Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY THỨC ĂN GIA SÚC - GIA CẦM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY THỨC ĂN GIA SÚC - GIA CẦM. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG GIA SÚC, PTS. LƯU HỮU MÃNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ DINH DƯỠNG HỌC

I .LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Antoine Lavoisier (1743-1794), nhà hóa học lớn người Pháp được xem như là người đã có công gây dựng nên ngành khoa học Dinh Dưỡng. Tiếp theo các nghiên cứu đầu tiên về dinh dưỡng học, quá trình phát triển của ngành khoa học này rất chậm ồ thế ký 19. Nhu cầu về protein, chất béo và carbohydrate được khám phá ra và nhất là những nghiên cứu nhấn mạnh về việc sử dụng các dưỡng chất nầy và năng lượng cùng với sự phát triển dần với những số liệu nghiên cứu về chất khoáng. Kiến thức về dinh dưỡng dược phát triển mạnh vào khoang thập niên 1920 khi một vài vitamin đầu tiên được phát hiện ra. Thời gian đó, có rất nhiều khám phá về vai trò của vitamin, các acid amin, acid béo thiết yếu, các chất khoáng đại lượng và vi lượng, sự trao đổi năng lượng, nhu cầu dưỡng chất và sự hiện tượng suy dinh dưỡng.

Ngày nay, người ta nhận ra có hơn 40 dưỡng chất là cần thiết trong khẩu phần của con vật (một số thì có đặc tính đặc thù theo loài vật nuôi). Các nhà dinh dưỡng cho là vẫn còn một số chất vi lượng thiết yếu hoặc vài vitamin sẽ được khám phá sau này. Thật vậy, những dưỡng chất chưa được biết phái có vai trò rất quan trọng, mặc dù nhu cầu của chúng rất nhó bởi vì gia súc có thể duy trì và hoàn tất một chu trình sản xuất dựa trên khẩu phần thức ăn tinh khiết chủ yếu là chất xơ, tinh bột, đường, chất béo, protein tinh chất như là casein, hỗn hợp muối khoáng và các vitamin tinh chất.

Sự phát triển của ngành dinh dưỡng học là nhờ vào các phương tiện nghiên cứu rất lớn nhất là việc cải tiến các kỹ thuật phân tích và sự kết hợp các kiến thức về hóa học, sinh hóa, sinh lý động vật và những ngành khoa học có liên quan khác. Chẳng hạn như là các số liệu chứng minh vai trò của các chất khoáng vi lượng thiết yếu, được hỗ trợ rất lớn bởi các thiết bị đặc biệt có thể phát hiện ra các chất này ở dạng phần tỉ.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG GIA SÚC, PTS. LƯU HỮU MÃNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình dinh dưỡng gia súc, giáo trình thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi

[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y, LÂM KIM YẾN (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Nhằm cấp cung kiến thức về các nhóm thức ăn, phương pháp dự trữ chế biến thức ăn cho vật nuôi, và các phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn cho gia súc gia cầm; từ đó chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình Thức ăn chăn nuôi để giúp cho sinh viên ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ thú y trình độ Cao Đẳng học tập, tham khảo, làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo.


Giáo trình có 5 chương: Chương 1: Hệ thống phân loại thức ăn chăn nuôi; Chương 2: Các nhóm thức ăn trong chăn nuôi gia súc gia cầm; Chương 3: Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới; Chương 4: Dự trữ và chế biến thức ăn; và Chương 5: Các phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn cho vật nuôi. Đây là lần đầu xuất bản quyển giáo trình Thức ăn chăn nuôi. Trong quá trình biên soạn tác giả đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, hữu ích cho người đọc. Trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất trân trọng sự góp ý kiến của các đọc giả để xuất bản lần sau được hoàn thiện hơn.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y, LÂM KIM YẾN (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Thức ăn chăn nuôi, giáo trình thức ăn chăn nuôi, giáo trình dịch vụ thú y, giáo trình đồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi, Hệ thống phân loại thức ăn chăn nuôi; Các nhóm thức ăn trong chăn nuôi gia súc gia cầm; Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới; Dự trữ và chế biến thức ăn; Các phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn cho vật nuôi

