Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY ĂN TRÁI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY ĂN TRÁI. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC SẦU RIÊNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học; suy giảm về số lượng và chất lượng nông sản do bão, lũ lụt, khô hạn, xâm nhập mặn,... làm tăng thêm nguy cơ tuyệt chủng của thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Biến đổi khí hậu sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất an ninh lương thực.

Trong những năm qua, Ngành Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được các thành tựu to lớn trong sản xuất nông sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, kỹ thuật tưới tiêu,. đã được nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn sản xuất, góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra trong những năm gần đây. Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là CSA) - là một trong những giải pháp để giảm nhẹ sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một tài liệu tổng hợp hướng dẫn thực hành CSA nào đối với từng cây trồng, bao gồm áp dụng tổng hợp các quy trình kỹ thuật canh tác như ICM, IPM, một phải năm giảm, ba giảm ba tăng, tưới khô ướt xen kẽ, tưới tiết kiệm.

Từ năm 2014 - 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP). Mục tiêu là nâng cao tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp có tưới, trong đó Hợp phần 3 của Dự án đã hỗ trợ các tỉnh vùng Dự án thiết kế và thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu gồm: Áp dụng các gói kỹ thuật về sản xuất giống cây trồng, gói kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, đánh giá nhu cầu và áp dụng các phương pháp tưới tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng; sử dụng nước tiết kiệm và tăng hiệu ích sử dụng nước; tăng thu nhập cho nông dân; giảm tính dễ tổn thương với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; tổ chức và liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân.

Cục Trồng trọt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ phối hợp với Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi và các tỉnh tham gia Dự án triển khai các nội dung liên quan đến nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA). Trên cơ sở tổng kết các kết quả, tài liệu liên quan, Cục Trồng trọt xin giới thiệu Bộ tài liệu “Sổ tay Hướng dẫn gói kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu cho một số cây trồng chủ lực như lúa, màu, rau, cây ăn quả có múi (cam, bưởi), chè, hồ tiêu, điều, cà phê, nhãn, vải, xoài, chuối, thanh long và sầu riêng”. Bộ tài liệu này được xây dựng trên cơ sở thu thập, phân tích, tổng hợp, chuẩn hóa các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật tưới, tiêu nước, để hoàn thiện Quy trình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng nhằm phổ biến đến các tổ chức, cá nhân và các địa phương tham khảo áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

Đây là một trong những tài liệu đầu tiên được chuẩn hóa về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, đơn vị chủ trì xin được lắng nghe các góp ý của quý vị để tiếp tục hoàn thiện.

Cục Trồng Trọt và Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng cảm ơn Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ Dự án VIAIP, tập thể đội dự án, tập thể biên soạn và các chuyên gia đã đồng hành trong việc xuất bản Bộ tài liệu này.

CỤC TRỒNG TRỌT

TS. Nguyễn Như Cường

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC SẦU RIÊNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng sầu riêng, kỹ thuật canh tác sầu riêng, trồng sầu riêng thích ứng biến đổi khí hậu, biện pháp tưới tiêu sầu riêng

[EBOOK] HỎI ĐÁP VỀ KỶ THUẬT MỚI TRỒNG NHÃN DA BÒ - TRỒNG ĐIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT SIÊU CAO, PHAN KIM HỒNG CÚC, NXB ĐÀ NẴNG

Đây là quyển sách gom góp những kinh nghiệm quí báu về Kỹ thuật mới trồng nhãn Da Bò và trồng hạt điều đạt năng suất cao để xuất khẩu mà tôi thu thập được do kinh nghiệm thực tế, từ nhiều năm đã thành công với các vườn cây ăn quả ở Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre), ở Cao nguyên, ở Lâm Đồng...
Các thắc mắc các bạn cần giải đáp thêm xin cứ liên lạc về 113 Hoàng Hoa Thám, Thị xã Tân An, tỉnh Long An ĐT: 824402, tôi sẽ giải thích rõ.

Chúc các bạn thành công!


[EBOOK] HỎI ĐÁP VỀ KỶ THUẬT MỚI TRỒNG NHÃN DA BÒ - TRỒNG ĐIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT SIÊU CAO, PHAN KIM HỒNG CÚC, NXB ĐÀ NẴNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật mới trồng nhãn Da Bò đạt năng suất cao, Kỹ thuật mới trồng hạt điều đạt năng suất cao, kỹ thuật trồng nhãn da bò, kỹ thuật trồng điều, kỹ thuật chăm sóc nhãn da bò, kỹ thuật chăm sóc cây điều

[EBOOK] QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI GIÀ XUẤT KHẨU, KS. VÕ THÀNH THUẬN, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây chuối có tầm quan trọng trên thế giới, cũng là trái cây được buôn bán nhiều nhất; người ta đánh giá chuối có giá trị thực phẩm cao vì lượng calori cao; nhiều vitamine, nhất là vitamine A, B1, c ...; dễ tiêu hóa nhất là đối với trẻ em và người già.


