Chúng tôi đã nhận được các nguồn tài trợ sau để tiến hành những nghiên cứu ngoài thực địa cũng như trong Phòng thí nghiệm từ đó dẫn đến các kết quả trình bày trong tài liệu này, và chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (các tài trợ số 5094-93. 5803-96 và 6383-98 cho đề tài "Hệ thực vật Tây Nguyên" của GS. TSKH. L. Avêrianốp, số 6300-98 cho để tài "Hệ thực vật núi đá vôi Cao Bằng, bác Việt Nam" của TS. Nguyễn Tiếp Hiệp và số 6733-00 cho đề tài "Kiểm kể thực vật tại các vùng chưa được nghiên cứu ở bắc Việt Nam" của TS. D. Harder);
Hội Lan Hoa Kỳ (tài trợ cho các đề tài "Điều tra phát hiện các loài Lan hài đang bị tiêu diệt ở Việt Nam", "Điều tra phát hiện khu hệ Lan sống trên núi đá vôi đang bị tiêu diệt ở một số vùng núi hiểm trở của Bắc Việt Nam" và "Nghiên cứu quần chủng các loài Lan hài đặc hữu của Bắc Việt Nam" của GS. TSKH L. Avêrianốp;
Quỹ khoa học cơ bản Hoa Kỳ (tài trợ số DEB-987023 cho đề tài "Hợp tác nghiên cứu kiểm kê một số taxôn bị đe doạ tiêu diệt ở một số vùng cần bảo tồn của Việt Nam" của TS E. Sterling và TS D. Harder);
Tổ chức động thực vật quốc tế FFI (tài trợ 100% của FFI cho đề tài "Sự phân bố của Paphiopedilum vietnamense và hiện trạng trong hoang dại" và Chương trình FFI Việt Nam cho đề tài "Bảo tồn trên cơ sở cộng đồng hệ sinh thái ở núi Hoàng Liên, Việt Nam");
Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, Việt Nam (tài trợ số 6.110.01 cho đề tài "Điều tra phát hiện các loài Tuế và Thông bị đe doạ tiêu diệt ở Việt Nam" của GS. TS. Phan Kế Lộc và TS. Nguyễn Tiến Hiệp);
Nghiên cứu tính đa dạng sinh vật của Việt Nam và Lào: Chương trình ICBG đặt tại UIC (Tài trợ l-UOl-TWO 1015-01, thông qua quỹ của Các Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ, Quỹ khoa học cơ bản Hoa Kỳ và Dịch vụ nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho GS. TS. D.D. Soejarto);
Ủy ban bảo tồn của Hội Lan Xan Diêgô (tài trợ cho đề tài "Khảo sát các loài Lan hài sống trên núi đá vôi Bắc Việt Nam đang bị tiêu diệt" của GS. TSKH. L. Avêrianốp).
Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu thực vật, lãnh đạo Viện thực vật học Cômarốp thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đã cho phép chúng tôi hoàn thành tài liệu này trong giờ làm việc và lãnh đạo Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã cho phép thu thập mẫu vật nghiên cứu.
Chúng tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Hiệp và GS. TS. Phan Kế Lộc, những người đã đóng vai trò chủ yếu trong việc tổ chức tất cả các đợt nghiên cứu thực địa dẫn đến các kết quả được trình bày ở đây, TS. AlêxAnđrơ Senicốp đã chỉnh lý phần mô tả tiếng la tinh. TS. Jacinto Regalado đã hiệu đính phần tiếng Anh. và GS. TS. Phan Kế Lộc đã hiệu đính bản thảo và dịch sang tiếng Việt Nam.
Tài liệu này đã không có thể công bố được nếu không có sự tài trợ của Chương trình Bảo tồn thực vật Việt Nam, một chương trình hợp tác giữa Vườn thực vật Mítxuri, Hoa Kỳ và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Việt Nam, và của Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, Việt Nam.
[EBOOK] TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM (UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM), LEONID V. AVERYANOV VÀ ANNA L. AVERYANOVA, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khóa: ebook, giáo trình, TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM, UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM, phân loại các loài hoa lan ở Việt Nam, hoa lan ở Việt Nam, phân loại lan Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com