Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY CÔNG NGHIỆP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY CÔNG NGHIỆP. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẮN (KHOAI MÌ), HOÀNG KIM VÀ PHẠM VĂN BIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HCM


CHƯƠNG 1

GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY SẮN

1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ

Cây sắn có tên khoa học là Manihot escidenta Crantz. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho biết sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh (Crantz, 1976) và đã được trồng cách đây khoảng trên 5.000 năm (CIAT, 1993).

Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại Đông Bắc Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886 Rogers. 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico, Trung Mỹ và ven biển phía Bắc Nam Mỹ, bằng chứng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở vùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi khoảng năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet, viết năm 1558. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P. G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W. M. S. M. Bandara và M. Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanmar và các nước châu Á khác khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992, U Thun Than 1992). Hiện tại, nó được trồng trên 92 nước của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và là nguồn thực phẩm của khoảng 500 triệu người (CIAT 1993).


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẮN (KHOAI MÌ), HOÀNG KIM VÀ PHẠM VĂN BIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HCM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây sắn, kỹ thuật trồng khoai mì, trồng và chăm sóc cây sắn, trồng và chăm sóc cây khoai mì

[EBOOK] QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á (Từ nghiên cứu đến thực hành), Reinhardt Howeler VÀ Tin Maung Aye, TRUNG TÂM QUỐC TẾ NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI


Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á đã tạo được sự đột phá có ý nghĩa toàn cầu. Sắn Việt Nam hiện được FAO (2013) ca ngợi là điển hình của sắn thế giới khi năm 2000 năng suất sắn Việt Nam đạt 8,35 tấn/ha, gần tương đương với năng suất sắn châu Phi (8,65 tấn/ha) nhưng đến năm 2011 sắn Việt Nam đã đạt năng suất 17,73 tấn/ha, vượt xa năng suất sắn bình quân châu Phi đạt 10,77 tấn/ha và cao hơn hẳn năng suất sắn hình quân châu Mỹ là 12,92 tấn/ ha. Tại Tây Ninh, nhiều hộ nông dân đã tăng năng suất sắn lên 400%, từ 8,35 tấn/ha lên trên 36,0 tấn/ha. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam hiện đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân và hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh. Dầu vậy, sắn Việt Nam cũng bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Thay mặt cho Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tôi vinh dự được viết lời giới thiệu cho cuốn sách “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành” của tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye, chủ biên dịch Hoàng Kim với sự cộng tác của Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai. Cuốn sách này đúng như lời tác giả “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. Mặt khác, cuốn sách cũng là cẩm nang nghề nghiệp cho những người làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất và hoạch định chính sách về cây sắn, là cầu nối để trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm trong quản lý đất và canh tác sắn bền vững ở châu Á.

Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch sắn bội thu.

Trịnh Khắc Quang

Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)


[EBOOK] QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á (Từ nghiên cứu đến thực hành), Reinhardt Howeler VÀ Tin Maung Aye, TRUNG TÂM QUỐC TẾ NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, quản lý bền vững sắn châu á, kỹ thuật trồng sắn, kỹ thuật canh tác sắn châu á, nghề trồng cây sắn

[EBOOK] NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA ĐIỀU, CHÈ VÀ CÀ PHÊ VIỆT NAM, GS. TSKH. LÊ DOÃN DIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Trong mười lăm năm qua, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhờ sự cởi trói những chính sách ràng buộc, nền nông nghiệp Việt Nam đã phát huy được những tiềm năng sẵn có, tạo điều kiện ổn định và phát triển tương đối toàn diện. Từ chỗ nhiều loại sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chỉ đủ tiêu dùng trong nước đến nay đã xuất khẩu được với số lượng lớn. Nhìn chung tỷ trọng hàng hóa nông lâm thuỷ sản đã chiếm khoảng trên 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, góp phần rất lớn vào việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, đồng thời góp phần vào tỷ trọng tăng trưởng xuất khẩu cho đất nước.


Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, sau lúa gạo, các cây công nghiệp như điều, cà phê, chè đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Ví dụ kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cà phê đạt khoảng trên 500 triệu USD, của hạt điều khoảng 150-200 triệu USD và chè là 100 triệu USD. Chúng ta có thể đưa trường hợp cây điều, loại cây mới được phát triển ở nước ta khoảng 20 năm để làm ví dụ minh họa cho vấn đề này.


Qua 2 thập niên phát triển, đến nay cây điều Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp mạnh, ngành chế biến và xuất khẩu nhân điều Việt Nam đã có vị trí đáng kể trên thị trường quốc tế. Cây điều được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là một cây công nghiệp quan trọng đứng vị trí thứ tư sau lúa gạo, cà phê, cao su về diện tích, sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu.


Tại Hội nghị quốc tế về cây điều được tổ chức ở Brazil, có nhiều quốc gia trồng, chế biến và tiêu thụ nhân điều tham dự đã tổng kết và nhận định: Cây điều Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới sau Ấn Độ và Brazil về diện tích, sản lượng và công nghiệp chế biến. Sản lượng nhân điều xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ. Hội nghị đã hết sức ngạc nhiên về tốc độ phát triển quá nhanh của ngành điều Việt Nam. sản phẩm nhân điều xuất khẩu cũng được đánh giá rất cao về chất lượng, đồng thời Hội nghị cũng nhận định ngành điều Việt Nam trong những thập niên tới còn phát triển hơn nữa và sau năm 2000 có thể đứng thứ hai thế giới, vượt cả Brazil.


Đối với cây cà phê và cây chè, chúng ta cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Đây là một thành công rất đáng khích lệ đối với nền nông nghiệp nước ta nói chung và đối với các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao nói riêng.


Tuy nhiên phải thấy rằng, kết quả xuất khẩu của 3 loại cây công nghiệp quan trọng này vẫn chưa xứng với tiềm năng của đất nước ta và các mặt hàng xuất khẩu của điều, cà phê, chè Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau:

Chất lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu còn thấp, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Cơ cấu mặt hàng lại tương tự như nhiều nước trong khu vực cho nên cũng bị cạnh tranh quyết liệt.


Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn ở dạng thô, tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến để xuất khẩu còn thấp, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khối ASEAN đã đạt trên 50%, do đó hiệu quả không cao, thu nhập của người xuất khẩu và người sản xuất hàng hóa xuất khẩu còn thấp.


Cơ cấu mặt hàng chậm thay đổi, chưa được đa dạng hóa, thị trường xuất khẩu chưa vững chắc và còn "hẹp".


Việc tổ chức khai thác nguồn nguyên liệu, việc thâm nhập vào các thị trường và việc mở rộng thị trường một cách có hiệu quả cũng như việc tìm các đối tác mới trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng cà phê, chè, điều còn nhiều lúng túng.


Đặc biệt công tác nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng của các mặt hàng cà phê, chè, điều để đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới còn chưa được chú ý đúng mức.


Tất cả những tồn tại này cần phải được khắc phục trong thời gian tới bằng việc xây dựng một chiến lược xuất khẩu mang tính hệ thống, khoa học, đồng bộ và toàn diện từ các công nghệ sản xuất trước thu hoạch (giống tốt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh v.v...), bảo quản, chế biến sau thu hoạch đến các dịch vụ thông tin, công tác dự báo, xúc tiến thị trường cũng như việc xây dựng các cơ chế chính sách, công tác quản lý. Nói một cách khác, việc quản lý toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất, bảo quản, chế biến, vận chuyển, lưu thông, phân phối, thương mại, tiêu dùng các sản phẩm cà phê, chè, điều phải thực hiện theo phương châm từ cái cày đến cái đĩa (de la charrue à l'assiette) hoặc từ trang trại đến bàn ăn (from the farm to the dinning table)... Thực hiện được điều này sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp nhằm phát huy tot nhất nội lực, đảm bảo cho công tác xuất khẩu các sản phẩm chè, cà phê, điều đạt hiệu quả cao nhất, góp phần đắc lực vào thành công chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.