Trước đây cây chuối già được trồng rải rác trong các hộ gia đình, ít được chăm sóc, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên không cần có sự đầu tư về chất lượng và mẫu mã trái phù hợp cho xuất khẩu. Những năm gần đây, trái chuối già của Việt Nam đã được tiêu thụ trên nhiều quốc gia, mở ra một triển vọng mới cho các nhà vườn. Trong tương lai nó mang lại lợi ích thiết thực và tăng nguồn thu nhập cho nông dân, góp phần ổn định về mặt kinh tế cho nông thôn.


Để đáp ứng cho yêu cầu thâm canh, tăng sản lượng của chuối già, tài liệu nhỏ này giúp cho người làm vườn nắm được các đặc tính sinh thái, sinh lý, kỹ thuật trồng và bảo vệ thực vật; từng bước giúp nông dân có cơ sở nâng cao kỹ thuật để đạt được tối đa về sản lượng và yêu cầu cho xuất khẩu.


[EBOOK] QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI GIÀ XUẤT KHẨU, KS. VÕ THÀNH THUẬN, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây chuối già, kỹ thuật trồng chuối già xuất khẩu, đặc tính sinh thái cây chuối già, sinh lý cây chuối già, kỹ thuật trồng cây chuối già, phòng trừ sâu bệnh hại cây chuối già

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH CÂY MĂNG CỤT, THS. NGUYỄN THỊ THANH MAI, NXB NÔNG NGHIỆP

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp những năm gần đây, cây ăn quả là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nông dân và các địa phương quan tâm phát triển, trong đó măng cụt với hương vị đặc trưng đã được đánh giá là một trong những loại trái cây nhiệt đới có lợi thế cạnh tranh của nước ta.

Nhưng hiện nay sản phẩm trái măng cụt của Việt Nam đa số còn không đồng đều, mẫu mã chưa đẹp, trái thường bị da cám và cháy mủ vàng, chất lượng không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình canh tác người sản xuất chưa chú ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ và phòng trừ sâu bệnh.

Trong khi đó nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng cao, đòi hỏi sản phẩm trái măng cụt tươi phải đồng đều, mẫu mã đẹp, không sâu bệnh, chất lượng ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó chi phí sản xuất phải hợp lý và năng suất, sản lượng phải cao thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Nhầm góp phần vào việc giải quyết vấn đề trên, chúng tôi biên soạn cuốn "Kỹ thuật trồng và thâm canh cây măng cụt" với mong muốn cung cấp cho khuyến nông viên và người sản xuất một số kiến thức cơ bản về quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý vườn măng cụt để có thể xử lý phù hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình canh tác và đạt hiệu quả cao.

Nội dung sách được tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của các chuyên gia cây ăn quả và một số kết quả thử nghiệm thực tế trong sản xuất măng cụt tại Việt Nam.

Chúng tôi đã cố gắng chọn lọc các thông tin cần thiết và biên soạn dưới dạng quy trình kỹ thuật tóm tắt. 

Tuy nhiên, nội dung trình bày trong tài liệu này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.

Xin trân trọng đón nhận được nhiều ý kiến góp ý quý báu của bạn đọc.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH CÂY MĂNG CỤT, THS. NGUYỄN THỊ THANH MAI, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây măng cụt, kỹ thuật thâm canh cây măng cục, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt, sâu bệnh hại cây măng cục, phòng trừ sâu bệnh hại cây măng cụt

[EBOOK] CÂY HỒNG - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC, PGS. TS. PHẠM VĂN CÔN, NXB NÔNG NGHIỆP


Quả hồng - một loại quả quý dân ta rất ưa dùng bởi vị ngọt mát, đậm đà rất hợp cho người già và trẻ nhỏ.

Ngoài các chất bổ dưỡng trong quả, các bộ phận khác của cây hồng có mặt trong nhiều bài thuốc của Y học Phương Đông: “Thị đế” - tai hồng, “Thị tất” - nước ép quả hồng, “Thị sương” - đường tiết ra từ quả hồng khi làm mứt.

Quả ngon, mã lại đẹp nên hồng thường được sử dụng nhiều trong các ngày lễ long trọng của dân tộc.

