Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn BẢO VỆ THỰC VẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BẢO VỆ THỰC VẬT. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] CÔN TRÙNG HỌC (TẬP I - CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG SINH LÝ, SINH HỌC, SINH THÁI HỌC), NGUYỄN ANH DIỆP (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Côn trùng học là môn học ra đời từ trước những năm 1900, hiện đã trở thành chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học ở hầu hết các trường đại học của các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, môn Côn trùng học được chính thức giảng dạy ở một số trường đại học từ những năm 1960, hiện nay đã trở thành chuyên ngành đào tạo đại học, cao học và tiến sĩ.

Giáo trình Côn trùng học hiện đang được dùng làm giáo trình chính để giảng dạy đại học và sau đại học cho chuyên ngành Côn trùng học ở khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số trường, viện, các cơ sở đào tạo khác có liên quan. Giáo trình này còn được dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ nghiên cứu có liên quan. Trong giáo trình này, tập thể tác giả đã cố giảng hệ thống hóa và tổng quát hóa những kiến thức cơ bản về côn trùng học đã tích lũy được cho tới nay, với hy vọng giúp cho bạn đọc tiếp thu được dễ dàng và có khả năng vận dụng có hiệu quả trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất và đời sống.

Nội dung giáo trình Côn trùng học được biên soạn theo mục đích, yêu cầu và nội dung của các chương trình đào tạo đại học, cao học và tiến sĩ về côn trùng học, đã được Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Giáo trình Côn trùng học được biên soạn và phê duyệt gồm hai tập:

Tập I: Cấu trúc, chức năng sinh lý, sinh học và sinh thái học côn trùng;

Tập II: Phân loại côn trùng.

Tập I của giáo trình Côn trùng học gồm 5 phần: Mở đầu, Hình thái ngoài, Giải phẫu và chức năng sinh lý, Sinh sản và phát triển, Sinh thái học; và được chia thành 23 chương.

Nội dung của giáo trình chú trọng tính cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Phương pháp trình bày nhằm phát huy tính năng động, khả năng tư học, tự tìm tòi của người học về thế giới côn trùng đa dạng và phong phú, về vốn kiến thức khoa học đồ sộ đã được tích lũy của ngành Côn trùng học. Chúng tôi đặc biệt chú ý minh họa những tổng quan bằng các ví dụ cụ thể của nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng học, cố gắng cập nhật kiến thức liên quan đến các nội dung của côn trùng học với những kết quả nghiên cứu mới nhất trên thế giới và trong nước. Kinh nghiệm cho thấy, với phương pháp trình bày giáo trình như vậy đã giúp cho sinh viên cũng như cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu có liên quan dễ dàng tiếp thu các nội dung của giáo trình và có khả năng phát huy sáng kiến trong công tác.

Trong quá trình biên soạn giáo trình này, tập thể tác giả được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ thuộc Bộ môn Động vật học Không xương sống, Lãnh đạo khoa Sinh học, Lãnh đạo phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Trong giáo trình chắc chắn còn những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc.

[EBOOK] CÔN TRÙNG HỌC (TẬP I - CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG SINH LÝ, SINH HỌC, SINH THÁI HỌC), NGUYỄN ANH DIỆP (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, côn trùng học, giáo trình côn trùng học, Hình thái ngoài côn trùng, Giải phẫu và chức năng sinh lý côn trùng, Sinh sản và phát triển côn trùng, Sinh thái học côn trùng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT (TẬP 1 PHẦN LÝ THUYẾT), TS. KHƯƠNG THỊ THU HƯƠNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Môn Sinh lý thực vật cung cấp kiến thức cơ sở cho nhiều ngành đào tạo liên quan đến thực vật như Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Lâm học, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nông nghiệp công nghệ cao, Bảo vệ thực vật...

Nhằm đa dạng nguồn tài liệu học tập cho sinh viên, cũng như cập nhật thành tựu mới của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu sinh lý thực vật, được sự hỗ trợ của Trường Đại học Lâm nghiệp, TS. Khương Thị Thu Hương cùng tập thể tác giả biên soạn cuốn Giáo trình Sinh lý thực vật, tập I. Phần lý thuyết.

Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, trong đó TS. Khương Thị Thu Hương (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) làm chủ biên và biên soạn chính toàn bộ cuốn sách, với sự tham gia của TS. Trần Khánh Vân (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) trong chương 5 và TS. Lê Thị Vân Anh (Trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội) trong chương 6.

Cuốn sách được biên soạn theo hướng tiếp cận các chức năng sinh lý dựa trên đặc điểm cấu tạo giải phẫu - hình thái, làm rõ bản chất của các quá trình sinh lý trong cây và các liên hệ ứng dụng trong thực tiễn. Đặc biệt ở chương 3 mô tả khá chi tiết cấu trúc của bộ máy quang hợp, phần mà các giáo trình trước đây còn chưa đề cập đến.

Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã kế thừa các kiến thức kinh điển trong các nguồn tài liệu có độ tin cậy cao, đồng thời cập nhật các kết quả nghiên cứu mới trong các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn GS.TS. Vũ Văn Vụ (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), PGS. TS. Nguyễn Văn Mã (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã góp ý chỉnh sửa bản thảo cuốn sách.

Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên chắc cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả rất mong nhận được sự chia sẻ và ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được chỉnh sửa, hoàn thiện trong lần tái bản.

Trân trọng cảm ơn!


[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT (TẬP 1 PHẦN LÝ THUYẾT), TS. KHƯƠNG THỊ THU HƯƠNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, lý thuật sinh lý thực vật, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, PGS. TS. HOÀNG THỊ KIM HỒNG (CHỦ BIÊN) VÀ THS. TRẦN VŨ NGỌC THI, NXB ĐẠI HỌC HUẾ


Giáo trình “Sinh lý thực vật” được biên soạn theo chương trình đào tạo tín chỉ dùng làm giáo trình chính để giảng dạy cho sinh viên ngành Sinh học, Kỹ thuật sinh học và Công nghệ sinh học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu về lĩnh vực Sinh lý thực vật.

Giáo trình này cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành liên quan đến các quá trình sinh lý ở thực vật. Nội dung chính của phần lý thuyết sẽ trình bày và hướng dẫn các kiến thức liên quan đến các lĩnh vực sinh lý thực vật nhằm giúp học viên hiểu một cách sâu sắc hơn về bản chất, cơ chế, vai trò của các hoạt động sống và các quá trình sinh lý, hóa sinh xảy ra trong cơ thể thực vật.

Phần lý thuyết sẽ trình bày các kiến thức cơ bản liên quan đến các nội dung của 6 chương sau đây:

Chương I. Sinh lý tế bào thực vật

Chương II. Trao đối nước ở thực vật

Chương III. Quang hợp ở thực vật

Chương IV. Hô hấp thực vật

Chương V. Dinh dưỡng khoáng và trao đối nitrogen ở thực vật

Chương VI. Sinh trưởng và phát triển của thực vật

Phần thực hành sẽ cung cấp các bài thực hành liên quan trực tiếp đến các kiến thức cơ bản về lý thuyết của môn học Sinh lý thực vật. Nội dung của các bài thực hành này nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao hơn nữa các kiến thức cơ bản về các quá trình sinh lý xảy ra trong tế bào và cơ thể thực vật, giúp cho người học nắm vững và hiểu rõ bản chất của môn học Sinh lý thực vật, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với các thao tác và phương pháp thí nghiệm.

Hiện nay, đã có nhiều tài liệu hướng dẫn giảng dạy lý thuyết và thực hành môn Sinh lý thực vật do nhiều tác giả có kinh nghiệm trong và ngoài nước biên soạn để phục vụ cho nhiều đối tượng, với các điều kiện khác nhau. Đây thực sự là những tài liệu vô cùng quí giá để chúng tôi tham khảo trong quá trình biên soạn và giảng dạy môn học này. Chúng tôi chân thành cám ơn các tác giả trên.

Do nhu cầu đổi mới trong đào tạo, chương trình đào tạo mới đã được chuyển đối từ hệ thống đào tạo theo niên chế sang hệ thống đào tạo tín chỉ, vì thế chúng tôi biên soạn giáo trình này trên cơ sở có đổi mới, chỉnh sửa và thiết kế lại cho phù hợp với khung chương trình và thời gian giảng dạy đã quy định.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng trình bày các phần của giáo trình một cách hoàn chỉnh nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.

Huế, 2021

Nhóm tác giả


[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, PGS. TS. HOÀNG THỊ KIM HỒNG (CHỦ BIÊN) VÀ THS. TRẦN VŨ NGỌC THI, NXB ĐẠI HỌC HUẾ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, Sinh lý tế bào thực vật, Trao đối nước ở thực vật, Quang hợp ở thực vật, Hô hấp thực vật, Dinh dưỡng khoáng và trao đối nitrogen ở thực vật, Sinh trưởng và phát triển của thực vật

[EBOOK] CÔN TRÙNG - SỬ DỤNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC KHIỂN, NXB NGHỆ AN


Phân bón hoá học và thuốc trừ sâu rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu chúng ta lạm dụng thì có hại cho sức khoẻ con người, kể cả các trường hợp quái thai; sẽ gây ô nhiễm lương thực, đồ uống, nước tưới tiêu và tiêu diệt các loài vi sinh vật có lợi và môi trường sống của chúng. Việt Nam đang chuyển từ đất nước nông nghiệp sang công nghiệp hoá. Hiện nay, khoảng 65% lực lượng lao động liên quan đến nông nghiệp. Bởi vậy cần quan tâm đến việc sử dụng thuốc trừ sâu bảo vệ môi trường.