Nhằm góp phần khiêm tốn của mình trong việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm cà phê, chè, điều phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, chúng tôi đã mạnh dạn soạn thảo cuốn sách mang tiêu đề: "Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu của điều, chè và cà phê Việt Nam".


Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với các nhà khoa học, các cán bộ của Trung tâm Tư vấn Đầu tư Nghiên cứu Phát triển nông thôn Việt Nam (INCEDA) và Thạc sĩ Nguyễn Thị Quý đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình soạn thảo cuốn sách này.


Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Vãn Hưng, chuyên viên Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều tài liệu và những thông tin hữu ích có liên quan.


Xin cảm ơn kỹ sư Lê Thị Bích Nga đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn sách này.


Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của độc giả. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.


[EBOOK] NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA ĐIỀU, CHÈ VÀ CÀ PHÊ VIỆT NAM, GS. TSKH. LÊ DOÃN DIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu của điều, chè và cà phê Việt Nam, Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu điều, Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu chè, Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu cà phê

[EBOOK] HỎI ĐÁP VỀ KỶ THUẬT MỚI TRỒNG NHÃN DA BÒ - TRỒNG ĐIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT SIÊU CAO, PHAN KIM HỒNG CÚC, NXB ĐÀ NẴNG

Đây là quyển sách gom góp những kinh nghiệm quí báu về Kỹ thuật mới trồng nhãn Da Bò và trồng hạt điều đạt năng suất cao để xuất khẩu mà tôi thu thập được do kinh nghiệm thực tế, từ nhiều năm đã thành công với các vườn cây ăn quả ở Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre), ở Cao nguyên, ở Lâm Đồng...
Các thắc mắc các bạn cần giải đáp thêm xin cứ liên lạc về 113 Hoàng Hoa Thám, Thị xã Tân An, tỉnh Long An ĐT: 824402, tôi sẽ giải thích rõ.

Chúc các bạn thành công!


[EBOOK] HỎI ĐÁP VỀ KỶ THUẬT MỚI TRỒNG NHÃN DA BÒ - TRỒNG ĐIỀU ĐẠT NĂNG SUẤT SIÊU CAO, PHAN KIM HỒNG CÚC, NXB ĐÀ NẴNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật mới trồng nhãn Da Bò đạt năng suất cao, Kỹ thuật mới trồng hạt điều đạt năng suất cao, kỹ thuật trồng nhãn da bò, kỹ thuật trồng điều, kỹ thuật chăm sóc nhãn da bò, kỹ thuật chăm sóc cây điều

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG BÔNG VẢI, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, NXB NÔNG NGHIỆP

Ngày nay, khi nền công nghiệp tơ, sợi nhân tạo trên thế giới thống lĩnh các sản phẩm may mặc của con người, thì ở các nước phát triển xu thế dùng vải mặc từ sợi bông tự nhiên ngày càng tăng cao bởi tính ưu việt của nó mà các sợi tổng hợp khác không có được. Loài người văn minh đang trở về với sản phẩm may mặc truyền thống.


Nước ta có lợi thế về khí hậu, đất đai, về bố trí cơ cấu cây trồng và lao động... để phát triển bông. Diện tích trồng bông vải tập trung của nước ta có khoảng 35 ngàn hecta với sản lượng 13 ngàn tấn bông xơ, đáp ứng khoảng 15% theo yêu cầu của ngành dệt cả nước.


So với các cây trồng khác, cây bông vải có thị trường tiêu thụ trong nước rất lớn, ổn định và ngày càng cao cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm tới.


Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển bông công nghiệp toàn quốc đến năm 2010” với mục tiêu cả nước trồng khoảng 230 ngàn hecta bông, đạt sản lượng 180 ngàn tấn bông xơ, đáp ứng đủ nhu cầu cho ngành dệt may cả nước. Như vậy đến năm 2010 diện tích trồng bông vải tăng 6,5 lần và sản lượng tăng 14 lần so với hiện nay.