Cây hồng được người xưa mệnh danh là “Thất tuyệt” bởi nhiều ưu điểm mà các cây trồng khác không có như: dễ trồng, chịu khô hạn, chịu đất xấu ít thâm canh, ít sâu bệnh, cây bền - lá to tán rộng cho nhiều bóng mát. Mùa hè lá xanh, mùa thu lá đỏ, cuối thu lá trút hết còn lại trên cây quả chín vàng, đỏ như những chiếc đèn lồng... Năng suất ổn định, phẩm vị quả ngon cho nên trồng hồng cho thu nhập cao hơn nhiều so với các cây ăn quả khác.

Do những đặc điểm trên nên cây hồng là một trong những cây trồng chủ lực trong chủ trương thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta.

Cuốn sách nhỏ “Cây hồng - Kỹ thuật trồng và chăm sóc” của PGS. TS. Phạm Văn Côn giúp bạn đọc hiểu được đặc điểm sinh trưởng, yêu cầu sinh thái, nguồn gốc, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản chế biến hồng, từ đó các chủ vườn sẽ chọn được những giống hồng ngon, những cây giống tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, sinh thái vùng trồng để đầu tư có hiệu quả trên mảnh đất của mình.

Sách còn là tài liệu tham khảo tốt cho học sinh, sinh viên và cán bộ chuyên ngành.

Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện và giúp ích nhiều hơn cho những ai quan tâm và ưa thích trồng hồng.


[EBOOK] CÂY HỒNG - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC, PGS. TS. PHẠM VĂN CÔN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Cây hồng - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng, đặc điểm sinh trưởng cây hồng, yêu cầu sinh thái của cây, nguồn gốc cây hồng, kỹ thuật nhân giống cây hồng, kỹ thuật trồng cây hồng, thu hái và bảo quản chế biến hồng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN (MĐ 01) CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT, NHIỀU TÁC GIẢ, BỘ NN&PTNT


Bộ giáo trình nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” trình độ sơ cấp nghề có 07 mô đun. Đây là mô đun đầu tiên “Chuẩn bị trước khi trồng”. Mô đun này hướng dẫn cách lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để trồng sầu riêng, măng cụt như chuẩn bị đất, chuẩn bị mô/hố, chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, nhân công... để phục vụ cho quá trình trồng sầu riêng, măng cụt. Nội dung cuốn giáo trình được phân bố giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 04 bài như sau:


Bài 01: Lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt

Bài 02: Chuẩn bị đất

Bài 03: Chuẩn bị mô, hố

Bải 04: Chuẩn bị cơ sở, vật liệu

Để hoàn thiện cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất cây sầu riêng, măng cụt ở Đồng Bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên, các cơ sở, các nông dân sản xuất sầu riêng, măng cụt giỏi, các nhà giáo đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình.

Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng để giảng dạy cho học viên học mô đun Chuẩn bị trước khi trồng sầu riêng, măng cụt.

Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng sầu riêng, măng cụt để chương trình, giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.

Xin chân thành cảm ơn!


[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN (MĐ 01) CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT, NHIỀU TÁC GIẢ, BỘ NN&PTNT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Trồng sầu riêng, măng cụt, kỹ thuật trồng sầu riêng, kỹ thuật trồng măng cục, Lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt, Chuẩn bị đất trồng cây sầu riêng măng cục, Chuẩn bị mô, hố, Chuẩn bị cơ sở, vật liệu

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN IDO, TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN CÙ LAO DUNG

- Nhãn IDO sinh trưởng phát triển ở độ cao dưới 700m. Nhiệt độ thích hợp khoảng 21-28°C, thời kỳ hoa nở cần nhiệt độ cao 25-31°C và khô ráo. Nhiệt độ thấp sẽ giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn. Nhãn là cây ưa sáng, nếu bị râm rợp cho hoa trái kém.

- Nhãn IDO có tính thích nghi trên nhiều loại đất nước ngọt hay nhiễm mặn. Trên vùng đất đỏ Bazan, đất cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5- 7 đều thích hợp với cây nhãn. Đất sét nặng thoát nước kém dễ làm bộ rễ hư thối, cây còi cọc chậm phát triển.

- Khả năng trẻ hóa của cây Nhãn IDO khá cao. Kỹ thuật canh tác hiện nay nhà vườn trồng dầy và khống chế chiều cao để tăng nhanh sản lượng, dễ quản lý dịch hại và giảm được chi phí thu hoạch.