Sử dụng phân bón hoá học ở Việt Nam đã tăng từ 172 tấn/ha trong 1980-1981 lên tới 620 tấn/ha trong 1992-1993 mà năng suất lúa tăng không đáng kể (3,2 tấn thóc/ha) so với các nước Đông Nam Á khác. Hằng năm khoảng 20.000 tấn thuốc diệt loài gây hại được sử dụng, 80% là các loại thuốc trừ sâu (27 loại organophophorus và carbamate không kể 55 tác nhân khác được sử dụng), một tỉ lệ phần trăm cao hơn thông thường. Nhiều thuốc diệt loài gây hại (20 loại) độc hơn các thuốc độc loại I và II. Trong thời kì 1986-1991, có 3019 trường hợp nhiễm độc thuốc trừ sâu được thống kê trong các bệnh viện (89,5% do tự tử, 10,4% là do ngẫu nhiên nghề nghiệp) một con số tương đối thấp, điều này có thể do không báo cáo, hoặc do các nhân viên y tế không nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng hoặc không điều trị đối với những người bị ảnh hưởng. Nó cũng cảnh báo về việc sử dụng các thuốc trừ sâu rẻ hơn và độc hại hơn.

Côn trùng và sử dụng thuốc diệt côn trùng bảo vệ môi trường" giới thiệu với bạn đọc làm nông nghiệp nhận thức đầy đủ hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật, cũng như tác hại của nó. Từ đó, có những biện pháp tích cực hơn trong sản xuất, ngăn ngừa sâu bệnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững.


[EBOOK] CÔN TRÙNG - SỬ DỤNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC KHIỂN, NXB NGHỆ AN


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Côn trùng và sử dụng thuốc diệt côn trùng bảo vệ môi trường, thuốc diệt côn trùng, sử dụng thuốc diệt côn trùng hiệu quả, thuốc trừ sâu, thuốc trừ rầy, sủ dụng thuốc diệt côn trùng an toàn

[EBOOK] PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TỔNG HỢP (IPM), GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Tổng hợp bảo vệ cây phương hướng hiện đại của công tác phòng trừ sân bệnh tổng hợp bảo vệ cây trồng. Phương hướng này vừa đảm bảo ngăn ngừa được tác hại của sâu bệnh, vừa góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe người lao động nông nghiệp và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.


Hướng bảo vệ thực vật này là kết quả những thành công, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các hoạt động phòng trừ sâu bệnh của tất cả các nước trên thế giới trong thế kỷ XX đặc biệt là từ những năm sau đại chiến thế giới lần thứ 2, khi các loại hóa chất BVTV được sử dụng rộng rãi và ồ ạt trong nông nghiệp.

Hướng BVTV này dựa chủ yếu vào việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật phát sinh, phát triển gây hại của sâu bệnh, các quy luật tương lai giữa các loài sinh vật, giữa các thành tố cấu tạo hệ sinh thái nông, lâm nghiệp, các quy luật tác động và thể hiện hiệu quả của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Các quy luật này là các quy luật khách quan, vốn tồn tại trong các hệ sinh thái - nhân văn. Khoa học công nghệ phát triển đạt đến trình độ cao vào những năm cuối của thế kỷ XX, cho phép các nhà khoa học nắm được một số lớn các quy luật khách quan tồn tại và tác động trong các hệ sinh thái nông, lâm nghiệp. Mặt khác những tác động tiêu cực của phương pháp hóa học BVTV đã gây nên nhiều hậu quả tai hại đã thúc đẩy các nhà khoa học đi đến hướng bảo vệ thực vật mới: Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM).


Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) được bắt đầu hình thành từ những năm 70 của thế kỷ XX. Đó là sự kế tục của những thành công trong BVTV và được nâng lên trên cơ sở tổng hợp toàn diện, đồng bộ. Sau hơn 30 năm phát triển, cho đến nay phương hướng này đã được hoàn thiện, nâng cao, trở thành phổ biến và phổ cập trong đội ngũ cán bộ làm công tác BVTV và trong nhân dân.


Đến nay, Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) không còn xa lạ đối với nông dân nước ta. Nông dân Vĩnh Phúc đã có câu: "IPM-tên lạ đã thành quen". Để đạt được tình hình này là do nhiều nổ lực, cố gắng đầy sáng tạo và quyết tâm của đội ngũ cán bộ BVTV nước ta.


Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề hiểu biết, nhận thức và vận dụng PTSBTH vào thực tế sản xuất. Còn có những nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào kết quả của PTSBTH. Có người cho rằng PTSBTH chỉ là niềm mơ ước, là công cụ tuyên truyền mà không thể thực hiện được trong thực tế sản xuất.


Cuốn sách: “Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp” được viết dưới dạng phổ thông nhằm cung cấp những hiểu biết, những luận cứ giúp người đọc nắm được những nội dung cơ bản của hướng BVTV hiện đại cùng với những kiến thức cần thiết, những việc cần làm để ứng dụng PTSBTH vào thực tiễn. Sách được viết thành 5 phần, với số trang hạn chế của một cuốn sách phổ thông, không có điều kiện để trình bày đầy đủ và trọn vẹn những vấn đề khoa học và thực tiễn có liên quan đến PTSBTH, sách chỉ dừng lại ở việc trình bày những vấn đề cơ bản nhất, thiết thực nhất.