Qua nhiều năm tham gia nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất cây bông vải, chúng tôi biên soạn và giới thiệu cuốn “Kỹ thuật trồng bông vải” với mục đích cung cấp cho cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cơ sở và nông dân những kiến thức cơ bản, kỹ thuật mới để trồng bông vải đạt hiệu quả kinh tế cao.


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu để cuốn sách hoàn thiện hơn.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG BÔNG VẢI, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật trồng bông vải, sinh lý thực vật cây bông vải, kỹ thuật chăm sóc cây bông vải, phòng trừ sâu bệnh hại cây bông vải

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU, KS. NGUYỄN AN DƯƠNG, NXB NÔNG NGHIỆP



TỔNG QUAN VỀ CÂY TIÊU


Trên thế giới:

Trên thế giới có khoảng 70 nước trồng tiêu, trong đó Ấn Độ vẫn là vùng trồng hồ tiêu lớn nhất với 195.000ha trên toàn lãnh thổ. Indonesia duy trì ổn định ở con số 116.000ha. Việt Nam vừa báo cáo diện tích trồng tiêu đạt 57.000ha với tốc độ tăng dần đều theo mỗi năm. Brazil hiện báo cáo có 45.000ha trong năm 2004 nhưng giảm xuống còn 35.000ha vào năm 2006. Từ 2007 đến 2015, thống kê chính thức của Brazil cho con số trồng hồ tiêu là 20.000ha. Sri Lanka tăng diện tích đạt con số 32.470ha vào năm 2015, đứng hạng tư trong sáu nước thành viên của IPC có diện tích trồng hồ tiêu tăng. Mã Lai đạt thấp nhất là 16.300ha. Diện tích tăng của Trung Quốc hiện nay đã đạt con số 25.000ha.

Năng suất bình quân còn thấp: Brazil và Mã Lai đạt xấp xỉ 1,5 tấn/ha. Ấn Độ và Indonesia có năng suất khá thấp có thể do tính chất tự nhiên của vùng sản xuất manh mún, xen lẫn với các hệ thống canh tác khác và ít đầu tư.

Tiêu được xuất khẩu dưới 2 dạng chủ yếu là tiêu đen và tiêu trắng (chiếm 85%) còn lại là tiêu xanh và dầu nhựa tiêu.

Năm 2013, tiêu thụ tiêu thực tế ở các quốc gia EU là 92.000 tấn. Một lượng lớn tiêu (70% - 80%) được dùng để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Nhu cầu tiêu thụ vẫn tăng mặc dù kinh tế đang suy thoái: lượng tiêu thụ tăng 2.4%/năm trong giai đoạn 2009-2013.

Ở Việt Nam:

Hồ tiêu được trồng vào khoảng thế kỷ 17 ở vùng Hà Tiên, Phú Quốc…

Năm 1990, Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu hồ tiêu thế giới.

Việt Nam đã và đang gia tăng diện tích trồng hồ tiêu từ 36.106 Ha vào năm 2001 lên đến 57.000ha thu hoạch năm 2015, Hiện nay, diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000 ha, trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51,6%, các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm 39,6% diện tích hồ tiêu của cả nước.
Năng suất hồ tiêu ở Việt Nam cao nhất thế giới, Năng suất trung bình của Việt Nam ở con số > 2.0 tấn/ha (hồ tiêu khô).

Hồ tiêu của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng tiêu đen, tiêu trắng và được xuất khẩu sang hơn 80 nước.

Hiện nay Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng năm. Trong 11 tháng năm 2015, cả nước xuất khẩu 124.000 tấn hồ tiêu, đạt giá trị gần 1,2 tỷ USD, giảm 17% về khối lượng nhưng tăng 2,8% về giá trị so với năm 2014.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU, KS. NGUYỄN AN DƯƠNG, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng tiêu, kỹ thuật trồng hồ tiêu, kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây hồ tiêu, nhân giống cây hồ tiêu

[EBOOK] TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU, PGS. TS. PHAN QUỐC SỦNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây hồ tiêu (Piper nigrum).

