Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn BẢO QUẢN NÔNG SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BẢO QUẢN NÔNG SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI GIA ĐÌNH, ROSEMARY MORROW, NGUYỄN THANH TÂM (DỊCH), NXB PHỤ NỮ


Việc bảo quản và tạo ngân hàng hạt giống là một điều mới lạ đối với rất nhiều người, ở rất nhiều nước trên thế giới, mọi người vẫn làm nông nghiệp, canh tác bao nhiêu năm nhưng vẫn thiếu kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức bảo quản hạt giống. Họ thường đánh mất đi những loại giống quí truyền thống lâu đời.


Trong tương lai, hạt giống sẽ được bảo quản và những giống tốt sẽ được gìn giữ thông qua việc thu thập tại địa phương, bảo quản và tạo ngân hàng giống do những người đã được đào tạo kỹ thuật tiến hành. Họ sẽ dùng sổ để lưu giữ thông tin về việc bảo quản giống và các thiết bị bảo quản khác. Bảo quản giống là một việc đễ học, đễ làm mà không đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị. Cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn cách làm việc đó.


Cuốn sách này hình thành từ một đợt thí điểm hướng dẫn bảo quản giống được tổ chức tại Việt Nam năm 2001 ở hai huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá cùng với các chuyên gia canh nông. Những chỉnh sửa đã được tiến hành dựa trên những kinh nghiệm tích lũy từ các khoá học đó và từ các gợi ý của học viên. Hiện giờ cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Việt và tiếng Khơme. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi chú trọng sao cho việc dịch thuật được dễ dàng.


[EBOOK] HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI GIA ĐÌNH, ROSEMARY MORROW, NGUYỄN THANH TÂM (DỊCH), NXB PHỤ NỮ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bảo quản giống cây trồng, bảo quản sau thu hoạch, giống cây trồng, công nghệ giống, bảo quản giống cây trồng tại gia đình

[EBOOK] GIÁO TRÌNH LẠNH ĐÔNG RAU QUẢ XUẤT KHẨU, GS. TSKH. TRẦN ĐỨC BA (CHỦ BIÊN) ET AL., KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT-LẠNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Rau quả cần cho đời sống của con người không chỉ để phối liệu trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chất khoáng, các sinh tố thiết yếu, các chất kích thích cho cơ thể con người, mà còn là thành phần chủ yếu không thể thay thế được bằng các chất khác trong nhu cầu thực phẩm, nhu cầu đề kháng bệnh tật của cơ thể sống.

Như chúng ta đã biết là một số aminoaxit không thể thay thế được, rất cần cho cơ thể sống nhưng chỉ ở rau quả mới có mà thôi. Nhiều loại rau quả ngoài giá trị dinh dưỡng cao, còn có giá trị dược liệu quí như Bromelin, Papain trong dứa và đu đủ dùng làm thuốc tiêu hóa rất tốt. Bromelin còn dùng để sản xuất nhiều biệt dược như Extranse, Annasase, ... để điều trị hàng loạt bệnh chứng về viêm loét, ung nhọt và cả ung thư. Trong nước dừa giải khát có hoạt chất hócmôn thực vật kích thích mạnh sinh trưởng. Trong actiso có nhiều chất bổ gan, bổ thận, bổ thần kinh. Trong hột mít có chất lectin (jacaline) có thể dùng điều chế thuốc trị bệnh AIDS là bệnh hiểm nghèo nhất của loài người hiện nay. Nhờ rau quả rất bổ dưỡng, lại có tính đề kháng bệnh tật và điều trị hữu hiệu cao, nên thế giới đã có nhiều người sống lâu trên 120 tuổi do ăn uống chủ yếu là rau quả như các cụ già ở vùng Capcasơ (SNG), Brasil, ... Dân theo giáo phái Mormon và Adventist ở California ăn nhiều hoa quả tươi và quả bơ nên không bị bệnh xơ cứng động mạch và ít mắc bệnh ung thư so với những người khác từ 2 đến 3 lần. Chính vì vậy mà rau quả ngày nay trở thành mặt hàng quý của thị trường quốc tế. Mặt khác, sản phẩm quí này lại ngày càng khan hiếm do nhịp độ phát triển dân số của thế giới, nhịp độ “đô thị hóa” cộng với nạn “sa mạc hóa” và nạn ô nhiễm môi trường.

Rau quả là thực phẩm quý đang khan hiếm dần, trong khi đó Việt Nam ta có tương đối nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất rau quả đặc sản nhiệt đới, nhằm cung ứng cho thị trường thế giới rộng lớn. Vấn đề cần phải giải quyết là làm sao để ứng dụng được những thành tựu rực rỡ của công nghệ sinh học trong việc phát triển rau quả ở nước ta, đưa ngành rau quả Việt Nam bước vào giai đoạn sản xuất công nghiệp, đáp ứng đầy đủ cho chế biến xuất khẩu rau quả đặc sản Việt Nam trên khắp các thị trường của thế giới.

