Nước ngầm là nguồn nước ngọt sẵn có lớn nhất trên trái đất; nó khá ổn định và có trữ lượng vượt xa so với nguồn nước mặt từ sông, suối, hồ, ao. Hiện nay, do sự phát triển của các ngành kinh tế và vấn đề bùng nổ dân số, nhu cầu dùng nước tăng lên không ngừng, mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp nước và nhu cầu dùng nước ngày càng gay gắt cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, nước ngẩm lại càng trở nên gần gũi và quan trọng hơn đối với cuộc sống con người. Tuy nhiên, viêc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự vận động của nước ngầm, và đặc biệt là việc phát triển và quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm, mới chỉ được quan tâm đến trong những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực cho việc nghiên cứu về lĩnh vực này, cuốn Giáo trình Phát triển và Quản lý Tài nguyên nước ngầm đã được đề xuất trong khuôn khổ Tiểu Hợp phẩn 1.3: “Hỗ trợ Tăng cường Năng lực Đào tạo cho Trường Đại học Thuỷ lợi”, thuộc Dự án Hỗ trợ Ngành Nước (WaterSPS) của DANIDA, để đưa vào chương trình đào tạo cao học ngành kỹ thuật tài nguyên nước và ngành cấp thoát nước.
Mục đích của cuốn Giáo trình là cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quan về quy luật vận động và truyền chất của nước dưới đất, về thuỷ lực giếng và cách xác định các thông số, về ứng dụng mô hình toán nước ngầm, kỹ thuật phân tích, về đánh giá trữ lượng cũng như chất lượng nước ngầm và việc áp dụng chúng trong thực tế, với các thông tin cập nhật nhất liên quan đến vấn đề phát triển và quản lý nước ngầm.
Nội dung chủ yếu của Giáo trình gồm 5 chương:
Chương 1: Cơ sở vận động và truyền chất trong nước ngầm
Chương 2: Vận động của nước ngầm tới lỗ khoan và phương pháp xác định các thông số của tầng chứa nước
Chương 3: Điều tra đánh giá nước ngầm
Chương 4: Mô hình toán nước ngầm
Chương 5: Quản lý nước ngầm
Đề cương Giáo trình được xây dựng với sự tư vấn và phối hợp của các chuyên gia tư vấn thuộc Dự án, còn Giáo trình được các giảng viên Trường Đại học Thuỷ lợi biên soạn, do TS. Nguyễn Thu Hiền làm chủ biên. Chương 1, 3 và 4 do TS. Nguyễn Thu Hiền viết, Chương 2 do TS. Trịnh Minh Thụ viết và Chương 5 do TS. Hồ Việt Hùng viết.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước, trong đó chủ yếu là các tài liệu nước ngoài liên quan đến lĩnh vực thuỷ văn nước ngầm, địa chất thuỷ văn, ô nhiễm nước ngầm và mô hình toán nước ngầm cập nhật nhất hiện nay với phương châm cố gắng giới thiệu được những nội dung cần thiết và mới, tiếp cận với quốc tế và thich ứng với điều kiện Việt Nam.
Mục đích của cuốn Giáo trình là cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quan về quy luật vận động và truyền chất của nước dưới đất, về thuỷ lực giếng và cách xác định các thông số, về ứng dụng mô hình toán nước ngầm, kỹ thuật phân tích, về đánh giá trữ lượng cũng như chất lượng nước ngầm và việc áp dụng chúng trong thực tế, với các thông tin cập nhật nhất liên quan đến vấn đề phát triển và quản lý nước ngầm.