Thuộc Họ Hồ tiêu – Piperaceae

Thuộc Bộ Hồ tiêu - Piperales

Các vùng trồng hồ tiêu tại Việt Nam:

Nguồn gốc: Ở Việt Nam, đến thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1925). Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đối khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do người Hoa gốc ở đảo Hải Nam di cư, lập nghiệp tại đây. Đầu thế kỷ XX, cây tiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp phát triển lên Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam; cây tiêu chỉ mới được phát triển nhiều ở Đồng Nai, Tây Nguyên sau năm 1975.

Năng suất bình quân của các giống tiêu: 2,35-3,80 tấn/ha

Diện tích trồng hồ tiêu : 52.171 ha/năm (năm 2011)

Sản lượng hồ tiêu gần như không thay đổi từ năm 2006-2011: 105.000 tấn/năm

[EBOOK] TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU, PGS. TS. PHAN QUỐC SỦNG, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng hồ tiêu, tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu, trồng và chăm sóc hồ tiêu, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây hồ tiêu

[EBOOK] CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách này giới thiệu kỹ thuật trồng trọt một số loại cây trồng nông lâm nghiệp và kỹ thuật chăn nuôi một số loại gia súc phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng đất dốc và đồi núi nước ta, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình một cách vững chắc.


[EBOOK] CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật trồng cốt khí, kỹ thuật trồng Đậu thiều, kỹ thuật trồng Keo đậu, kỹ thuật trồng Đậu tràm, Keo lá tràm, kỹ thuật trồng Sấu, kỹ thuật trồng Trám trắng, kỹ thuật trồng Diều, kỹ thuật trồng Tếch, kỹ thuật trồng Táo mèo, kỹ thuật trồng Cây vải, kỹ thuật trồng cây nhãn, kỹ thuật trồng Cây mơ, kỹ thuật trồng Cây mận, kỹ thuật trồng Cây cam quýt, kỹ thuật trồng Cây chuối, kỹ thuật trồng Cây dứa, kỹ thuật trồng Cây hồng, kỹ thuật trồng Cây lê, kỹ thuật trồng Lúa cạn, kỹ thuật trồng Cây ngô, kỹ thuật trồng đậu xanh, kỹ thuật trồng Cây đậu tương, kỹ thuật trồng Cây lạc, kỹ thuật trồng Cây mía, kỹ thuật trồng Cây chè, kỹ thuật trồng Cây cà phê, kỹ thuật nuôi Nuôi bò, kỹ thuật nuôi Nuôi trâu, kỹ thuật nuôi nuôi dê, kỹ thuật nuôi Nuôi hươu

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG MỚI TRÊN ĐẤT CẠN MIỀN NÚI, TS. NGUYỄN VĂN VIẾT - TS. TẠ KIM BÍNH - THS. NGUYỄN THỊ YẾN, NXB NÔNG NGHIỆP

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG MỚI TRÊN ĐẤT CẠN MIỀN NÚI

A. YẾU TỐ HẠN CHẾ VÀ TIỂM NĂNG PHÁT TRIỂN LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG

Lạc và đậu tương là những cây họ đậu có giá trị cao. Ngoài giá trị về dinh dưỡng, kinh tế chúng còn là những cây làm tốt đất, đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt là ở các vùng sinh thái miền núi.


Trên thế giới cây lạc (Aracliis hypogaea L.) được trồng ở hơn 100 nước trên diện tích 21,35 triệu ha, với năng suất bình quân 1,43 tấn/ha (2000) và được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng.


Trong thời gian gầu đây, sản xuất lạc ở nhiều nước trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn. Tại Trung Quốc trên diện tích rộng hàng chục hecta, năng suất lạc đạt 9,6 tấn/ha, trên diện hẹp đạt 12 tấn/ha trong khi năng suất lạc trung bình trên thế giới mới đạt 1,43 tấn/ha. Việc tăng năng suất lạc ở nhiều quốc gia là nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới trên đồng ruộng nông dân. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy nếu chỉ sử dụng giống mới kết hợp kỹ thuật canh tác tiến bộ đã tăng năng suất lạc 50 - 63%. Tại Trung Quốc trên diện tích 4,2 triệu ha/năm đã sử dụng 90 - 95% giống mới cùng nhiều biện pháp kỹ thuật như cày sâu, bón phân cân đối, mật độ gieo hợp lý, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp đặc biệt là áp dụng biện pháp che phủ ni lông đã làm tăng năng suất 20 - 50%.