- Quy trình chăm sóc và xử lý ra hoa nghịch vụ theo ý muốn được áp dụng thành công, nhà vườn nên phân công điều khiển thời vụ tránh được rũi ro trong khâu tiêu thụ trên thị trường nội địa hay xuất khẩu.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN IDO, TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN CÙ LAO DUNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng nhãn ido, đặc điểm sinh học nhãn ido, kỹ thuật bón phân cho nhãn ido, kỹ thuật chăm sóc nhãn ido, phòng trừ sâu bệnh hại nhãn ido

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CHÔM CHÔM (Nephelium lappaceum), THS. NGUYỄN TRỊNH NHẤT HẰNG, NXB NÔNG NGHIỆP


Chôm chôm có nguồn gốc từ Malaysia và Sumatra từ đó được phân bố đến các nước Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines... Ở Việt Nam, chôm chôm là một trong những trái cây đặc sản của miền Nam, rất được nhiều người ưa chuộng, có khả năng cho hiệu quả kinh tế cao. Mùa thu trái của chôm chôm vào tháng 4-8 dương lịch, trái khi chín có màu đỏ đẹp, ăn tươi ngọt, giòn, hương vị thơm, được chế biến ở dạng nước si-rô, mứt, đóng hộp. Về dinh dưỡng, chôm chôm chứa nhiều đường và các loại vitamin, chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể (xem bảng).


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CHÔM CHÔM (Nephelium lappaceum), THS. NGUYỄN TRỊNH NHẤT HẰNG, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng chôm chôm, chôm chôm, Nephelium lappaceum, trồng và chăm sóc chôm chôm, kỹ thuật chăm sóc chôm chôm, kỹ thuật xử lý ra hoa chôm chôm, sâu bệnh hại chôm chôm

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MÍT (Artocarpus heterophyllus), GS. VŨ CÔNG HẬU, NXB NÔNG NGHIỆP

Mít gốc ở Nam Ấn Độ, nơi nhiệt độ và lượng mưa cũng giống như ở miền Nam Việt Nam. Trồng nhiều mít nhất cũng là các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Philippin, Ấn Độ, Bănglađét và ở Hội nghị về các cây ăn trái chưa được sử dụng hết tiềm năng ở Đăc-ca, thủ đô Bănglađét năm 1992, mít đã được chọn là cây ăn trái số một cần phải tập trung nghiên cứu để phát triển.


Ở Việt Nam, mít cùng với chuối được trồng từ rất lâu, người dân quen ăn và đánh giá cao nhất là ở nông thôn.


Ở Đông Nam Á, cây mít được coi là cây của người nghèo, theo nghĩa là mang lại những lợi ích lớn nhất cho người nghèo vì những lý do sau đây:


a) Múi mít, so sánh với xoài và chuối sứ chất lượng không kém mà lại rẻ tiền hơn (xem bảng so sánh).


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MÍT (Artocarpus heterophyllus), GS. VŨ CÔNG HẬU, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng mít, kỹ thuật canh tác mít, trồng và chăm sóc mít, kỹ thuật chăm sóc mít, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại mít, Artocarpus heterophyllus

[EBOOK] CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách này giới thiệu kỹ thuật trồng trọt một số loại cây trồng nông lâm nghiệp và kỹ thuật chăn nuôi một số loại gia súc phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng đất dốc và đồi núi nước ta, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình một cách vững chắc.


[EBOOK] CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật trồng cốt khí, kỹ thuật trồng Đậu thiều, kỹ thuật trồng Keo đậu, kỹ thuật trồng Đậu tràm, Keo lá tràm, kỹ thuật trồng Sấu, kỹ thuật trồng Trám trắng, kỹ thuật trồng Diều, kỹ thuật trồng Tếch, kỹ thuật trồng Táo mèo, kỹ thuật trồng Cây vải, kỹ thuật trồng cây nhãn, kỹ thuật trồng Cây mơ, kỹ thuật trồng Cây mận, kỹ thuật trồng Cây cam quýt, kỹ thuật trồng Cây chuối, kỹ thuật trồng Cây dứa, kỹ thuật trồng Cây hồng, kỹ thuật trồng Cây lê, kỹ thuật trồng Lúa cạn, kỹ thuật trồng Cây ngô, kỹ thuật trồng đậu xanh, kỹ thuật trồng Cây đậu tương, kỹ thuật trồng Cây lạc, kỹ thuật trồng Cây mía, kỹ thuật trồng Cây chè, kỹ thuật trồng Cây cà phê, kỹ thuật nuôi Nuôi bò, kỹ thuật nuôi Nuôi trâu, kỹ thuật nuôi nuôi dê, kỹ thuật nuôi Nuôi hươu

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH BƯỞI NĂM ROI XEN ỔI, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG




Trong sản xuất cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng, bệnh vàng lá Greening được xem là một trong những dịch hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trồng cây có múi xen ổi có khả năng ngăn ngừa được rầy chổng cánh đến, mà rầy chổng cánh là tác nhân lây truyền của bệnh vàng lá Greening, do đó khi trồng bưởi xen ổi sẽ ngăn ngừa được bệnh này, giúp cho vườn cây phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế. Mặt khác ổi trồng xen cũng góp phần lấy ngắn nuôi dài, làm tăng thêm hiệu quả kinh tế.