Cuốn sách “Lạnh đông rau quả xuất khẩu” giới thiệu với bạn đọc về chế biến lạnh để xuất khẩu một số rau quả chủ lực, rau quả đặc sản nhiệt đới Việt Nam với hy vọng góp được phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế vùng nhiệt đới.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc gần xa.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH LẠNH ĐÔNG RAU QUẢ XUẤT KHẨU, GS. TSKH. TRẦN ĐỨC BA (CHỦ BIÊN) ET AL., KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT-LẠNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Lạnh đông rau quả xuất khẩu, giáo trình Lạnh đông rau quả xuất khẩu, bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, bảo quản rau quả xuất khẩu, đông lạnh nông sản xuất khẩu

[EBOOK] KỸ THUẬT XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH MÔ NHỎ: TÀI LIỆU KỸ THUẬT CHO RAU QUẢ VÀ HOA CÂY CẢNH, Lisa Kitinoja Và Adel A. Kader, UNIVERSITY OF CALIFORNIA - DAVIS, CALIFORNIA

Ba mục tiêu chính của việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch cho sản phẩm rau quả gồm:

1. Giữ vững chất lượng (hình dáng, kết cấu, hương vị, và giá trị dinh dưỡng)

2. Bảo vệ thực phẩm an toàn

3. Giảm tổn thất giữa thời điểm thu hoạch và tiêu dùng

Việc quản lý hiệu quả trong suốt thời kỳ sau thu hoạch, tốt hơn việc đưa ra bất kỳ công nghệ phức tạp nào, là chìa khóa để đạt được mục tiêu đặt ra. Trong khi việc đầu tư thiết bị đắt tiền và xử lý sau thu hoạch bằng công nghệ cao sẽ đem lại lợi ích cho các hoạt động ở quy mô lớn, thì lại là vấn đề không thực tiễn đối với quy mô nhỏ. Thay vào đó, công nghệ đơn giản, chi phí thấp có thể thích hợp hơn đối với khối lượng nhỏ. Ở các nước đang phát triển, các hoạt động thương mại thường hạn chế, nông dân phải bán sản phẩm trực tiếp cho nhà cung cấp cũng như người xuất khẩu.

Nhiều sự đổi mới gần đây trong công nghệ sau thu hoạch ở các nước phát triển tránh được việc sử dụng lao động giá cao và cho sản phẩm đạt chất lượng hoàn hảo. Các phương pháp này có thể không được chứng minh trong thời gian dài, vì còn có sự liên quan đến kinh tế xã hội, văn hóa và môi trường. Ví dụ, việc sử dụng thuốc trừ hại sau thu hoạch có thể làm giảm tỷ lệ khuyết tật bề mặt, nhưng có thể phải trả giá cao cả về kinh phí và hậu quả đối với môi trường. Thêm nữa, nhu cầu ngày càng lớn về các sản phẩm rau quả trồng theo phương pháp hữu cơ sẽ tạo cơ hội cho người sản xuất và buôn bán ở quy mô nhỏ.

Các điều kiện ở địa phương đối với người sản xuất ở quy mô nhỏ bao gồm sự dư thừa lao động, thiếu lòng tin vào việc đầu tư công nghệ sau thu hoạch, nguồn cung cấp năng lượng điện không chắc chắn, thiếu phương tiện vận chuyên, kho lưu trữ, nguyên liệu bao gói, cũng như một loạt những hạn chế khác. Cũng rất may rằng, có nhiều công nghệ sau thu hoạch đơn giản có thể lựa chọn, và có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu của người sản xuất và buôn bán ở quy mô nhỏ. Trong sách này giới thiệu nhiều phương pháp đã được sử dụng thành công để làm giảm tổn thất và giữa được sản phẩm chất lượng tốt của nhiều cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới trong nhiều năm qua.

Có rất nhiều bước có ảnh hưởng đến nhau trong bất kỳ phương pháp sau thu hoạch nào. Sản phẩm thường được chuyển qua nhiều người khác nhau, vận chuyển và lưu trữ vài lần giữa thời điểm thu hoạch và tiêu dùng. Trong khi mỗi loại sản phẩm phải có kỹ thuật riêng, và các hoạt động theo trình tự riêng, thì mục đích của cuốn sách này là đưa ra một phương pháp chung cho việc lưu trữ sau thu hoạch.

