Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY CẢNH-HOA VIÊN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY CẢNH-HOA VIÊN. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TRÊN MỘT SỐ LOÀI HOA PHỔ BIẾN, ĐẶNG VĂN ĐÔNG VÀ ĐINH THỊ DINH, NXB NÔNG NGHIỆP


Hiện nay hoa là một loại cây trồng được quan tâm trong Chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng của nước ta. Hàng năm có nhiều giống hoa được lai tạo và nhập nội nên chủng loại ngày càng phong phú, diện tích trồng hoa tăng đáng kể.


Do vị trí địa lý nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều; cùng với việc mở rộng diện tích và tăng cường nhiều giống mới kéo theo thành phần, số lượng các loài dịch hại trên các loài hoa cũng tăng lên nên dễ hình thành dịch bệnh trong sản xuất. Việc phòng trừ sâu, bệnh trên cây hoa nhằm bảo đảm sự sinh trưởng, phát triển cho năng suất và phẩm chất cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Đây là vấn đề khó khăn đối với người trồng hoa, đặc biệt là các địa phương mới chuyển đổi sang trồng hoa.


Bằng những kiến thức thu nhận được trong nghiên cứu và trong chỉ đạo thực tiễn sản xuất, cùng sự mong muốn đóng góp phần nhỏ sức mình vào công cuộc đổi mới của Nhà nước - Sự nghiệp cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, các tác giả đã biên soạn nên cuốn sách "Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Một Số Loài Hoa Phổ Biến".


[EBOOK] PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TRÊN MỘT SỐ LOÀI HOA PHỔ BIẾN, ĐẶNG VĂN ĐÔNG VÀ ĐINH THỊ DINH, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Một Số Loài Hoa Phổ Biến, hoa cúc, hoa hồng, hoa phong lan, hoa lay ơn, hoa đồng tiền

[EBOOK] TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM (UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM), LEONID V. AVERYANOV VÀ ANNA L. AVERYANOVA, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI




Chúng tôi đã nhận được các nguồn tài trợ sau để tiến hành những nghiên cứu ngoài thực địa cũng như trong Phòng thí nghiệm từ đó dẫn đến các kết quả trình bày trong tài liệu này, và chúng tôi xin chân thành cảm ơn:


Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (các tài trợ số 5094-93. 5803-96 và 6383-98 cho đề tài "Hệ thực vật Tây Nguyên" của GS. TSKH. L. Avêrianốp, số 6300-98 cho để tài "Hệ thực vật núi đá vôi Cao Bằng, bác Việt Nam" của TS. Nguyễn Tiếp Hiệp và số 6733-00 cho đề tài "Kiểm kể thực vật tại các vùng chưa được nghiên cứu ở bắc Việt Nam" của TS. D. Harder);


Hội Lan Hoa Kỳ (tài trợ cho các đề tài "Điều tra phát hiện các loài Lan hài đang bị tiêu diệt ở Việt Nam", "Điều tra phát hiện khu hệ Lan sống trên núi đá vôi đang bị tiêu diệt ở một số vùng núi hiểm trở của Bắc Việt Nam" và "Nghiên cứu quần chủng các loài Lan hài đặc hữu của Bắc Việt Nam" của GS. TSKH L. Avêrianốp;


Quỹ khoa học cơ bản Hoa Kỳ (tài trợ số DEB-987023 cho đề tài "Hợp tác nghiên cứu kiểm kê một số taxôn bị đe doạ tiêu diệt ở một số vùng cần bảo tồn của Việt Nam" của TS E. Sterling và TS D. Harder);


Tổ chức động thực vật quốc tế FFI (tài trợ 100% của FFI cho đề tài "Sự phân bố của Paphiopedilum vietnamense và hiện trạng trong hoang dại" và Chương trình FFI Việt Nam cho đề tài "Bảo tồn trên cơ sở cộng đồng hệ sinh thái ở núi Hoàng Liên, Việt Nam");


Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, Việt Nam (tài trợ số 6.110.01 cho đề tài "Điều tra phát hiện các loài Tuế và Thông bị đe doạ tiêu diệt ở Việt Nam" của GS. TS. Phan Kế Lộc và TS. Nguyễn Tiến Hiệp);


Nghiên cứu tính đa dạng sinh vật của Việt Nam và Lào: Chương trình ICBG đặt tại UIC (Tài trợ l-UOl-TWO 1015-01, thông qua quỹ của Các Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ, Quỹ khoa học cơ bản Hoa Kỳ và Dịch vụ nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho GS. TS. D.D. Soejarto);


Ủy ban bảo tồn của Hội Lan Xan Diêgô (tài trợ cho đề tài "Khảo sát các loài Lan hài sống trên núi đá vôi Bắc Việt Nam đang bị tiêu diệt" của GS. TSKH. L. Avêrianốp).


Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu thực vật, lãnh đạo Viện thực vật học Cômarốp thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đã cho phép chúng tôi hoàn thành tài liệu này trong giờ làm việc và lãnh đạo Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã cho phép thu thập mẫu vật nghiên cứu.


