Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY LÚA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY LÚA. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÂY LÚA, NHIỀU TÁC GIẢ, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ (IRRI)


Đánh giá các đặc tính di truyền của cây lúa là một khâu không thể thiếu được trong các chương trình cải tiến giống lúa. Việc đánh giá đầy đủ, chính xác sẽ giúp các nhà lai tạo chọn được những thực liệu lai thích hợp. Tuy nhiên, một người làm công tác lai tạo giống không thể xây dựng được một tập đoàn thực liệu đầy đủ nếu không có sự trao đổi thông tin về các tập đoàn lúa và những vật liệu cần thiết sau khi được đánh giá. Để giúp các nhà khoa học hiểu biết lẫn nhau, cần có một tiếng nói chung trong cách đánh giá và cho điểm đối với các tính trạng cần quan tâm. Cuốn sách “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa” của Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu trên ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế. Đánh giá cao giá trị thực tiễn và tầm quan trọng của nó, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành dịch và xuất bản cuốn sách này, hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ công tác cải tiến giống lúa ở Việt Nam. Chúng tôi chân thành cám ơn sự giúp đỡ về tài chính và trí tuệ của NGÂN HÀNG THẾ GIỚI thông qua Dự án Phục hồi Nông nghiệp và Mạng lưới Quốc gia về Đánh giá Nguồn gen lúa Việt Nam.

Chúng tôi vô cùng biết ơn những ý kiến phê bình, đóng góp của bạn đọc nhằm cải thiện chất lượng của cuốn sách.


[EBOOK] HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÂY LÚA, NHIỀU TÁC GIẢ, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ (IRRI)

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa, đánh giá gen lúa, lai tạo giống lúa, giống lúa lai, công nghệ giống

[EBOOK] PHÂN LẬP GEN VÀ CHỌN DÒNG CHỐNG CHỊU NGOẠI CẢNH BẤT LỢI Ở CÂY LÚA, PGS. PTS. LÊ TRẦN BÌNH VÀ PGS. TS. LÊ THỊ MUỘI, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


"Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa" là một chuyên khảo được biên soạn như một báo cáo tổng kết công trình nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ tế bào và công nghệ gen vào việc chọn tạo giống cây trồng của Phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào thực vật thuộc Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội. Mục đích của việc biên soạn là giúp cho cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh và sinh viên có thêm một tài liệu than khảo thiết thực về phương pháp phân lập gen và chọn dòng tế bào thực vật ứng dụng trong cải tạo giống cây trồng.

Trong khuôn khổ thực hiện đề tài KC 08.15 thuộc Chương trình Công nghệ sinh học (1990-1995) các cán bộ nghiên cứu sau đây đã tham gia thực hiện những nội dung liên quan đến chọn dòng chịu khô hạn là Đinh Thị Phòng; chọn dòng chịu nhôm là Nguyễn Thị Vinh và chọn dòng chịu muối là Nguyễn Tường Vân. Phần chính của nội dung nghiên cứu về phân lập gen liên quan đến tính chịu lạnh được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Di truyền tế bào của Tiến sỹ K. Oono, Viện Quốc gia về Tài Nguyên nông sinh học. Tsukuba, nhờ tài trợ của Matsumae International Foundation, Nhật Bản. Phần chọn dòng DNA genom được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử và tế bào của Giáo sư R.L. Rodriguez, Trường Đại học Tổng hợp California, Davis, nhờ sự tài trợ của Rockfeller Foundation, Mỹ. Xác định trình tự của dòng pBC601 và thiết kế vector biểu hiện pMAL442 được tiến hành nhờ thiết bị của Phòng thí nghiệm trọng điểm về Công nghệ gen của Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội.

Chuyên khảo này được xuất bản nhờ sự hỗ trợ về tài chính của Chương trình nghiên cứu cơ bản. Các tác giả trân trọng bày tỏ lời cảm ơn về những đóng góp công sức và tài chính rất hiệu quả như vậy đối với công trình này.

Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được bạn đọc đóng góp ý kiến.


[EBOOK] PHÂN LẬP GEN VÀ CHỌN DÒNG CHỐNG CHỊU NGOẠI CẢNH BẤT LỢI Ở CÂY LÚA, PGS. PTS. LÊ TRẦN BÌNH VÀ PGS. TS. LÊ THỊ MUỘI, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa, chọn dòng lúa chịu khô hạn, chọn dòng lúa chịu nhôm, chọn dòng lúa chịu muối, phân lập gen liên quan đến tính chịu lạnh của cây lúa

[EBOOK] SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI VÀ NHÂN DÒNG BẤT DỤC, NGUYỄN CÔNG TẠN, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


Phần một

SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI

Sản xuất lúa dựa vào các tổ hợp lai nhằm sử dụng ưu thế lai đời 1 để đạt năng suất cao, từ thế hệ thứ 2 sẽ có phân ly. Do đó hạt lúa lai không làm được giống, phải hàng năm sản xuất hạt giống.

Trong sản xuất hạt giống lúa lai, dùng dòng bất dục làm mẹ, dùng dòng hồi phục làm bố, được trồng xen các hàng theo tỷ lệ quy định, để dòng bất dục nhận được phấn hoa của dòng hồi phục, thụ tinh kết hạt tạo ra hạt lúa lai. Năng suất và chất lượng của hạt lúa lai ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và phát triển sản xuất lúa lai.

Từ năm 1973 dựa vào kết quả của việc áp dụng hệ thống "3 dòng" bằng loại hình thui đực của lúa indica, trong quá trình tổ chức sản xuất hạt lúa lai, Trung Quốc đã nghiên cứu và tích lũy được nhiều kinh nghiệm rất phong phú, năng suất của hạt giống lai đã được nâng cao nhiều. Vào năm 1973, khi bắt đầu sản xuất hạt lúa lai, năng suất chỉ đạt 90 kg/ha, đến 1982, diện tích sản xuất hạt lúa lai đã lên tới 150.000 ha, năng suất đạt 8,93 tạ/ha, đến năm 1983, diện tích sản xuất hạt lúa lai 120.000 ha, năng suất đã vượt 15 tạ/ha. Hồ Nam là một trong những tỉnh đạt năng suất hạt giống cao nhất cả nước, năm 1981 trên 7,5 tạ/ha, năm 1983 trên 15 tạ/ha, đến năm 1985 diện tích sản xuất hạt giống toàn tỉnh 16.400 ha, năng suất đạt 20,7 tạ/ha (btèu 9-1). Có 3 địa khu, thị trấn và 32 huyện năng suất trên 22,5 tạ/ha, có 3 huyện năng suất trên 30 tạ/ha, có thửa năng suất cao đã đạt 54,2 tạ/ha.