PHẦN 1. KỸ THUẬT TRỒNG

I. THIẾT KẾ MƯƠNG LÍP:

1. Đối với những hộ đã có líp sẵn:

- Nên đốn bỏ những cây tạp, làm sạch cỏ dại trước khi trồng cây.

- Tiến hành đào lớp đất mặt trên líp đắp thành từng mô trước khi trồng:

+ Mô cao 40 - 60 cm và đường kính mô 80 -100 cm.

+ Đất làm mô là đất mặt hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô.

+ Làm mô để nâng cao tầng canh tác.

- Dựa vào mật độ trồng của từng loại cây, bà con đắp khoảng cách mô cho phù hợp. Sau mỗi năm, nên vét bùn đắp vào phần đất đã đắp mô cho líp được bằng phẳng .

2. Đối với những hộ chưa lên líp:

Phải đào mương lên líp trước khi trồng nhằm nâng cao bề mặt canh tác của đất, tạo hệ thống thuỷ lợi cấp và thoát nước cho cây. Nếu có điều kiện nên lên líp từ 03 - 06 tháng trước khi trồng.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH BƯỞI NĂM ROI XEN ỔI, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng thâm canh bưởi năm roi, kỹ thuật thâm canh bưởi năm roi xen ổi, trồng bưởi năm roi xen ổi, kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi năm roi, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại bưởi năm roi

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH QUÝT ĐƯỜNG, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG

PHẦN 1. KỸ THUẬT TRỒNG

I. THIẾT KẾ MƯƠNG LÍP:

1. Đối với những hộ đã có líp sẵn:

- Nên đốn bỏ những cây tạp, làm sạch cỏ dại trước khi trồng cây.

- Tiến hành đắp mô trước khi trồng:

+ Mô cao 40 - 60 cm và đường kính mô 80 -100 cm.

+ Đất làm mô là lớp đất mặt hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô.

+ Làm mô để nâng cao tầng canh tác.

- Dựa vào mật độ trồng của cây mà ta đắp khoảng cách mô cho phù hợp. Sau mỗi năm, bà con nên vét bùn đắp vào phần đất đã đắp mô cho líp được bằng phẳng.

2. Đối với những hộ chưa lên líp:

Phải đào mương lên líp trước khi trồng nhằm nâng cao bề mặt canh tác của đất, tạo hệ thống thuỷ lợi cấp và thoát nước cho cây. Nếu có điều kiện nên lên líp từ 03 - 06 tháng trước khi trồng.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH QUÝT ĐƯỜNG, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng quýt đường, kỹ thuật thâm canh quýt đường, kỹ thuật trồng thâm canh quýt đường, kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt đường, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại quýt đường

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC QUÝT ĐƯỜNG, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Quýt đường được cho là loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không những múi quýt tốt mà vỏ quýt cũng được sử dụng làm thuốc trong đông y. Đây cũng là món được dùng tráng miệng sau mỗi bữa cơm.


Ngoài ra, quýt đường giàu kali, canxi, nhiều vitamin A và beta caroten. Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.


Tập trung chủ yếu trên các địa bàn huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp và một số địa bàn khác trong tỉnh như TX. Ngã Bảy, Châu Thành, Châu Thành A,...


Nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ loại trái cây đặc sản này, thời gian qua tại thị xã Long Mỹ đã thành lập hợp tác xã Quýt đường Long Trị chuyên sản xuất quýt đường.


Tài liệu này nhằm cung cấp một số thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt đường. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sơ xuất, kính mong quí bạn đọc thông cảm và góp ý.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC QUÝT ĐƯỜNG, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng quýt đường, kỹ thuật chăm sóc quýt đường, kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt đường, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây quýt đường

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MÃNG CẦU XIÊM, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Ở Việt Nam, mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây trong đó có Hậu Giang. Mãng cầu xiêm cho trái quanh năm nhưng mùa chính vụ là từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Trái trung bình nặng từ 1 - 3 kg mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân vùng nhiễm phèn và xâm nhập mặn. Hiện nay toàn tỉnh Hậu Giang có khoảng 630,96 ha trồng màng cầu xiêm, nhiều nhất lần lượt là huyện Phụng Hiệp 280 ha, huyện Châu Thành 110 ha, thị xã Ngã Bảy 102 ha, huyện Long Mỹ 80 ha trồng màng cầu xiêm ghép gốc bình bát... diện tích trồng đang có xu hướng mở rộng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Sở KHCN tỉnh Hậu Giang 2017). Với giá thương phẩm hiện nay rất hấp dẫn người dân về hiệu quả kinh tế, bên cạnh đó trái màng cầu xiêm còn có nhiều công dụng khác như làm mứt, làm rượu...