PTSBTH là một hướng mới của BVTV, vì vậy có nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách đầy đủ và trọn vẹn. Còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau là chuyện bình thường. Trong cuốn sách tập trung nêu những thành công đã đạt được trong PTSBTH mà không đi sâu vào những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau, không trình bày nhiều về những vấn đề đã được nói khá đầy đủ trong cuốn sách khác.


PTSBTH là vấn đề mới, tác giả mong nhận được những góp ý của các nhà khoa học, của bạn đọc xa gần. Mọi góp ý đều rất quý và được trân trọng. Xin được gửi đến bạn đọc lời cám ơn chân thành.


[EBOOK] PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TỔNG HỢP (IPM), GS. TS. ĐƯỜNG HỔNG DẬT, NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, IPM, Integrated Pests Management, quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý sâu dịch hại tổng hợp

[EBOOK] TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG TRỪ THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐIỂN HÌNH CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)


Từ lâu các nhà khoa học ở nhiều nước đã ghi nhận hiện tượng xâm lấn và phát triển mạnh mẽ của các loài sinh vật khi du nhập đến nơi ở mới (IUCN, 2003). Các loài thực vật ngoại lai được du nhập đến nơi ở mới có thể do ngẫu nhiên và cũng có thể do cố ý. Trường hợp du nhập cố ý là do những quan tâm về kinh tế, môi trường và xã hội thúc đẩy. Thí dụ, năm 1947 Thái Lan nhập cây mai dương từ In-đô-nê-sia về để trồng làm cây phân xanh, chống xói mòn đất và đến năm 1982 cây mai dương bắt đầu lan rộng và đến nay xâm lấn hầu hết các tỉnh của Thái Lan (Suasa-ard và nnk, 2004). Bèo tây được đưa về Úc vào thập niên 1890 như là cây thực vật cảnh (NSW, 2012). Bèo tây lần đầu tiên được nhập vào Việt Nam vào năm 1902 qua Nhật Bản để làm cây cảnh, sau đó lan tràn khắp cả nước và trở thành loài thực vật ngoại lai xâm hại (IUCN, 2003). Loài cỏ lào cũng được du nhập đi một số nước như cây cảnh và ngày nay trở thành loài thực vật ngoại lai xâm hại ở nhiều nước trên thế giới (IUCN/SSG/ISSG, 2004).

Cây mai dương xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng giữa thế kỷ XX hoặc sớm hơn, nhưng chỉ từ thập niên 1980 loài cây này mới lây lan nhanh ở một số vùng và có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước (IUCN, 2003). Trong những năm cuối của thập niên 1990, sự xâm lấn của cây mai dương ở lưu vực sông La Ngà, lòng hồ Trị An cũng như ở các vùng đất trống thuộc các Vườn quốc gia Cát Tiên, Tràm Chim là vấn đề báo động. Tại những nơi này cây mai dương đã mọc dày tạo thành những thảm cây rộng lớn, cản trở hoạt động kinh tế, biến các vùng đất canh tác thành các vùng hoang hoá, làm nghèo khu hệ động thực vật bản địa ở các khu bảo tồn thiên nhiên, ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường. Đây là đối tượng cỏ dại môi trường nguy hiểm khó phòng trừ. Nước ta đang gặp khó khăn trong việc đối phó với loài thực vật ngoại lai này.

Những thông tin về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của cây mai dương là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng và đề xuất các giải pháp phòng chống một cách hiệu quả loài sinh vật ngoại lai này. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về sinh học sinh thái của cây mai dương ở nước ta còn quá khiêm tốn.

Để có được một chiến lược phòng chống một cách hiệu quả đối với sự lây lan xâm lấn của cây mai dương rất cần phải có các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, các phương pháp phòng chống cây mai dương đã có ở trên thế giới. Tài liệu này cung cấp các thông tin như vậy về cây mai dương.

[EBOOK] TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG TRỪ THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐIỂN HÌNH CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)


Qúy bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, quản lý cây mai dương, kiểm oast cây mai dương, phòng trừ cây mai ương, thực vật ngoại lai, cây mai dương ngoại lai, Mimosa pigra L.

[EBOOK] CÂY TRINH NỮ THÂN GỖ (CÂY MAI DƯƠNG) Ở VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ (Control of Mimosa pigra L. in Vietnam), PGS. TS. NGUYỄN HỒNG SƠN VÀ GS. TS. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây trinh nữ thân gỗ (TNTG) Mimosa pigra L. còn được gọi là cây TNTG nhọn, cây mắt mèo, cây xấu hổ hay cây mai dương, là loài thực vật ngoại lai có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ (Lewin và Elias, 1981). Do có khả năng sinh trưởng, phát triển và phát tán ra quần thể rất lớn, nó được xếp vào loài cỏ dại nguy hiểm thứ 3 trên thế giới và nằm trong danh sách 100 loài sinh vật gây hại nguy hiểm nhất đối với hầu hết các quốc gia đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Phi, châu Úc và khu vực Đông Nam Á đã gặp nhiều khó khăn và tốn kém trong việc đối phó với loài thực vật ngoại lai này. Chỉ riêng ở phía Bắc của châu Úc, chi phí cho kiểm soát chúng trong năm 1996-1997 là 11,4 triệu đô la và năm 1997-1998 là 16,6 triệu đô la (Walden et al., 2000).