Nội dung chủ yếu của Giáo trình gồm 5 chương:
Chương 1: Cơ sở vận động và truyền chất trong nước ngầm
Chương 2: Vận động của nước ngầm tới lỗ khoan và phương pháp xác định các thông số của tầng chứa nước
Chương 3: Điều tra đánh giá nước ngầm
Chương 4: Mô hình toán nước ngầm
Chương 5: Quản lý nước ngầm
Đề cương Giáo trình được xây dựng với sự tư vấn và phối hợp của các chuyên gia tư vấn thuộc Dự án, còn Giáo trình được các giảng viên Trường Đại học Thuỷ lợi biên soạn, do TS. Nguyễn Thu Hiền làm chủ biên. Chương 1, 3 và 4 do TS. Nguyễn Thu Hiền viết, Chương 2 do TS. Trịnh Minh Thụ viết và Chương 5 do TS. Hồ Việt Hùng viết.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước, trong đó chủ yếu là các tài liệu nước ngoài liên quan đến lĩnh vực thuỷ văn nước ngầm, địa chất thuỷ văn, ô nhiễm nước ngầm và mô hình toán nước ngầm cập nhật nhất hiện nay với phương châm cố gắng giới thiệu được những nội dung cần thiết và mới, tiếp cận với quốc tế và thich ứng với điều kiện Việt Nam.
Chúng tôi xin bày tỏ sự cám ơn đặc biệt tới TS. Roger Chenevey, cố vấn trưởng Tiểu Hợp phần 1.3; tới GS.TS. Gupta, chuyên gia tư vấn quốc tế, về việc xây dựng đề cương Giáo trình; và tới PGS. TS. Đoàn Văn Cảnh, chuyên gia tư vấn trong nước, về xây dựng đề cương và sự giúp đỡ, tư vấn nhiệt tình, đặc biệt là sự cung cấp các thông tin quý giá về thăm dò và đánh giá trữ lượng nước ngầm ở Việt Nam của ông.
Chúng tôi xin bày tỏ sự cám ơn chân thành tới PGS. TS. Phạm Quý Nhân, chuyên gia phản biện của Giáo trình, đã có những ỷ kiến đóng góp quý báu đảm bảo chất lượng cho Giáo trình.
Chúng tôi xin cám ơn tập thể giảng viên Bộ môn Thuỷ lực cũng như Khoa Kỹ thuật Tài nguyên Nước, Trường Đại học Thuỷ lợi đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn.
Sự hoàn thành của cuốn giáo trình này cũng không thể thiếu sự quan tâm, chỉ dạo, động viên và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu Trường Đại học Thuỷ lợi và Văn phòng Dự án Hỗ trợ Ngành Nước (WaterSPS) của DANIDA. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Do Giáo trình xuất bản lần đầu, thời gian có hạn, nên không thể tránh khỏi những sai sót và chưa thực sự hoàn chỉnh. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của các bạn đọc. Mọi ý kiến xin gửi về: Bộ môn Thuỷ lực, Trường Đại học Thuỷ lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Chúng tôi xin bày tỏ sự cám ơn chân thành tới PGS. TS. Phạm Quý Nhân, chuyên gia phản biện của Giáo trình, đã có những ỷ kiến đóng góp quý báu đảm bảo chất lượng cho Giáo trình.
Chúng tôi xin cám ơn tập thể giảng viên Bộ môn Thuỷ lực cũng như Khoa Kỹ thuật Tài nguyên Nước, Trường Đại học Thuỷ lợi đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn.
Sự hoàn thành của cuốn giáo trình này cũng không thể thiếu sự quan tâm, chỉ dạo, động viên và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu Trường Đại học Thuỷ lợi và Văn phòng Dự án Hỗ trợ Ngành Nước (WaterSPS) của DANIDA. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Do Giáo trình xuất bản lần đầu, thời gian có hạn, nên không thể tránh khỏi những sai sót và chưa thực sự hoàn chỉnh. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của các bạn đọc. Mọi ý kiến xin gửi về: Bộ môn Thuỷ lực, Trường Đại học Thuỷ lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM, TS.NGUYỄN THU HIỀN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI, NXB GIÁO DỤC
Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình phát triển và quản lý tài nguyên nước ngầm, Cơ sở vận động và truyền chất trong nước ngầm, Vận động của nước ngầm tới lỗ khoan và phương pháp xác định các thông số của tầng chứa nước, Điều tra đánh giá nước ngầm, Mô hình toán nước ngầm, Quản lý nước ngầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com