Trong những năm gần đây, mô hình luân canh tôm sú-lúa đã phát triển mạnh trong cơ cấu sản xuất hàng năm tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay đang có 7 tỉnh áp dụng hệ thống canh tác theo mô hình này là Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang và Long An với tổng diện tích khoảng 140.000 ha, trong đó diện tích lớn nhất là Kiên Giang với 60.000 ha và thấp nhất là Long An có 500 ha. Mô hình có một số nét chính là nuôi tôm sú trong mùa khô khi nước mặn xâm nhập vào nội đồng (bắt đầu khoảng tháng 2 dương lịch và kết thúc vào tháng 9 dương lịch) và gieo trồng lúa vào mùa mưa (bắt đầu từ tháng 9 dương lịch và thu hoạch vào tháng 1 dương lịch) khi đã cải thiện được độ mặn và có đủ nước ngọt.
Theo đánh giá của các tỉnh và các cơ quan nghiên cứu thì đây là một mô hình mang tính bền vững, có hiệu quả kinh tế, tận dụng nguồn hữu cơ còn lại sau vụ nuôi tôm để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây lúa, thiết lập môi trường sản xuất ổn định, phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế đất đai của tiểu vùng và tạo ra vùng sản xuất lúa nguyên liệu tốt cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Mặt khác con tôm và cây lúa trong quá trình nuôi luân canh tôm-lúa có tác động tương hỗ cho nhau như:
Cải tạo tốt môi trường ao nuôi tôm do trồng lúa trên nền ao nuôi tôm là một quá trình ôxy hóa sinh học đáy ao tôm.
Khi cấy lúa cần hạ thấp mực nước làm ôxy dễ xâm nhập vào ruộng, khi cây lúa sinh trưởng, hệ thống rễ lúa đưa ôxy vào đất giúp phân giải các xác bã hữu cơ, các chất tồn lưu ... thành thức ăn giàu dinh dưỡng cho cây lúa, tái lập lại sự cân bằng sinh thái có lợi cho cây trồng và vật nuôi.
Hạn chế bệnh tật trong nuôi tôm cũng như trồng lúa.
Cân bằng được hệ sinh thái trong ao nuôi, duy trì sức sản xuất của môi trường ao nuôi được ổn định.
Giảm chi phí sản xuất đặc biệt là đối với vụ trồng lúa do tiết kiệm chi phí làm đất, phân bón, giống, thuốc BVTV...
Là nền tảng tạo ra sản phẩm tôm sạch và lúa đặc sản cho địa phương, tạo nguồn nguyên liệu lúa thơm cho từng vùng, địa phương.
Trong năm 2011-2012 tình hình dịch bệnh trên tôm xảy ra trên diện rộng do sự suy thoái môi trường vùng nuôi tôm ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả, tính bền vững của nghề nuôi tôm nước lợ. Việc phát triển mô hình nuôi tô sú -lúa đã hạn chế được dịch bệnh, môi trường vùng nuôi tôm ngày càng được cải thiện, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng cao, người dân ngày càng mở rộng diện tích để phát triển bền vững và lâu dài.
Nhằm trang bị cho người dân những kiến thức phổ thông, cơ bản và những kinh nghiệm mới nhất việc xây dựng cuốn “Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú-lúa” là cần thiết.
Tài liệu sẽ không tránh khỏi một số hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học, giảng viên, học viên, nông ngư dân và độc giả trong cả nước để tài liệu này được hoàn chỉnh hơn.
Theo đánh giá của các tỉnh và các cơ quan nghiên cứu thì đây là một mô hình mang tính bền vững, có hiệu quả kinh tế, tận dụng nguồn hữu cơ còn lại sau vụ nuôi tôm để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây lúa, thiết lập môi trường sản xuất ổn định, phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế đất đai của tiểu vùng và tạo ra vùng sản xuất lúa nguyên liệu tốt cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Mặt khác con tôm và cây lúa trong quá trình nuôi luân canh tôm-lúa có tác động tương hỗ cho nhau như:
Cải tạo tốt môi trường ao nuôi tôm do trồng lúa trên nền ao nuôi tôm là một quá trình ôxy hóa sinh học đáy ao tôm.
Khi cấy lúa cần hạ thấp mực nước làm ôxy dễ xâm nhập vào ruộng, khi cây lúa sinh trưởng, hệ thống rễ lúa đưa ôxy vào đất giúp phân giải các xác bã hữu cơ, các chất tồn lưu ... thành thức ăn giàu dinh dưỡng cho cây lúa, tái lập lại sự cân bằng sinh thái có lợi cho cây trồng và vật nuôi.
Hạn chế bệnh tật trong nuôi tôm cũng như trồng lúa.
Cân bằng được hệ sinh thái trong ao nuôi, duy trì sức sản xuất của môi trường ao nuôi được ổn định.
Giảm chi phí sản xuất đặc biệt là đối với vụ trồng lúa do tiết kiệm chi phí làm đất, phân bón, giống, thuốc BVTV...
Là nền tảng tạo ra sản phẩm tôm sạch và lúa đặc sản cho địa phương, tạo nguồn nguyên liệu lúa thơm cho từng vùng, địa phương.
Trong năm 2011-2012 tình hình dịch bệnh trên tôm xảy ra trên diện rộng do sự suy thoái môi trường vùng nuôi tôm ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả, tính bền vững của nghề nuôi tôm nước lợ. Việc phát triển mô hình nuôi tô sú -lúa đã hạn chế được dịch bệnh, môi trường vùng nuôi tôm ngày càng được cải thiện, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng cao, người dân ngày càng mở rộng diện tích để phát triển bền vững và lâu dài.
Nhằm trang bị cho người dân những kiến thức phổ thông, cơ bản và những kinh nghiệm mới nhất việc xây dựng cuốn “Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú-lúa” là cần thiết.
Tài liệu sẽ không tránh khỏi một số hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học, giảng viên, học viên, nông ngư dân và độc giả trong cả nước để tài liệu này được hoàn chỉnh hơn.
[EBOOK] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ - LÚA, THS. VÕ VĂN BÉ - THS. LÊ NGỌC QUÂN - KS. VÕ QUỐC TRUNG, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú - lúa, kỹ thuật nuôi tôm sú trong ruộng lúa, mô hình lúa tôm, kỹ thuật nuôi tôm sú, nuôi tôm sú trong ruộng lúa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com