Trung tâm Khuyến nông tổng hợp các thông tin để biên soạn. Nhằm bổ sung kỹ thuật cho người trồng theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi sơ sót. nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp và bạn đọc để ngày càng hoàn thiện hơn tài liệu này.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MÃNG CẦU XIÊM, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm, kỹ thuật chăm sóc mãng cầu xiêm, kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu xiêm, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại mãng cầu xiêm

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ VÀ CÂY ĐẶC SẢN Ở MIỀN NÚI, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Để góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu... rất phong phú và đa dạng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Cục khuyên nông và khuyến lâm giới thiệu cuốn sách "Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả và cây đặc sản ở miền núi" nhằm cung cấp cho cán bộ khuyến nông và bà con nông dân có thêm thông tin, nắm rõ hơn đặc điểm và kỹ thuật trồng từng loại cây để áp dụng vào sản xuất đạt kết quả cao hơn.


Tuy vậy do còn nhiều hạn chế, cuốn sách này chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của bạn đọc và bà con nông dân.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ VÀ CÂY ĐẶC SẢN Ở MIỀN NÚI, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng một số cây ăn quả ở miền núi, kỹ thuật trồng một số cây đặc sản ở miền núi, kỹ thuật trồng Cây mận, kỹ thuật trồng Cây lê, kỹ thuật trồng Cây đào ăn quả, kỹ thuật trồng Cây chè Shan, kỹ thuật trồng Cây chè Ku đinh, kỹ thuật trồng Cây ngân hạnh, kỹ thuật trồng Cây hạch đào, kỹ thuật trồng Cây nhãn, kỹ thuật trồng Cây vải, kỹ thuật trồng Cây cà phê, kỹ thuật trồng Cây trám trắng, kỹ thuật trồng cây trám đen, kỹ thuật trồng Cây giẻ ăn quả Bắc Giang, kỹ thuật trồng Cây sở, kỹ thuật trồng Cây thông nhựa, Kỹ thuật trồng tre lấy măng

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MÃNG CẦU (Annona spp.), GS. VŨ CÔNG HẬU, NXB NÔNG NGHIỆP




MÃNG CẦU (NA)

(Annona spp.)


NGUỒN GỐC


Mãng cầu thuộc họ Na (Mãng cầu) phát sinh rất sớm và được con người thuần hóa trước tiên ở các vùng nhiệt đới Châu Mỹ.


Từ thế kỷ 16, các cây họ Mãng cầu đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới và do tính thích nghi rộng được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên do trái phức hợp, thường to, nhiều nước, khó vận chuyển, nên hiện nay mãng cầu vẫn thuộc loại trái cây chưa khai thác hết tiềm năng, ở hội nghị trái cây nhiệt đới họp ở Băngladet tháng 7/1992, ngoài những trái đã trồng phổ biến như chuối, dưa, cam, quít, xoài, 5 loại trái cây sau đây được chú ý nhất : Mít, Táo gai, Măng cụt, ổi, Mãng cầu.


Có hàng chục loại mãng cầu có trái ăn được nhưng trên thế giới chỉ có 2 loại được trồng phố biến nhất đó là mãng cầu dai (Annona squamosa) và mãng cầu xiêm (Annona muricata). Ở Việt Nam cũng vậy, mãng cầu dai được trồng rộng rãi cả ngoài Bắc và trong Nam, còn mãng cầu xiêm chỉ trồng trong Nam; ở miền Bắc chỉ mới trồng thí nghiệm. Ngoài 2 loại này, còn 2 loại nữa có trái ăn được, nhưng mùi vị ít hấp dẫn, chất lượng thấp nhất là bình bát (A. glalora). Ở miền Nam bình bát mọc rất nhiều ở chỗ thấp, úng, nhiễm phèn và miền Bắc cũng có. Trái có vỏ nhẵn màu xanh, chuyển sang vàng tối khi chín.


Thịt màu trắng vàng, hạt màu nâu vàng. Người ta ghép cành mãng cầu xiêm lên gốc bình bát vì tiếp hợp tốt để trồng ở đất thấp nhiễm phèn vì trồng mãng cầu xiêm, chiết hay ương từ hạt thì không được. Hạt bình bát cũng chứa một chất diệt sâu nên có thể dùng bột bình bát tán nhỏ làm thuốc trừ sâu.


