Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG MỚI TRÊN ĐẤT CẠN MIỀN NÚI, TS. NGUYỄN VĂN VIẾT - TS. TẠ KIM BÍNH - THS. NGUYỄN THỊ YẾN, NXB NÔNG NGHIỆP

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG MỚI TRÊN ĐẤT CẠN MIỀN NÚI

A. YẾU TỐ HẠN CHẾ VÀ TIỂM NĂNG PHÁT TRIỂN LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG

Lạc và đậu tương là những cây họ đậu có giá trị cao. Ngoài giá trị về dinh dưỡng, kinh tế chúng còn là những cây làm tốt đất, đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt là ở các vùng sinh thái miền núi.


Trên thế giới cây lạc (Aracliis hypogaea L.) được trồng ở hơn 100 nước trên diện tích 21,35 triệu ha, với năng suất bình quân 1,43 tấn/ha (2000) và được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng.


Trong thời gian gầu đây, sản xuất lạc ở nhiều nước trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn. Tại Trung Quốc trên diện tích rộng hàng chục hecta, năng suất lạc đạt 9,6 tấn/ha, trên diện hẹp đạt 12 tấn/ha trong khi năng suất lạc trung bình trên thế giới mới đạt 1,43 tấn/ha. Việc tăng năng suất lạc ở nhiều quốc gia là nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới trên đồng ruộng nông dân. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy nếu chỉ sử dụng giống mới kết hợp kỹ thuật canh tác tiến bộ đã tăng năng suất lạc 50 - 63%. Tại Trung Quốc trên diện tích 4,2 triệu ha/năm đã sử dụng 90 - 95% giống mới cùng nhiều biện pháp kỹ thuật như cày sâu, bón phân cân đối, mật độ gieo hợp lý, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp đặc biệt là áp dụng biện pháp che phủ ni lông đã làm tăng năng suất 20 - 50%.


Tại Việt Nam, từ những năm 80 sản xuất lạc có chiều hướng phát triển ngày càng tăng, trên diện tích 270.000 ha đã đưa năng suất từ 1,0 tấn/ha năm 1990 lên xấp xỉ 1,5 tấn/ha năm 2000.


Những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lạc là nhờ áp dụng một số tiến bộ mới về giống và biện pháp thâm canh. Một số giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao trên 4 tấn/ha như: LO2, 1660, LVT, LO5, L14, LO8, MD7, L15, VD1 đã được đưa ra sản xuất. Đặc biệt để giúp nông dân chủ động phòng ngừa bệnh héo xanh vi khuẩn, một bệnh rất phổ biến và khó phòng trừ ở nhiều vùng trồng lạc nước ta, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam đã chọn ra giống lạc MD7 kháng bệnh, năng suất cao chất lượng tốt và có khả năng thích ứng rộng đã và đang được phát triển nhanh trong sản xuất. Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc cũng đã được áp dụng như bón phân NPK cân đối, mật độ gieo thích hợp, kỹ thuật che phủ ni lông đã làm tăng năng suất 30 - 40 %.


Cây đậu tương giữ vai trò quan trọng trong các cây lấy dầu trên thế giới và được trồng trên diện tích 67,16 triệu ha, với năng suất trung bình 2,1 tấn/ha năm 1997. Bốn nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới là Mỹ, Brazil, Trung Quốc và Achentina chiếm khoảng 90 - 95% tổng sản lượng thế giới. Gần đây Mỹ đã trồng tới 28.25 triệu ha với năng suất 2.62 tấn/ha và chiếm 63% tổng sản lượng đậu tương thế giới. Năng suất đậu tương ở Mỹ liên tục tăng chủ yếu là do kết quả áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại và quản lý của người nông dân.


Ở Việt Nam hiện nay diện tích đậu tương mới đạt 100.000 ha với năng suất còn thấp (1,1 tấn/ha). Năm 1997 diện tích trồng đậu tương ở miền núi và trung du miền Bắc chiếm 46,6%, đồng bằng sông Hồng 19,3%, khu IV 2,3%, duyên hải miền Trung 1,6%. Tây nguyên 11,1%, Đông Nam bộ 10,2% và đồng bằng sông Cửu Long 8,9%. Diện tích đậu tương trong vụ xuân chiếm 14,2%, vụ hè thu 31,3%, vụ mùa 2,68%, vụ thu đông 22,1% và vụ đông xuân 29,7%. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi miền Bắc vụ xuân là vụ chính (59,8 - 83,5%). Ở Tây nguyên, Đông Nam bộ trồng vụ hè thu và vụ thu đông (60 -77%).


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG MỚI TRÊN ĐẤT CẠN MIỀN NÚI, TS. NGUYỄN VĂN VIẾT - TS. TẠ KIM BÍNH - THS. NGUYỄN THỊ YẾN, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng đậu tương, kỹ thuật trồng đậu nành, kỹ thuật trồng đậu phộng, kỹ thuật trồng lạc, kỹ thuật trồng cây công nghiệp ngắn ngày, kỹ thuật trồng đậu phộng trên đất cạn, kỹ thuật trồng lạc trên đất cạn, kỹ thuật trồng đậu nành trên đất cạn, kỹ thuật trồng đậu tương trên đất cạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com