Tại Việt Nam, từ những năm 80 sản xuất lạc có chiều hướng phát triển ngày càng tăng, trên diện tích 270.000 ha đã đưa năng suất từ 1,0 tấn/ha năm 1990 lên xấp xỉ 1,5 tấn/ha năm 2000.


Những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lạc là nhờ áp dụng một số tiến bộ mới về giống và biện pháp thâm canh. Một số giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao trên 4 tấn/ha như: LO2, 1660, LVT, LO5, L14, LO8, MD7, L15, VD1 đã được đưa ra sản xuất. Đặc biệt để giúp nông dân chủ động phòng ngừa bệnh héo xanh vi khuẩn, một bệnh rất phổ biến và khó phòng trừ ở nhiều vùng trồng lạc nước ta, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam đã chọn ra giống lạc MD7 kháng bệnh, năng suất cao chất lượng tốt và có khả năng thích ứng rộng đã và đang được phát triển nhanh trong sản xuất. Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc cũng đã được áp dụng như bón phân NPK cân đối, mật độ gieo thích hợp, kỹ thuật che phủ ni lông đã làm tăng năng suất 30 - 40 %.


Cây đậu tương giữ vai trò quan trọng trong các cây lấy dầu trên thế giới và được trồng trên diện tích 67,16 triệu ha, với năng suất trung bình 2,1 tấn/ha năm 1997. Bốn nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới là Mỹ, Brazil, Trung Quốc và Achentina chiếm khoảng 90 - 95% tổng sản lượng thế giới. Gần đây Mỹ đã trồng tới 28.25 triệu ha với năng suất 2.62 tấn/ha và chiếm 63% tổng sản lượng đậu tương thế giới. Năng suất đậu tương ở Mỹ liên tục tăng chủ yếu là do kết quả áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại và quản lý của người nông dân.


Ở Việt Nam hiện nay diện tích đậu tương mới đạt 100.000 ha với năng suất còn thấp (1,1 tấn/ha). Năm 1997 diện tích trồng đậu tương ở miền núi và trung du miền Bắc chiếm 46,6%, đồng bằng sông Hồng 19,3%, khu IV 2,3%, duyên hải miền Trung 1,6%. Tây nguyên 11,1%, Đông Nam bộ 10,2% và đồng bằng sông Cửu Long 8,9%. Diện tích đậu tương trong vụ xuân chiếm 14,2%, vụ hè thu 31,3%, vụ mùa 2,68%, vụ thu đông 22,1% và vụ đông xuân 29,7%. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi miền Bắc vụ xuân là vụ chính (59,8 - 83,5%). Ở Tây nguyên, Đông Nam bộ trồng vụ hè thu và vụ thu đông (60 -77%).


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG MỚI TRÊN ĐẤT CẠN MIỀN NÚI, TS. NGUYỄN VĂN VIẾT - TS. TẠ KIM BÍNH - THS. NGUYỄN THỊ YẾN, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng đậu tương, kỹ thuật trồng đậu nành, kỹ thuật trồng đậu phộng, kỹ thuật trồng lạc, kỹ thuật trồng cây công nghiệp ngắn ngày, kỹ thuật trồng đậu phộng trên đất cạn, kỹ thuật trồng lạc trên đất cạn, kỹ thuật trồng đậu nành trên đất cạn, kỹ thuật trồng đậu tương trên đất cạn

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ VÀ CÂY ĐẶC SẢN Ở MIỀN NÚI, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Để góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu... rất phong phú và đa dạng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Cục khuyên nông và khuyến lâm giới thiệu cuốn sách "Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả và cây đặc sản ở miền núi" nhằm cung cấp cho cán bộ khuyến nông và bà con nông dân có thêm thông tin, nắm rõ hơn đặc điểm và kỹ thuật trồng từng loại cây để áp dụng vào sản xuất đạt kết quả cao hơn.


