trong môi trường sông chật hẹp, có hàm lượng oxy thấp. Tuy nhiên cá rất dễ mẫn cảm với sự biến động của chất nước và với các loại hóa chất. Do vậy phải thận trọng trong việc sử dụng hóa chất để xử lý môi trường nước và ngay cả trong điều trị bệnh.
[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CÁ NÀNG HAI (THÁT LÁT CƯỜM), ĐOÀN KHẮC ĐỘ, TRUNG TÂM BIÊN SOẠN DỊCH THUẬT SÁCH SÀI GÒN SAIGONBOOK
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi cá nàng hai, kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm, đặc điểm sinh học cá nàng hai, kỹ thuật sinh sản giống cá nàng hai, kỹ thuật nuôi cá nàng hai thịt trong ao, kỹ thuật phòng và trị bệnh cho cá nàng hai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com