Ở Việt Nam, cây TNTG bắt đầu xuất hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước. Trong những năm gần đây, cây này đã phát triển khá nhanh và có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Đặc biệt tại các vùng bán ngập thuộc đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực lòng hồ thủy điện như Trị An, Thác Bà, Hòa Bình..., chúng mọc dày tạo thành những vành đai rộng lớn và trở thành đối tượng cỏ dại nguy hiểm khó phòng trừ, gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường. Mặc dù vấn nạn về cây TNTG đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhưng cho đến nay vẫn chưa có được giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của chúng.

Trước nguy cơ gia tăng mức độ xâm lấn và gây hại của cây TNTG ở các vùng bán ngập đặc biệt là vườn quốc gia như Tràm chim, Cát Tiên, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đánh giá mức độ xâm lấn, tác động môi trường và các giải pháp hạn chế sự lây lan, xâm lấn của chúng như Trần Triết và ctv. (2000); Phạm Văn Lầm và ctv. năm 2001-2002. Công trình nghiên cứu này được tiến hành trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phòng trừ của các nước trên thế giới, đồng thời kế thừa, phát triển nghiên cứu bổ sung một cách hệ thống và mang tính tổng hợp hơn.

Để hoàn thành cuốn sách chuyên khảo này, tác giả xin trân trọng cám ơn Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ kinh phí cho công tác nghiên cứu; cám ơn các nhà khoa học cỏ dại và đồng nghiệp ở Úc, Thái Lan đã cung cấp nhiều tư liệu quý báu là cơ sở tham chiếu để xây dựng luận cứ khoa học cho nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn các đồng nghiệp là các nghiên cứu viên, kỹ thuật viên Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường (Viện Bảo vệ thực vật) đã cùng chung sức thực hiện các nội dung nghiên cứu; cám ơn các đơn vị phối hợp triển khai nghiên cứu: Vườn Quốc gia Tràm chim, Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên; các chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, Đồng Tháp, Hòa Bình và Yên Bái.

Với phạm vi và đối tượng nghiên cứu rộng, thời gian và kinh phí dành cho nghiên cứu hạn chế, cuốn sách này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của độc gỉa để có thể hoàn thiện tốt hơn trong các lần xuất bản sau.

[EBOOK] CÂY TRINH NỮ THÂN GỖ (CÂY MAI DƯƠNG) Ở VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ (Control of Mimosa pigra L. in Vietnam), PGS. TS. NGUYỄN HỒNG SƠN VÀ GS. TS. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cây trinh nữ thân gỗ, biện pháp phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ, biện pháp phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ nhọn, biện pháp phòng trừ cây mắt mèo, biện pháp phòng trừ cây xấu hổ, biện pháp phòng trừ  cây mai dương, Control of Mimosa pigra L. in Vietnam

[EBOOK] CÁC LOÀI CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ GÂY HẠI CÂY TRỒNG PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM (QUYỂN 1), GS. TS. NCVCC. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Sản xuất nông nghiệp nước ta từ sau khi đổi mới đã đạt được những thành tựu kỳ diệu, đưa Việt Nam từ thiếu lương thực trở thành một trong những quốc gia trong tốp đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo. Đóng góp vào thành tích tuyệt vời đó có phần khiêm tốn nhưng quan trọng của những tiến bộ khoa học công nghệ rút ra từ những kết quả nghiên cứu bảo vệ thực vật, phòng chống sâu hại cây trồng nói chung và phòng chống sâu hại cây lúa nói riêng.

Từ xa xưa, nghề trồng trọt cổ truyền Việt Nam đã bị bao đợt “giặc châu chấu” tàn phá. Thời nay, nông dân Việt Nam nhớ đời những trận dịch rầy nâu làm cháy bao cánh đồng cò bay mỏi cánh ở đồng bằng sông Cửu Long, dịch bọ cánh cứng hại dừa đã tàn phá bao vườn dừa ở Bến Tre, Bình Định và những trận dịch sâu đục thân lúa, sâu cuốn lá lúa loại nhỏ, bọ xít dài làm điêu đứng nhà nông ở vùng châu thổ sông Hồng, vùng đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh.

Để bảo vệ cây trồng khỏi sự tàn phá của sâu hại, việc nghiên cứu các loài chân đốt ăn thực vật luôn là một vấn đề khoa học nông nghiệp quan trọng, được bắt đầu từ trước Cách mạng Tháng 8, tiếp tục ngay cả trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và được đẩy mạnh từ ngày thống nhất đất nước cho đến ngày nay. Điều tra nghiên cứu thành phần loài chân đốt ăn thực vật là một mảng đặc biệt quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu phòng chống các loài chân đốt ăn thực vật hại cây trồng nông nghiệp. Vì muốn bảo vệ được cây trồng khỏi bị sâu hại tàn phá thì trước hết phải biết trên các cây trồng ấy có những loài sâu hại gì và chúng phá hại ra sao, để từ đó có kế hoạch nghiên cứu biện pháp phòng chống thích hợp.