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÂY LƯƠNG THỰC CÂY BẮP - CÂY NGÔ (Zea mays L.- Gramineae), KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Chương 1

ĐẠI CƯƠNG

1. GIÁ TRỊ KINH TẾ

Bắp là loại cây lương thực chính được trồng rộng rãi trên thế giới. về diện tích, nó đứng hàng thứ III sau lúa mì và lúa nhưng về sản lượng, nó đứng hàng thứ II sau lúa mì và chiếm khoảng 1/4 tổng sản lượng mễ cốc của thế giới, trong đó khoảng 70% sản lượng bắp được dung cho chăn nuôi.


Nhờ khả năng sử dụng đa dạng và việc áp dụng những kỹ thuật canh tác tiến bộ kết hợp với các giống cải thiện, diện tích và sản lượng bắp trên thế giới đã gia tăng nhanh chóng.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÂY LƯƠNG THỰC CÂY BẮP - CÂY NGÔ (Zea mays L.- Gramineae), KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý  bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình cây bắp, giáo trình cây ngô, kỹ thuật trồng bắp, kỹ thuật trồng ngô, cây bắp (Zea mays L.- Gramineae), cây ngô (Zea mays L.- Gramineae), cây thức ăn gia súc gia cầm

[EBOOK] Egyptian Clover (Trifolium alexandrinum): King of Forage Crops, More Writers, FOOD AND AGRICULTURE ORGANIZATION OF THE UNITED NATIONS


Egyptian clover, or berseem. Trifolium alexandrium, a very important crop, for fodder and soil fertility maintenance, was domesticated in Egypt and is now widespread in irrigated cropping systems in west and south Asia and used in commercial fanning in many countries with mild winters; India is now the largest producer Because of its regional importance FAO RNE organised an Exp al Consultation Workshop on “Forage Production Potential of Egyptian Clover and its Role in Sustainable Intensification of Agriculture in die Near East Countries" on 6-7 November 2012 in Cairo, Egypt", to facilitate exchange of information between agronomists, livestock and fodder specialists in die region This publication brings togedier the outputs of the Expert Consultation Berseem is also widely used in large-scale livestock systems in areas of mild winters in Europe, America and Australia but these cases are not discussed here.


Agriculture in Egypt IS more dian 5 000 years old; the Nile and berseeni are two main reasons for its high productivity and siLsta inability. Ba seem fixes huge quantities of atmospheric nitrogen, sustaữis animal husbandry and raises fertility for following crops. As a gi ceil manure on newly reclaimed or worn out soils, it is a boon to farmers Traditional cultivation methods in Egy pt were excellent and in balance widi die environment and fanning systems. New varieties have enhanced herbage and seed production and now Egypt is die largest exporter of berseem seed Research on its cultivation and improvement has increased manifold The results of dns woik arc summarised in this publication A consolidated sun unary of dicse results makes than more readily available die world over and a large bibliography IS provided


The publication is in nine chapters. After an Introduction diere are chapters on: The Crop and its Growth; Agronomy; Crop Improvement; Seed Production, Chemical Composition and New vistas in Berseem Research. These are followed by a sei ies of country papers from Afghanistan, Egypt, India, Iran, Nepal, Pakistan and Turkey These describe die state of cultivation and research on die crop in each country.


Notwithstanding die great flourishing of academic research, notably in Egypt, die impact of its results are not very obvious on die farms of smallholdets. The country studies show clearly dial most smallholders sow dilty seed of unimproved landiaces. contaminated by weeds and parasites Berseem gives high seed yields and its seed is easy to clean, very simple machinery' suffices - Egypt exports large quantities which meet die quality and phytosanitary requirements of international hade. Countries where berseem is important should support seed improvement infrastructure and follow by extension of improved cultivars and agronomic teclmiques The end use of berseem, fertility maintenance apart, is livestock production; it is especially associated widi daily production and buffaloes. Unfortunately it is difficult to conserve so has to be involved in year-round fodder production systems and improvement of daily stock and livestock management.