[EBOOK] SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI VÀ NHÂN DÒNG BẤT DỤC, NGUYỄN CÔNG TẠN, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, sản xuất hại giống lúa lai, kỹ thuật sản xuất giống lúa lai, kỹ thuật nhân dòng bất dục giống lúa lai

[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG LÚA CẠN (A Farmer’s Primer on Growing Upland Rice), M. A. Arraudeau và B. S. Vergara, NXB NÔNG NGHIỆP

"Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa cạn" (A Farmer's Primer on Growing Upland Rice) của M. A. Arraudeau và B. S. Vergara là cuốn sách trong bộ sách:

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa cạn

Do Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) xuất bản và phát hành đã được phổ biến rộng khắp trên thế giới với gần 40 thứ tiếng nhằm góp phần thực hiện Chiến lược lương thực toàn cầu của Viện.

Cuốn sách đề cập đến tất cả các khâu, các bước trong lĩnh vục trồng lúa cạn dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn phong phú, được diễn đạt rất dễ hiểu như một cuốn sách hướng dẫn tay nghề. Sách thích hợp và bổ ích với nhiều đối tượng bạn đọc - nhất là đối với nông dân.

Nhà xuất bản hy vọng cuốn sách này (cũng như trọn bộ hai tập của nó) sẽ được sự đón nhận nhiệt tình của đông đảo bạn đọc và người trồng lúa Việt Nam để cùng với các bạn góp phần vào việc thực hiện thắng lợi "Chương trình lương thực thực phẩm" của nước ta.

Nhân lần xuất bản hai tập sách này, Nhà xuất bản Nông nghiệp xin chân thành cảm ơn Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và Tiến sĩ Thomas R. Hargrove (Trung tâm thông tin xuất bản của IRRI) đã tạo điều kiện thuận lợi để bộ sách đến với độc giả và người trồng lúa ở Việt Nam. Hy vọng sự cộng tác và giúp đỡ giúa Viện nghiên cứu lúa Quốc tế và Nhà xuất bản Nông nghiệp Việt Nam ngày càng chặt chẽ và mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG LÚA CẠN (A Farmer’s Primer on Growing Upland Rice), M. A. Arraudeau và B. S. Vergara, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng lúa cạn, Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa cạn, kỹ thuật canh tác lúa cạn, trồng và chăm sóc lúa cạn, sâu bệnh hại cây lúa cạn

[EBOOK] NHỮNG THIỆT HẠI CỦA RUỘNG LÚA NHIỆT ĐỚI, NHIỀU TÁC GIẢ, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ IRRI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Lần xuất bản thứ nhất (1970) của quyển "Những Thiệt Hại Trên Ruộng Lúa Nhiệt Đới" đã do K.E.Mueller, chuyên viên tư vấn về nghiên cứu lúa của Tổ chức Ford soạn thảo. Lần xuất bản thứ hai này được các nhà khoa học của IRRI duyệt lại và mở rộng thêm.

Quyền sách nhỏ này được soạn ra để giúp các cán bộ nông nghiệp hoạt động thực tế dễ nhận diện những tác nhân gây hại phổ biến nhất trên ruộng lúa nhiệt đới. Nội dung được viết theo lối không chuyên môn ; danh từ thông dụng được sử dụng tối đa, nhưng tên khoa học của côn trùng, và những tác nhân gây bịnh cũng được ghi vào, cỏ được ghi nhận bằng tên khoa học vì tên thông dụng mỗi nơi gọi cách khác. Biện pháp phòng trị đối với từng thiệt hại không được đề cập đến vì mỗi địa phương sử dụng những loại phân bón và thuốc trừ sâu, trừ bịnh và trừ cỏ, và những giống lúa khác nhau.


[EBOOK] NHỮNG THIỆT HẠI CỦA RUỘNG LÚA NHIỆT ĐỚI, NHIỀU TÁC GIẢ, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ IRRI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, những thiệt hại của ruộng lúa nhiệt đới, kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật canh tác lúa nước, sâu hại cây lúa, bệnh hại cây lúa, cỏ dại trong ruộng lúa

[EBOOK] CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM, TS. LÊ VĂN BẢNH, NXB NÔNG NGHIỆP


Cơ giới hóa canh tác lúa là “cốt lõi” của công nghiệp hóa và hiện đại hóa nghề trồng lúa ở Việt Nam, đưa nền sản xuất lúa gạo hàng hóa ở nước ta lên tầm cao mới, góp phần quyết định làm cho đất nước ta đến năm 2020 thành nước công nghiệp. Cơ giới hóa sản xuất lúa cũng là biện pháp khoa học kỹ thuật “then chốt” cho an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người nông dân sản xuất lúa, trong khi diện tích và người lao động sản xuất lúa giảm dần theo xu thế chung.


Đã có một số ấn phẩm về cơ giới hóa sản xuất lúa, như gần đây những phần về cơ giới hóa sản xuất lúa trong 6 tập sách Nhà nước đặt hàng về CÂY LÚA Việt Nam trong thập kỉ đầu của thế kỷ 21, một số ấn phẩm khác có nội dung rất tốt, mang tính chung và chuyên đề... Tuy nhiên, những ấn phẩm về đến tay nông dân, cán bộ khuyến nông và cán bộ quản lý cần thiết thì còn khá khiêm tốn.