Đã có vài danh lục côn trùng hại cây trồng ở nước ta được xuất bản thành sách và nhiều bài báo khoa học công bố kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về thành phần loài chân đốt ăn thực vật gây hại cây trồng nông nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, những nguồn tài liệu này không phải ở đâu cũng sẵn có và đầy đủ để tham khảo một cách dễ dàng. Thực tiễn ở nước ta về nghiên cứu phòng chống côn trùng và nhện nhỏ hại cây trồng thời kỳ “hội nhập quốc tế”, thời kỳ “biến đổi khí hậu” và trước “nguy cơ ngày càng gia tăng của sinh vật ngoại lai xâm lấn” đang đòi hỏi một tài liệu tổng hợp về thành phần các loài chân đốt ăn thực vật gây hại cây trồng đã phát hiện được ở Việt Nam.

Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, thành phần những loài chân đốt ăn thực vật đã phát hiện được trên các cây trồng phổ biến ở nước ta được biên soạn thành sách "Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam".

Dự kiến ban đầu sách "Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam" được xuất bản thành một quyển. Tuy nhiên, do nhiều lý do, đến khi hoàn thành bản thảo, tác giả đã quyết định xuất bản thành hai quyển. Quyển 1 được Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản trong năm 2013, gồm các phần:

- Lời giới thiệu (cả lời giới thiệu bằng tiếng Anh - Introduction)

- Mở đầu

- Giải thích cấu trúc sách danh lục

- Phần 1: Khái quát về thành phần loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam

- Phần 2: Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam (xếp theo hệ thống phân loại)

- Phần 3: Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được xếp theo cây trồng.

Phần này của danh lục “Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam” được viết theo nhóm cây trồng. Trong quyển 1 trình bày danh lục những loài chân đốt ăn thực vật đã phát hiện được của nhóm cây lương thực (6 lơại cây), nhóm cây rau quả (20 loại cây) và nhóm cây phân xanh (2 loại cây).

- Cuối cùng là bảng tra cứu tên khoa học của các loài chân đốt ăn thực vật được trình bày trong quyển 1.

Quyển 2 sẽ được Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản trong những năm tới. Quyển 2 gồm các phần:

- Phần 3 (tiếp theo): Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được xếp theo cây trồng.

Phần này của quyển 2 trình bày danh lục những loài chân đốt ăn thực vật đã phát hiện được của nhóm cây công nghiệp (17 loại cây) và nhóm cây ăn quả (32 loại cây).

- Phần “Tài liệu sử dụng để biên soạn các danh lục

- Vấn đề tên Việt Nam của các loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp ở nước ta.

- Bảng tra cứu tên khoa học của các loài chân đốt ăn thực vật được trình bày trong quyển 2 và chung cho cả hai quyển.

Sách danh lục này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về côn trùng nông nghiệp, cán bộ bảo vệ thực vật, trồng trọt, khuyến nông các cấp. Sách này còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo chuyên ngành côn trùng học, bảo vệ thực vật và sinh học ở các trường đại học.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp, đặc biệt là Ban Biên tập II - Sách trồng trọt đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho sách danh lục ra mắt bạn đọc.

Để biên soạn sách này, tác giả phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu đã công bố liên quan đến các loài chân đốt ăn thực vật ở Việt Nam. Do đó, sách danh lục này không thể tránh khỏi thiểu sót. Tác giả rất mong nhận được sự cảm thông chia sẻ, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và bạn đọc trong cả nước.

[EBOOK] CÁC LOÀI CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ GÂY HẠI CÂY TRỒNG PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM (QUYỂN 1), GS. TS. NCVCC. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam, côn trùng nông nghiệp, côn trùng trong nông nghiệp, Khái quát về thành phần loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam, Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam (xếp theo hệ thống phân loại), Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được xếp theo cây trồng

[EBOOK] HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG CÔN TRÙNG, CHU THỊ THƠM ET AL., TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG

I. CÔN TRÙNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG TỰ NHIÊN

1. Tác động tích cực của côn trùng

Thế giới tự nhiên là một thể thống nhất, trong đó côn trùng có một vai trò nhất định trong chu trình sinh học. Giữa côn trùng và thực vật đã hình thành mối quan hệ gần như "giúp đỡ lẫn nhau". Khi lấy mật hoa, phấn hoa, côn trùng làm cho nhị đực tiếp xúc với nhị cái, hoặc đem phấn hoa từ hoa này đến thụ phấn cho hoa khác. Bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp, côn trùng đã làm cho thế giới thực vật ngày càng phong phú. Những côn trùng thụ phấn đã làm lợi rất nhiều cho thực vật bằng cách thụ phấn chéo. Nếu không có côn trùng thụ phấn, nhiều loài cây đã không thực hiện được quá trình thụ phấn và trở nên bất thụ.