Chương 1 đưa ra một số kỹ năng thu hoạch và các phương pháp chuẩn bị sản phẩm tươi cho thị trường. Chương 2 cung cấp những ví dụ đã được lựa chọn về việc xử lý thế nào sản phẩm cây thân củ, hành trước khi tồn trữ hoặc bảo quản. Chương 3 minh họa các công nghệ đơn giản có thể sử dụng cho nhà bao gói, có thể là một cái lều đơn giản trên đồng ruộng, hoặc một vài cấu trúc kho làm mát và lưu trữ.

Chương 4 đưa ra những phương pháp khác nhau của việc bao gói, và nguyên liệu bao gói, có thể giúp giữ được chất lượng sản phẩm và làm giảm tổn thương cơ giới trong quá trình lưu trữ, vận chuyển và bảo quản. Chương 5 miêu tả phương pháp kiểm soát vật gây hại, và đưa ra gợi ý về việc xử lý hóa học trong việc kiểm soát côn trùng và bệnh hại.

Các phương pháp đơn giản làm mát sản phẩm được miêu tả trong chương 6. Cấu trúc kho bảo quản, phương pháp đảm bảo sự thông gió thích hợp, và các công nghệ đơn giản cho việc bảo quản trong điều kiện không khí cải biến được giới thiệu trong chương 7. Kỹ thuật vận chuyển có thể hạn chế tổn thất được giới thiệu trong chương 8, và các phương pháp lưu trữ ở các điểm bán buôn bán lẻ được đưa ra ở chương 9. Chương 10 giới thiệu một vài phương pháp ché biến sản phẩm tươi làm tăng giá trị sản phẩm như sấy khô, đóng hộp và ép nước quả. Cuối cùng, chương 11 là một chương mới của phiên bản lần này của cuốn sách, miêu tả cơ sở của “Thực hành nông nghiệp tốt” (GAP), và phương pháp đơn giản có thể áp dụng để đảm bảo an toàn cho sản phẩm tươi.

Mỗi kỹ năng được đưa ra trong sách này đều được miêu tả chi tiết và minh họa bằng hình ảnh. Những thông tin chi tiết hơn về bất kỳ một kỹ năng cụ thể nào, ngưòi sử dụng sách có thể tìm theo nguồn sách đã liệt kê, hoặc có thể liên hệ trực tiếp với tác giả của sách. Những kỹ thuật được miêu tả trong cuốn sách này không phải là toàn bộ các vấn đề của công nghệ sau thu hoạch, nhưng là điểm khởi đầu cho việc lưu trữ sản phẩm cây trồng ở quy mô nhỏ. Chúng tôi khuyên bạn nên thử các biện pháp kỹ thuật và so sánh chúng với các kỹ thuật hiện thời của bạn. Nhớ rằng, bất kỳ kỹ thuật nào cũng cần sử dụng linh hoạt để phù hợp nhất với điều kiện địa phương hoặc phù hợp với nguyên liệu. Và chúng tôi hy vọng rằng, những người sử dụng cuốn sách này cũng sẽ thông tin cho chúng tôi thêm nữa những công nghệ có tính thực tiễn, và chi phí thấp các bạn đang sử dụng, mà chúng tôi chưa đề cập đến trong phiên bản này.

Chúng tôi tin tưởng rằng việc áp dụng một vài kỹ năng đơn giản được mô tả trong sách này có thể giúp việc tồn trữ nông sản ở quy mô nhỏ giảm được tổn thất sản phẩm, bảo vệ sản phẩm an toàn, và giữ rau quả đạt chất lượng tốt.

[EBOOK] KỸ THUẬT XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH MÔ NHỎ: TÀI LIỆU KỸ THUẬT CHO RAU QUẢ VÀ HOA CÂY CẢNH, Lisa Kitinoja Và Adel A. Kader, UNIVERSITY OF CALIFORNIA - DAVIS, CALIFORNIA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật bảo quản rau quả, kỹ thuật bảo quản hao cây cảnh, bảo quản nông sản, chế biến nông sản, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch,

[EBOOK] NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ BẢO QUẢN NGÔ Ở QUY MÔ HỘ DÂN, KS. ĐẶNG XUÂN MAI, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH



Phần I


GIỚI THIỆU CHUNG


Trong số các loài cây trồng phổ biến nhất hiện nay, cây ngô là loại cây lương thực được phát triển nhanh, rộng rãi và có rất nhiều công dụng cho con người. Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L. thuộc họ Hòa thảo (Gramineae), bộ Hòa thảo (Graminales), lớp Một lá mầm (Monocoty edoneae), ngành Hạt kín (Angiospermatophyta), phân giới Thực vật bậc cao (Cormobionta).


