Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MÍA, TRẦN THÙY, NXB NÔNG NGHIỆP


PHẦN 1

CÂY MÍA VÀ CÁC GIỐNG MÍA


I. LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY MÍA


1. Nguồn gốc


Nhiều tác giả nghiên cứu nguồn gốc cây mía đã xác nhận Tân Guinea là quê hương của cây mía nguyên thủy, nhưng theo De Candelle thì cây mía được trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á rồi từ đó qua châu Phi và sau cùng là châu Mỹ.


Ở Việt Nam, cây mía đã có từ lâu đời. Theo tác giả Lý Văn Ni (Trung Quốc) "Cây mía và nghề chế biến đường cổ xưa ở Trung Quốc đã được du nhập từ Giao Chỉ (Việt Nam) đến Quảng Đông, Hồ Bắc”.


2. Giá trị kinh tế cây mía


Đường có vai trò quan trọng trong nhu cầu của đời sống con người.


Cây mía là nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường. Cây mía được trồng ở nhiều nước trên thế giới nằm trong vùng nhiệt đới, á nhiệt đới từ 35° vĩ Bắc đến 35° vĩ Nam. Lượng đường sản xuất hàng năm của toàn thế giới khoảng 90 triệu tấn, trong đó từ nguyên liệu mía chiếm 60%.


Ở Việt Nam, lượng đường sản xuất hàng năm (cả chế biến thủ công) khoảng 300.000 tấn trên nhu cầu 1 triệu tấn.


So sánh với 1 số cây công nghiệp khác, cây mía có nhiều ưu điểm:


a.  Về mặt công nghiệp


- Sản phẩm chính của cây mía là đường.

- Các sản phẩm phụ cây mía còn là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp: rượu, giày, gỗ ép, dệt, dược phẩm, thức ăn gia súc...


b. Về sinh học


- Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn và khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời, trong thời gian 10 - 12 tháng, một ha mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc rễ để lại trong đất.


- Mía có khả năng để gốc được nhiều năm tức một lần trồng thu hoạch được nhiều vụ và giảm được chi phí sản xuất.


- Cây mía có khả năng thích ứng rộng: có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập...), chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MÍA, TRẦN THÙY, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng mía, kỹ thuật chăm sóc mía, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại mía, kỹ thuật canh tác cây mía, cây mía đường, trồng và chăm sóc mía

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog