KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)
I. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI
Tôm sú được định loại là :
Ngành : Arthropoda
Lớp : Crustacea
Bộ : Decapoda
Họ chung : Penaeidea
Họ : Penaeus Fabricius
Giông : Penaeus
Loài : Monodon
Tên khoa học : Penaeus monodon Fabricius
(Tiếng Anh gọi là Giant Tiger Prawn)
II. VÙNG PHÂN BỐ
Phạm vi phân bố của Tôm Sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Hoithuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985).
Nhìn chung, Tôm Sú phân bố từ kinh độ 30°E đến 155DE từ vĩ độ 35°N tói 35°S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tâp tính sống gần bờ biển và vùng rừng ngập mặn ven bờ, Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.
III. CHU KỲ SỐNG
Tôm Sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
Cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh đục đực mở ra ở hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.
Con cái : Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tâm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 (gọi là Thelycum).
Tuổi thành thục : Tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở di. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50 g trở lên.
Số lượng trứng đẻ của tôm cái nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể : trọng lượng lớn cho lượng trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100 - 300 g cho 300.000 - 1.200.000 trứng. Nấu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000 - 600.000 trứng.
Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ), trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27 - 28° sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Ấu trùng phát triển qua các giai đoạn sau :
Nauplli 6 giai đoạn : 36-51 giờ
Protozoea 3 giai đoạn : 105 - 120 giờ
Mysis 3 giai đoạn : 72 giờ
Sau đó chuyển thành Postlarvae, Juvenile, giai đoạn gần trưởng thành và trưởng thành.
Tôm Sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính : tháng 3 - 4 và tháng 7 - 10.
Tuổi thọ Tôm Sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)
I. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI
Tôm sú được định loại là :
Ngành : Arthropoda
Lớp : Crustacea
Bộ : Decapoda
Họ chung : Penaeidea
Họ : Penaeus Fabricius
Giông : Penaeus
Loài : Monodon
Tên khoa học : Penaeus monodon Fabricius
(Tiếng Anh gọi là Giant Tiger Prawn)
II. VÙNG PHÂN BỐ
Phạm vi phân bố của Tôm Sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Hoithuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985).
Nhìn chung, Tôm Sú phân bố từ kinh độ 30°E đến 155DE từ vĩ độ 35°N tói 35°S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tâp tính sống gần bờ biển và vùng rừng ngập mặn ven bờ, Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.
III. CHU KỲ SỐNG
Tôm Sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
Cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh đục đực mở ra ở hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.
Con cái : Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tâm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 (gọi là Thelycum).
Tuổi thành thục : Tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở di. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50 g trở lên.
Số lượng trứng đẻ của tôm cái nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể : trọng lượng lớn cho lượng trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100 - 300 g cho 300.000 - 1.200.000 trứng. Nấu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000 - 600.000 trứng.
Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ), trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27 - 28° sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Ấu trùng phát triển qua các giai đoạn sau :
Nauplli 6 giai đoạn : 36-51 giờ
Protozoea 3 giai đoạn : 105 - 120 giờ
Mysis 3 giai đoạn : 72 giờ
Sau đó chuyển thành Postlarvae, Juvenile, giai đoạn gần trưởng thành và trưởng thành.
Tôm Sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính : tháng 3 - 4 và tháng 7 - 10.
Tuổi thọ Tôm Sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.
[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ, KS. PHẠM VĂN TÌNH, NXB NÔNG NGHIỆP
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi tôm sú, kỹ thuật chăm sóc tôm sú, kỹ thuật nhân giống tôm sú, kỹ thuật nhận biết một số bệnh thường gặp ở tôm sú, kỹ thuật phòng trị một số bệnh thường gặp ở tôm sú, bệnh hại tôm sú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com