Cuốn sách này do phòng nghiên cứu nghiệp vụ Thư viện Quốc gia Liên Xô mang tên V. I. Lê-nin biên soạn, trên cơ sở lồng hợp kinh nghiệm hoại động của các thư viện nông thôn ở Liên Xô vào những năm 70. Sách được trình bầy dưới dạng tra cứu dùng cho các thư viện huyện, cụm, thư viện xã, các phòng đọc sách và tủ sách xã, hợp tác xã và tạp đoàn sản xuất hiện nay, trên đất nước ta đã xây dựng được gần với thư viện huyện, gần 2000 thư viện xã và vài ngàn phòng đọc sách, tủ sách cơ sở ở nông thôn. Quy chế của thư viện huyện và thư viện xã do Bộ Văn Hóa ban hành lá cơ sở về tổ chức hoạt động của các thư viện trên địa bàn cấp huyện. Tuy nhiên, với những biến đổi lớn ở nông thôn hiện nay về mặt kinh tế, xã hội, đã đặt ra những vấn đề mới cho các thư viện có liên quan đến đối tượng phục vụ và nội dung hoạt động. Cuốn sách trình bầy một cách đa dạng các hình thức và phương pháp công tác mới, chỉ dẫn sáng tỏ cơ cấu vốn sách nhằm thỏa mãn một cách đầy đủ những yêu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân ở nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
Vớt tư cách là các thư viện công cộng tổng hợp, ngoài nhiệm vụ chính phục vụ việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, các thư viện huyện, xã, hợp tác xã còn có nhiệm vụ giúp xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Những biện pháp tuyên truyền giới thiệu các tài liệu xã hội chính trị, khoa học tự nhiên và thẩm mỹ là những bài học rất quý báu về thực tiễn đối với chúng ta. Ngoài ra, cuốn sách cũng giành một chương để hướng dẫn đọc cho thiếu nhi. Bằng cách phân tích tâm lý các lứa tuổi và nhu cầu đọc, chúng ta nắm được một cách toàn diện các biện pháp về chuyên môn cần thực hiện đối với thế hệ đang trưởng thành qua công tác sách.
Quá nửa cuốn sách đề cập đến những vấn đề kỹ thuật của các thư viện nông thôn và chúng tôi đã lược bỏ bởi vì, những vấn đề đó đã được đề cập trong cuốn "Sổ tay thư viện huyện, xã" do Nhà xuất bản Văn Hóa xuất bản năm 1979.
Chúng tôi lưu ý các trường thư viện huyện và phụ trách các thư viện, phòng đọc sách, họp tác xã chương phân tích nhu cầu đọc nâng cao trình độ nghề nghiệp của nhân dân nông thôn, đồng thời, đề nghị, khi sử dụng sách, cần vận dụng một cách sáng tạo các kinh nghiệm, trên cơ sở đặc điểm cụ thể của địa phương mình.
Hy vọng tập sách này sẽ góp phần nâng cao thêm một bước chất lượng và trình độ hoạt động của các thư viện nông thôn nước ta, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới ở cơ sở.
[EBOOK] THƯ VIỆN NÔNG THÔN, NGUYỆT ÁNH VÀ ĐỖ HỮU DƯ (BIÊN DỊCH), NXB VĂN HÓA
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.
Từ khóa: ebook, giáo trình, sổ tay thư viện nông thôn, thư viện ở nông thôn, tổ chức thư viện ở nông thôn, phát triển nông thôn, nông nghiệp và phát triển nông thôn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
levantaihg@gmail.com