Chương 1
Nhập môn kinh tế nông nghiệp
I. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo qui luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các qui luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn.
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố đó là: Sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.
Các nhà kinh tế học đều thống nhất rằng điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất - hoặc nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con đường nhập khẩu lương thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn. Nhưng điều đó chỉ phù hợp với các nước như: Singapore, Arậpsaudi hay Brunay mà không dễ gì đối với các nước như: Trung Quốc, Indonexia, ấn Độ hay Việt Nam - là những nước đông dân. Các nước đông dân này muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được ổn định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải được sản xuất trong nước.
Indonexia là một thí dụ tiêu biểu, một triệu tấn gạo mà Indonexia tự sản xuất được thay vì phải mua thường xuyên trên thị trường thế giới đã làm cho giá gạo thấp xuống 50 USD/tấn. Giữa những năm của thập kỷ 70-80 Indonexia liên tục phải nhập hàng năm từ 2,5-3,0 triệu tấn lương thực. Nhưng nhờ sự thành công của chương trình lương thực đã giúp cho Indonexia tự giải quyết được vấn đề lương thực vào giữa những năm 80 và góp phần làm giảm giá gạo trên thị trường thế giới. Các nước ở Châu á đang tìm mọi biện pháp để tăng khả năng an ninh lương thực, khi mà tự sản xuất và cung cấp được 95% nhu cầu lương thực trong nước. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.
Nhập môn kinh tế nông nghiệp
I. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo qui luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các qui luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn.
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố đó là: Sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.
Các nhà kinh tế học đều thống nhất rằng điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất - hoặc nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con đường nhập khẩu lương thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn. Nhưng điều đó chỉ phù hợp với các nước như: Singapore, Arậpsaudi hay Brunay mà không dễ gì đối với các nước như: Trung Quốc, Indonexia, ấn Độ hay Việt Nam - là những nước đông dân. Các nước đông dân này muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được ổn định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải được sản xuất trong nước.
Indonexia là một thí dụ tiêu biểu, một triệu tấn gạo mà Indonexia tự sản xuất được thay vì phải mua thường xuyên trên thị trường thế giới đã làm cho giá gạo thấp xuống 50 USD/tấn. Giữa những năm của thập kỷ 70-80 Indonexia liên tục phải nhập hàng năm từ 2,5-3,0 triệu tấn lương thực. Nhưng nhờ sự thành công của chương trình lương thực đã giúp cho Indonexia tự giải quyết được vấn đề lương thực vào giữa những năm 80 và góp phần làm giảm giá gạo trên thị trường thế giới. Các nước ở Châu á đang tìm mọi biện pháp để tăng khả năng an ninh lương thực, khi mà tự sản xuất và cung cấp được 95% nhu cầu lương thực trong nước. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NXB HÀ NỘI
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển nông thôn, kinh doanh nông nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com