Cây ngô được trồng ở hầu khắp mọi châu lục và dưới nhiều điều kiện khí hậu, đến nay cây ngô đã vượt lên đứng hàng thứ ba sau lúa mì và lúa nước với diện tích xấp xỉ bằng lúa nước.


Ở nước ta các vùng trồng nhiều ngô nhất trong cả nước là: Vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.


Bảng 1 nêu lên tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam qua một số mốc thời gian từ năm 1959 đến năm 1997.


Như vậy, gần nửa thế kỷ qua, diện tích và năng suất ngô trên thế giới đã tăng lên gấp rưỡi và sản lượng ngô tăng lên gần ba lần. Ở Việt Nam cho đến năm 1994, năng suất ngô đã tăng 1,5 lần trong khi diện tích trồng ngô tăng lên 5 lần so với năm 1959; điều đó cho thấy chúng ta còn phải nỗ lực nhiều để sản xuất ngô của nước ta ngày càng phát triển mạnh, sự cố gắng đó thể hiện ở năng suất ngô 2,6 tấn/ha năm 1997.


Với diện tích trồng và tổng sản lượng ngày càng tăng, cây ngô đã chứng tỏ nó chiếm giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ngô có vị trí kinh tế cao không chỉ về mặt lương thực mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.


[EBOOK] NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ BẢO QUẢN NGÔ Ở QUY MÔ HỘ DÂN, KS. ĐẶNG XUÂN MAI, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bảo quản ngô, chế biến ngô, bảo quản bắp, kỹ thuật bảo quản ngô, kỹ thuật chế biến ngô, bảo quản ngô ở hộ gia đình, bảo quản bắp ở hộ gia đình

[EBOOK] DINH DƯỠNG, ỨNG DỤNG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP




Nông thôn Việt Nam những năm gần đây đang có những thay đổi, không chỉ là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay mà bước đầu đã hình thành, những vùng chuyên canh lớn rau, quả và cây công nghiệp. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt phát triển mạnh mẽ đã là tiền đề để ngành chăn nuôi và ngành đánh bắt thủy, hải sản phát triển theo. Tuy chua nhiều nhưng chúng ta đã có thịt và thủy hải sản xuất khẩu. Những điều này báo trước việc hình thành và phát triển ngành thực phẩm công nghệ.


Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn, chúng tôi dịch cuốn "DINH DƯỠNG ỨNG DỤNG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM" của tác giả Jesse D. Dagoon do nhà xuất bản REX ấn hành lần đầu năm 1995 (nguyên bản bằng tiếng Anh) nhằm cung cấp cho các bạn trẻ ở nông thôn chút ít khái niệm về việc bảo quản và chế biến nông sản để đón trước xu thế đổi mới này. Sách gồm mười chương với nội dung:


Chương 1. Giới thiệu chung về khoa dinh dưỡng ứng dụng và công nghệ bảo quản thực phẩm. Qua chương nầy, người đọc nắm được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chế biến lương thực và thực phẩm đối với dinh dưỡng và sức khoẻ của con người trong bữa ăn hàng ngày.


Chương 2. Cung cấp những kiến thức cơ bản về độc tính, chức năng các nguồn vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác trong thực phẩm. Đọc xong chương này, người đọc biết được những nguyên nhân dẫn đến mắc một sỗ bệnh do ăn uống không hạp tỷ gây ra như tê phù, kém mắt, nứt da...


Chương 3. Giúp người đọc có những hiểu biết về nguyên tắc và thực tiễn trong bảo quản rau, quả.


Chương 4 và chương 5. Đọc kỹ, bạn đã có thể nắm được các phương pháp dự trữ, bảo quản rau, quả tại nhà.


Với các thiết bị đơn giản, dễ kiếm, có thể làm lấy được, bạn có thể đóng hộp, làm khô, ướp lạnh hoặc nấu mứt quả có sẳn trong vườn nhà như chuối, đu đủ, ổi, cam, dưa chuột, dứa, xoài, hồng xiêm...


Chương 6. Hướng dẫn cách muối các loại dưa, một món ăn quen thuộc của nhân dân ta.


Chương 7 và chương 8. Nói về cách chế biến cà phê, ca cao; đây là những nông sản "mới" nhưng đang phát triển rất mạnh ở trung du và miền núi, nơi đất rộng nhưng còn thưa dân.


Cách sản xuất giấm, một loại gia vị không thể thiếu trong việc đóng hộp rau, quả và cách sản xuất rượu bằng những dụng cụ đơn giản và có thể tận dụng các phế phẩm của việc chế biến rau, quả cũng là một việc phù hợp với kinh tế nông hộ.