Chẳng hạn, phấn ở hoa đực của cây mướp, cây bầu, cây bí vì ẩm nên ngay cả khi gió rất to cũng không thể chuyển đi xa đến vài centimet và thường không thể rơi vào nhuỵ của hoa cái được, nêu không có sự giúp sức của các loài ong mật và ruồi vằn. Vì vậy, trong quá trình tiến hóa, thực vật thụ phấn nhờ côn trùng có những biến đổi thích nghi làm cho khả năng thu hút côn trùng đến thụ phấn ngày càng tinh vi và có khi cấu tạo cơ học hoàn chỉnh phù hợp với việc thụ phấn nhờ côn trùng. Mật ngọt, hương thơm và màu sắc sặc sỡ của hoa, có chức năng dẫn dụ thu hút côn trùng đến thụ phấn. Màu sắc và mùi thơm của hoa là vật định hướng và là một trong những tín hiệu chỉ đường cho côn trùng đến thụ phấn.

Ong mật đã làm cho sản lượng của nhiều loài cây trồng tăng lên rất cao. Vì vậy ngày nay để tận dụng hết khả năng của ong mật, người ta đã di chuyển chỗ ở của chúng theo từng mùa vụ để nâng cao sản lượng mật và tăng cao năng suất cây trồng. Ngay đối với cả những cây tự thụ phấn được như cây bông thì côn trùng cũng đã góp phần làm cho sản lượng tăng cao và làm cho giống cây đó tăng thêm sức sống nhờ sự thụ phấn chéo.

Cây sung thụ phấn được là nhờ loài ong muỗi. Quả sung, thực sự là một đế hoa tự trong đó có các hoa đực và hoa cái. Hoa đực xếp gần lỗ đỉnh đế hoa tự, còn hoa cái có cuống xếp ở phía dướỉ. Đế hoa tự có cấu tạo vớỉ lỗ đỉnh có nhiều lông và nhị đực sắp xếp như hom rọ đã làm cho quả sung thực sự trỏ thành cạm bẫy đối với ong muỗi, các thể cái trưởng thành sau khi giao phối đã bị mùi của hoa sung quyến rũ và chui lọt theo lỗ đỉnh vào ăn mật trong đế hoa tự của cây sung. Trong đế hoa ong muỗi chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là thụ phấn cho các hoa sung. Mặc dù bị giam nhưng lại được bảo vệ tốt nên ong muỗi đã ăn mật rồi đẻ trứng vào đế hoa tự. Trứng phát triển và nở ra ấu trùng. Ở đây ấu trùng ăn một phần thịt của đế hoa, có khi cả hạt sung non nữa. Khi quả sung chín cũng là lúc ấu trùng hoàn thành quá trình phát triển, hoá nhộng, hoá trưởng thành cũng ở ngay trong đế hoa tự. Đến khi quả sung rụng xuống vỡ ra, ong muỗi bay đi tìm đôi giao phối rồi lại tự nguyện bị giam. Sung ra hoa quanh năm nên ong muỗi cũng phát triển quanh năm.

Nhiều loài côn trùng ăn xác chết, ăn phân và các sản phẩm trao đổi chất khác có vai trò giống như "đội vệ sinh khổng lồ". Bọ ăn xác chết đã nhanh chóng thu lượm và sử dụng hết các xác chết của động vật. Người ta ước tính nếu như không có các loài động vật ăn xác chết thì chỉ vài ba tháng, bề mặt trái đất sẽ ngập trong xác chết của động vật. Bọ hung ăn phân đã nhanh chóng trả các chất thải hồi của động vật móng guốc và nhiều loài động vật khác trở lại cho đất. Bọ hung đào hang chôn phân vào trong lòng đất có khi sâu đến 20-25cm. Trong quá trình hoạt động chúng đã tham gia vào quá trình làm giàu, làm xốp cho đất.

Mối và nhiều loài động vật khác như kiến, bọ gỗ mục v.v... ngoài việc thu dọn phân còn tham gia tích cực trong việc phân huỷ các cặn bã như lá rụng, cành cây khô v.v... Kiến đã lần mò, lùng sục khắp mọi nơi ở trên cây và tiêu diệt một số lượng lớn sâu hại ăn lá, bảo vệ màu xanh của thảm thực vật. Ở nước Ý người ta tính được rằng, một triệu tổ kiến sống với quân số chừng ba tỉ, trong vòng 20 ngày ăn hết 1.500 tấn côn trùng có hại.

