BÀI 1: SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG
Lưu vực sông Mê Công (MRB) có tài nguyên phong phú. Cá, rừng, nước, động vật hoang dã và đất màu mỡ trên lưu vực tương tác với nhau hình thành nên một môi trường tự nhiên phong phú và ổn định Các tài nguyên này có giá trị lớn đối với nhân dân sống trên lưu vực. Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở kinh tế cho địa phương, khu vực và quốc gia.
NÔNG NGHIỆP
Lưu vực sông Mê Công có một số lượng lớn đất canh tác, tổng số lên tới gần 18 triệu ha thuộc tiểu vùng Mê Công (trong đó bao gồm cả Miến Điện và tỉnh Vân Nam của Trung quốc). Nông nghiệp chiếm ưu thế trong nền kinh tế của các nước hạ lưu lưu vực sông Mê Công (LMB). Một vài nước có số lượng đất canh tác tính theo đầu người lớn hơn nước khác.
Ví dụ Cambodia có diện tích canh tác tương đối nhỏ, vì đất có chất lượng xấu. Cambodia cũng gặp phải vấn đề về bom mìn, trong số 40% đất có thể trồng trọt được, còn lại là đất tương đối không thích hợp cho cây trồng. Các vùng thuộc hạ lưu lưu vực sông Mê Công có ít đất phù hợp cho cây trồng cần phải cẩn thận trong thực hiện việc quản lý đất trồng hoa màu và nguy cơ thiếu lương thực.
Lúa là cây lương thực chủ yếu trong lưu vực sông Mê Công. Một vài nước trồng các loại hoa màu khác nhau trong năm. Việt Nam đã đa dạng hoá nông nghiệp trong vòng 30 - 40 năm qua, hiện đang trồng nhiều loại hoa màu như các loại đậu và mía xen vào lúa. Các nông dân ở vùng Đông Bắc Thái Lan trồng ngô và sắn.
Trong khu vực có ba vùng nông nghiệp chính:
• Các loại cây trồng quanh Biển Hồ thuộc Cambodia, đặc trưng là lúa được tưới nhờ nước mưa hoặc lũ theo mùa.
• Vùng đất phảng thuộc phía Nam Cambodia và tại cửa các sông nhánh của sông Mê Công tại Lào thường bị ngập lũ. Trong vùng này, nước lúc lũ lên được để tưới lúa trong mùa mưa. Trong mùa khô các loại hoa màu khác được trồng vì đất có khả năng giữ ẩm cao.
• Ở các châu thổ sông Hồng và sông Mê Công của Việt Nam trồng hai vụ lúa, các kênh lạch được sử dụng cho cả hai mục đích là tưới và tiêu.
NÔNG NGHIỆP
Lưu vực sông Mê Công có một số lượng lớn đất canh tác, tổng số lên tới gần 18 triệu ha thuộc tiểu vùng Mê Công (trong đó bao gồm cả Miến Điện và tỉnh Vân Nam của Trung quốc). Nông nghiệp chiếm ưu thế trong nền kinh tế của các nước hạ lưu lưu vực sông Mê Công (LMB). Một vài nước có số lượng đất canh tác tính theo đầu người lớn hơn nước khác.
Ví dụ Cambodia có diện tích canh tác tương đối nhỏ, vì đất có chất lượng xấu. Cambodia cũng gặp phải vấn đề về bom mìn, trong số 40% đất có thể trồng trọt được, còn lại là đất tương đối không thích hợp cho cây trồng. Các vùng thuộc hạ lưu lưu vực sông Mê Công có ít đất phù hợp cho cây trồng cần phải cẩn thận trong thực hiện việc quản lý đất trồng hoa màu và nguy cơ thiếu lương thực.
Lúa là cây lương thực chủ yếu trong lưu vực sông Mê Công. Một vài nước trồng các loại hoa màu khác nhau trong năm. Việt Nam đã đa dạng hoá nông nghiệp trong vòng 30 - 40 năm qua, hiện đang trồng nhiều loại hoa màu như các loại đậu và mía xen vào lúa. Các nông dân ở vùng Đông Bắc Thái Lan trồng ngô và sắn.
Trong khu vực có ba vùng nông nghiệp chính:
• Các loại cây trồng quanh Biển Hồ thuộc Cambodia, đặc trưng là lúa được tưới nhờ nước mưa hoặc lũ theo mùa.
• Vùng đất phảng thuộc phía Nam Cambodia và tại cửa các sông nhánh của sông Mê Công tại Lào thường bị ngập lũ. Trong vùng này, nước lúc lũ lên được để tưới lúa trong mùa mưa. Trong mùa khô các loại hoa màu khác được trồng vì đất có khả năng giữ ẩm cao.
• Ở các châu thổ sông Hồng và sông Mê Công của Việt Nam trồng hai vụ lúa, các kênh lạch được sử dụng cho cả hai mục đích là tưới và tiêu.
[EBOOK] QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MÔI TRƯỜNG, BAN THƯ KÝ UỶ HỘI SÔNG MEKONG
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khoá: ebook, giáo trình, quản lý tổng hợp tài nguyên nước và môi trường, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường, tài nguyên môi trường, tài nguyên nước, thuỷ nông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com