Chương 9 và chương 10. Viết về việc bảo quản, chế biến thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trong hai chương này, ngựời đọc nhận được những khuyến cáo về việc bảo quản thịt, cá từ trước khi giết mổ hoặc từ lúc mới đánh bắt được cho đến việc sản xuất đồ ăn nguội và sản phẩm đóng hộp. Bạn đọc có thể tìm thấy ửo đây cách sản xuất phomát, bơ là những chế phẩm cao cấp từ sữa mà vùng trung du và miền núi nước ta có nhiều tiềm năng.


Như vậy, cuốn sách này có thể coi là một giáo trình hướng nghiệp lý thú về chế biến thực phẩm ở quy mô hộ gia đình cho học sinh các trường phổ thông trung học và những ai muốn làm kinh tế nông hộ bằng việc chế biến thực phẩm tại nhà. Sách cũng gợi ý một số hướng để nhà nông tự giải quyết đầu ra cho sản phẩm của mình và làm quen với việc đưa công nghiệp vào nông thôn.

[EBOOK] DINH DƯỠNG, ỨNG DỤNG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, chế biến nông sản, công nghệ thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, dinh dưỡng, ứng dụng và chế biến thực phẩm

[EBOOK] CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN - CHẾ BIẾN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH (TẬP 2), TS. TRẦN VĂN CHƯƠNG, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC

Các loại nông sản như: lúa, ngô, khoai, sắn, chè, cà phê, đậu đỗ, lạc và một số quả... là nguồn lương thực, thực phẩm hằng nqày và là các nguyên vật liệu không thể thiếu đối với nhiệm vụ ngành công nghiệp. Hơn nữa, sau khi được bảo quản chế biến hợp lý sản phẩm sẽ trở thành những mặt hàng có giá trị cao không những chỉ đối với thị trường nội địa mà còn đối với cả thị trường thế giới.


Muốn nâng cao giá trị tiêu dùng cũng như giá trị hàng hóa của nông sản, thì bên cạnh việc đầu tư thâm canh trước thu hoạch cần phải chú ý các công đoạn cận thu hoạch như làm kho, bảo quản, chế biến nhằm duy trì, nâng cao chất lượng và giảm tổn thất trong quá trình bảo quản chế biến.


Trước đây, bà con nông dân thường bảo quản, chế biến nông sản theo phương pháp thủ công, cổ truyền dân gian, nhưnq ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, người nông dân đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp dân gian cổ truyền với việc triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật tiến bộ để có hiệu suất cao hơn, giảm tỉ lệ hao hụt, nhằm bảo đảm tốt nhất chất lượng của nông sản trong bảo quản chế biến.


[EBOOK] CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN - CHẾ BIẾN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH (TẬP 2), TS. TRẦN VĂN CHƯƠNG, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, chế biến nông sản, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, Thu hái, chế biến chè, Công nghệ chế biến cà phê, Thu hoạch, sơ chế và bảo quản lạc, đậu, đỗ, Thu hái, vận chuyển, bảo quản và chế biến một số loại quả

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BẢO QUẢN NÔNG SẢN, NGUYỄN MẠNH KHẢI (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI

Cây trồng nói riêng và thực vật xanh nói chung đóng góp phần quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và vật nuôi. Chúng tiến hành quang hợp qua đó mà năng lượng của bức xạ mặt trời được biến thành năng lượng hóa học và được dự trữ trong các thành phần chất hữu cơ của cây trồng như gluxit, protein, lipit,... Con người và vật nuôi sử dụng năng lượng và các chất dinh dưỡng khác có trong thức ăn thực vật. Con người ngoài việc sử dụng thức ăn thực vật còn sử dụng thức ăn động vật từ vật nuôi và các hoạt động khác như săn bắt trên rừng và ngoài sông, ngoài biển.

Sản xuất nông nghiệp toàn cầu đang đứng trước những thách thức cực kỳ to lớn. Đó là:

- Diện tích đất cho sản xuất ngày một bị thu hẹp do công nghiệp hóa, đô thị hóa; do thiên tai; do đất đai bị thoái hóa.

- Để làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, các giống mới có năng suất cao trong đó có có cả các giống biến đổi gen phải được sử dụng; phân hóa học, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, các chất kháng sinh, chất tăng trọng phải được sử dụng,...Điều đó mâu thuẫn với nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay là cần có thực phẩm an toàn cho sức khỏe.

- Dân số thế giới tăng không ngừng (khoảng 7 tỷ năm 2050) đòi hỏi được cung cấp nhiều thức ăn hơn nữa.