[EBOOK] Egyptian Clover (Trifolium alexandrinum): King of Forage Crops, More Writers, FOOD AND AGRICULTURE ORGANIZATION OF THE UNITED NATIONS


Keyword: ebook, giáo trình, Egyptian Clover, Trifolium alexandrinum, King of Forage Crops, cỏ ba lá, cỏ ba lá Ai Cập, vua của cây cỏ, cây thức ăn chăn nuôi, cây thức ăn gia súc

[EBOOK] TRỒNG CỎ NUÔI DÊ, PGS.TS. NGUYỄN THIỆN, NXB NÔNG NGHIỆP

Từ năm 1990 trở về trước, nghề nuôi dê ở nước ta không phát triển, do chăn nuôi theo kiểu quảng canh, chăn thả tự do. Nhưng từ hơn 10 năm trở lại đây, nghề nuôi dê, nhất là dê sữa đã tăng nhanh. Từ 320 ngàn con năm 1990 lên hơn 520 ngàn con năm 2000. Đó chính là nhờ các cơ sở và hộ nông dân nuôi dê đã biết trồng cỏ để làm thức ăn cho dê đầy đủ quanh năm.


Cuốn sách "Trồng cỏ nuôi dê" do PGS.TS. Nguyễn Thiện biên soạn đã tổng kết những kết quả triển khai trồng cỏ rộng rãi làm thức ăn nuôi dê ở các hộ nông dân thuộc nhiều vùng sinh thái của nước ta. Sách giới thiệu các giống cỏ hòa thảo cho năng suất cao như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cô Ruzi... và cỏ họ đậu (cây Gigantea, cây Keo đậu, cây Flemingia...); cách trồng, chế biến, dự trữ và sử dụng cây cỏ làm thức ăn cho dê.


Nhà xuất bản Nông nghiệp xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả. Hy vọng sách sẽ giúp ích cho nhiều người nuôi dê tìm hiểu và áp dụng.

[EBOOK] TRỒNG CỎ NUÔI DÊ, PGS.TS. NGUYỄN THIỆN, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Trồng cỏ nuôi dê, kỹ thuật trồng cỏ nuôi dê, kỹ thuật chế biến cỏ làm thức ăn cho dê, kỹ thuật dự trữ cỏ làm thức ăn cho dê, kỹ thuật trồng cỏ voi, kỹ thuật trồng Cỏ Ghinê, kỹ thuật trồng Cỏ Pangola, kỹ thuật trồng Cây keo đậu, kỹ thuật trồng Cỏ Ruzi, kỹ thuật trồng Cây Gigantea, kỹ thuật trồng Cây Flemingia

[EBOOK] TRỒNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC, TS. ĐINH VĂN BÌNH VÀ THS. NGUYỄN THỊ MÙI, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC

Chăn nuôi đại gia súc là một lợi thế so sánh của vùng miền núi nước ta. Để phát triển chăn nuôi, cùng với công tác cải tạo giống gia súc và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới thì việc giải quyết thức ăn gia súc, trong đó có vấn đề cây thức ăn gia súc cho động vât ăn cỏ (trâu, bò, dê..,) là rất quang trọng.


Hiện nay các hộ gia đình đã được giao đất lâu dài và ổn định, nên việc chăn thả gia súc tự do ngày càng khó khăn, để giải quyết mâu thuẫn giữa mở rộng chăn nuôi với thu hẹp nơi chăn thả thì việc trồng cây thúc ăn gia súc ở mỗi hộ gia đình được đặt ra rất cấp thiết. Ngoài việc trồng các cây thức ăn gia súc với phương thức xen canh, luân canh còn có ý nghĩa to lớn để phòng chống xói mòn và cải tạo đất trong hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp bền vững trên đất dốc.

