Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ thống nhất giữa sinh vật thuộc các mức tổ chức khác nhau (quần thể, quần xã sinh vật...) với môi trường và trở thành một khoa học về cấu trúc của thiên nhiên. Tuy mới ra đời cách chúng ta vừa tròn một thế kỷ nhưng sinh thái học, tương tự như các lĩnh vực khoa học khác đã có những đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại, đặc biệt trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý cả hành vi của con ngưòi đối với thiên nhiên, quản lý và bảo vệ môi trường cho sự phát triển một xã hội bền vững.
Chính vì vậy, sinh thái học thực sự trở thành nhu cầu của sự hiểu biết để con người có thể sống hòa hợp với thiên nhiên, tạo nên những kỳ tích trên con đường phát triển và tự hoàn thiện mình. Đương nhiên, ở nhiểu nước trên thế giới sinh thái học được giảng dạy không chỉ cho sinh viên ngành sinh học hay những ngành khác có liên quan mà còn được giảng dạy phổ cập cho học sinh thuộc các cấp học phổ thông.
Từ đầu những năm 1959-1960, tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sinh thái học đã được trang bị cho sinh viên ngành sinh học dưới dạng các chuyên đề "Sinh thái học thực vật" và "Sinh thái học động vật". Đầu những năm 1970, sinh thái học chuyển thành môn học cơ sở, tương tự như các môn .sinh học cơ sở khác (di truyền, hóa sinh, sinh lý thực vật...), đồng thời hình thành nên nhiều môn sinh thái học chuyên ngành sâu như sinh thái học côn trùng, sinh thái học cá, sinh thái học động vật trên cạn... dạy trong các chuyên ngành tương ứng.
Cuối những năm 1980, sinh thái học thực sự được thừa nhận như một chuyên ngành đào tạo trong trường Đại học Tổng hợp và các trường Khoa học cơ bản khác với mã số 01.05.20. Theo mã số trên, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã hoàn thiện khung và chương trình môn học cho việc đào tạo các chuyên gia về sinh thái học ở bậc cao học và tiến sỹ, đồng thời đến nay, 3 khóa cao học đã bảo vệ thành công luận án và tốt nghiệp ra trường.
Chính vì vậy, sinh thái học thực sự trở thành nhu cầu của sự hiểu biết để con người có thể sống hòa hợp với thiên nhiên, tạo nên những kỳ tích trên con đường phát triển và tự hoàn thiện mình. Đương nhiên, ở nhiểu nước trên thế giới sinh thái học được giảng dạy không chỉ cho sinh viên ngành sinh học hay những ngành khác có liên quan mà còn được giảng dạy phổ cập cho học sinh thuộc các cấp học phổ thông.
Từ đầu những năm 1959-1960, tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sinh thái học đã được trang bị cho sinh viên ngành sinh học dưới dạng các chuyên đề "Sinh thái học thực vật" và "Sinh thái học động vật". Đầu những năm 1970, sinh thái học chuyển thành môn học cơ sở, tương tự như các môn .sinh học cơ sở khác (di truyền, hóa sinh, sinh lý thực vật...), đồng thời hình thành nên nhiều môn sinh thái học chuyên ngành sâu như sinh thái học côn trùng, sinh thái học cá, sinh thái học động vật trên cạn... dạy trong các chuyên ngành tương ứng.
Cuối những năm 1980, sinh thái học thực sự được thừa nhận như một chuyên ngành đào tạo trong trường Đại học Tổng hợp và các trường Khoa học cơ bản khác với mã số 01.05.20. Theo mã số trên, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã hoàn thiện khung và chương trình môn học cho việc đào tạo các chuyên gia về sinh thái học ở bậc cao học và tiến sỹ, đồng thời đến nay, 3 khóa cao học đã bảo vệ thành công luận án và tốt nghiệp ra trường.