Chúng tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Hiệp và GS. TS. Phan Kế Lộc, những người đã đóng vai trò chủ yếu trong việc tổ chức tất cả các đợt nghiên cứu thực địa dẫn đến các kết quả được trình bày ở đây, TS. AlêxAnđrơ Senicốp đã chỉnh lý phần mô tả tiếng la tinh. TS. Jacinto Regalado đã hiệu đính phần tiếng Anh. và GS. TS. Phan Kế Lộc đã hiệu đính bản thảo và dịch sang tiếng Việt Nam.


Tài liệu này đã không có thể công bố được nếu không có sự tài trợ của Chương trình Bảo tồn thực vật Việt Nam, một chương trình hợp tác giữa Vườn thực vật Mítxuri, Hoa Kỳ và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Việt Nam, và của Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, Việt Nam.


[EBOOK] TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM (UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM), LEONID V. AVERYANOV VÀ ANNA L. AVERYANOVA, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM, UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM, phân loại các loài hoa lan ở Việt Nam, hoa lan ở Việt Nam, phân loại lan Việt Nam

[EBOOK] TRỒNG VÀ THƯỞNG THỨC LAN NGHỆ THUẬT, LƯU CHẤN PHONG, NXB ĐÀ NẴNG


Tôi vốn là người yêu thích lan, đã sống và làm việc lâu năm tại vùng núi Mân Nam giàu nguồn tài nguyên hoa lan hoang dã.


Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, tôi may mắn được khoa ủy thành phố Chương Châu giao đảm nhiệm chuyên đề quy hoạch hạng mục khoa học kỹ thuật "Điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên hoa lan ở huyện Nam Tĩnh", được dịp đi sâu vào rừng điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên hoa lan và tình hình phân bố của chúng ở Nam Tĩnh, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ những nhà nông trồng lan và bắt đầu mở rộng sưu tập các giống lan lấy từ núi Nam Tĩnh và các giống truyền thống nổi tiếng trong dân gian, lần lượt sưu tập được hơn 100 giống lan mực, kiến lan, hàn lan, lan xuân. Về sau, tôi đã tạo một vườn lan giản dị khoảng hơn 100 mét vuông trên sân thượng của khu nhà ở, nhờ đó có điều kiện đi sâu quan sát các nét đặc trưng về hình thái, đặc tính sinh thái của các giống lan và trao đổi kỹ thuật trồng hoa lan. Tôi đã gia nhập vào đội ngũ của những người mê lan như vậy đó.


Chín năm nay vườn lan nhà tôi không lúc nào vắng khách đến tham quan, xin hướng dẫn. Khách không chỉ là những nhà chơi lan tại Phúc Kiến mà còn có những nhà trồng lan đến từ Hồng Kông, Ao Môn, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan... Các bạn không những cung cấp cho tôi nhiều kiến thức nuôi trồng lan bổ ích mà còn mang tặng nhiều giống lan nổi tiếng từ khắp nơi, góp phần biến vườn lan nhà tôi ngày càng phong phú, tươi đẹp hơn. Những giống mặc lan mới tôi đem từ núi về trồng như Mân Nam đại mai, Mân Nam kỳ hà, kiến lan cánh mai, kiến lan cánh bướm, v.v... rất được giới chơi lan chú ý, một số đã đạt giải thưởng.


Quyển sách này có thể nói là sự tổng kết thực tiển mười mấy năm học tập nuôi trồng, thưởng thức lan của tôi, hy vọng có thể trở thành món quà giao lưu cùng các bạn. Do trình độ có hạn khó tránh khỏi sai sót, kính mong các chuyên gia trồng lan và bạn hữu gần xa phê bình, chỉ giáo.


Trong quá trình biên soạn quyển sách này, tôi được các vị chuyên gia trong giới chơi lan và bạn bè hết lòng ủng hộ, đặc biệt là sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của giáo sư Lưu Thanh Dũng, chủ biên tạp chí " hoa lan Trung Quốc". Trong quyển sách, phần lớn hình ảnh hoa lan do ông Thâm Chí Kiên chụp, ngoài ra còn có một số hình ảnh do Trần Thiếu Mẫn ở Quảng Đông, Chu Hòa Hưng ở Giang Tô, Diệp Hoa Hải ở Chiết Giang, Liêu Đức Phạm và ông Châu Khai Bân ở Phúc Kiến cung cấp. Xin chân thành cảm ơn.


[EBOOK] TRỒNG VÀ THƯỞNG THỨC LAN NGHỆ THUẬT, LƯU CHẤN PHONG, NXB ĐÀ NẴNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng lan, kỹ thuật trồng lan nghệ thuật, trồng và thưởng thức lan nghệ thuật, thưởng thức lan nghệ thuật, kỹ thuật chăm sóc hoa lan, kỹ thuật nhân giống hoa lan

[EBOOK] TRỒNG HOA LAN, KS. NGUYỄN CÔNG NGHIỆP, NXB TRẺ

Đất nước ta thuộc một trong hai khu vực xuất phát các loại lan quý trên thế giới. Do vị trí địa lý mà khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ và cường độ ánh sáng của nước ta rất thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cây lan.


Hoa lan trồng được ở nông thôn, vùng ngoại thành cả nội thành và bất cứ người nào cũng có thể trồng và chăm sóc được lan.


Xã hội và mỗi gia đình chúng ta sẽ có nguồn thu nhập đáng kể và rất thú vị nếu vườn nào, nhà nào cũng trồng thêm một ít loại lan.


