Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CHUỐI VÀ ĐU ĐỦ, GS. TS. NGUYỄN VĂN LUẬT, NXB NÔNG NGHIỆP

Nhận xét của cố GS. Vũ Công Hậu, chuyên gia số 1 về cây ăn quả của Việt Nam: “Nếu thống kê đầy đủ các cây ăn quả trong vườn ở nước ta, chắc chắn rằng chuối là cây được trồng phổ biến nhất, hay gặp nhất ở các vườn gia đình, dù rộng hay hẹp” (1996). Người Trung Quốc có nói bộ phận nào của cây chuối cũng đều là của quý cả. Củ chuối (thân củ), thân chuối (thân giả gồm bẹ cuốn ốp), lá khô lá tươi, hoa, trái xanh trái chín đều có thể sử dụng được: để ăn, làm rau sạch, lá khô và tươi làm nguyên liệu gói, trái chuối chín để cải thiện dinh dưỡng gia đình và làm hàng hóa. Các bộ phận của cây chuối đều có thể làm thuốc Nam chữa hàng chục bệnh khác nhau, như khi cần cầm máu nhanh, chỉ cần lấy nõn chuối nhai nhai rịt vào thường là có hiệu nghiệm ngay.

Quả chuối có giá trị dinh dưỡng khá cao so với nhiều loại quả khác. Lượng calo và các chất dinh dưỡng trong phần ăn được của chuối so với cam như sau: về calo chuối đạt 100, cam 41; về chất đường (gluxit) chuối đạt 26,1 g, cam đạt 9,9 g; về chất đạm (protein) chuối đạt 1,2 g; cam đạt 0,7 g; về chất sắt chuối đạt 0,8 mg, cam đạt 0,3 g; về vitamin A và C chuối đạt 225 micro g và 14 mg, cam đạt 465 micro g và 42 mg.... Một thầy thuốc nước ngoài viết: "Ăn chuối chín vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa dễ tiêu. Đó là thức ăn quý cho người ở bất kể lứa tuổi nào".

Nhiều nước coi đu đủ là cây ăn trái thứ yếu do những nhược điểm có vỏ và thịt mềm, khó bảo quản, khó, vận chuyển và xuất khẩu, Nhưng UNICEF đã chọn đu đủ là một trong những cây quan trọng nhất để đảm bảo lương thực thực phẩm gia đình trong chương trình HFS (Home Food Security) an toàn lương thực gia đình ở Việt Nam. Nhũng người có quan tâm đầy đủ tới chất lượng bữa ăn của gia đình nông dân đều tán thành quan điểm này của UNICEF.

Cây đu đủ dễ trồng, gia đình nông dân nào cũng trồng được, mặc dù rất kém chịu úng như cây na. Trái đu đủ là loại quả “bình dân” giá thấp, thường chợ nào cũng có bán, mùa nào cũng có, nhất là ở miền Nam. Mặc dù đu đủ trồng chủ yếu để ăn khi chín, nhưng quả xanh với cách chế biến khác nhau lại là rau sạch khoái khẩu. Đu đủ còn có dược tính ở rể, hoa, lá, nhựa, có thể chữa được hàng chục loại bệnh như: làm thuốc hạ nhiệt và giảm đau ngực; trị ho; trị giun sán; trị sốt rét, tiêu đờm, giải độc; chữa di tinh, mộng tinh và hoạt tinh; trị loét dạ dày; trị vết thương lở loét; trị ho, viêm phế quản, mất tiếng, chai chân...

Các chất dinh dưỡng chứa trong 100 g đu đủ phần ăn được như sau: 85 - 88% nước, 0.6% protein, 0,1 lipit, 8,3% đường, 0,4% tro, 60 - 122 mg vitamin C và vitamin B, nhất là rất giàu vitamin A, đạt tới 710 micro g, hơn hẳn cam (465 micro g), chuối (225 micro g), dứa (35 micro g). Tuy nhiên, số calo vào loại thấp (45), xấp xỉ cam (41), thua xa chuối (100).

Như vậy, về mặt cải thiện chế độ dinh dưỡng trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày, chuối và đu đủ là 2 cây được đánh giá có vị trí quan trọng nhất.

Để góp phần nâng cao đời sống của bà con nông dân bằng sản xuất tự túc và làm hàng hóa; để góp phần với người nội trợ ở thành thị trong việc chọn mua trái cây, chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách nhỏ “Chuối và đu đủ". Người biên soạn cuốn sách này đã cố gắng kế thừa một số kinh nghiệm của bản thân và một số tác giả khác tuy nhiên không tránh khỏi thiếu sót, thành thật mong được tiếp thu ý kiến bổ sung của bạn đọc gần xa.

[EBOOK] CHUỐI VÀ ĐU ĐỦ, GS. TS. NGUYỄN VĂN LUẬT, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Chuối và đu đủ, kỹ thuật trồng Chuối, kỹ thuật trồng đu đủ, kỹ thuật chăm sóc Chuối, kỹ thuật chăm sóc đu đủ, sâu bệnh hại Chuối, sâu bệnh hại đu đủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com