Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu về hoa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tăng nhanh hơn bao giờ hết. Hoa tươi trở thành một loại sản phẩm mang giá trị kinh tế cao và chiếm vị trí đặc biệt trong thị trường sản phẩm hàng hóa nông nghiệp thế giới.Trong đó, hoa Cúc là một trong những loại hoa được nhiều người ưa chuộng và phổ biến nhất.
Trong xu thế hội nhập, cùng với chính sách mở cửa của nhà nước, nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Công ty Hasfarm ở Đà Lạt không ngừng đưa vào Việt Nam những giống hoa Cúc đẹp và có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, hiện nay sản phẩm hoa Cúc rất đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc. Việc xuất hiện liên tục của những giống hoa Cúc ngoại nhập, bên cạnh các giống hoa nội địa, đã giúp mở rộng sản xuất và qua đó đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Khi sản xuất được mở rộng, nhu cầu về giống cũng tăng theo, và phương pháp nhân giống cũng không ngừng cải tiến. Cây hoa Cúc được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính qua phương pháp giâm cành truyền thống. Nhiều năm qua, thực tế cho thấy phương pháp này không đáp ứng kịp nhu cầu giống, mặt khác còn mang nguy cơ làm lây lan bệnh hại và làm thoái hóa giống.Vì vậy trong sản xuất số lượng lớn cây giống sạch bệnh với tốc độ nhanh, chất lượng đồng đều và đồng nhất về mặt di truyền, phương pháp nhân giống vô tính in vitro cây hoa Cúc rất hiệu quả.
Các nghiên cứu nuôi cấy mô truyền thống thường không quan tâm nhiều đến các yếu tố môi trường, và thường dựa quá nhiều vào những ứng dụng các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ngoại sinh. Bên cạnh đó, việc bổ sung đường, agar và vitamin vào môi trường nuôi cấy, cùng với việc sử dụng hệ thống nuôi cấy kín dẫn đến nhu cầu đòi hỏi sự vô trùng tuyệt đối. Điều này làm tăng chi phí sản xuất; gây ra sự mất mát một số lượng lớn cây con do nhiễm nấm khuẩn trong quá trình nuôi cấy; cảm ứng sự biến dị về hình thái, sinh lý cây nuôi cấy; đặc biệt là hiện tượng thủy tinh thể (vitrification) thường xuất hiện. Chính vì vậy mà tỷ lệ sống của cây in vitro trong giai đoạn thuần hóa sau ống nghiệm thấp.
Nhiều nghiên cứu ở những loài thực vật khác nhau đã cho thấy phương pháp có thể giúp khắc phục những nhược điểm trên, nâng cao rõ rệt chất lượng cây giống là phương pháp: Vi nhân giống bằng công nghệ quang tự dưỡng. Theo phương pháp này khả năng tự quang hợp của cây được tạo điều kiện phát triển, sử dụng môi trường nhân giống chỉ bao gồm các loại muối khoáng, mà không có sự bổ sung đường hay các loại vitamin.
Song song với những nghiên cứu về quang tự dưỡng, hệ thống nuôi cấy cũng không ngừng được cải tiến.
Trong đó hệ thống nghiên cứu trong túi nylon rẻ tiền tỏ ra có nhiều triển vọng trong hạ giá thành sản phẩm cây con.
Với những lý do đã nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “nuôi cấy quang tự dưỡng cây hoa Cúc cắt cành (chrysanthemum sp. ) bằng hệ thống túi Nylon”.
Trong xu thế hội nhập, cùng với chính sách mở cửa của nhà nước, nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Công ty Hasfarm ở Đà Lạt không ngừng đưa vào Việt Nam những giống hoa Cúc đẹp và có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, hiện nay sản phẩm hoa Cúc rất đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc. Việc xuất hiện liên tục của những giống hoa Cúc ngoại nhập, bên cạnh các giống hoa nội địa, đã giúp mở rộng sản xuất và qua đó đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Khi sản xuất được mở rộng, nhu cầu về giống cũng tăng theo, và phương pháp nhân giống cũng không ngừng cải tiến. Cây hoa Cúc được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính qua phương pháp giâm cành truyền thống. Nhiều năm qua, thực tế cho thấy phương pháp này không đáp ứng kịp nhu cầu giống, mặt khác còn mang nguy cơ làm lây lan bệnh hại và làm thoái hóa giống.Vì vậy trong sản xuất số lượng lớn cây giống sạch bệnh với tốc độ nhanh, chất lượng đồng đều và đồng nhất về mặt di truyền, phương pháp nhân giống vô tính in vitro cây hoa Cúc rất hiệu quả.
Các nghiên cứu nuôi cấy mô truyền thống thường không quan tâm nhiều đến các yếu tố môi trường, và thường dựa quá nhiều vào những ứng dụng các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ngoại sinh. Bên cạnh đó, việc bổ sung đường, agar và vitamin vào môi trường nuôi cấy, cùng với việc sử dụng hệ thống nuôi cấy kín dẫn đến nhu cầu đòi hỏi sự vô trùng tuyệt đối. Điều này làm tăng chi phí sản xuất; gây ra sự mất mát một số lượng lớn cây con do nhiễm nấm khuẩn trong quá trình nuôi cấy; cảm ứng sự biến dị về hình thái, sinh lý cây nuôi cấy; đặc biệt là hiện tượng thủy tinh thể (vitrification) thường xuất hiện. Chính vì vậy mà tỷ lệ sống của cây in vitro trong giai đoạn thuần hóa sau ống nghiệm thấp.
Nhiều nghiên cứu ở những loài thực vật khác nhau đã cho thấy phương pháp có thể giúp khắc phục những nhược điểm trên, nâng cao rõ rệt chất lượng cây giống là phương pháp: Vi nhân giống bằng công nghệ quang tự dưỡng. Theo phương pháp này khả năng tự quang hợp của cây được tạo điều kiện phát triển, sử dụng môi trường nhân giống chỉ bao gồm các loại muối khoáng, mà không có sự bổ sung đường hay các loại vitamin.
Song song với những nghiên cứu về quang tự dưỡng, hệ thống nuôi cấy cũng không ngừng được cải tiến.
Trong đó hệ thống nghiên cứu trong túi nylon rẻ tiền tỏ ra có nhiều triển vọng trong hạ giá thành sản phẩm cây con.
Với những lý do đã nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “nuôi cấy quang tự dưỡng cây hoa Cúc cắt cành (chrysanthemum sp. ) bằng hệ thống túi Nylon”.
[EBOOK] NUÔI CẤY QUANG TỰ DƯỠNG CÂY HOA CÚC CẮT CÀNH (Chrysanthemum sp. ) BẰNG HỆ THỐNG TÚI NYLON (PHOTOAUTOTROPHIC CULTURE OF CUT MUM (Chrysanthemum sp. ) USING NYLON - BAG SYSTEM), TRẦN PHƯỚC LINH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, Vi nhân giống bằng công nghệ quang tự dưỡng, nuôi cấy quan tự dưỡng cây hoá cúc cắt cành, phương pháp nhân giống vô tính hoa cúc, kỹ thuật nuôi cấy cây hoa cúc cắt cành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com