Ở Việt nam, đất nước nhiệt đới nóng ẩm, tổn thất sau thu hoạch của cây trồng và vật nuôi là khá lớn. Trung bình, tổn thất sau thu hoạch hạt nông sản khoảng 10%, rau khoảng 35% và quả khoảng 25%. Vì vậy, nếu làm giảm tổn thất sau thu hoạch thì với sản lượng cây trồng và vật nuôi sẵn có, chúng có thể nuôi sống được nhiều người hơn mà không cần phải tăng năng suất và diện tích trồng trọt, chăn nuôi, những vấn đề nan giải hiện nay trong sản xuất nông nghiệp.

Tổn thất sau thu hoạch xuất hiện ở tất cả các quá trình sau thu hoạch như chăm sóc sau thu hoạch, vận chuyển, tồn trữ, chế biến, bao gói, phân phối,...

Do đó, nghiên cứu các quá trình sau thu hoạch nông sản đặc biệt là quá trình bảo quản nông sản để tiến tới hạn chế tổn thất sau thu hoạch là một vấn đề cấp thiết.

Giáo trình “Bảo quản nông sản” ra đời sẽ đóng góp một phần vào những cố gắng nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch nói trên.

Trong giáo trình, các vấn đề chính của công nghệ sau thu hoạch được trình bày là :

- Tổn thất sau thu hoạch và hướng hạn chế nó (Chương I);

- Đặc điểm của nông sản (Chương II, III, IV);

- Môi trường bảo quản (Chương V, VI);

- Bao gói và lưu kho (Chương VII, VIII);

- Các nguyên lý và phương pháp bảo quản (Chương IX).

- Một số vấn đề quan trọng khác của công nghệ sau thu hoạch như quản lý chất lượng sản phẩm sau thu hoạch; vận chuyển, phân phối và tiếp thị sản phẩm cũng phần nào được thể hiện (Chương X, XI).

Giáo trình cũng giới hạn ở một số sản phẩm cây trồng, ở thực phẩm dùng cho con người mà chưa tới sản phẩm động vật và thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, với các thông tin trong giáo trình, sinh viên các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp nói chung và đại học, cao đẳng công nghiệp thực phẩm nói riêng có thể tham khảo cho chuyên môn của mình. Nông dân, nhà chế biến, nhà bảo quản và người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có thể tìm thấy các thông tin cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của mình.

Dù không mong muốn nhưng chắc chắn giáo trình này còn có nhiều thiếu sót. Tập thể tác giả viết giáo trình trân trọng những ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.



[EBOOK] GIÁO TRÌNH BẢO QUẢN NÔNG SẢN, NGUYỄN MẠNH KHẢI (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình bảo quản sau thu hoạch, giáo trình bảo quản nông sản, Tổn thất sau thu hoạch và hướng hạn chế nó, đặc điểm của nông sản, Môi trường bảo quản, Bao gói và lưu kho, Các nguyên lý và phương pháp bảo quản

[EBOOK] TUYỂN TẬP TIÊU CHUẨN RAU QUẢ (QUYỂN 3): PROCEEDINGS OF FRUIT - VEGETABLE STANDARDS, NHIỀU TÁC GIẢ, TRUNG TÂM TIN HỌC NN&PTNT




Để phục vụ nhu cầu quản lý, nghiên cứu và sản xuất, Vụ Khoa học công nghệ đã cho xuất bản một số tuyển tập tiêu chuẩn và quy trình quy phạm ngành. Tiếp theo quyển 1 và 2 tuyển tập tiêu chuẩn rau quả đã xuất bản năm 2003, lần này vụ Khoa học Công nghệ giới thiệu với bạn đọc Tuyển tập tiêu chuẩn rau quả quyển 3, bao gồm các tiêu chuẩn ngành được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành từ năm 2003 đến 2005.


Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả, và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

[EBOOK] TUYỂN TẬP TIÊU CHUẨN RAU QUẢ (QUYỂN 3): PROCEEDINGS OF FRUIT - VEGETABLE STANDARDS, NHIỀU TÁC GIẢ, TRUNG TÂM TIN HỌC NN&PTNT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tuyển tập tiêu chuẩn rau quả, tiêu chuẩn rau quả, tiêu chuẩn thực phẩm, Tiêu chuẩn hạt đậu Hà Lan đóng hộp, tiêu chuẩn dứa quả tươi xuất khẩu, Tiêu chuẩn chuối tiêu tươi xuất khẩu, Tiêu chuẩn dứa lạnh đông IQF, Tiêu chuẩn ngô bao tử nguyên liệu cho chế biến, Tiêu chuẩn nguyên liệu vải thiều quả tươi cho chế biến, Tiêu chuẩn cà chua nguyên liệu cho chế biến, Tiêu chuẩn ngô ngọt nguyên liệu cho chế biến, Tiêu chuẩn mận quả tươi, Tiêu chuẩn rau quả. Măng tre tươi - nguyên liệu cho chế biến, Tiêu chuẩn rau quả. Dứa quả tươi - nguyên liệu cho chế biến, Tiêu chuẩn rau quả. Dứa lạnh đông nhanh, Tiêu chuẩn rau quả. Ngô bao tử lạnh đồng nhanh, Tiêu chuẩn rau quả. Ngô ngọt nguyên hạt lạnh đông nhanh, Tiêu chuẩn rau quả. Quy trình chế biến nước dứa cô đặc, Tiêu chuẩn rau quả - Quy trình chế biến vải lạnh đông nhanh