[EBOOK] HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG CÔN TRÙNG, CHU THỊ THƠM ET AL., TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, phòng chống ôn trùng, kỹ thuật phòng chống côn trùng gây hại, hướng dẫn phòng chống côn trùng, côn trùng nông nghiệp, côn trùng gây hại trong nông nghiệp, côn trùng nông nghiệp và biện pháp phòng trừ

[EBOOK] CÔN TRÙNG VÀ ĐỘNG VẬT HẠI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NXB NÔNG NGHIỆP


Điều kiện tự nhiên của nước ta không chỉ thuận lợi cho các loài cây trồng phát sinh, phát triển, mà còn rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài dịch hại gây hại trên cây trồng như: Côn trùng, nhện nhỏ, các loài động vật gây hại khác. Các loài này có thể xuất hiện, sinh sôi và phát triển quanh năm.

Điều tra, nghiên cứu các loài côn trùng và động vật khác gây hại trên cây trồng và cây lâm nghiệp cũng như sản phẩm của chúng (cây trồng nông nghiệp) là hết sức cần thiết, nhằm quản lý chúng một cách hợp lý, đồng thời góp phần giảm lượng thuốc hóa học trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp vừa phù hợp với nhu cầu của thế hệ hiện tại mà lại không ảnh hưởng đến thế hệ mai sau ở nước ta.

Nhiều vấn đề đang đặt trước các nhà khoa học cần phải giải quyết:

Điều tra và xác định tính đa dạng sinh học của các loài sinh vật (côn trùng, động vật khác gây hại cây trồng nông nghiệp) ở mỗi hệ sinh thái nông nghiêp cần nghiên cứu.

Hiểu mỗi quan hệ giữa các loài côn trùng, động vật khác gây hại cây trồng và các chức năng chính của hệ sinh thái nông nghiệp với những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến chúng.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài côn trùng, động vật khác gây hại cây trồng có ý nghĩa kinh tế.

Nghiên cứu biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp, thân thiện với môi trường và hiệu quả bền vững.

Việc hơn 30 tác giả là những nhà khoa học thuộc các cơ sở nghiên cứu giảng dạy lớn trong cả nước, dựa trên kết quả nghiên cứu về các loài côn trùng động vật khác gây hại trên cây trồng Nông nghiệp phối hợp thu thập dẫn liệu trong nước cũng như ngoài nước có liên quan để viết cuốn sách "Côn trùng và động vật hại nông nghiệp Việt Nam" là có giá trị khoa học và thực tiễn rõ ràng.

Cuốn sách này không chỉ được sử dụng làm giáo trình cho sinh viên đại học, cao học và nghiên cứu sinh ngành Bảo vệ thực vật, Nông học, Sinh học, mà còn là tài liệu khoa học giúp cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh học nói chung và động vật học nói riêng tham khảo, cho cán bộ kỹ thuật, những người sản xuất nông nghiệp muốn tìm hiểu, khám phá tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp có được những hiểu biết về côn trùng và động vật khác hại cây trồng nông nghiệp và giải pháp quản lý chúng một cách bền vững.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trong cả nước.

[EBOOK] CÔN TRÙNG VÀ ĐỘNG VẬT HẠI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Côn trùng và động vật hại nông nghiệp Việt Nam, côn trùng nông nghiệp, côn trùng đại cương, hệ sinh thái nông nghiệp, bảo vệ thực vật, động vật gây hại nông nghiệp, côn trùng trong nông nghiệp, côn trùng và động vật khác gây hại trên cây trồng và cây lâm nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH LUẬT BẢO VỆ THỰC VẬT, PGS. TS. TRẦN VĂN HAI, BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT, KHOA NN&SHƯD, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

CỦA GIÁO TRÌNH LUẬT BẢO VỆ THỰC VẬT

I.    THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ


Họ và tên: TRẦN VĂN HAI

Sinh năm: 02-03-1955

Cơ quan công tác:

Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ

E-mail: tvhai@ctu.edu.vn

II.    PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

-Giáo trình có thể sử dụng cho các ngành: Nông học, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Kinh tế nông nghiệp và Kỹ thuật nông nghiệp

-Có thể dùng cho các trường: Trung học kỹ thuật, Đại học nông nghiệp

-Các từ khóa: luật, pháp luật, pháp lệnh, điều lệ, qui phạm, quốc hội, thuốc trừ dịch hại, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, kinh doanh,

-Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: côn trùng, bệnh cây, cỏ dại và hóa bảo vệ thực vật.

-Đã in thành giáo trình tại thư viện đại học Cần Thơ

[EBOOK] GIÁO TRÌNH LUẬT BẢO VỆ THỰC VẬT, PGS. TS. TRẦN VĂN HAI, BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT, KHOA NN&SHƯD, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình luật bảo vệ thực vật, luật bảo vệ thực vật, luật, pháp luật, pháp lệnh, điều lệ, qui phạm, quốc hội, thuốc trừ dịch hại, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, kinh doanh,, kinh tế nông nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp

[EBOOK] ĐỊNH MỨC NGHIÊN CỨU LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT, VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



[EBOOK] ĐỊNH MỨC NGHIÊN CỨU LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT, VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo vệ thực vật, nghiên cứu trồng trọt, định mức nghiên cứu lĩnh vực trồng trọt, định mức nghiên cứu lĩnh vực bảo vệ thực vật, trồng trọt và bảo vệ thực vật