ĐÔI NÉT VỀ CÁ TRA VÀ CÁ BASA
A. PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ
I. Phân loại
Cá tra và cá basa là 2 trong số 11 loài cá thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được tìm thấy ở sông Cửu Long. Trong đó có 5 loài được nuôi nhiều nhất hiện nay ở Đồng Tháp và An Giang, chủ yếu nuôi trong ao và trong bè. Tên khoa học của cá tra là Pangasianodon hypophthalmus, của cá basa là Pangasius bocourti. Cả hai loài này đều thuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Siluriformes, lớp Osteichchthyes và ngành Chordata.
Cá tra và cá basa là 2 trong số 11 loài cá thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được tìm thấy ở sông Cửu Long. Trong đó có 5 loài được nuôi nhiều nhất hiện nay ở Đồng Tháp và An Giang, chủ yếu nuôi trong ao và trong bè. Tên khoa học của cá tra là Pangasianodon hypophthalmus, của cá basa là Pangasius bocourti. Cả hai loài này đều thuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Siluriformes, lớp Osteichchthyes và ngành Chordata.
ở Việt Nam, cá tra và cá basa có nhiều tên thương mại khác nhau. Điều
này đã dẫn đến tình trạng tranh chấp về sản phẩm của hai loài cá này
trên thị trường. Trước tình hình này, vào năm 2004, Hội nghị về chất
lượng và thương hiệu cá tra - basa, do Bộ Thủy sản và ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang tổ chức, đã thông nhất đặt tên thương mại cho cá tra là
pangasius và cá basa là basa pangasius.
II. Phân bố
Trong tự nhiên, cá tra và cá basa phân bố nhiều nhất ở lưu vực sông Mê Kông thuộc các nưóc Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra ở Thái Lan, người ta còn tìm thấy hai loài cá này trên sông Phraya.
II. Phân bố
Trong tự nhiên, cá tra và cá basa phân bố nhiều nhất ở lưu vực sông Mê Kông thuộc các nưóc Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra ở Thái Lan, người ta còn tìm thấy hai loài cá này trên sông Phraya.
Ở phần sông Mê Kông của Việt Nam thường ít thấy cá tra và cá basa trưởng
thành xuất hiện. Bởi vì khi đến tuổi trưởng thành, cá tra và cá basa có
tập tính di cư ngược sông Mê Kông để tìm bãi đẻ tự nhiên. Người ta đã
khảo sát và phát hiện bãi đẻ của chúng thuộc địa phận Campuchia. Đến mùa
sinh sản, cá tìm các cây cỏ thủy sinh ven bờ để đẻ trứng và thụ tinh tự
nhiên. Sau khi nở, cá bột theo dòng nước xuôi về hạ lưu, và một số sẽ
xuôi về phần sông Mê Kông của Việt Nam.
Ở Việt Nam, trong những năm trước đây khi mà phương pháp sinh sản nhân
tạo cá tra và cá basa chưa được áp dụng, người nuôi cá phải vớt cá bột
và cá giống trên sông Tiền và sông Hậu. Cách làm này cũng có mặt trái là
làm thiệt hại nghiêm trọng đến nguồn lợi cá trong tự nhiên.
Hiện nay, rất nhiều người nuôi cá tra và cá basa ở Việt Nam, nhất là ở An Giang và Đồng Tháp đã chủ động được con giống nhờ thực hiện được phương pháp sinh sản nhân tạo.
Hiện nay, rất nhiều người nuôi cá tra và cá basa ở Việt Nam, nhất là ở An Giang và Đồng Tháp đã chủ động được con giống nhờ thực hiện được phương pháp sinh sản nhân tạo.
[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA VÀ CÁ BA SA TRONG LỒNG BÈ, KS. NGUYỄN THỊ HỒNG, NXB THANH HOÁ
Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi cá ba sa, kỹ thuật nuôi cá tra, kỹ thuật chăm sóc cá ba
sa, kỹ thuật chăm sóc cá tra, kỹ thuật nhân giống cá tra, kỹ thuật nhân
giống cá ba sa, kỹ thuật phòng trị bệnh cho cá ba sa, kỹ thuật phòng trừ
bệnh cho cá tra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com