Ở Việt Nam còn một loại mãng cầu nữa gọi là nê (na) tác giả đã gặp nhiều lần ở miền Bắc những năm 60 - trái rất giống bình bát tên khoa học là Annona reticulata - tên Pháp là Coeur de boeuf (tim bò). Tuy trái giống bình bát nhưng khi còn xanh màu đã hơi vàng khi chín màu vàng đỏ, vỏ trái cũng nhẵn, nhưng thịt trái màu vàng hồng. Hai khác biệt quan trọng nữa là lá nê dài, mỏng như mãng cầu dai, ưa đất cao hạn giống mãng cầu dai trong khi bình bát ưa đất thấp nhiều mùn nặng một chút và chịu úng tốt.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MÃNG CẦU (Annona spp.), GS. VŨ CÔNG HẬU, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng mãng cầu, kỹ thuật trồng mãng cầu na, kỹ thuật trồng na, kỹ thuật trồng na dai, kỹ thuật trồng na thái, kỹ thuật trồng na đài loan

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG DỨA - BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN, TS. NGÔ HỒNG BÌNH (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP




CÂY DỨA


(Ananas comosus (L.) Merr)


I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ KINH TẾ CỦA DỨA


Dứa là một trong ba loại cây ăn quả hàng đầu của nước ta, cùng với chuối và cây có múi (cam, chanh, quýt và bưởi); được dùng để ăn tươi, chế biến phục vụ mục tiêu xuất khẩu và được trồng ở nhiều vùng trong nước. Đến năm 2002, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích dứa trên phạm vi cả nước đạt 37.800ha, với sản lượng đạt 292.000 tấn, trong đó một khối lượng lớn được dùng để chế biến xuất khẩu.


Về mặt dinh dưỡng, quả dứa được xem là “Hoàng hậu’’ trong các loại quả vì hương vị thơm ngon và giàu các chất dinh dưỡng. Trong thành phần ăn được của dứa Cayen, hàm lượng đường tổng số chiếm 11 - 15% và hàm lượng axit là 0,6%. Vitamin A - 130 đơn vị quốc tế, vitamin B - 0.08mg, vitamin B2 -  0,02mg, vitamin C - 4,2mg; hàm lượng các chất khoáng: Ca - 16mg, Lân - 11mg. Fe - 0,3mg và Cu - 0,07mg, Hàm lượng protein - 0,4g, lipit 0,2g và Hydratcacbon 13,7g. Ngoài ra trong quả dứa còn có men Bromelin giúp cho việc tiêu hoá tốt.


Về hiệu quả kinh tế, dứa được coi là một trong các loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng, cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác trên các vùng đất xấu. Dứa Cayen trồng 1 vụ, sau trồng 18 đến 20 tháng, năng suất thu được bình quân đạt 50 - 55 tấn/ha dứa Queen bình quân đạt 20 - 25 tấn/ha, thu lãi khoảng 10 - 15 triệu/ha/vụ.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG DỨA - BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN, TS. NGÔ HỒNG BÌNH (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng dứa, kỹ thuật canh tác dứa, kỹ thuật trồng khóm, kỹ thuật bảo quản dứa, kỹ thuật chế biến dứa, kỹ thuật bảo quản và chế biến dứa, kỹ thuật bảo quản và chế biến khóm

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG DỨA, GS.TSKH. TRẦN THẾ TỤC VÀ PGS. TS. VŨ MẠNH HẢI, NXB NÔNG NGHIỆP


Tên tiếng anh/Tên khoa học: Pineapples, Ananas comosus


Tên khoa học: Ananas comosus


Dứa (thơm) thuộc chi dứa: Ananas


Họ dứa: Bromeliaceae


Được biết đến nhiều nhất là loài Ananas comosus, là loại dứa (thơm) cho quả ăn được.


Nguồn gốc: dứa (thơm) là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay. Hiện nay trên thế giới, cây dứa (thơm) được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới có mùa sông tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan. Dứa (thơm) có thể trồng tới vĩ tuyến 38o bắc, trong đó các nước Châu Á chiếm trên 60% sản lượng dứa (thơm) cả thế giới. Các nước trồng nhiều là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Úc, Nam phi.


Các giống dứa (thơm) và vùng trồng tại Việt Nam


Dứa được phân thành ba nhóm chính: Nhóm hoàng hậu (Queen), nhóm Cayen (Cayenne), nhóm dứa Tây Ban Nha (Spanish).


- Nhóm dứa hoàng hậu (Queen).


Dứa thuộc nhóm này có khối lượng và độ lớn trung bình từ 500 - 900gram, bản lá hẹp, cứng, nhiều gai ở mép lá, mặt trong của phiến lá có vân trắng chạy song song theo nhiều lá. Hoa có màu xanh hồng, mắt quả lồi, chịu vận chuyển, thịt quả màu vàng đậm, thơm đặc trưng, vị ngọt.


