Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) tính đến năm 2001, diện tích trồng cây có củ (sắn, khoai lang, khoai sọ, khoai mỡ, khoai tây...) toàn thế giới đạt 52.716.000 ha (lấy số tròn) với năng suất bình quân 12,91 tấn/ha và tổng sản lượng 680.643.000 tấn.
Cho đến nay cây có củ vẫn còn giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực ở những nước nông nghiệp nghèo, chậm và đang phát triển; trong đó châu Phi chiếm gần 112 và châu Á chiếm 1/3 tổng diện tích cây có củ toàn thế giới (FAO 2001).
Trong các cây có củ hiện trồng ở trên thế giới trừ khoai tây là cây trồng thuộc vùng ôn đới, tất cả các cây còn lại là cây trồng thuộc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Thành phần dinh dưỡng trong cây có củ bao gồm chủ yếu tinh bột và đường. Ngoài ra còn có xenlulô, pectin, hêmixenlulô cùng với những protêin cấu trúc phức hợp và linhin; các thứ đó được được gộp chung lại gọi là xơ thức ăn. Xơ thức ăn có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc một số bệnh: đái tháo đường, đau động mạch vành, ung thư đại tràng và các rối loạn tiêu hóa khác. Một số nhà khoa học cho rằng xơ thức ăn có tác động như một cái rây phân tử bẫy các chất gây ung thư. Theo Côlin và Oantơ (1982) khoai lang là nguồn đáng kể thức ăn xơ vì hàm lượng pectin của khoai lang có thể lên tới 20% chất khô khi thu hoạch, sắn, khoai lang, khoai tây, khoai mỡ có chứa một số vitamin C, B, Caroten hoặc tiền vitamin A. Khoai sọ là một nguồn cung cấp kali tốt. Lá khoai sọ, khoai lang và sắn dùng làm rau xanh. Chúng có chứa B Caroten, sắt và axit phôlic; các chất này chống bệnh thiếu máu.
Tinh bột - đặc biệt là tinh bột sắn (Tapioca) được sử dụng trong nhiều món ăn thương phẩm của trẻ em ở các nước công nghiệp phát triển. Tinh bột dong riềng là nguồn nguyên liệu chủ yếu dùng chế biến miến dong riềng rất được ưa chuộng. Prôtêin trong khoai từ - vạc có đầy đủ 9 axit amin không thay thế được cần thiết cho con người.
Tóm lại, giá trị dinh dưỡng chủ yếu của cây có củ dựa vào tiềm năng cung cấp các nguồn năng lượng ở món ăn, dưới dạng các hydrát cácbon (đường, tinh bột...) ở các nước đang phát triển. Mặc dù năng lượng mà các cây có củ cung cấp chỉ bằng 1/3 năng lượng của ngũ cốc do hàm lượng nước trong củ lớn. Tuy nhiên, đổi lại do năng suất cao của phần lớn cây có củ nên đã đảm bảo một lượng năng lượng trên 1 ha cao hơn rất nhiều so với cây ngũ cốc.
Ở Việt Nam chúng ta trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc trong nghề trồng lúa nên không những đảm bảo an toàn lương thực cho người dân cả nước mà còn dư thừa xuất khẩu. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cây có củ ở nước ta; đặc biệt ở các vùng trung du miền núi vốn sản xuất lúa khó khăn nhưng lại rất thuận lợi cho trồng cây lấy củ. Mặt khác người ta cũng quên đi lợi thế của việc sản suất tinh bột của cây có củ, từ đó tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị đối với bữa ăn hàng ngày cho người dân. Điều này cũng có một phần trách nhiệm của Nhà nước trong việc đầu tư công nghệ chế biến sau thu hoạch. Ngoài ra, cây có củ còn là nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi gia súc gia cầm.
Từ những thực tế đó, với vốn kiến thức hiểu biết của mình và lòng mong muốn để góp một phần nhỏ vào việc giới thiệu, hướng dẫn bà con nông dân ở các vùng có điều kiện thuận lợi phát triển cây có củ có cơ sở áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo, chúng tôi mạnh dạn cho ra mắt bạn đọc bộ sách "Cây có củ và kỹ thuật thâm canh", bộ sách bao gồm 06 quyển (cây Khoai Lang, cây sắn, cây Khoai Môn - Sọ, Khoai Từ - Vạc, Khoai Tây và các cây có củ khác: Dong Riềng, Khoai Sáp, Khoai Nưa, Khoai Rấy, Khoai Mài, Khoai Dong).
Nội dung của từng quyển sách đề cập tới một cách tương đối toàn diện những kiến thức của cây trồng đó. Đặc biệt, những vấn đề cụ thể về các biện pháp kỹ thuật thâm canh, những giống mới và các phương pháp chế biến sản phẩm sau thu hoạch được trình bày rõ ràng.
Sách được viết ngắn gọn, dễ hiểu, có hình ảnh minh họa và giới thiệu những địa chỉ đáng tin cậy để cung cấp giống mới cho sản xuất.
Ngoài ra, sách củng có thể đáp ứng yêu cầu làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu và giảng dạy.
Chủng tôi sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo sách được xuất bản liên tục. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực còn có một số cây trồng mới nên trong quá trình biên soạn chắc chắn còn có những thiếu sót. Mong bạn đọc lượng thứ và cho chúng tôi nhiều ý kiến đóng góp quý báu nhằm làm cho cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn để phục vụ tốt hơn nữa cho đông đảo bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Quý bạn đọc có thể xem tiếp các tập còn lại của bộ sách này tại đây:
QUYỂN 5: CÂY KHOAI TÂY
QUYỂN 6: CÂY DONG RIỀNG, KHOAI SÁP, KHOAI NƯA, KHOAI MÀI, KHOAI RÁY, KHOAI DONG
Quý bạn đọc có thể xem tiếp các tập còn lại của bộ sách này tại đây:
QUYỂN 6: CÂY DONG RIỀNG, KHOAI SÁP, KHOAI NƯA, KHOAI MÀI, KHOAI RÁY, KHOAI DONG
[EBOOK] CÂY CÓ CỦ VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH (QUYỂN 2): CÂY SẮN (KHOAI MỲ) - (Manihot Esculenta Crantz), TS. TRỊNH XUÂN NGỌ VÀ PGS. TS. ĐINH THẾ LỘC, NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khóa: ebook, giáo trình, cây có củ, kỹ thuật trồng cây có củ, kỹ thuật thâm canh cây có củ, cây có củ và kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật thâm canh cây sắn, kỹ thuật trồng cây sắn, các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây sắn, những giống mới cây sắn, các phương pháp chế biến sản phẩm khoai mỳ sau thu hoạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com