Đậu, lạc (đậu phụng) là những thức ăn quen thuộc trong nhân dân ta, là nguồn thực phẩm có giá trị kinh tế cao, giàu đạm, giàu chất béo, giàu các chất khoáng và các vitamin. Ngoài ra các loại hạt này còn là những nguyên liệu tốt cho ngành công nghiệp thực phẩm, công nghệ ép dầu, thức ăn gia súc đồng thời cũng là những loại nông sản xuất khẩu có giá trị đối với nhiều thị trường trên thế giới.
Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp nước ta đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Sản lượng các loại hàng nông sản tăng, tính riêng sản lượng lạc năm 1999 đạt gần 320 ngàn tấn, đậu tương đạt gần 150 ngàn tấn và các loại đậu khác tuy không có con số thống kê chính xác nhưng sản lượng ước tính cũng phải hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.
Đậu đỗ, lạc cũng như các loại hạt nông sản khác sau khi thu hoạch chúng vẫn có những hoạt động sinh lý, sinh hóa của những sinh vật sống như : quá trình hô hấp, quá trình trao đổi chất v.v... Ngoài ra trong khối hạt còn có các thành phần khác như : tạp chất (đất, cát, sỏi đá, rác, cành, lá...), vi sinh vật (men, mốc, vi khuẩn), sâu, mọt. Trong nhiều trường hợp do hoạt động mãnh liệt của sâu mọt, của vi sinh vật có thể dẫn đến thối hỏng hoàn toàn khối hạt. Đôi khi công tác bảo quản không tốt còn bị chim và các loại gặm nhấm ăn hại gây tổn thất lớn về chất cũng như về lượng.
Nếu chỉ tính tỷ lệ tổn thất ở mức từ 5-10%, mỗi năm chúng ta có thể mất từ 30 đến 60 ngàn tấn đậu, lạc. Tính giá 7.000 đồng/kg, chúng ta bị thất thu từ 200 - 400 tỷ đồng hàng năm. Khi nói mỗi kilôgam đậu hoặc lạc trong quá trình bảo quản bị hao mất 100 gam nhiều khi chẳng ai chú ý, nhưng con số nêu trên quả thật là một thất thoát đáng kể.
[EBOOK] SƠ CHẾ - BẢO QUẢN ĐẬU ĐỖ, LẠC QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH, KS. BÙI KIM KHANH, NXB NÔNG NGHIỆP
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khóa: ebook, giáo trình, sơ chế đậu đỗ lạc, bảo quản đậu đỗ lạc, kỹ thuật sơ chế và bảo quản đậu đỗ lạc, bảo quản sau thu hoạch đậu đỗ lạc, bảo quản nông sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com