Việc xuất bản cuốn sách “Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam” với nội dung đầy đủ, hình thức “bắt mắt” lúc này là đáp ứng kịp thời nhu cầu hiện nay. Quá trình cơ giới hóa sản xuất từng khâu, từ chuẩn bị ruộng, làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và sau thu hoạch đã được trình bày mạch lạc một cách có hệ thống, từ dụng cụ thô sơ cổ xưa, như chọc lổ bỏ hạt, đến máy móc tự hành hiện đại, giúp cho người đọc dễ dàng hơn hình dung chung và nhận biết kỹ thuật cụ thể đến mức có thể áp dụng vào sản xuất.


Cuốn sách “Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Vỉệt Nam” được soạn thảo bởi TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL. Đến nay, TS. Bành đã trải qua bốn thập kỷ nghiên cứu từ ngay sau khi tốt nghiệp kỹ sư cơ khi nông nghiệp ở Đại học Cần Thơ, lấy bằng tiến sỹ Cơ khí Nông nghiệp ở Viện Cơ điện Nông nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình bởi GS. TSKH. Phạm Văn Lang, là một trong 10 nhà khoa học của Viện Lúa ĐBSCL được Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Tài trợ xuất bản cuốn sách là Công ty CP Phân bón Bình Điền, in ấn và phát hành bởi Nhà xuất bản Nông nghiệp.


Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách "Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam".


[EBOOK] CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM, TS. LÊ VĂN BẢNH, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam, máy nông nghiệp, máy nông nghiệp trong sản xuất lúa, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa

[EBOOK] CẢI TIẾN GIỐNG LÚA, PR. Jennings, W.R. Coffman, và H.E. Kauffman, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Trồng lúa là một nghề cổ truyền của hơn 80 phần trăm nhân dân Việt Nam từ trên 4000 năm nay. Cùng với đà gia tăng dân số, cây lúa Việt Nam đã cố gắng tiến nhanh nhưng mới chỉ vừa đủ thỏa mãn cái ăn của một số vùng trong nước. Những tiến bộ nổi bật của cây lúa Việt Nam đã được thể hiện rõ rệt từ thập niên 1970 đến nay, bắt đầu từ những vùng đất màu mỡ được trang bị thủy lợi hoàn chỉnh, nơi mà ông bà ta đã chọn định cư đầu tiên trồng những giống lúa cổ truyền dài ngày năng suất thấp mà ngày nay đã hoàn toàn bị thay thế bởi những giống lúa năng suất cao, ngắn ngày, cho phép trồng 2-3 vụ một năm. Trong điều kiện thâm canh cao như vậy, các loại côn trùng và mầm bệnh hại lúa dường như đang trong một thời kỳ phồn vinh, thức ăn không bao giờ ngớt. Do đó những giống lúa mới phải có đặc tính kháng sâu bệnh phổ biến trong từng vùng, để nông dân đỡ tốn thuốc trừ sâu bệnh, tiết kiệm nhiều ngoại tệ quý báu. Nhưng không phải nơi nào cũng cố đủ thủy lợi; đại bộ phận nông dân phải dựa vào nước trên để trồng lúa. Hơn nữa, diện tích đất màu mỡ chỉ có hạn, khả năng vật liệu xây dựng và tiền vốn đầu tư cho thủy lợi cũng có hạn, trong khi dân số tiếp tục tăng nhanh, cây lúa mới cần phải mang thêm tính thích nghi với đất khó khăn, với khô hạn hay ngập úng, với khí hậu lạnh hay nóng, v...v... Quyển sách "CẢI TIẾN GIỐNG LÚA" này ra đời đúng vào lúc cây lúa Việt Nam đang lấn chiếm vào các vùng khó khăn đó.


Chúng tôi hy vọng với cách trình bày đơn giản, rõ ràng, các tác giả quyển sách này sẽ giúp cho độc giả nắm vững những kỹ thuật chọn giống lúa mà các nhà khoa học quốc tế về lúa đang sử dụng. Ứớc mong của chúng tôi là cố gắng truyền đạt những kỹ thuật cải tiến cây lương thực quan trọng nhất này của nước Việt Nam ta đến những người đang làm công tác giống lúa, để mọi người đều thành thạo và say mê chọn tạo ra những giống lúa mới thích hợp cho từng địa phương mình. Bộ đội tinh nhuệ càng đông, trận giặc càng mau chiến thắng. Đội ngũ chọn tạo giống lúa chắc chắn sẽ góp phần nhiều hơn nữa giúp bà con nông dân thu hoạch cao hơn mà ít tốn chi phí sản xuất hơn.


Chúng tôi cám ơn Ủy Ban Hợp Tác Khoa Học Kỹ Thuật với Việt Nam của các nhà khoa học Mỹ đã giúp phương tiện in bản gốc tiếng Việt và Tổ Chức Ford Foundation đã cấp cho Trường Đại Học Cần Thơ một phần kinh phí để xuất bản quyển tiếng Việt này. Tiến sĩ Thomas R. Hargrove và nhân viên của Phòng Xuất Bản và Thông Tin của viện Nghiên cứu Lúa Gạo Quốc Tế (IRRI) đã hết sức giúp đỡ về mặt kỹ thuật cho lần xuất bản này.


[EBOOK] CẢI TIẾN GIỐNG LÚA, PR. Jennings, W.R. Coffman, và H.E. Kauffman, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cải tiến giống lúa, kỹ thuật cải tiến giống lúa, công nghệ giống lúa, phục tráng giống lúa, lai tạo giống lúa, cây lúa, kỹ thuật trồng lúa

[EBOOK] BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ, PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Lúa là cây lương thực quan trọng đối với đời sống của con người. Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Sản xuất lúa gạo không những đủ cho nhu cầu của nhân dân trong nước mà còn xuất khẩu gạo xếp thứ hai trên thế giới.

Trong quá trình sinh trưởng của cây lúa, bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae Cav. et Bri đã xuất hiện gây hại lúa, nấm Pyricuỉaria oryzae thường xâm nhập vào lá và bông gây bệnh trên lá và trên bông, ruộng bị bệnh nhẹ sẽ làm giảm năng suất thóc và chất lượng gạo, ruộng lúa bị bệnh nặng có thể bị mất trắng (không cho thu hoạch).