Tuy vậy do còn nhiều hạn chế, cuốn sách này chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của bạn đọc và bà con nông dân.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ VÀ CÂY ĐẶC SẢN Ở MIỀN NÚI, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng một số cây ăn quả ở miền núi, kỹ thuật trồng một số cây đặc sản ở miền núi, kỹ thuật trồng Cây mận, kỹ thuật trồng Cây lê, kỹ thuật trồng Cây đào ăn quả, kỹ thuật trồng Cây chè Shan, kỹ thuật trồng Cây chè Ku đinh, kỹ thuật trồng Cây ngân hạnh, kỹ thuật trồng Cây hạch đào, kỹ thuật trồng Cây nhãn, kỹ thuật trồng Cây vải, kỹ thuật trồng Cây cà phê, kỹ thuật trồng Cây trám trắng, kỹ thuật trồng cây trám đen, kỹ thuật trồng Cây giẻ ăn quả Bắc Giang, kỹ thuật trồng Cây sở, kỹ thuật trồng Cây thông nhựa, Kỹ thuật trồng tre lấy măng

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MÍA, TRẦN THÙY, NXB NÔNG NGHIỆP


PHẦN 1

CÂY MÍA VÀ CÁC GIỐNG MÍA


I. LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY MÍA


1. Nguồn gốc


Nhiều tác giả nghiên cứu nguồn gốc cây mía đã xác nhận Tân Guinea là quê hương của cây mía nguyên thủy, nhưng theo De Candelle thì cây mía được trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á rồi từ đó qua châu Phi và sau cùng là châu Mỹ.


Ở Việt Nam, cây mía đã có từ lâu đời. Theo tác giả Lý Văn Ni (Trung Quốc) "Cây mía và nghề chế biến đường cổ xưa ở Trung Quốc đã được du nhập từ Giao Chỉ (Việt Nam) đến Quảng Đông, Hồ Bắc”.


2. Giá trị kinh tế cây mía


Đường có vai trò quan trọng trong nhu cầu của đời sống con người.


Cây mía là nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường. Cây mía được trồng ở nhiều nước trên thế giới nằm trong vùng nhiệt đới, á nhiệt đới từ 35° vĩ Bắc đến 35° vĩ Nam. Lượng đường sản xuất hàng năm của toàn thế giới khoảng 90 triệu tấn, trong đó từ nguyên liệu mía chiếm 60%.


Ở Việt Nam, lượng đường sản xuất hàng năm (cả chế biến thủ công) khoảng 300.000 tấn trên nhu cầu 1 triệu tấn.


So sánh với 1 số cây công nghiệp khác, cây mía có nhiều ưu điểm:


a.  Về mặt công nghiệp


- Sản phẩm chính của cây mía là đường.

- Các sản phẩm phụ cây mía còn là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp: rượu, giày, gỗ ép, dệt, dược phẩm, thức ăn gia súc...


b. Về sinh học


- Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn và khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời, trong thời gian 10 - 12 tháng, một ha mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc rễ để lại trong đất.


- Mía có khả năng để gốc được nhiều năm tức một lần trồng thu hoạch được nhiều vụ và giảm được chi phí sản xuất.


- Cây mía có khả năng thích ứng rộng: có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập...), chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MÍA, TRẦN THÙY, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng mía, kỹ thuật chăm sóc mía, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại mía, kỹ thuật canh tác cây mía, cây mía đường, trồng và chăm sóc mía

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG LẠC (ĐẬU PHỘNG), KS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ




Cây lạc (đậu phộng) - Arachis hypogaea L. còn gọi là lạc, đậu phụng, lạc hoa sinh, địa quả, hương quả. Gọi là lạc hoa sinh vì hoa của nó mọc ở nách lá, sau khi thụ phấn thì cuống hoa dài ra hướng vào trong đất để quả lớn lên. Cây lạc có nguồn gốc ở Brazil, được nhập trồng nhiều nơi để làm thực phẩm, thức ăn gia súc, làm thuốc... là cây có dầu quan trọng đứng hàng thứ tư trên thế giới, được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, vùng ôn đới có khí hậu ấm áp.


