Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CÁC LOÀI CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ GÂY HẠI CÂY TRỒNG PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM (QUYỂN 1), GS. TS. NCVCC. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Sản xuất nông nghiệp nước ta từ sau khi đổi mới đã đạt được những thành tựu kỳ diệu, đưa Việt Nam từ thiếu lương thực trở thành một trong những quốc gia trong tốp đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo. Đóng góp vào thành tích tuyệt vời đó có phần khiêm tốn nhưng quan trọng của những tiến bộ khoa học công nghệ rút ra từ những kết quả nghiên cứu bảo vệ thực vật, phòng chống sâu hại cây trồng nói chung và phòng chống sâu hại cây lúa nói riêng.

Từ xa xưa, nghề trồng trọt cổ truyền Việt Nam đã bị bao đợt “giặc châu chấu” tàn phá. Thời nay, nông dân Việt Nam nhớ đời những trận dịch rầy nâu làm cháy bao cánh đồng cò bay mỏi cánh ở đồng bằng sông Cửu Long, dịch bọ cánh cứng hại dừa đã tàn phá bao vườn dừa ở Bến Tre, Bình Định và những trận dịch sâu đục thân lúa, sâu cuốn lá lúa loại nhỏ, bọ xít dài làm điêu đứng nhà nông ở vùng châu thổ sông Hồng, vùng đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh.

Để bảo vệ cây trồng khỏi sự tàn phá của sâu hại, việc nghiên cứu các loài chân đốt ăn thực vật luôn là một vấn đề khoa học nông nghiệp quan trọng, được bắt đầu từ trước Cách mạng Tháng 8, tiếp tục ngay cả trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và được đẩy mạnh từ ngày thống nhất đất nước cho đến ngày nay. Điều tra nghiên cứu thành phần loài chân đốt ăn thực vật là một mảng đặc biệt quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu phòng chống các loài chân đốt ăn thực vật hại cây trồng nông nghiệp. Vì muốn bảo vệ được cây trồng khỏi bị sâu hại tàn phá thì trước hết phải biết trên các cây trồng ấy có những loài sâu hại gì và chúng phá hại ra sao, để từ đó có kế hoạch nghiên cứu biện pháp phòng chống thích hợp.

Đã có vài danh lục côn trùng hại cây trồng ở nước ta được xuất bản thành sách và nhiều bài báo khoa học công bố kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về thành phần loài chân đốt ăn thực vật gây hại cây trồng nông nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, những nguồn tài liệu này không phải ở đâu cũng sẵn có và đầy đủ để tham khảo một cách dễ dàng. Thực tiễn ở nước ta về nghiên cứu phòng chống côn trùng và nhện nhỏ hại cây trồng thời kỳ “hội nhập quốc tế”, thời kỳ “biến đổi khí hậu” và trước “nguy cơ ngày càng gia tăng của sinh vật ngoại lai xâm lấn” đang đòi hỏi một tài liệu tổng hợp về thành phần các loài chân đốt ăn thực vật gây hại cây trồng đã phát hiện được ở Việt Nam.

Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, thành phần những loài chân đốt ăn thực vật đã phát hiện được trên các cây trồng phổ biến ở nước ta được biên soạn thành sách "Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam".

Dự kiến ban đầu sách "Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam" được xuất bản thành một quyển. Tuy nhiên, do nhiều lý do, đến khi hoàn thành bản thảo, tác giả đã quyết định xuất bản thành hai quyển. Quyển 1 được Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản trong năm 2013, gồm các phần:

- Lời giới thiệu (cả lời giới thiệu bằng tiếng Anh - Introduction)

- Mở đầu

- Giải thích cấu trúc sách danh lục

- Phần 1: Khái quát về thành phần loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam

- Phần 2: Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam (xếp theo hệ thống phân loại)

- Phần 3: Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được xếp theo cây trồng.

Phần này của danh lục “Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam” được viết theo nhóm cây trồng. Trong quyển 1 trình bày danh lục những loài chân đốt ăn thực vật đã phát hiện được của nhóm cây lương thực (6 lơại cây), nhóm cây rau quả (20 loại cây) và nhóm cây phân xanh (2 loại cây).

- Cuối cùng là bảng tra cứu tên khoa học của các loài chân đốt ăn thực vật được trình bày trong quyển 1.

Quyển 2 sẽ được Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản trong những năm tới. Quyển 2 gồm các phần:

- Phần 3 (tiếp theo): Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được xếp theo cây trồng.

Phần này của quyển 2 trình bày danh lục những loài chân đốt ăn thực vật đã phát hiện được của nhóm cây công nghiệp (17 loại cây) và nhóm cây ăn quả (32 loại cây).

- Phần “Tài liệu sử dụng để biên soạn các danh lục

- Vấn đề tên Việt Nam của các loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp ở nước ta.

- Bảng tra cứu tên khoa học của các loài chân đốt ăn thực vật được trình bày trong quyển 2 và chung cho cả hai quyển.

Sách danh lục này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về côn trùng nông nghiệp, cán bộ bảo vệ thực vật, trồng trọt, khuyến nông các cấp. Sách này còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo chuyên ngành côn trùng học, bảo vệ thực vật và sinh học ở các trường đại học.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp, đặc biệt là Ban Biên tập II - Sách trồng trọt đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho sách danh lục ra mắt bạn đọc.

Để biên soạn sách này, tác giả phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu đã công bố liên quan đến các loài chân đốt ăn thực vật ở Việt Nam. Do đó, sách danh lục này không thể tránh khỏi thiểu sót. Tác giả rất mong nhận được sự cảm thông chia sẻ, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và bạn đọc trong cả nước.

[EBOOK] CÁC LOÀI CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ GÂY HẠI CÂY TRỒNG PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM (QUYỂN 1), GS. TS. NCVCC. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam, côn trùng nông nghiệp, côn trùng trong nông nghiệp, Khái quát về thành phần loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam, Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam (xếp theo hệ thống phân loại), Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được xếp theo cây trồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com