Nhà Xuất bản Trẻ giới thiệu cùng bạn đọc cuốn Trồng hoa lan của kỹ sư Nguyễn Công Nghiệp. Lời tựa do Giáo sư Phạm Hoàng Hộ viết.


Cuốn sách giúp bạn đọc:


- Hiểu biết một cách có hệ thống hơn về các điều kiện cơ bản mà cây lan sống: Ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước, sự thông gió...


- Nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân phòng ngừa sâu bệnh.


- Biết được mùa ra hoa và làm thế nào để lan trổ hoa.
 

- Biết được sự phân bổ lan rừng Việt Nam để dễ dàng sưu tầm chúng.


- Giúp các bạn chơi lan có thể tự mình lai giống và gieo hạt trong điều kiện không cần phòng lạnh.


Giúp các học sinh biết được hình thái giải phẩu, sinh lý, sinh thái của họ lan, một họ thực vật mới đối với các em học sinh.


Tóm lại, cuốn sách giúp các bạn chơi lan tự tin về sự phát triển vừa là nguồn kinh tế gia đình, biết được địa chỉ các vườn lan lớn để trao đổi giống hay học hỏi kinh nghiệm. Sách sẽ chỉ dẫn từ kỹ thuật cơ bản, đơn sơ đến các phương pháp nhân giống hiện đại, giúp cho bạn hình dung được hướng phát triển của ngành trồng lan ở Việt Nam trong tương lai.

[EBOOK] TRỒNG HOA LAN, KS. NGUYỄN CÔNG NGHIỆP, NXB TRẺ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Trồng hoa lan, kỹ thuật trồng hoa lan, các điều kiện cơ bản mà cây lan sống, kỹ thuật trồng lan, kỹ thuật chăm sóc hoa lan, kỹ thuật bón phân phòng ngừa sâu bệnh hoa lan, kỹ thuật nhân giống hoa lan, kỹ thuật xử lý ra hoa lan

[EBOOK] TRỒNG HOA NGÀY TẾT, CHU THỊ THƠM - PHAN THỊ LÀI - NGUYỄN VĂN TÓ, NXB LAO ĐỘNG




Nghề trồng hoa và cây cảnh là một nghề đã có ở nước ta từ lâu đời. Cho tới nay, do điều kiện sống ngày càng được cải thiện, kinh tế của nhiều gia đình ngày một phát đạt nên nhu cầu về tinh thần ngày một lớn, do đó nhu cầu tiêu thụ hoa trong ngày lễ tết cũng ngày một tăng. Vì vậy trồng hoa trở thành một nghề được nhiều người quan tâm.


Cuốn sách "Trồng hoa ngày tết" sẽ trình bày các kiến thức cơ bản về trồng hoa ngoài trời và trong nhà, cách chăm bón và làm cho hoa nở đúng vào dịp Tết. Điều này rất quan trọng đối với các hộ trồng hoa, giúp cho họ có thêm các hiểu biết về kỹ thuật trồng các loại hoa nhằm phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết đồng thời có cơ hội để tăng thêm thu nhập, cải thiện điều kiện trong trong gia đình.


[EBOOK] TRỒNG HOA NGÀY TẾT, CHU THỊ THƠM - PHAN THỊ LÀI - NGUYỄN VĂN TÓ, NXB LAO ĐỘNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Trồng hoa ngày tết, kỹ thuật trồng hoa ngày tết, kỹ thuật trồng hoa ngoài trời và trong nhà, cách chăm bón và làm cho hoa nở đúng vào dịp Tết, kỹ thuật điều khiển hoa nở đúng vào dịp tết

[EBOOK] TRỒNG HOA, CÂY CẢNH TRONG GIA ĐÌNH, THS. NGUYỄN HUY TRÍ VÀ TS. ĐOÀN VĂN LƯ, NXB LAO ĐỘNG




Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch kinh tế trong nông nghiệp, đang tạo đà phát triển và đã trở thành phong trào rộng lớn của người nông dân Việt Nam.


Các mô hình sản nông hộ trang trại vườn rừng (VR), vườn ao chuồng (VAC), rừng ao chuồng (RAC)... vườn hoa cây cảnh, nuôi chim, thú nhỏ và các động vật đặc sản nhiệt đới, có thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta.


Để góp phần giúp bà con nông dân có thêm kiến thức, sản xuất ngày càng nhiều hoa, cây cảnh đẹp phục vụ cho nhu cầu đang đi lên của cuộc sống và xuất khẩu - Thạc sĩ Nông học Nguyễn Huy Trí, Phó Tiến sĩ Nông học Đoàn Văn Lư, Cán bộ giảng dạy trường Đại học Nông nghiệp I, đã đúc kết kinh nghiệm trên 20 năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học vụ phục sản xuất, đồng thời được sự đóng góp tích cực của Phùng Sơn Hải và các cộng sự đã hoàn thành và cho ra mắt phục vụ bạn đọc cuốn: Trồng hoa cây cảnh trong gia đình. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn các nghệ nhân hoa cây cảnh d Nghi Tàm, Nhật Tân, Hà Nội, Mễ Sở - Hải Hưng, Nam Diễn, Nam Xá, Hà Nam Ninh...


Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn sách sẽ đóng góp một phần sự mong mỏi bấy lâu nay của bạn đọc yêu thích hoa cây cảnh. Chắc chắn cuốn sách này của chúng tôi ra đời không tránh khỏi những thiếu sót. Mong bạn đọc thông cảm và cho chúng tôi nhiều ý kiến quí báu. Ý kiến của các bạn xin gửi về địa chỉ chúng tôi: Bộ môn Rau quả, Hoa, Cây cảnh. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

[EBOOK] TRỒNG HOA, CÂY CẢNH TRONG GIA ĐÌNH, THS. NGUYỄN HUY TRÍ VÀ TS. ĐOÀN VĂN LƯ, NXB LAO ĐỘNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Trồng hoa cây cảnh trong gia đình, kỹ thuật trồng hoa cây cảnh trong gia đình, kỹ thuật nhân giống cây hoa cảnh, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa

[EBOOK] TRỒNG CÂY CẢNH TRONG NHÀ, G. GORCHINSKY VÀ G. IACOVLEV (BIÊN DỊCH: LÊ THANH HƯƠNG), NXB PHỤ NỮ

CHĂM SÓC CÂY CẢNH TRỒNG TRONG NHÀ


CÁCH GỌI TÊN CÂY


Từ thời xa xưa, khi tiếp xúc với cây cối trong thiên nhiên, con người gọi tên chúng bằng tiếng mẹ đẻ theo sự hình dung và hiểu biết của mình. Vì vậy, ở nhiều địa phương, nhiều đất nước và dân tộc khác nhau một loại cây lại mang những tên gọi khác nhau. Vài thế kỷ trước đây nảy sinh nhu cầu gắn cho cùng những giống cây giống nhau một tên gọi chung, duy nhất và mọi người đầu hiểu. Năm 1753, nhà bác học Thụy Điển K. Linnei đề xuất ý kiến gọi mỗi giống cây bằng hai từ tiếng Latinh. Từ đầu tiên chỉ loài và từ thứ hai chỉ đặc điểm giống. Trong mỗi loài có thể có nhiều giống và mỗi giống phải có đặc điểm riêng, không lặp lại ở giống khác. Sau mỗi tên gọi Latinh của cây thường ghi cả tên tác giả (phần lớn dưới dạng viết tắt). Chẳng hạn, chữ L chỉ ra rằng chính K. Linnei là tác giả của tên gọi đó.


Các loài cây quy về các họ, và các họ tập hợp thành các bậc v.v... Nguyên tắc của các tập hợp đó khác nhau.


Không có quy định nghiêm ngặt về việc gọi tên cây trong các thứ tiếng. Trong trường hợp loại cây nào được nhiều người biết đến thì có thể sử dụng các tên gọi đời thường để gọi tên chúng. Đôi khi, để tên gọi chính xác hơn, có thể bổ sung thêm đặc điểm giống. Có giống người ta không tìm được cho nó một cái tên riêng thích hợp, đành phiên âm từ tiếng Latinh.


[EBOOK] TRỒNG CÂY CẢNH TRONG NHÀ, G. GORCHINSKY VÀ G. IACOVLEV (BIÊN DỊCH: LÊ THANH HƯƠNG), NXB PHỤ NỮ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, trồng cây cảnh trong nhà, kỹ thuật trồng cây cảnh trong nhà, kỹ thuật trồng cây cảnh trong nhà, các loại cây cảnh trong nhà

[EBOOK] THÚ CHƠI MAI CỦA NGƯỜI XƯA, VIỆT CHƯƠNG VÀ KS. NGUYỄN VIỆT THÁI, NXB MỸ THUẬT


Từ xưa đến nay, Tết Nguyên Đán đối với người Việt mình là ngày lễ lớn nhất trong năm. Ngày Tết được coi là ngày thiêng liêng nhất, lại trùng với mùa hoa mai nở, nên hoa mai từ lâu được coi là biểu tượng Tết cổ truyền của người dân Nam Bộ, cũng giống như hoa Đào là biểu tượng ngày Tết của đồng bào ngoài Bắc.


Sắc vàng tươi tắn của hoa mai đã góp phần làm tăng thêm ý nghĩa đậm đà của ngày Tết, đồng thời với màu vàng thân thương đó cũng mang lại cho mọi người, mọi nhà niềm hạnh phúc, nhiều niềm tin yêu hơn về cuộc sống trong tương lai.


Tết đến, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn ai ai cũng đều có chung một điều mơ ước thiết tha là mong đất nước được thanh bình, nhà nhà được ấm no hạnh phúc, gặp muôn vàn thuận lợi từ sức khoẻ đến mọi công việc mưu sinh.


Vì vậy, ngay từ giờ phút đầu tiên làm lễ đón giao thừa chào mừng năm mới, nếu trong nhà may mắn có cây mai đơm hoa rực rỡ thì mọi người đều mừng, coi đó là điềm lành báu trước những ước mơ của mình sẽ có nhiều hy vọng biến thành hiện thực.


Điều đó gần như là một tập tục, hễ Tết đến thì nhà nào cũng có sự hiện diện của một vài cây mai với dáng thế đẹp và nhiều hoa trưng bày trong phòng khách. Nếu không, thì cũng có một bình hoa mai rực rỡ sắc vàng, màu của hạnh phức và thịnh vượng, đặt chưng cúng trên bàn thờ Ông Vải.