Với mong muốn đóng góp một phần cho công tác nghiên cứu và phòng chống bệnh đạo ôn hại lúa đạt kết quả tốt, chúng tôi biên soạn tài liệu này và hy vọng sẽ giúp ích cho nông dân, cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật, sinh viên khoa Nông học và những ai quan tâm đến vấn đề này.

Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã sử dụng những kiến thức được tích lũy qua nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu ở trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đồng thời cũng đã sử dụng một số tư liệu của các nhà khoa học ở trong nước và ngoài nước.

Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc.


[EBOOK] BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ, PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bệnh đạo ôn hại lúa, phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông

[EBOOK] Standard Evaluation System (SES) for Rice (5th edition), International Rice Research Institute (IRRI)

The Standard Evaluation System (SES) for Rice is one of the most requested IRRI publications that is highly utilized by rice scientists worldwide. It provides a common nomenclature and standardized scales for assessing rice agronomic performance and classifying rice responses to biotic and abiotic stresses. First published in 1975, the SES has been revised four times. The last printed edition came out in 1996 and an online version was published in 2002 in The Rice Knowledge Bank (http://www.knowledgebank.irri.org/extension/index.php/ses).

Revision of the current edition took almost two years to complete. Initially, inputs of rice scientists from international and national rice research programs and the private sector were solicited. This resulted in improvements on the scoring procedures based on the state-of-the-art in the different disciplines. The ensuing drafts were then widely circulated for feedback before generating a final draft.

This 5th edition incorporates improved scoring systems for agronomic traits and morphological characteristics. It also redefined some terminologies like ‘injury’ instead of ‘disease’ for more clarity. With the increasing importance of plant variety protection,the 17 asterisked characters of the Test Guidelines for Rice of The International Union for the Protection of New Varieties of Plants (UPOV), which are important in testing for distinctness of new varieties, were also incorporated. Realizing that improvements may still be made in the future, users of this booklet are requested to send their comments and suggestions to me as INGER Coordinator at IRRI Headquarters for consideration and incorporation in the next edition.

To ensure worldwide dissemination, we are publishing this 5th edition in both print and electronic formats. The latter will be posted in the INGER website (http://inger. irri.org/).

The strong cooperation and significant contributions of scientists from national rice programs, international research centers, and the private sector, among other partners under the Global Rice Science Partnership (GRiSP; http://www.grisp.net/), are gratefully acknowledged.

[EBOOK] Standard Evaluation System (SES) for Rice (5th edition), International Rice Research Institute (IRRI)



Keyword: ebook, giáo trình, Standard Evaluation System (SES) for Rice, SES for Rice, Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn (SES) đối với gạo, SES đối với gạo, tiêu chuẩn lúa gạo, đánh giá tiêu chuẩn lúa gạo

[EBOOK] CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách này giới thiệu kỹ thuật trồng trọt một số loại cây trồng nông lâm nghiệp và kỹ thuật chăn nuôi một số loại gia súc phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng đất dốc và đồi núi nước ta, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình một cách vững chắc.


[EBOOK] CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật trồng cốt khí, kỹ thuật trồng Đậu thiều, kỹ thuật trồng Keo đậu, kỹ thuật trồng Đậu tràm, Keo lá tràm, kỹ thuật trồng Sấu, kỹ thuật trồng Trám trắng, kỹ thuật trồng Diều, kỹ thuật trồng Tếch, kỹ thuật trồng Táo mèo, kỹ thuật trồng Cây vải, kỹ thuật trồng cây nhãn, kỹ thuật trồng Cây mơ, kỹ thuật trồng Cây mận, kỹ thuật trồng Cây cam quýt, kỹ thuật trồng Cây chuối, kỹ thuật trồng Cây dứa, kỹ thuật trồng Cây hồng, kỹ thuật trồng Cây lê, kỹ thuật trồng Lúa cạn, kỹ thuật trồng Cây ngô, kỹ thuật trồng đậu xanh, kỹ thuật trồng Cây đậu tương, kỹ thuật trồng Cây lạc, kỹ thuật trồng Cây mía, kỹ thuật trồng Cây chè, kỹ thuật trồng Cây cà phê, kỹ thuật nuôi Nuôi bò, kỹ thuật nuôi Nuôi trâu, kỹ thuật nuôi nuôi dê, kỹ thuật nuôi Nuôi hươu

[EBOOK] FUNDAMENTALS OF RICE CROP SCIENCE, SHOUICHI YOSHIDA, THE INTERNATIONAL RICE RESEARCH INSTITUTE (IRRI)


Rice is vital to more than half the world’s populations. It is the most important food grain in the diets of hundreds of millions of Asians, Africans, and Latin Americans living in the tropics and subtropics. In these areas, population increases are high and will likely remain high at least for the next decade. Rice will continue to be their primary source of food.


In the 1960s, high-yielding, lodging-resistant, and fertilizer-responsive rice varieties helped initiate the worldwide expansion in food production called the green revolution. Additional rice improvement provided varieties that were resistant to several major diseases and insect pests and required growth periods of only 3.5-4 months. New production practices were designed to fit these modern rices into a wide range of environments, providing small-scale farmers in developing countries with higher yields and the potential for multiple cropping. The possibilities these scientific advances provide for expanded food production are being recognized, not only by the farmers but by government leaders who are concerned with national food self-sufficiency. These leaders have responded by expanding support for rice research efforts as well as practical food production programs.


Improved rice production technologies have created an increased demand for scientists, educators, and practical food production specialists. More than ever young students of rice science are seeking information that will help them fulfill the promise of self-sufficiency for their countries. The primary objective of Fundamentals of Rice Crop Science is to provide such information.


This excellent book brings together sources of rice information not heretofore found in a single textbook. Through it, Dr. Yoshida shares with students of rice science information from his wide-ranging experience as a plant physiologist at the International Rice Research Institute (IRRI) and from the experience of rice scientists from Japan and other countries. Dr. Yoshida has served as head of IRRI’s Department of Plant Physiology since 1966. Previously he was on the staff of the National Institute of Agricultural Sciences in Japan.