Cây lạc được xem là nguồn cung cấp chất đạm và dầu thực vật có giá trị (chỉ sau đậu nành). Hạt lạc là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g hạt lạc có chứa: nước 7,5g; protid 27,5g; lipid 44,5g; glucid 15,5g; chất xơ 2,5g; tro 2,5g; các muối khoáng: Ca 68mg; P 420mg; Fe 2,2mg; Mg 176mg; Mn 2,1mg; K 658mg; Zn 3mg; Cu 0,7mg; các vitamin: vitamin B1 0,44mg; B2 0,12mg; PP 16mg; E 1mg; chất leucoanthocyanic có tác dụng cầm máu.


Đông y cho rằng lạc có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, dưỡng khí huyết, cầm máu, nhuận phế, tiêu đàm, nhuận trường, tăng tiết sữa. Dầu thích hợp với những người ăn uống kém, suy dinh dưỡng, đau dạ dày, ho có đàm, bị các chứng xuất huyết, sản phụ thiếu sữa. Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn lạc ít có nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch hơn. Hạt lạc có nguồn protein dồi dào hơn bất cứ loại rau, đậu nào khác. Chính vì vậy, đây là loại thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, cân bằng dinh dưỡng cho những người ăn chay và người có chế độ ăn ít thịt.


Cây lạc có khả năng cố định đạm khá cao, trung bình mỗi vụ lượng đạm có thể cố định biến động từ 27 đến 207 kg/N/ha. Trong điều kiện thuận lợi cây lạc có thể cố định được lượng đạm tương đối lớn từ 200 - 260kg/ha. Chính vì thế mà biện pháp luân canh cây lạc và việc chôn vùi rễ thân lá sau khi thu hoạch là biện pháp làm giàu đạm cho đất có hiệu quả rõ rệt. Nó cung cấp một hàm lượng NPK tương ứng Ịà N=0,4%, P=0,2% và K=0,45%. Tại Trung Quốc qua nhiều năm nghiên cứu về luân canh cây trồng cạn nói chung và cây đậu nói riêng đã đưa đến những kết luận: trước hết cải thiện tính chất lý hóa đất rõ rệt, làm thay đổi pH đất, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất; cải thiện thành phần cơ giới đất; làm tăng hàm lượng lân và kali; đặc biệt là luân canh giữa cây lạc với lúa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các công thức luân canh khác. Đặc biệt đối với trồng cây lạc vụ Đông Xuân luôn luôn cho năng suất cao và việc luân canh cây lạc - lúa là biện pháp làm hạn chế sâu bệnh và cỏ dại, tăng năng cao năng suất cây trồng.


Những năm gần đây các nhà khoa học trồng trọt Việt Nam đã sử dụng công nghệ hiện đại về chọn tạo giống lạc, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống đã chọn tạo được bộ giống lạc đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hóa và thích ứng với các vùng khô hạn. Trung tâm khuyến nông quốc gia đã áp dụng các kỹ thuật thâm canh lạc tiên tiến phổ biến cho các vùng có diện tích trồng lạc lớn, góp phần tăng năng suất lạc đến 18 tạ/ha (tư liệu năm 2006).


Cuốn sách: “Kỹ thuật trồng lạc (Đậu phộng)” được biên soạn bao gồm các phần chính sau: Giá trị kinh tế của cây lạc, các giống lạc mới tiềm năng, kỹ thuật gieo trồng và phòng trừ sâu bệnh cho cây lạc.


Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG LẠC (ĐẬU PHỘNG), KS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật trồng lạc (Đậu phộng), kỹ thuật trồng lạc, kỹ thuật trồng đậu phộng, Giá trị kinh tế của cây lạc, các giống lạc mới tiềm năng, kỹ thuật gieo trồng và phòng trừ sâu bệnh cho cây lạc