Đây là nhóm dứa có phẩm chất cao nhất đang được trồng phổ biến ở nước ta và đại diện là các giống: dứa hoa, dứa tây, dứa Vitoria, khóm.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG DỨA, GS.TSKH. TRẦN THẾ TỤC VÀ PGS. TS. VŨ MẠNH HẢI, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng dứa, kỹ thuật chăm sóc dứa, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại dứa, kỹ thuật trồng khóm dứa, kỹ thuật quản lý dịch hại trên cây dứa

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI NĂNG SUẤT CAO, CHU THỊ THƠM - PHAN THỊ LÀI - NGUYỄN VĂN TÓ, NXB LAO ĐỘNG


Chuối là một loại cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Chuối có thể sống trên nhiều loại đất Từ đất bazan non ở Camerun, đất núi lửa ở Equado, Mactinic; đất sa bồi gốc núi lửa; đồng bằng từ vùng duyên hải Ondurat, Côxta-Rica, Panama; đất sét biển: duyên hải Ghinê, Machala (Equado), trầm tích than bùn (Anhơbi: Côtđivoa); bãi bồi sông nguồn gốc sỏi: Trung Ghinê; đất phiến thạch Côtđivoa tới đất granit (Côtđivoa); đất vôi Giamaica, Cuba, vùng Juocdanh,  ở Ixraen; phù sa thung lũng sông Nin; tất cả các loại cấu trúc đất này đều trồng được chuối. Như vậy, các vấn đề về kỹ thuật canh tác khi trồng loại cây này phải rất linh động.


Trồng chuối thu được lợi ích kinh tế cao. Chuối dễ trồng, được dùng để ăn, bán và xuất khẩu nên việc trồng chuối được nông dân rất quan tâm.


Cuốn sách ”Kỹ thuật trồng chuối năng suất cao” trình bày các đặc tính thực vật, sinh lý sinh thái của cây chuối, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chế biến chuối để giúp người lao động hiểu rõ thêm về loại cây này, thu hoạch đạt năng suất, hiệu quả cao.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI NĂNG SUẤT CAO, CHU THỊ THƠM - PHAN THỊ LÀI - NGUYỄN VĂN TÓ, NXB LAO ĐỘNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng chuối, kỹ thuật trồng chuối năng suất cao, kỹ thuật canh tác chuối, trồng và chăm sóc chuối, đặc tính thực vật cây chuối, sinh lý sinh thái của cây chuối, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chuối, kỹ thuật thu hoạch và chế biến chuối 

[EBOOK] KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI, NGUYỄN MINH HIẾU VÀ TRẦN THỊ THU HÀ (ĐỒNG CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP




Cây có múi là tên gọi chung của các loại cây cam, chanh, quýt và bưởi thuộc họ Rutacea. Hiện nay cam, quýt là một trong năm loại quả được buôn bán nhiều nhất trên thế giới, do đây là loại quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng cao.


Cây có múi phù hợp với điều kiện thời tiết của nước ta do đó được trồng từ Nam tới Bắc. Theo số liệu thống kê năm 2010, cả nước ta có tổng diện tích cho sản phẩm cam là 60.900 ha trong đó diện tích trồng cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn một nửa với 33.400 ha, theo sau là khu vực trung du và miền núi phía Bắc với 10.200 ha. Các khu vực Đông Nam bộ, Trung bộ và Đồng bằng sông Hồng có diện tích cam quýt cho sản phẩm lần lượt là 5.500 ha, 6.000 ha và 5.100 ha. Cùng với sự phát triển diện tích là sự bùng phát các loại dịch bệnh gây hại trên cam quýt. Đặc biệt các loại bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vườn cam quýt như bệnh vàng lá gân xanh (Greening), bệnh virus Tristeza, nhện...


Để biên soạn cuốn sách tham khảo về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi, ngoài kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và giảng dạy của nhóm tác giả, chúng tôi còn tham khảo và trích dẫn nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác của các tác giả trong và ngoài nước, cuốn sách này sẽ đem đến cho độc giả những thông tin khoa học cập nhật về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi nhằm giúp bà con nông dân quản lý vườn cây có múi được tốt hơn và hướng đến sản xuất cây có múi bền vững, đồng thời nâng cao thu nhập từ cây trồng này.


Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để cuốn sách được bổ sung và hoàn thiện hơn khi tái bản.


Chân thành cảm ơn!

[EBOOK] KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI, NGUYỄN MINH HIẾU VÀ TRẦN THỊ THU HÀ (ĐỒNG CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi, kỹ thuật trồng cây có múi, kỹ thuật chăm sóc cây có múi, kỹ thuật quản lý sâu bệnh hại cây có múi, kỹ thuật trồng cam, kỹ thuật trồng chanh, kỹ thuật trồng quýt, kỹ thuật trồng bưởi