Do đó nên xưa nay vẫn như nhà nào ở... vùng đất phương Nam, nhất là tại các tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long đều có trồng mai, không ít thì nhiều...


Ngay vào thời buổi cây mai chưa được coi là một thứ "hàng hóa" như ngày nay, có thể bán, mua như các món hàng hóa khác trên thị trường, thì ngày xưa, ông bà ta vẫn thích thú với việc trồng mai, nếu đất nhà có hẹp thì trồng vào chậu Kiểng.


Ngày xưa, ông bà mình trồng mai, cũng không khác mấy với cách trồng của chúng ta ngày nay. Đó là điều dễ hiểu vì chúng ta đã thừa hưởng được những kinh nghiệm và kỹ thuật trồng trọt quý giá của các đời cha ông trước đây truyền lại, có điều... vì vô tâm nên không hay biết mà thôi! Nhà nào có sân vườn tược rộng rãi mà lại bận rộn không có thì giờ để tưới bón chăm sóc thì trồng mai với số lượng nhiều đôi ba chục cây vào chổ đất... đầu thừa đuôi thẹo, mặc cho mai tự sống như... cây rừng. Đến rằm tháng chạp mới ra lặt lá mai, và Tết đến ra lựa những cành nhiều hoa về chưng cúng. Còn với những ai có đời sống sung túc, dư ăn thừa để lại có nhiều thì giờ nhàn rỗi thì bứng mai trồng vào chậu kiểng để tiện chăm sóc và trổ tài uốn sữa thành kiểng thế, lấy đó làm thú tiêu sầu giải muộn, vui vẻ tuổi già.


Thực ra, trồng mai ngoài việc dùng hoa để chưng cúng trong ngày Tết, với con mắt của người biết thưởng thức, với con mắt nhà nghề của các nghệ nhân hoa kiểng xưa, nó cũng có vẻ đẹp đặc trưng riêng, tìm hiểu càng sâu càng thấy thích...

Vẻ đẹp dễ thấy nhất ở cây mai là thân gầy và cành nhánh lại mềm mại, ẻo lả như dáng điệu của người con gái hiền hậu nhu mì. Vì vậy mới có câu: “Vô nữ bất thành mai" nên uốn sửa mai theo thế "mai nữ" xưa nay ai cũng công nhận là đúng cách, là xứng hợp.


Với cây mai ở trong thời kỳ còn sung sức thì cành nhánh vừa thanh tú vừa uyển chuyển linh động, tán lá xanh tươi. Đến mùa hoa nở, cành nào cũng chi chít những hoa, chứng tỏ cây đang ở giai đoạn căng tràn nhựa sống.


Còn đối với cây mai đã già, vẻ đẹp của nó càng được tôn lên nhiều lần, giá trị không kém gì tùng, bách, cần thăng, kim quít,... Ở cây mai già, đoạn gốc cũng phình ra với lớp vỏ bên ngoài sần sùi, meo mốc bám đầy, thể hiện rõ nét phong sương. Đã thế, trên mặt đất chậu, từ gốc bắn ra nhiều đoạn rễ với nhiều thăng bằng cho thân cây già lão bên trên khỏi bị ngã đỗ...


Thân cây đã già thì dáng cong như thân người cao tuổi cơ hồ sắp gãy gập, cơ hồ chỗ nào cũng mang nhiều chứng tích của sự đào thải của thời gian: lớp vỏ sần sùi nứt nẻ, điểm tô những hốc lõm trông rất tang thương. Cành cây mai già thường mang tán lá xác xơ, đây là nơi biểu lộ rõ nét nhất về sức sống của cây... Cành tươi nương tựa với cành khô, cành nguyên xen kẽ bên cành gãy, là những... thương tật khiến người đa cảm không tránh được mủi lòng!


Thế nhưng, nét đẹp của cây mai không chỉ có thế, không thể dừng lại ở đó. Trong cây mai có những nét linh diệu hơn, đáng để cho ta ngưỡng vọng nhiều hơn..


Chúng ta thấy trong Kinh thi, cây mai được đề cao là giống cây có tiết tháo trong sạch, không khác gì Tùng, Bách, vì đời sống nó kéo dài đến một vài trăm năm, hơn cả kiếp người, lại hiên ngang đứng trong trời đất mặc cho gió táp mưa sa bốn mùa quần thảo. Đó phải chăng là hình ảnh của kẻ nam nhi chi khí đầy tiết tháo kiên cường?


Vì thế, người xưa đã ghép cây mai vào bộ "Mai-Tùng-Trúc", vì ba cây này có những nét tương đồng: nào là tàn lá xanh tươi cả năm, nào là cứng cỏi có sức chịu đựng giỏi trước sương gió bão táp... Vì vậy cả ba cây này được coi là hiện thân đức tính của người quân tử biết tự lực cánh sinh, và lúc nào cũng sẵn sàng nhập thế hành đạo giúp đời.


Được biết, trong Đạo giáo cây mai được cho là do âm dương phối hợp mà thành.

Như vậy, với người xưa Vũ trụ quan và Nhân sinh quan đều thể hiện đủ trong cây mai cả.

Một loài cây có những đặc tính quá tốt như vậy nên xưa nay mới được nhiều người ưa chuộng và chọn trồng.


