Nuôi trồng thủy sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2005 đạt 1.437.400 tấn, năm 2008 đạt 2.450.000 tấn, tăng 69,58% so với năm 2005, trong đó tập trung vào một số đối tượng như Tôm Sú, Tôm Thẻ chân trắng, Cá Tra, Cá Ba sa, Cá Rô phi và một số loài đặc sản khác.
Mục tiêu cụ thể đến 2010 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt mức 4 tỷ USD và năm 2020 sẽ là 4,5-5,0 tỷ USD. Trong đó, các nhóm sản phẩm tôm; Cá Tra và Cá Ba sa; Cá Ngừ đại dương; mực và bạch tuộc; nhuyễn thể hai mảnh vỏ; cá biển; Cá Rô phi sẽ là những đối tượng chủ lực phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,65 tỷ USD, năm 2008 đạt 4,5 tỷ USD, bằng 112,5% chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 đề ra.
Một trong những ách tắc khó khăn nhất của xuất khẩu là dư lượng hóa chất, kháng sinh, các nước nhập khẩu họ đặt ra một hàng rào kỹ thuật mà Việt Nam phải vượt qua.
Để giải quyết các vấn đề gây nhiễm các chất không được phép sử dụng, có hại đến sức khỏe người tiêu dùng và vượt qua được rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, tạo ra thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định. Xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn nguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu thủy sản. Do đó, cần phải xây dựng giải pháp kỹ thuật không dùng thuốc hoặc tìm các chất thay thế an toàn, áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến nhằm đạt được sản phẩm thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good Aquaculture Practices, viết tắt là GAP) là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đồng thời giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường; nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.
Các công nghệ và quy phạm nuôi tôm theo hướng bền vững sẽ đạt được sản phẩm tôm thương phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường; nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về công tác đào tạo, tập huấn và yêu cầu của người dân nuôi trồng thuỷ sản. Được sự đồng ý và giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông khyến ngư Quốc gia chúng tôi tiến hành tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn kỹ thuật phục vụ tập huấn cho các cán bộ khuyến ngư, cộng tác viên khuyến ngư và nông dân tiêu biểu về nuôi trồng thủy sản.
Mục tiêu :
Xây dựng bộ tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi thâm canh tôm, cung cấp cho người nuôi cá kiến thức cơ bản, cập nhật, phù hợp để nuôi tôm có hiệu quả, bền vững.
Nội dung, gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về nuôi thâm canh đảm bảo ATVSTP
Chương 2: Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good Aquaculture Practices- GAP)
Chương 3: Công nghê nuôi thâm canh tôm theo mô hình GAP
Chương 4: Hồ sơ và lưu trữ hồ sơ
Mục tiêu cụ thể đến 2010 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt mức 4 tỷ USD và năm 2020 sẽ là 4,5-5,0 tỷ USD. Trong đó, các nhóm sản phẩm tôm; Cá Tra và Cá Ba sa; Cá Ngừ đại dương; mực và bạch tuộc; nhuyễn thể hai mảnh vỏ; cá biển; Cá Rô phi sẽ là những đối tượng chủ lực phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,65 tỷ USD, năm 2008 đạt 4,5 tỷ USD, bằng 112,5% chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 đề ra.
Một trong những ách tắc khó khăn nhất của xuất khẩu là dư lượng hóa chất, kháng sinh, các nước nhập khẩu họ đặt ra một hàng rào kỹ thuật mà Việt Nam phải vượt qua.
Để giải quyết các vấn đề gây nhiễm các chất không được phép sử dụng, có hại đến sức khỏe người tiêu dùng và vượt qua được rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, tạo ra thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định. Xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn nguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu thủy sản. Do đó, cần phải xây dựng giải pháp kỹ thuật không dùng thuốc hoặc tìm các chất thay thế an toàn, áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến nhằm đạt được sản phẩm thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good Aquaculture Practices, viết tắt là GAP) là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đồng thời giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường; nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.
Các công nghệ và quy phạm nuôi tôm theo hướng bền vững sẽ đạt được sản phẩm tôm thương phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường; nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về công tác đào tạo, tập huấn và yêu cầu của người dân nuôi trồng thuỷ sản. Được sự đồng ý và giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông khyến ngư Quốc gia chúng tôi tiến hành tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn kỹ thuật phục vụ tập huấn cho các cán bộ khuyến ngư, cộng tác viên khuyến ngư và nông dân tiêu biểu về nuôi trồng thủy sản.
Mục tiêu :
Xây dựng bộ tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi thâm canh tôm, cung cấp cho người nuôi cá kiến thức cơ bản, cập nhật, phù hợp để nuôi tôm có hiệu quả, bền vững.
Nội dung, gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về nuôi thâm canh đảm bảo ATVSTP
Chương 2: Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good Aquaculture Practices- GAP)
Chương 3: Công nghê nuôi thâm canh tôm theo mô hình GAP
Chương 4: Hồ sơ và lưu trữ hồ sơ
[EBOOK] NUÔI THÂM CANH TÔM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM THEO MÔ HÌNH GAP, TS. BÙI QUANG TỀ, VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 1
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, nuôi thâm canh tôm theo mô hình GAP, kỹ thuật nuôi tôm theo GAP, Giới thiệu chung về nuôi thâm canh đảm bảo ATVSTP, Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good Aquaculture Practices- GAP), Công nghê nuôi thâm canh tôm theo mô hình GAP, Hồ sơ và lưu trữ hồ sơ nuôi tôm GAP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com