Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG BA LOÀI CÂY THUỐC NAM: NHÀU, CHÓC MÁU VÀ CỦ DÒM TRÊN ĐẤT RỪNG, TS. BÙI THẾ ĐỒI VÀ THS. LÊ THỊ DIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP

Việt Nam với 54 dân tộc trong đó 53 dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các vùng núi từ Bắc đến Nam. Ở nhiều nơi, người dân sống ở vùng sâu vùng xa, cách biệt với khu vực dân cư khác. Để đấu tranh sinh tồn, tự bảo vệ cuộc sống cho chính bản thân mình, bằng kinh nghiệm sống qua thời gian, họ đã tự tìm ra những loài cây thuốc chữa bệnh cho cộng đồng mình ngay quanh khu vực họ sinh sống.

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Tính đến nay, Viện Dược liệu đã phát hiện và thống kê được khoảng 3.948 loài cây thuốc, tuy nhiên còn một số lượng lớn các cây thuốc riêng của cộng đồng các dân tộc thiểu số, gọi là cây thuốc dân tộc chưa được thống kê và tư liệu hóa hết được.

Mặc dù tài nguyên cây thuốc đa dạng và phong phú nhưng con người chỉ mới biết và sử dụng một ít loài để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, còn rất nhiều loài cây thuốc mà người dân chưa biết đến và chưa sử dụng. Trong số các loài được sử dụng để chữa bệnh có các cây Nhàu (Morinda citrifolia L.), Chóc máu (Salacia cochinchinnensis Lour), Củ dòm (Stephania dielsiana Y. C. Wu).

Cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) là một loại cây thuốc có giá trị chữa bệnh rất hiệu quả. Nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh giao cảm, giảm đau nhức, hạ huyết áp, điều hoà kinh nguyệt. Hiện nay, cây Nhàu đang được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, sản xuất ra những sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của con người.

Chóc máu (Salacia cochinchinensis Lour) là cây thuốc quý được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Chóc máu là loài dược thảo có khả năng hạn chế sự phát triển tế bào ung thư, do mới được phát hiện nên hầu như chưa có nhiều nghiên cứu về cây này mà chỉ được sử dụng chủ yếu trong dân gian, vì vậy hầu như chưa có bài thuốc về loại dược thảo này.

Củ dòm (Stephanỉa dielsiana C. Y. Wu) là cây thuốc quý, hiếm, được dùng làm thuốc chữa đau lưng, đau bụng, mỏi nhức chân, giúp ngủ ngon. Còn dùng đắp chỗ sưng bắp chuối, nhọt cứng, áp xe do tiêm. Có khi nấu nước uống chữa kiết lỵ, ra máu, đau bụng kinh niên, đau dạ dày. Củ dòm là nguồn gen hiếm, mới được phát hiện ở Việt Nam, có trữ lượng ít, lại bị khai thác nhiều. Rễ củ được nhân dân vùng Ba Vì sử dụng làm thuốc chữa đau nhức gân xương, đau bụng. Có thể dùng chiết được hoạt chất L-tetrahydropalmatin.

Trong những năm gần đây, việc gây trồng và phát triển cây dược liệu đã và đang được quan tâm. Nhiều loài được nhân trồng rộng rãi và đem lại kết quả tốt, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến dược liệu. Tuy nhiên, việc gây trồng nhiều loài cây dược liệu quý mới chỉ là bước đầu và được tiến hành trên quy mô rất nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung và đầu tư thích đáng. Với mong muốn góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây dược liệu tại Việt Nam, chúng tôi đã biên soạn cuốn sách này nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin về đặc điểm nhận biết, kỹ thuật gieo ươm và gây trồng cây Nhàu, Chóc máu và Củ dòm trên đất rừng.

Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn. Kính mong nhận được sự đóng góp của quý độc giả để có thể bổ sung và hoàn thiện cho lần xuất bản tiếp theo.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG BA LOÀI CÂY THUỐC NAM: NHÀU, CHÓC MÁU VÀ CỦ DÒM TRÊN ĐẤT RỪNG, TS. BÙI THẾ ĐỒI VÀ THS. LÊ THỊ DIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây thuốc, kỹ thuật trồng cây dược liệu, cây thuốc nam, cây dược liệu, kỹ thuật trồng nhàu, kỹ thuật trồng chóc máu, kỹ thuật trồng củ dòm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com