[EBOOK] THÚ CHƠI MAI CỦA NGƯỜI XƯA, VIỆT CHƯƠNG VÀ KS. NGUYỄN VIỆT THÁI, NXB MỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, thú chơi mai của người xưa, kỹ thuật trồng mai vàng, kỹ thuật chăm sóc mai vàng, thú chơi mai vàng, trồng và chăm sóc mai vàng, mai vàng bonsai

[EBOOK] TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT HOA THỦY TIÊN, ĐỨC HIỆP, NXB NÔNG NGHIỆP


Hoa Thủy Tiên là thứ hoa đẹp nổi tiếng, nhiều người ưa thích. Hoa mọc ở nhiều nơi trên thế giới nhưng chỉ Thủy Tiên Chương Châu - một vùng á nhiệt đới của Trung Quốc, là tương đối phù hợp với môi sinh Việt Nam.


Thú chơi hoa Thủy Tiên là một thú chơi tao nhã. Khi xưa, các bậc cao niên của dân tộc, do quan hệ giao lưu văn hóa, có một thời gian dài phổ biến rộng rãi bộ môn tạo hình nghệ thuật hoa Thủy Tiên, chuẩn bị đón năm mới mỗi khi xuân về.


Thật ít có hoa nào sánh kịp, hoa Thủy Tiên đẹp cả hương lẫn sắc. Kỹ thuật chăm sóc, gọt tỉa tạo hình hoa cũng là cả một bộ môn nghệ thuật cần được quan tâm đúng mức, nếu không muốn phải thất vọng hoặc không mấy vừa ý khi sử dụng hoa.


Nhiều bậc lão thành các giải hoa xuân đã lần lượt ra đi, mang theo những bí mật lẽ ra phải truyền cho hậu thế vì những năm qua, mấy ai còn nghĩ đến Thủy Tiên?


Không biết có phải vì đã nghĩ lại hoặc tiếc nuối một loài hoa, mấy mùa xuân gần đây, người ta lại nhập bán Thủy Tiên? Muốn bớt hẳn những khâu "cầu kỳ" và cho gần gũi tự nhiên hơn, họ để cho hoa tùy ý phát triển, tiếc thay hoa đẹp mà chưa đẹp. Điều này không hiểu có đúng với nhận xét cho rằng số người biết gọt tỉa hoa còn không nhiều?


Vậy phải làm gì nếu còn quá nhiều người muốn được thưởng thức hoa, thứ hoa "Danh bất hư truyền" này ?


Những giò Thủy Tiên sẽ đẹp, tươi tắn hơn rất nhiều nếu ta nắm được bí quyết gọt tỉa và cách chăm sóc hoa.


Là một trong những người yêu hoa, chúng tôi không muốn một kỹ thuật hay độc đáo trong nghề trồng tỉa hoa bị thất truyền đi vào quên lãng.


May mắn có tài liệu nghiên cứu về hoa Thủy Tiên, chúng tôi mạnh dạn biên soạn cho hợp với nhu cầu các bạn ưa thực hành, mong muốn giới thiệu với bạn đọc và những người thích tham khảo cuốn sách này dưới cái tên "Tạo hình nghệ thuật hoa Thủy Tiên", tạo điều kiện phương tiện cho hoa mùa Xuân, mỗi Xuân mới thêm đẹp hơn.


Chúc bạn một Xuân mới hạnh phúc giữa muôn hoa rực rở.


[EBOOK] TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT HOA THỦY TIÊN, ĐỨC HIỆP, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tạo hình nghệ thuật hoa Thủy Tiên, kỹ thuật trồng hoa thủy tiên, kỹ thuật tạo hình hoa thủy tiên, kỹ thuật tỉa gọt nghệ thuật hoa thủy tiên, trồng và chăm sóc hoa thủy tiên

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MAI VÀNG, THÁI VĂN THIỆN, NXB NÔNG NGHIỆP


Trong tập quán của người Việt từ bao đời, việc đón xuân mới thường gắn liền với việc thưởng hoa và là một nét đẹp văn hóa. Mùa xuân đến có rất nhiều loài hoa khoe hương, đua sắc; nhưng hoa mai vàng vẫn là một loài hoa thân thiết, gần gũi, nhất là đối với người dân ở miền Trung và miền Nam, bởi lẽ nó dễ trồng, phù hợp với khí hậu; ở miền Bắc do tiết trời giá lạnh vào dịp Tết nên cây hoa đào thường phù hợp và thích nghi hơn. Tuy nhiên, gần đây cây mai vàng ở phương Nam cũng đã xuất hiện vào dịp Tết ở phía Bắc.


Cây mai vàng ở miền Nam, hay cây đào ở miền Bắc như là một biểu tượng cho cái Tết cổ truyền, đại diện cho mùa xuân. Cho dù, ngày xuân còn có rất nhiều loại hoa khoe hương tham sắc, cây mai, cây đào vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong lòng của người thưởng hoa, nó gần như mang tính quốc hồn quốc túy trong lòng của người dân Việt.


Cây mai vàng quả là một món quà tuyệt vời của thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng Nam bộ. Ngày xuân, cây mai không chỉ đơn thuần là vật trang trí, tạo không khí xuân, làm đẹp gian nhà trong ba ngày Tết mà nó còn được cắm vào bình hoa trang trọng trên bàn thờ tổ tiên, như một sản vật mộc mạc từ đất dâng lên cho tổ tiên trong thời khắc thiêng liêng của một năm mới sắp đến.