Fundamentals of Rice Crop Science is not a textbook on rice physiology alone, although this important field provides the skeleton to which Dr. Yoshida adds current information from agronomy and soil science. His multidisciplinary approach provides the reader with a well-integrated view of rice science, which will help prepare him for future endeavors.


The International Rice Research Institute is grateful to Dr. Yoshida for having prepared this important volume. We feel it will be a primary source of rice information for young scientists for a long time to come.

[EBOOK] FUNDAMENTALS OF RICE CROP SCIENCE, SHOUICHI YOSHIDA, THE INTERNATIONAL RICE RESEARCH INSTITUTE (IRRI)



Keyword: ebook, giáo trình, FUNDAMENTALS OF RICE CROP SCIENCE, THE INTERNATIONAL RICE RESEARCH INSTITUTE, IRRI, cơ sở khoa học cây lúa, đại cương về cây lúa, cây lúa nhiệt đới, đại cương cây lúa nước, câu tạo cây lúa, viện nghiên cứu lúa gạo thế giới, cây lúa nước

[EBOOK] CANH TÁC LÚA NƯỚC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI KHƠ-ME Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Cuốn ebook "Canh tác lúa nước cổ truyền của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long" cung cấp cho quý bạn đọc một cái nhìn sâu sắc về nghề trồng lúa nước của đồng bào dân tộc Khmer, đây là nguồn tư liệu quý giá để nghiên cứu văn hóa nghề trồng lúa nước nói riêng và văn hóa đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ nói chung.

Mời quý bạn đọc tham khảo.

[EBOOK] CANH TÁC LÚA NƯỚC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI KHƠ-ME Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Canh tác lúa nước cổ truyền của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, nghề trồng lúa nước, kỹ thuật trồng lúa nước, cây lúa nước, nghề trồng lúa nước của người Khmer, cây lúa, kỹ thuật trồng lúa

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA, TÀI LIỆU TẬP HUẤN, SỞ NÔNG NGHIỆP CỬU LONG

CHƯƠNG I

HÌNH DẠNG VÀ ĐỜI SỐNG CÂY LÚA

I. CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY LÚA:

Quan sát một bụi lúa gồm có: thân, lá, bông, chồi lúa... nằm trên mặt đất và bộ rễ mọc trong đất.

A) RỂ LÚA:

— Rể gồm chóp rể, tầng tăng trưởng, tầng lông hút, chóp rễ giữ nhiệm vụ bảo vệ rể, tầng tăng trưởng giúp rể dài ra tìm hút nước và dưỡng chất, tầng lông hút mang các lông hút có nhiệm vụ hút nước và dưỡng chất.

— Nhiệm vụ của rể là giúp cây lúa đứng vững và hút các dưỡng chất (chất phân) nuôi cây. Người ta chia ra:

* Rể mầm : Là rể mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm. Mỗi hạt lúa chỉ có một rể mầm để hút nước cho phôi, Rể mầm phân nhánh rất ít và chết đi sau 10-15 ngày, khi cây lúa non được 3-4 lá.

* Rể phụ : Là rể mọc ra từ các mắt thân của cây lúa phần nằm dưới mặt đất, số rể phụ rất nhiều, rể phụ phân thành nhiều nhánh và có nhiều lông hút. Rể phụ tạo thành bộ rể lúa.

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA, TÀI LIỆU TẬP HUẤN, SỞ NÔNG NGHIỆP CỬU LONG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật thâm canh lúa, kỹ thuật trồng lúa, cấu tạo cây lúa, sinh lý cây lúa, giáo trình cây lúa, giải phẩu hình thái thực vật cây lúa, kỹ thuật chăm sóc lúa, giáo trình cây lúa

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA Ở HỘ NÔNG DÂN, TS. NGUYỄN VĂN HOAN, NXB NÔNG NGHIỆP

Năm năm gần đây (1991 - 1995) là thời kỳ đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc của nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Kết quả sản xuất lúa không những chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư để xuất khẩu. Tuy nhiên, với đà tăng dân số rất cao như hiện nay thì áp lực về lương thực cho toàn xã hội vẫn ngày một gia tăng.

Hiện nay hàng loạt giống cây trồng mới ra đời, đặc biệt là các giống lúa, ngô đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng suất, tăng sản lượng cây trồng. Trong những năm đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã cho thấy bên cạnh những gia đình đạt năng suất 6-7 tấn/ha thì cũng còn nhiều gia đình với cùng một chi phí đầu tư, cùng khu vực mới chỉ đạt 3 - 4 tấn/ha. Ở các vùng thâm canh cao thì mức năng suất 6 - 7 tấn/ha là dễ đạt song ở mức 7 - 8 tấn/ha là điều khó làm, còn mức năng suất trên 8 tấn/ha bình quân thì vẫn là cá biệt trong khi tiềm năng năng suất của hầu hết các giống lúa cải tiến đều ở mức 8-10 tấn/ha. Với các giống lúa lai thì tiềm năng năng suất còn cao hơn nữa (12 - 14 tấn/ha). Song không phải ai và cơ sở nào cũng có đầy đủ thông tin cần thiết, không ít trường hợp bị thất bại do không nắm vững tình hình thời tiết trong năm, tính chất và độ màu mỡ của đất, mùa vụ, đặc tính và yêu cầu kỹ thuật của giống để điều chỉnh sao cho phù hợp. Đồng thời phải kinh qua thực tiễn sản xuất và đúc rút kinh nghiệm phong phú của nông dân.

Được sự công tác chặt chẽ của các cơ quan nghiên cứu các chương trình phát triển nông thôn, tôi biên soạn cuốn sách "Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân" phục vụ bạn đọc, đặc biệt là nông dân và nhiều bạn trẻ ở nông thôn mong muốn trở thành người chủ thực sự, nắm bắt kịp thời những biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến ở nhiều địa phương để sản xuất đạt hiệu quả cao.

Do sự đa dạng về tính chất và tính phức tạp của sản xuất nông nghiệp cũng như điều kiện thu thập, xử lý, trao đổi thông tin nên chắc chắn cuốn sách còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong bạn đọc lượng thứ và góp ý sửa chữa.

Tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách ra mắt bạn đọc.

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA Ở HỘ NÔNG DÂN, TS. NGUYỄN VĂN HOAN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, kỹ thuật thâm canh lúa nước, kỹ thuật trồng lúa, thâm canh lúa, kỹ thuật thâm canh mạ, kỹ thuật thâm canh lúa cấy, kỹ thuật thâm canh lúa gieo thẳng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÂY LƯƠNG THỰC

Giáo trình cây lương thực là một trong 6 giáo trình được biên soạn trên cơ sở đề cương chi tiết của học phần đã được hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ ký ban hành tại Quyết định số 466/QĐ-TrCĐCĐ ngày 24/9/2009. Nội dung giáo trình đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của học phần Cây lương thực trong chương trình đào tạo ngành Trồng trọt - bậc Cao đẳng. Giáo trình chia thành hai phần lớn với 7 chương lý thuyết và 6 bài thực hành.

Phần lý thuyết trình bày về các kiến thức cơ bản và các kiến thức chuyên môn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây lương thực. Trọng tâm là các đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái, giống, kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước thu hoạch, phòng trừ các loại sâu bệnh hại chủ yếu và sản xuất giống, nhân giống cây lương thực. Ngoài ra còn có các bài đọc thêm để tham khảo và bổ trợ cho kiến thức về lịch sử và những tiến bộ của ngành sản xuất lúa và nguồn gốc của cây lúa.

Phần thực hành, sinh viên sẽ được trực tiếp trồng trọt và phòng trừ dịch hại cho cây lúa, cây bắp, cây khoai lang để củng cố phần lý thuyết đã học, rèn luyện tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ trồng trọt, xác định các loại sâu hại chính và đề xuất các biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao.

Giáo trình cây lương thực này cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức có tính chất truyền thống, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức mới được chọn lọc từ các thành tựu nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước những năm gần đây về kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ cây lương thực, kỹ thuật sản xuất lương thực sạch, sản xuất nông nghiệp bền vững và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời giáo trình còn là tài liệu để sinh viên (trình độ cao đẳng ngành nông nghiệp) vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tham khảo.

Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung của bạn đọc để chúng tôi sửa chữa cho giáo trình này ngày càng được hoàn chỉnh hơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÂY LƯƠNG THỰC
 
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình cây lương thực, cây lương thực, kỹ thuật trồng cây lương thực, kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ cây lương thực, kỹ thuật sản xuất lương thực sạch, sản xuất nông nghiệp bền vững và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đại cương cây lúa

[EBOOK] QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÂY LÚA, TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN UNJP/VIE/039/SPA "LỒNG GHÉP DINH DƯỠNG VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC CHO TRẺ EM VÀ CÁC NHÓM CÓ NGUY CƠ TẠI VIỆT NAM"



I. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÂY LÚA

Quản lý tổng hợp cây lúa bao gồm: (1) lựa chọn sử dụng giống lúa thích hợp; (2) quản lý dinh dưỡng, chăm sóc cây lúa và (3) quản lý dịch hại, nhằm tạo điểu kiện thuận lợi nhất cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất có thể.

1. Sử dụng giống lúa thích hợp

Lựa chọn các giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, ruộng đất, tưới tiêu và khả năng đầu tư của nông hộ.

- Điều kiện khí hậu là những yếu tố tự nhiên mà con người không thể thay đổi, bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, gió, bão....Những điều kiện này thường tưong đối ổn định cho từng vùng, do đó cần lựa chọn giống lúa phù hợp với khí hậu của mỗi vùng.

- Tùy vào chất đất của mỗi ruộng, khả năng chủ động tưới tiêu mà lựa chọn các giống lúa phù hợp cho mỗi vụ, mỗi trà lúa.

- Các giống lúa có yêu cầu đầu tư khác nhau về nước tưới, phân bón và chăm sóc, vậy nên cần lựa chọn giống phù hợp với khả năng đầu tư của nông hộ.

Cần lưu ý rằng, nếu chỉ trồng một giống lúa trên một diện tích lớn sẽ có nguy cơ mất mùa đồng loạt khi có thiên tai hoặc dịch bệnh. Ngược lại, nếu trồng quá nhiều giống trong một vùng sẽ khó khăn cho quản lý dịch hại và chăm sóc lúa. Vì thế, cần thiết phải trồng đa dạng một số giống lúa cùng có khả năng thích nghi trong một vùng. Các giống lúa có cùng thời gian sinh trưởng phải được gieo cấy gần nhau, để chúng trổ cùng thời gian tránh sâu, bệnh, chim, chuột phá hoại, và thuận lợi trong việc đáp ứng yêu cầu về nước tưới.

2. Chăm sóc, quản lý dinh dưỡng

Các hoạt động chăm sóc và quản lý dinh dưỡng đối với cây lúa là nhằm đạt 3 vấn đề sau:

- Điều khiển cho cây lúa trỗ vào thời kỳ thích hợp nhất của vụ lúa và trà lúa.

- Điều khiển cho ruộng lúa có số bông hữu hiệu tối ưu.

- Điều khiển cho bông lúa có số dảnh hữu hiệu cao, bông lúa to đều nhau, hạt mẩy nhiều.

Yêu cầu cụ thể về chăm sóc và quản lý dinh dưỡng đối với lúa:

1. Tạo cây mạ tốt:

Xử lý hạt giống, ngâm ủ và làm mạ đúng kỹ thuật để có cây mạ tốt. “Tốt mạ tốt lúa”. Mạ tốt quyết định trên 50% năng suất của giống.

2. Bố trí thời vụ thích hợp:

Tùy vào giống lúa, trà lúa và vụ lúa mà lựa chọn thời gian gieo cấy cho phù hợp.

3. Cấy đúng kỹ thuật:

Cấy đúng kỹ thuật bao gồm đúng mật độ, đúng độ sâu, đúng khoảng cách và số dảnh mạ trên 1 khóm. Nhìn chung, các giống lúa đẻ khoẻ cấy mật độ thấp (cấy thưa), giống đẻ yếu cấy dầy, mạ già cấy dầy hon mạ non, giống dài ngày cấy thưa hơn giống ngắn ngày. 