[EBOOK] SỔ TAY KỸ THUẬT BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC, VŨ QUỐC TRUNG (CHỦ BIÊN) VÀ LÊ THẾ NGỌC, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Bảo quản lương thực là một công tác quan trọng của công nghệ sau thu hoạch, góp phần bảo đảm an toàn lương thực quốc gia — vấn đề Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Trong bảo quản lương thực, vấn đề công nghệ và kỹ thuật bảo quản là khâu then chốt nhất, quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác bảo quản lương thực.


Cuốn "Sổ tay Kỹ thuật bảo quản lương thực" do các kỹ sư Vũ Quốc Trung và Lê Thế Ngọc là những chuyên gia hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực bảo quản lương thực biên soạn, trên cơ sở tư liệu tương đối đầy đủ. Cuốn sổ tay này ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu của công tác bảo quản lương thực dự trữ quốc gia. Sách có tác dụng thiết thực đối với cán bộ, viên chức trong các ngành có liên quan đến công tác bảo quản lương thực.


Tôi nhiệt liệt hoan nghênh các tác giả đã biên soạn cuốn sổ tay này và giới thiệu với bạn đọc. Mong rằng thông qua hoạt động thực tế, tiếp thu những ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài ngành để hoàn chỉnh và nâng cao hơn nữa chất lượng của cuốn sổ tay này vào những lần xuất bản sau.


[EBOOK] SỔ TAY KỸ THUẬT BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC, VŨ QUỐC TRUNG (CHỦ BIÊN) VÀ LÊ THẾ NGỌC, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sổ tay kỹ thuật bảo quản lương thực, kỹ thuật bảo quản lương thực, bảo quản lương thực sau thu hoạch, bảo quản nông sản, bản quản sau thu hoạch

[EBOOK] SƠ CHẾ - BẢO QUẢN ĐẬU ĐỖ, LẠC QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH, KS. BÙI KIM KHANH, NXB NÔNG NGHIỆP


Đậu, lạc (đậu phụng) là những thức ăn quen thuộc trong nhân dân ta, là nguồn thực phẩm có giá trị kinh tế cao, giàu đạm, giàu chất béo, giàu các chất khoáng và các vitamin. Ngoài ra các loại hạt này còn là những nguyên liệu tốt cho ngành công nghiệp thực phẩm, công nghệ ép dầu, thức ăn gia súc đồng thời cũng là những loại nông sản xuất khẩu có giá trị đối với nhiều thị trường trên thế giới.


Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp nước ta đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Sản lượng các loại hàng nông sản tăng, tính riêng sản lượng lạc năm 1999 đạt gần 320 ngàn tấn, đậu tương đạt gần 150 ngàn tấn và các loại đậu khác tuy không có con số thống kê chính xác nhưng sản lượng ước tính cũng phải hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.


Đậu đỗ, lạc cũng như các loại hạt nông sản khác sau khi thu hoạch chúng vẫn có những hoạt động sinh lý, sinh hóa của những sinh vật sống như : quá trình hô hấp, quá trình trao đổi chất v.v... Ngoài ra trong khối hạt còn có các thành phần khác như : tạp chất (đất, cát, sỏi đá, rác, cành, lá...), vi sinh vật (men, mốc, vi khuẩn), sâu, mọt. Trong nhiều trường hợp do hoạt động mãnh liệt của sâu mọt, của vi sinh vật có thể dẫn đến thối hỏng hoàn toàn khối hạt. Đôi khi công tác bảo quản không tốt còn bị chim và các loại gặm nhấm ăn hại gây tổn thất lớn về chất cũng như về lượng.


Nếu chỉ tính tỷ lệ tổn thất ở mức từ 5-10%, mỗi năm chúng ta có thể mất từ 30 đến 60 ngàn tấn đậu, lạc. Tính giá 7.000 đồng/kg, chúng ta bị thất thu từ 200 - 400 tỷ đồng hàng năm. Khi nói mỗi kilôgam đậu hoặc lạc trong quá trình bảo quản bị hao mất 100 gam nhiều khi chẳng ai chú ý, nhưng con số nêu trên quả thật là một thất thoát đáng kể.