Ở nước ta, sinh thái học không chỉ được giảng dạy ở bậc phổ thông trung học và ở đại học mà ngày càng thâm nhập vào nhiểu lĩnh vực hoạt động khoa học và kinh tế khác. Hiện tại, những tài liệu vể sinh thái học khá phong phú được in trong nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, giáo trình giảng dạy về sinh thái học cơ sở còn rất ít. Ấn phẩm đầu tiên ra đời là cuốn "Sinh thái học thực vật" của Giáo sư Dương Hữu Thời (NXB Giáo dục, 1962). Sau đó các ấn phẩm khác: Bài giảng cơ sở sinh thái động vật của Mai Đình Yên, 1969. Giáo trình sinh thái học thực vật (Phan Nguyên Hồng và Vũ Văn Dũng, 1976), Sinh thái học đại cương (Trần Kiên và Phan Nguyên Hồng, 1990), bài giảng cơ sở sinh thái (Mai Đình Yên, 1990), Sinh thái học động vật (Trần Kiên, 1996) được lần lượt xuất bản. Một ấn phẩm gần đây nhất."Cơ sở sinh thái học" do giáo sư Dương Hữu Thời biên soạn trước khi qua đời (1989) được các học trò của ông tu chỉnh và giới thiệu (1998). Đó là những giáo trình đầu tiên có giá trị trong lĩnh vực giảng dạy sinh thái học ở bậc đại học ở bậc trung học phổ thông (THPT). Sinh thái học cũng được biên soạn thành một phần quan trọng trong sách giáo khoa Sinh học của lớp 11 và trở thành một trong những nội dung của các đề thi tuyển chọn học sinh giỏi Quốc gia và Olympic Sinh học Quốc tế.
Cùng với những ấn phẩm trên, cuốn "Cơ sở sinh thái học" của Odum E., một trong những nhà sinh thái học nổi tiếng, cũng được tập thể cán bộ giảng dạy trường Đại học Tổng hợp trước đây (Trường Đại học Khoa học tự nhiên hiện nay) dịch từ bản tiếng Nga sang tiếng Việt làm tài liệu tham khảo cho các thầy giáo và sinh viên trong và ngoài trưòng.
Để làm phong phú thêm nguồn tài liệu giảng dạy và những hiểu biết về sinh thái học ở bậc đại học, tác giả biên soạn và giới thiệu với bạn đọc, trước hết đối với thầy giáo và sinh viên sinh học thuộc các trường khoa học cơ bản cuốn sách "Cơ sở sinh thái học".
"Cơ sở sinh thái học" còn có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy giáo giảng dạy ở bậc THPT, những cán bộ khoa học có liên quan đến lĩnh vực sinh thái học, quản lý thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Ngoài những khái niệm và những nguyên lý sinh thái cơ bản không thể thiếu được trong bất kỳ giáo trình sinh thái nào, nội dung cuốn sách còn để cập tuy không nhiều, tới một số khía cạnh mới: Sinh thái học người, tập tính của sinh vật và vấn đề nóng hổi hiện nay là dân số, tài nguyên, môi trường và sự phát triển bền vững.
Sách được thừa kế những kiến thức sinh thái công bố trong các công trình gần đây nhất, cũng như được làm phong phú thêm bằng những thực tế sinh động của nước ta.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của GS. TS Phan Nguyên Hồng. Lần đầu tiên xuất bản chắc chắn cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu xót, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp để sửa chữa và bổ sung.
Cùng với những ấn phẩm trên, cuốn "Cơ sở sinh thái học" của Odum E., một trong những nhà sinh thái học nổi tiếng, cũng được tập thể cán bộ giảng dạy trường Đại học Tổng hợp trước đây (Trường Đại học Khoa học tự nhiên hiện nay) dịch từ bản tiếng Nga sang tiếng Việt làm tài liệu tham khảo cho các thầy giáo và sinh viên trong và ngoài trưòng.
Để làm phong phú thêm nguồn tài liệu giảng dạy và những hiểu biết về sinh thái học ở bậc đại học, tác giả biên soạn và giới thiệu với bạn đọc, trước hết đối với thầy giáo và sinh viên sinh học thuộc các trường khoa học cơ bản cuốn sách "Cơ sở sinh thái học".
"Cơ sở sinh thái học" còn có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy giáo giảng dạy ở bậc THPT, những cán bộ khoa học có liên quan đến lĩnh vực sinh thái học, quản lý thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Ngoài những khái niệm và những nguyên lý sinh thái cơ bản không thể thiếu được trong bất kỳ giáo trình sinh thái nào, nội dung cuốn sách còn để cập tuy không nhiều, tới một số khía cạnh mới: Sinh thái học người, tập tính của sinh vật và vấn đề nóng hổi hiện nay là dân số, tài nguyên, môi trường và sự phát triển bền vững.
Sách được thừa kế những kiến thức sinh thái công bố trong các công trình gần đây nhất, cũng như được làm phong phú thêm bằng những thực tế sinh động của nước ta.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của GS. TS Phan Nguyên Hồng. Lần đầu tiên xuất bản chắc chắn cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu xót, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp để sửa chữa và bổ sung.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ SỞ SINH THÁI HỌC, VŨ TRUNG TẠNG, NXB GIÁO DỤC
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình cơ sở sinh thái học, giáo trình sinh thái học, sinh thái học thực vật, sinh thái học động vật, giáo trình sinh thái học động vật, sinh thái học đại cương, sinh thái học nông nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com