[EBOOK] TRỒNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC, TS. ĐINH VĂN BÌNH VÀ THS. NGUYỄN THỊ MÙI, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, trồng cây thức ăn gia súc, kỹ thuật trồng cây thức ăn gia súc, kỹ thuật trồng cỏ nuôi trâu bò dê, phương pháp chế biến cỏ cho gia súc

[EBOOK] TRỒNG BÈO DÂU Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM, PTS. NGÔ KẾ SƯƠNG VÀ PTS. PHẠM VĂN BIÊN, NXB TP. HỒ CHÍ MINH


Cây bèo dâu từ lâu đã là nguồn phân xanh quan trọng cho đồng ruộng ở miền Bắc. Hiện nay đã có tới hàng chục vạn hecta bèo dâu được nhân thả ở nhiều nơi. Thái Bình là tỉnh đạt năng suất bình quân toàn tỉnh 5 tấn/ha trong nhiều năm cũng chính là nơi có kỹ thuật trồng bèo dâu cao.


Nhiều nước trên thế giới đã khẳng định giá trị to lớn của cây bèo dâu trong việc nâng cao năng suất câỵ trồng. Người ta nhận thấy hằng năm tổng số đạm mà bèo cố định được khoảng 80kg trên mỗi hecta, trong đó cây lúa trực tiếp sử dụng làm thức ăn chiếm đến 80% số đạm cố định được của bèo.


Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cũng cho thấy trồng bèo dâu để bón ruộng đã nâng năng suất lúa tăng 4 tấn/ha/năm.


Ngoài ra, trồng bèo dâu trong ruộng lúa còn hạn chế sự phát triển của cỏ dại.


Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang có xu hướng đưa bèo dâu vào thành phần thức ăn cho gia súc, vì ở bèo có hàm lượng đạm và vitamin khá cao.


Do khả năng to lớn của bèo dâu, nên việc phổ biến kỹ thuật trồng và chăm sóc bèo dâu trong cả nước, nhất là ở các tỉnh miền Nam, là cần thiết.


Hội nghị về "cây họ Đậu và bèo dâu" ở các tỉnh phía Nam họp vào tháng 5/1980 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định "với điều kiện khí hậu và thời tiết các tỉnh phía Nam có thể nuôi trồng bèo dâu quanh năm, nếu có đủ nước ngọt và được cung cấp đầy đủ phân lân".


Với lòng mong muốn giúp bạn đọc tìm hiểu về sinh học, cách sản xuất đạt năng suất cao, khả năng sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi của bèo dâu, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu cùng bạn đọc cuốn "Trồng bèo dâu ở các tỉnh phía Nam" của phó tiến sĩ Ngô Kế Sương và phó tiến sĩ phạm Văn Biên.

Rất mong được bạn đọc đóng góp ý kiến.


[EBOOK] TRỒNG BÈO DÂU Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM, PTS. NGÔ KẾ SƯƠNG VÀ PTS. PHẠM VĂN BIÊN, NXB TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, trồng bèo dâu ở các tỉnh phía Nam, kỹ thuật trồng bèo dâu, trồng và chăm sóc bèo dâu, sinh học cây bèo dâu, cách sản xuất bèo dâu đạt năng suất cao, khả năng sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi của bèo dâu

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CỎ VÀ CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ, TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THÔNG TIN KHCN, SỞ KHCN TỈNH CAO BẰNG

Cao Bằng có diện tích tự nhiên tương đối lớn, trong đó diện tích đất có khả năng chăn nuôi là 209.032 ha, chiếm 35% tổng diện tích tự nhiên, đây là tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh ta phát triển chăn nuôi trâu bò. Chính vì vậy mà Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVI đã đề ra là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa và chăn nuôi cân đối với trồng trọt.


Những năm trước đây ở tỉnh ta, nguồn thức ăn cho trâu, bò chủ yếu là cỏ tự nhiên, các phụ phế phẩm nông nghiệp và cây thức ăn xanh ngắn ngày khác. Nhưng những nguồn thức ăn thô xanh này rất hạn chế, đặc biệt là vào mùa khô, do bãi chăn thả tự nhiên dần bị thu hẹp và thoái hóa do sử dụng tùy tiện, dẫn đến nguồn thức ăn không đủ đáp ứng cho nhu cầu của gia súc. Vì vậy để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao và phát triển bền vững, cần phải bố trí cây trồng nông, lâm nghiệp một cách hợp lý, khoanh nuôi đồng cỏ và bố trí trồng cỏ đối với diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng để tạo nguồn thức ăn dồi dào cung cấp cho trâu, bò.