[EBOOK] QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÂY LÚA, TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN UNJP/VIE/039/SPA "LỒNG GHÉP DINH DƯỠNG VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC CHO TRẺ EM VÀ CÁC NHÓM CÓ NGUY CƠ TẠI VIỆT NAM"

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, quản lý tổng hợp cây lúa, lựa chọn sử dụng giống lúa thích hợp, quản lý dinh dưỡng, chăm sóc cây lúa, quản lý dịch hại, quản lý dịch hại tổng hợp trên cây láu, IPM trên cây lúa

[EBOOK] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ - LÚA, THS. VÕ VĂN BÉ - THS. LÊ NGỌC QUÂN - KS. VÕ QUỐC TRUNG, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC

Trong những năm gần đây, mô hình luân canh tôm sú-lúa đã phát triển mạnh trong cơ cấu sản xuất hàng năm tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay đang có 7 tỉnh áp dụng hệ thống canh tác theo mô hình này là Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang và Long An với tổng diện tích khoảng 140.000 ha, trong đó diện tích lớn nhất là Kiên Giang với 60.000 ha và thấp nhất là Long An có 500 ha. Mô hình có một số nét chính là nuôi tôm sú trong mùa khô khi nước mặn xâm nhập vào nội đồng (bắt đầu khoảng tháng 2 dương lịch và kết thúc vào tháng 9 dương lịch) và gieo trồng lúa vào mùa mưa (bắt đầu từ tháng 9 dương lịch và thu hoạch vào tháng 1 dương lịch) khi đã cải thiện được độ mặn và có đủ nước ngọt.

Theo đánh giá của các tỉnh và các cơ quan nghiên cứu thì đây là một mô hình mang tính bền vững, có hiệu quả kinh tế, tận dụng nguồn hữu cơ còn lại sau vụ nuôi tôm để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây lúa, thiết lập môi trường sản xuất ổn định, phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế đất đai của tiểu vùng và tạo ra vùng sản xuất lúa nguyên liệu tốt cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Mặt khác con tôm và cây lúa trong quá trình nuôi luân canh tôm-lúa có tác động tương hỗ cho nhau như:

Cải tạo tốt môi trường ao nuôi tôm do trồng lúa trên nền ao nuôi tôm là một quá trình ôxy hóa sinh học đáy ao tôm.

Khi cấy lúa cần hạ thấp mực nước làm ôxy dễ xâm nhập vào ruộng, khi cây lúa sinh trưởng, hệ thống rễ lúa đưa ôxy vào đất giúp phân giải các xác bã hữu cơ, các chất tồn lưu ... thành thức ăn giàu dinh dưỡng cho cây lúa, tái lập lại sự cân bằng sinh thái có lợi cho cây trồng và vật nuôi.

Hạn chế bệnh tật trong nuôi tôm cũng như trồng lúa.

Cân bằng được hệ sinh thái trong ao nuôi, duy trì sức sản xuất của môi trường ao nuôi được ổn định.

Giảm chi phí sản xuất đặc biệt là đối với vụ trồng lúa do tiết kiệm chi phí làm đất, phân bón, giống, thuốc BVTV...

Là nền tảng tạo ra sản phẩm tôm sạch và lúa đặc sản cho địa phương, tạo nguồn nguyên liệu lúa thơm cho từng vùng, địa phương.

Trong năm 2011-2012 tình hình dịch bệnh trên tôm xảy ra trên diện rộng do sự suy thoái môi trường vùng nuôi tôm ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả, tính bền vững của nghề nuôi tôm nước lợ. Việc phát triển mô hình nuôi tô sú -lúa đã hạn chế được dịch bệnh, môi trường vùng nuôi tôm ngày càng được cải thiện, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng cao, người dân ngày càng mở rộng diện tích để phát triển bền vững và lâu dài.

Nhằm trang bị cho người dân những kiến thức phổ thông, cơ bản và những kinh nghiệm mới nhất việc xây dựng cuốn “Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú-lúa” là cần thiết.

Tài liệu sẽ không tránh khỏi một số hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học, giảng viên, học viên, nông ngư dân và độc giả trong cả nước để tài liệu này được hoàn chỉnh hơn.

[EBOOK] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ - LÚA, THS. VÕ VĂN BÉ - THS. LÊ NGỌC QUÂN - KS. VÕ QUỐC TRUNG, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú - lúa, kỹ thuật nuôi tôm sú trong ruộng lúa, mô hình lúa tôm, kỹ thuật nuôi tôm sú, nuôi tôm sú trong ruộng lúa

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH MẠ, TS. NGUYỄN VĂN HOAN, NXB NÔNG NGHIỆP

Tổng kết các khâu kỹ thuật thâm canh cây lúa, nông dân nước ta đã có câu: "Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa". Kỹ thuật thâm canh lúa theo phương thức cấy là kỹ thuật tiên tiến của nền văn minh lúa nước. Nhờ có khâu làm mạ mà nông dân đã chủ động phân bố thời vụ, rút ngắn thời gian tồn tại của cây lúa trên ruộng lúa, chủ động đối phó với mưa to, nước lớn ở vụ mùa; Các khóm lúa được phân bố đều đặn trên ruộng và chủ động phân bố diện tích dinh dưỡng theo yêu cầu.

Trong 10 năm gần đây, hàng loạt giống lúa mới thấp cây, đặc biệt là lúa lai đã được chọn tạo và nhanh chóng được nông dân hưởng ứng đưa vào gieo cấy. Tuy nhiên kỹ thuật làm mạ vẫn chưa được chú ý cải tiến thích đáng theo yêu cầu sinh lý của cây lúa, vì vậy đã hạn chế đáng kể việc phát huy tiềm năng của các giống lúa mới.

