Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CÁC CÔNG NGHỆ Ủ SINH HỌC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN HỮU CƠ, GS.TS NGUYỄN THỊ KIM THÁI - TH.S TRẦN HOÀI LÊ - TH.S TRẦN THỊ HOA, TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN XANH (GREENHUB)

Dự án “Hướng đến các thành phố kiểu mẫu về quản lý rác thải ở khu vực ven biển phía bắc Việt Nam” - “Vịnh Xanh” (GreenBays) nằm trong Chương Trình Tái Chế Rác Thải Đô Thị (MWRP) được tài trợ bởi Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Tập Đoàn Sáng Tạo Phát Triển (DIG). Dự án được thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) cùng các đối tác. Mục tiêu chính của dự án là giảm ô nhiễm rác nhựa, đặc biệt là rác xốp trên biển và hỗ trợ các thực hành giảm rác thải tại các khu vực dự án. Nhận thấy rác hữu cơ nếu không được phân loại và xử lý, sẽ chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ quá tải các bãi chôn lấp do trọng lượng chiếm đến hơn 50% tổng trọng lượng các loại rác thải sinh hoạt, gây khó khăn cho quá trình phân loại rác cũng như làm giảm nỗ lực biến rác thải thành tài nguyên, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất của các lò đốt rác do độ ẩm cao. Trong khuôn khổ dự án Vịnh Xanh, GreenHub đỡ làm việc với các chuyên gia thuộc trường Đại học Xây dựng cùng các đối tác để nghiên cứu quá trình sinh học để xử lý chất thải rắn.


Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt đang áp dụng tại Việt Nam khá đa dạng chủ yếu như chôn lấp, thiêu đốt, và chế biến phân vi sinh. Phương pháp thiêu đốt giúp giảm nhanh thể tích và khối lượng rác cần xử lý trong thời gian ngắn (80-90%), yêu cầu diện tích đất thấp, nhưng chi phí đầu tư và xử lý rất cao. Trong khi đó, chôn lấp được nhiều đô thị lớn áp dụng do công nghệ vận hành đơn giản, chi phí đầu tư ở mức trung bình và chi phí vận hành thấp, dễ dàng gia tăng công suất nhưng tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước trong khu vực bãi chôn lấp. Do đó ứng dụng các quá trình sinh học để xử lý chất thải rắn đang mở ra một hướng công nghệ mới nhiều tiềm năng theo định hướng tái sử dụng chất thải.


Trong hơn 20 năm qua, sản xuất phân hữu cơ là công nghệ xử lý chất thải phổ biến ở Việt Nam. Mục đích chính của việc sản xuất phân hữu cơ là thu hồi thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn trong rác thải rắn sinh hoạt và biến nó thành phân bón hữu cơ có thể dùng trong nông nghiệp và cải thiện cấu trúc đất. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở phân hữu cơ vẫn dựa trên việc sản xuất phân từ rác hỗn hợp, dẫn đến sản phẩm phân hữu cơ kém chất lượng, với hàm lượng tạp chất cao như thủy tinh vụn, nhựa và các chất gây ô nhiễm khác, khiến cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho phân hữu cơ trở nên khó khăn.


Hiện tại đã có những nỗ lực sản xuất ra một sản phẩm phân hữu cơ chất lượng cao dựa trên chất thải phân loại tại nguồn từ chợ và những nguồn phát thải đơn lẻ khác. Chất thải sinh hoạt hữu cơ từ các hộ gia đình cũng có thể được sử dụng để sản xuất phân hữu cơ trong tương lai nếu việc phân loại tại nguồn có thể được áp dụng, mặc dù để đạt điều này sẽ là một thách thức lớn. Báo cáo này được thực hiện nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về quá trình xử lý sinh học chất thải rắn hữu cơ, so sánh và đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp. Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra đánh giá thực trạng, các tồn tại và cơ hội đối với công nghệ ủ sinh học để xử lý chất thải rắn. Từ đó giúp cho các cơ quan quản lý, cơ sở xử lý chất thải rắn có những lựa chọn phương thức xử lý phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình.


[EBOOK] CÁC CÔNG NGHỆ Ủ SINH HỌC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN HỮU CƠ, GS.TS NGUYỄN THỊ KIM THÁI - TH.S TRẦN HOÀI LÊ - TH.S TRẦN THỊ HOA, TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN XANH (GREENHUB)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, các công nghệ ủ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ, công nghệ ủ sinh học chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thải rắn hữu cơ, tài nguyên môi trường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com