Trong mấy ngày Tết, sự hiện diện của cây mai vàng trong nhà với sắc vàng rực rỡ, ấm áp, làm cho không khí xuân thêm rộn ràng ấm cúng. Ngày Tết thiếu cây mai vàng trong nhà hình như thiếu vắng một điều gì đó, cái Tết như chưa thực sự đầy đủ ý nghĩa. Cành mai đem lại niềm hy vọng, niềm tin vào sự may mắn ở một năm mới đạt được nhiều thành công. Như vậy nó còn mang cả giá trị trong khía cạnh tâm linh. Nó trở thành một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của người Việt.


So với nhiều loài hoa khác trong tự nhiên, hoa mai là loài hoa có khả năng phát tiết sớm trong năm. Khi trời mới lập xuân, lúc này khí trời còn hơi giá lạnh, cây mai đã bắt đầu khai hoa đón chào mùa xuân mới, vì thế mà cố nhân còn ví hoa mai là loài hoa có danh hiệu “Bách hoa khôi" (đứng đầu trong trăm hoa).


Cây mai là một loại cổ thụ, đời sống tự nhiên có thể kéo dài đến mấy đời người. Cây đứng sừng sững giữa trời chịu bao sự khắc nghiệt của cuộc sống, mùa hè nắng hạn như thiêu đốt, mùa đông giá lạnh cây trút hết lá, đứng trơ trọi giữa trời với những cành khẳng khiu, thế nhưng khi tiết lập xuân đến, những nụ hoa vàng óng lại nở trên những cành khô, một vẻ đẹp mà không biết bao lời thơ của cổ nhân đã dành tặng cho cây mai.


Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa tươi

Trước mắt, việc đời ruổi

Trên đầu, già đến rồi.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước nở nhành mai

(Mãn giác thiền sư)


Người xưa đã xếp cây mai vào bộ "Tam hữu", đó là "Hữu trực" (ngay thẳng) - "Hữu lượng" (rộng lượng) - "Hữu đa văn" (hiểu biết nhiều), đó là ba người bạn tốt. Bộ tam hữu gồm có: Tùng - Trúc - Mai, đó là "Trượng phu tùng" - "Quân tử trúc" - "Ngự sử mai". So với cây tùng, cây trúc, thì cây mai giống ở khí tiết, đó là cốt cách hiên ngang, khí phách không chịu khuất phục, biết chịu đựng và vượt qua được sự khắc nghiệt của cuộc sống, nhưng nó lại có ưu điểm mà tùng và trúc không có được: đó là sắc và hương của hoa mang lại vẻ đẹp của sự dâng hiến cho đời, một phẩm chất cao quý mà Cao Bá Quát đã bái phục trong hai câu thơ:

Thập tải luân giao cầu cô kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Tạm dịch:

Mười năm xuôi ngược, giao du, quyết tìm thanh kiếm cô. Suốt một đời chỉ biết cúi đầu vái lạy trước hoa mai.


Cây hoa mai còn được người xưa đưa vào bộ "Tứ quý" hay bộ "Tứ bình" tượng trưng những loại cây đại diện cho bốn mùa, đó là bộ Mai - Lan - Cúc - Trúc.


Người xưa rất trân trọng vẻ đẹp và giá trị của cây mai, một loài hoa quý được dâng cúng trời đất tổ tiên trong ngày đầu năm mới. Một loài hoa đem lại niềm tin, hạnh phúc vào tương lai.


Cây mai ở trong vườn thường được trồng ở sân trước, nơi có bàn thờ thiên, về sau, những người yêu thích hoa cảnh đem cây mai trồng vào chậu, họ uốn sửa tạo dáng, ký thác tâm tư, hoài bão vào cây, theo thời gian, cây mai được xem là một cây kiêng quý và có giá trị.


Theo đà phát triển của cuộc sống, ở các đô thị không gian sống ngày càng chật hẹp, người ta không thể trồng được cây mai trong sân vườn, người chơi mai đã trồng những cây mai vào chậu để thưởng ngoạn, dần dà, họ chọn lọc được các giống mai có hoa đẹp về cấu trúc, màu sắc tươi sậm, nở bền. Hiện nay, cây mai ghép 12 cánh rất được ưa chuộng và việc trồng cây mai ghép cũng đã trở thành một nghe kinh doanh tốt trong dịp Tết Âm lịch.


Để trồng và có được một cây mai ghép ra hoa đúng Tết, đòi hỏi người nuôi trồng cần phải có những kiến thức nhất định về kỹ thuật nuôi trồng, ghép, chăm sóc... Đây không phải là điều dễ dàng đối với nhiều người.


Sau một thời gian dài nuôi trồng, tìm hiểu về cây mai, chúng tôi mạnh dạn viết ra quyển sách này, dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được từ bản thân, cũng như thông qua các đồng nghiệp, mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho nhiều người đến được với cây mai một cách dễ dàng.


Trong quyển sách này chỉ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật nuôi trồng, ghép, sâu bệnh... trên cây mai, để từ đó vận dụng tốt vào từng điều kiện cụ thể. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng nhiều, song chắc còn nhiều thiếu sót về nội dung và cách trình bày, mong được sự góp ý và sự thông cảm của bạn đọc.


