Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta được Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam thông qua năm 2001 đã xác định quan điểm là: "Phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" (Văn kiện Đại hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 162).
Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã viết: "Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở môi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Những năm vừa qua, hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta đã đạt những kết quả bước đầu tương đối tốt. Đã xuất hiện những kết quả bước đầu tương đối tốt. Đã xuất hiện những đơn vị, xí nghiệp làm tốt công tác môi trường nhiều địa phương đã chú ý đến việc giữ gìn tài nguyên, sử dụng tài nguyên hợp lý và tiết kiệm hơn. Nhiều gương người tốt, việc tốt về công tác môi trường đã có ở một số địa phương. Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường tương đối kịp thời có hiệu quả.
Tuy vậy, các hoạt động tài nguyên môi trường ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Ở nhiều nơi môi trường vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi suy thoái nghiêm trọng. Một số địa phương thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh, ý thức tự giác bảo vệ và gìn giữ môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.
Rừng tiếp tục bị tàn phá, nạn cháy rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá để mở rộng diện tích nuôi tôm. Khoáng sản bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch, gây lãng phí tài nguyên và huỷ hoại môi trường.
Đất đai bị rữa trôi, xói mòn. Nhiều diện tích đất rừng và đất nông nghiệp bị thoái hoá. Một số diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học. Nhiều diện tích đất canh tác bị thoái hoá, suy giảm các chất dinh dưỡng, giảm sút độ phì nhiêu.
Nhiều diện tích mặt nước, nhiều nguồn nước ngầm đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt. Ở nhiều vùng, nước sinh hoạt cung cấp cho nhân dân ít nhiều có được cải thiện, nhưng nhiều nơi đang thiếu nước nghiêm trọng. Một số vùng, nước biển đã có hiện tượng bị ô nhiễm.
Nhiều đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn...Việc thu gom, xử lý các loại chất thải làm chưa được nhiều và chưa thường xuyên.
Điều kiện vệ sinh môi trường ở nông thôn quá thấp kém. Nhiều vấn đề môi trường ở nông thôn có liên quan đến việc gìn giữ bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an toàn thực phẩm, ngày càng tăng và có nơi trở nên nghiêm trọng.
Các sự cố môi trường ngày càng tăng. Những năm gần đây lũ ống, lũ quét gây nhiều thiệt hại ở các tỉnh miền núi. Nước sông dâng cao gây úng ngập ở nhiều tỉnh miền Trung. Lũ dâng cao ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại cho mùa màng, tài sản, nhà cửa và tính mạng của nhân dân. Sự cố tràn dầu xảy ra ở một số cảng biển, cảng sông.
Việc gia tăng dân số, việc di cư tự do diễn ra ồ ạt và không kiểm soát được, làm cho môi trường sinh thái ở một số vùng bị suy kiệt. Việc khai thác có tính chất hủy diệt các nguồn lợi sinh vật trên cạn và dưới nước đang là vấn đề gay cấn, những thách thức gay gắt về tài nguyên, môi trường ở một số địa phương.
Các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô dôn, mực nước biển dâng cao, ô nhiễm xuyên biên giới, suy giảm chất lượng nước các dòng sông lớn và các thảm rừng chung biên giới, các trận mưa axit, hiện tượng Elnino, Lanina... ngày càng có những ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các địa phương nước ta.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng đạt nhiều kết quả to lớn, quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, nhiều vần đề tài nguyên môi trường được đặt ra, đòi hỏi có những giải quyết thỏa đáng.
Cuốn sách nhỏ "Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam - sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững" không có tham vọng trình bày đầy đủ các vấn đề và khía cạnh rộng lớn của môi trường, mà chỉ nêu lên những đặc điểm cần được lưu ý và đề xuất một số vấn đề để gợi ý cho các nhà quản lý, các nhà sản xuất kinh doanh cũng như các cộng đồng nông thôn thấy được tính chất cấp bách và ý nghĩa to lớn của công tác bảo vệ môi trường, góp phần phát triển đất nước.
[EBOOK] TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VIỆT NAM: SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khóa: ebook, giáo trình, Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam, sử dụng hợp lý Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam, bảo vệ và phát triển bền vững Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com