[EBOOK] SƠ CHẾ - BẢO QUẢN ĐẬU ĐỖ, LẠC QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH, KS. BÙI KIM KHANH, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sơ chế đậu đỗ lạc, bảo quản đậu đỗ lạc, kỹ thuật sơ chế và bảo quản đậu đỗ lạc, bảo quản sau thu hoạch đậu đỗ lạc, bảo quản nông sản

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG DỨA - BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN, TS. NGÔ HỒNG BÌNH (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP




CÂY DỨA


(Ananas comosus (L.) Merr)


I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ KINH TẾ CỦA DỨA


Dứa là một trong ba loại cây ăn quả hàng đầu của nước ta, cùng với chuối và cây có múi (cam, chanh, quýt và bưởi); được dùng để ăn tươi, chế biến phục vụ mục tiêu xuất khẩu và được trồng ở nhiều vùng trong nước. Đến năm 2002, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích dứa trên phạm vi cả nước đạt 37.800ha, với sản lượng đạt 292.000 tấn, trong đó một khối lượng lớn được dùng để chế biến xuất khẩu.


Về mặt dinh dưỡng, quả dứa được xem là “Hoàng hậu’’ trong các loại quả vì hương vị thơm ngon và giàu các chất dinh dưỡng. Trong thành phần ăn được của dứa Cayen, hàm lượng đường tổng số chiếm 11 - 15% và hàm lượng axit là 0,6%. Vitamin A - 130 đơn vị quốc tế, vitamin B - 0.08mg, vitamin B2 -  0,02mg, vitamin C - 4,2mg; hàm lượng các chất khoáng: Ca - 16mg, Lân - 11mg. Fe - 0,3mg và Cu - 0,07mg, Hàm lượng protein - 0,4g, lipit 0,2g và Hydratcacbon 13,7g. Ngoài ra trong quả dứa còn có men Bromelin giúp cho việc tiêu hoá tốt.


Về hiệu quả kinh tế, dứa được coi là một trong các loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng, cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác trên các vùng đất xấu. Dứa Cayen trồng 1 vụ, sau trồng 18 đến 20 tháng, năng suất thu được bình quân đạt 50 - 55 tấn/ha dứa Queen bình quân đạt 20 - 25 tấn/ha, thu lãi khoảng 10 - 15 triệu/ha/vụ.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG DỨA - BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN, TS. NGÔ HỒNG BÌNH (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng dứa, kỹ thuật canh tác dứa, kỹ thuật trồng khóm, kỹ thuật bảo quản dứa, kỹ thuật chế biến dứa, kỹ thuật bảo quản và chế biến dứa, kỹ thuật bảo quản và chế biến khóm

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM CÂY HOA MÀU VÀ CÂY NÔNG NGHIỆP, CHU THỊ THƠM - PHAN THỊ LÀI - NGUYỄN VĂN TÓ, NXB LAO ĐỘNG


Một trong những phương thức bảo quản chất lượng nông sản là chế biến. Bằng các cách khác nhau, nông sản sẽ giữ được chất lượng, mùi vị, màu sắc. Đây là một vấn đề rất quan trọng, không những liên quan đến hiệu quả kinh tế mà quan trọng hơn, nó còn liên quan đến sức khỏe con người.

Nông sản khi mới thu hoạch thường chứa nhiều nước, đó là môi trường rất tốt cho vi sinh vật sinh sống, phát triển, và là một nguyên nhân làm cho nông sản bị biến chất. Ngoài ra, tự thân nông sản cũng thay đổi do tác động của các quá trình sinh hóa. Hai yếu tố trên là nguyên nhân làm cho chất lượng nông sản giảm sút, tự bị phân huỷ. Bởi thế cần phải có phương pháp chế biến thích hợp đối với từng loại nông sản để giữ được chất lượng, hạn chế tổn hao các chất dinh dưỡng.

Cuốn "Kỹ thuật chế biến một số sản phẩm cây hoa màu và cây nông nghiệp" trình bày cách ngăn ngừa sự tự phân huy, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, giữ được chất lượng các sản phẩm mà người nông dân sản xuất ra.

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM CÂY HOA MÀU VÀ CÂY NÔNG NGHIỆP, CHU THỊ THƠM - PHAN THỊ LÀI - NGUYỄN VĂN TÓ, NXB LAO ĐỘNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật chế biến nông sản hoa màu, kỹ thuật chế biến nông sản cây nông nghiệp, chế biến nông sản, bảo quản nông sản, bảo quản chế biến sản phẩm nông sản nông nghiệp