Tôi xin chân thành cám ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ cho tôi hoàn thành được quyển sách này.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MAI VÀNG, THÁI VĂN THIỆN, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng mai vàng, kỹ thuật chăm sóc mai vàng, kỹ thuật nuôi trồng cây mai vàng, kỹ thuật ghép mai vàng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây mai vàng

[EBOOK] NGHỆ THUẬT TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH BONSAI - KỸ THUẬT TRỒNG LAN TRÊN BAN CÔNG, THÁI HÀ, NXB VĂN HÓA THÔNG TIN




Môi trường sống truyền thống của hoa lan là khu vực đồi núi hiểm trở có tầng chất mùn thực vật dày, đảm bảo độ ẩm không khí, thoáng gió, ánh sáng thích hợp. Trong điều kiện môi trường sống thu hẹp như hiện nay, đặc biệt là với không gian nhà phố đảm bảo được một môi trường trồng lan phù hợp để cây có thể đơm hoa, cho giá trị thưởng thức cao không phải là vấn đề đơn giản.


Người yêu lan nêu vẫn muôn “đưa lan xuống phố’’ cần phải bỏ nhiều công phu kiến tạo môi trường sông thích hợp cho lan. Tận dụng ban công nhà phố, đặc biệt là ban công ở các tòa nhà chung cư để trồng lan là một trong những ý tưởng không còn mới mẻ nhưng để áp dụng kiến thức khoa học vào cách nuôi trồng lan ở không gian hạn hẹp này yêu cầu người yêu lan phải có những tri thức và kinh nghiệm nhất định.


Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu để áp dụng trồng lan ở không gian nhà phố chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ấn phẩm Kỹ thuật trồng lan trên ban công.


Cuốn sách sẽ cung cấp cho người yêu thích trồng lan những tri thức khoa học cơ bản về đặc trưng loài, các yêu cầu về môi trường sống của cây trên ban công, sân thượng, trong các lán lan, nhà lan, bao gồm các yếu tố như yêu cầu về đất trồng, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước tưới, phân bón, cách phòng trừ sâu bệnh... Bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt kỹ thuật được giới thiệu trong cuốn sách và vận dụng thiết kế những giá lan trên ban công nhà mình một cách khoa học, thẩm mỹ và hiệu quả.


Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc yêu thích trồng lan.


Trong quá trình biên soạn cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý chân thành của quý độc giả để khi tái bản cuốn sách được hoàn thiện hơn.


Trân trọng giới thiệu ấn phẩm đến bạn đọc!


[EBOOK] NGHỆ THUẬT TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH BONSAI - KỸ THUẬT TRỒNG LAN TRÊN BAN CÔNG, THÁI HÀ, NXB VĂN HÓA THÔNG TIN


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật trồng lan trên ban công, nghệ thuật trồng hoa và cây cảnh, nghệ thuật trồng lan trên ban công, đặc trưng loài hoa lan, các yêu cầu về môi trường sống của cây hoa lan trên ban công, các yêu cầu về môi trường sống của cây hoa lan trên sân thượng, các yêu cầu về môi trường sống của cây hoa lan trong các lán lan, các yêu cầu về môi trường sống của cây hoa lan trong nhà lan, yêu cầu về đất trồng hoa lan, yêu cầu về nhiệt độ trồng hoa lan, yêu cầu về độ ẩm trồng hoa lan, yêu cầu về ánh sáng trồng hoa lan, yêu cầu về nước tưới trồng hoa lan, yêu cầu về phân bón trồng hoa lan, cách phòng trừ sâu bệnh hại hoa lan

[EBOOK] VƯỜN CẢNH PHƯƠNG ĐÔNG, NGUYỄN HOÀNG HUY, NXB VĂN HÓA

Trồng cây cảnh và đắp non bộ là một thứ chơi tao nhã lâu đời mà lại dính liền với phong tục và nếp sống của người Việt Nam.

Anh Nguyễn Hoàng Huy, cựu sinh viên Đại học Văn khoa Saigon. Sau khi tốt nghiệp, anh đã trở về sống nơi quê nhà, ở An Giang, vui với nếp sống cũ. Vốn rất thích trồng hoa kiểng và xây non bộ, anh chẳng những thực hành việc xây trồng đó mà còn bỏ công tham khảo sách báo viết về thú chơi "phong lưu" này. Trong thời gian sưu tầm tài liệu, anh thường ghé thăm tôi, bàn bạc về lịch sử, triết lý và nghệ thuật chơi kiểng. Nay, có điều kiện thuận tiện, anh đã viết được cuốn "Vườn cảnh Đông Phương". 

Anh lại nhờ tôi giới thiệu để xuất bản. Tình xưa nghĩa cũ không cho phép tôi khước từ. Vậy xin có vài hàng giời thiệu với quí vị đọc giả.


[EBOOK] VƯỜN CẢNH PHƯƠNG ĐÔNG, NGUYỄN HOÀNG HUY, NXB VĂN HÓA

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Vườn cảnh Đông Phương, vườn cảnh phương đông, nghệ thuật trồng hoa kiểng, nghệ thuật xây đắp non bộ, trồng cây cảnh và đắp non bộ, hòn non bộ