Tiếp theo cuốn "Lúa lai và kỹ thuật thâm canh" đã được bạn đọc nhiệt liệt hưởng ứng, Nhà xuất bản cho ra mắt bạn đọc cuốn "Kỹ thuật thâm canh mạ" của cùng tác giả. Tác giả là một nhà khoa học, một khuyến nông viên đã dành nhiều công sức cho việc cải tiến giống lúa và cải tiến kỹ thuật canh tác cây lúa. Nội dung của tập tài liệu đề cập đến cơ sở khoa học của kỹ thuật thâm canh mạ, giới thiệu chi tiết các phương pháp làm mạ tiên tiến đã được áp dụng có hiệu quả ở nước ta và các hạn chế lớn trong kỹ thuật làm mạ truyền thống cũng như hướng khắc phục.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH MẠ, TS. NGUYỄN VĂN HOAN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật thâm canh mạ, kỹ thuật chăm sóc mạ, kỹ thuật sản xuất mạ, kỹ thuật thâm canh lúa theo phương pháp cấy, kỹ thuật giao và chăm sóc mạ, cây lúa

[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THÂM CANH CÁC GIỐNG LÚA CHUYÊN MÙA CHẤT LUỢNG CAO, PTS. NGUYỄN VĂN HOAN, NXB NÔNG NGHIỆP

Trong hệ thống các cây trồng Nông nghiệp ở nước ta cây lúa luôn giữ vị trí trọng yếu. Ngày nay khi mà lúa gạo đã có đủ cho nhu cầu trong nước và có dư để xuất khẩu thì vị trí của các giống lúa chất lượng cao ngày càng quan trọng. Nhóm giống lúa chuyên mùa chẳng những chỉ có chất lượng cao mà còn là nhóm giống thơm đặc sản. Các giống lúa thơm đặc sản nổi tiếng trong suốt bề dầy lịch sử trồng lúa của nước ta như: Tám xoan, Di hương, Gié thơm, Nàng hương, Nàng thơm... đều là các giống lúa chuyên mùa (chỉ gieo cấy được trong vụ mùa).

Nhu cầu sử dụng các giống lúa chất lượng cao, các giống lúa đặc sản ngày một gia tăng, trong khi hầu hết các giống lúa đặc sản đang trong tình trạng bị thoái hoá, chất lượng gieo trồng thấp, kỹ thuật canh tác chưa phù hợp nên sản phẩm chưa đạt yêu cầu chất lượng như mong muốn. Vì vậy cuốn sách: "Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh các giống lúa chuyên mùa chất lượng cao" được biên soạn nhằm đáp ứng một phần đòi hỏi của nông dân, phục vụ rộng rãi các các bộ kỹ thuật làm công tác giống lúa và sản xuất lúa, các cán bộ khuyến nông trong cả nước. Trong quá trình biên soạn tác giả đã được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất và các chương trình phát triển nông thôn. Ngoài các khâu kỹ thuật thâm canh thường thấy cuốn sách còn dành một phần rất cơ bản để trình bày công tác phục tráng và duy trì giống, khâu then chốt để luôn có lô hạt giống với chất lượng gieo trồng cao, tiền đề cho việc áp dụng có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác.

Do tính chất phức tạp của sản xuất nông nghiệp và sự đa dạng trong trao đổi, xử lý thông tin nên chắc chắn sách còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong bạn đọc lượng thứ và góp ý sửa chữa.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp, các cơ quan hữu quan và bạn bè gần xa đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách ra mắt bạn đọc.

[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THÂM CANH CÁC GIỐNG LÚA CHUYÊN MÙA CHẤT LUỢNG CAO, PTS. NGUYỄN VĂN HOAN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, kỹ thuật thâm canh các giống lúa chuyên mùa chất lượng cao, kỹ thuật trồng lúa mùa, kỹ thuật trồng các giống lúa chuyên mùa, kỹ thuật trồng cá giống lúa thơm

[EBOOK] CÂY LÚA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

Rễ: rễ lúa là loại rễ chùm, rễ lúa có hai loại: a) rễ mầm mọc từ phôi hạt, có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng đến lúc cây có 3 lá và b) rễ đốt: mọc ra từ các đốt thân nằm dưới mặt đất, có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cây, trao đổi không khí, giữ cho cây lúa đứng vững.
 
Thân: là loại thân thảo. Thời kỳ mạ và lúa non: thân lúa do các bẹ lá tạo thành. Sau khi làm đốt, thân lúa do các lóng và đốt tạo thành, bên ngoài có bẹ lá bao bọc.Số lóng trên mỗi thân phụ thuộc vào giống: giống dài ngày 7-8 lóng, giống trung ngày 6-7 lóng và giống ngắn ngày có 4-5 lóng.
 
: có lá mầm và lá thật. Lá mầm mọc trong quá trình ngâm ủ và thời gian đầu sau khi gieo. Lá thật là lá mọc trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa và tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa. Số lá trên cây phụ thuộc vào giống: giống dài ngày > 20 lá, giống trung ngày 16-18 lá, giống ngắn ngày 12-15 lá.
 
Hoa và hạt lúa:
 
- Hoa lúa: Do có nhiều hoa trên một bông lúa, quá trình trỗ lại không đồng thời nên hoa lúa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Thời gian nở hoa phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết: nếu thuận lợi, nhiệt độ thích hợp, đủ nắng, trời quang mây, gió nhẹ hoa nở rộ vào 8-9 giờ sáng; nếu trời nắng nóng hoa lúa sẽ nở sớm vào lúc 7-8 giờ sang; nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp rét hoa lúa sẽ trỗ muộn từ 12-14 giờ trưa. Thời gian phơi màu, thụ tinh của hoa lúa từ khi nở vỏ trấu đến lúc khép lại khoảng 50-60 phút.

- Hạt lúa: mỗi một hạt lúa được hình thành từ một hoa lúa. Các hạt lúa xếp xít và gối lên nha tạo thành bông lúa. Tuỳ vào các giống lúa khác nhau mà độ dài bông, số lượng hạt cũng như mật độ xếp hạt của bông lúa khác nhau.

[EBOOK] CÂY LÚA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, những bài học từ cây lúa, cây lúa và sự phát triển, sinh học cây lúa, sinh lý thực vật cây lúa, các thời kỳ và giai đoạn phát triển của cây lúa, đặc tính thực vật cây lúa