Trong chăn nuôi trâu, bò thức ăn thô xanh giữ một vai trò rất quan trọng, thường chiếm từ 70 - 80% trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên việc trồng một số giống cỏ có năng suất, chất lượng cao như cỏ Voi, Pangola, cỏ Ghinê... phục vụ cho chăn nuôi đại gia súc là rất cần thiết.


Xuất phát từ thực tế trên, Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Cao Bằng xuất bản tài liệu chuyên đề: Kỹ thuật trồng cỏ và phương pháp chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò. Tài liệu gồm có 2 phần: Kỹ thuật trồng một số loại cỏ dùng làm thức ăn chăn nuôi trâu bò và phương pháp chế biến một số phụ phẩm nông nghiệp.


Tài liệu được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nhằm cung cấp cho người dân về cách chế biến những phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò và kỹ thuật trồng một số loại cỏ có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác của tỉnh ta góp phần phát triển chăn nuôi đại gia súc, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa của tỉnh.


Trong quá trình biên soạn tài liệu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự cảm thông và những ý kiến đóng góp của bạn đọc.


Xin trân trọng giới thiệu.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CỎ VÀ CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ, TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THÔNG TIN KHCN, SỞ KHCN TỈNH CAO BẰNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật trồng cỏ làm thức ăn cho trâu bò, kỹ thuật chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò, phương pháp chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò, cây thức ăn gia súc, Kỹ thuật trồng một số loại cỏ dùng làm thức ăn chăn nuôi trâu bò

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CỎ CAO SẢN NGUỒN THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ, VIỆT CHƯƠNG VÀ NGUYỄN VIỆT THÁI, NXB HẢI PHÒNG


Tục ngữ có câu: "Trời sinh voi sinh cỏ", theo nghĩa đen, trời sinh ra con voi mỗi ngày ăn cả trăm ký cỏ mới chặt dạ, nhưng trời cũng sinh ra vô số cỏ cho voi ăn để khỏi chết đói.


Theo quan niệm đó mà hiểu thì cỏ là thứ không bao giờ thiếu hụt trên cõi đời nầy, trâu bò dù nuôi với số lượng nhiều cũng không sao ăn hết cỏ có sẵn trong tự nhiên được. Điều nầy đúng, nhưng đúng với thời xa xưa, khi dân số chưa bùng nổ, khi còn cảnh đất rộng người thưa...


Nói đến cỏ mọc hoang thì như mọi người đều biết, ở đâu có đất hoang hóa là ở đó có cỏ dại mọc đầy. Cỏ là kẻ thù không đội trời chung đối với những ai chuyên sống với nghề trồng trọt, vì thấy đâu trừ khử đấy nhưng không sao tuyệt giống được.


Đất trồng mà bị cỏ dại xâm lấn thì cây cối còi cọc, sinh trưởng kém, phát triển chậm, vì chất dinh dưỡng trong đất thay vì dành nuôi cây thì bị cỏ dại chia sớt phần lớn rồi.


Vì vậy, muốn trồng cây tốt thì nhất thiết phải bài trừ cỏ dại. Dù đã có kinh nghiệm "nhổ cỏ phải nhổ tận gốc" nhưng những "vị khách không mời mà đến" nầy cứ như ở dưới đất nẻ chui lên, năng trừ thì bớt, chứ khó lòng trừ tuyệt được! Mà đất đã bị cỏ dại mọc nhiều năm thì dù đó là "thượng đẳng điền" cũng coi như đất hoang, không còn màu mỡ nữa. Muốn trồng trọt cây trái, hoa màu ta phải tốn công sức và tiền của để cải tạo lại đất, thật vô cùng tốn kém.


Cỏ hoang, còn gọi là cỏ tự nhiên dùng nuôi trâu bò, dê cừu rất tốt.


Nước ta trước đây, tỉnh thành nào từ Nam chí Bắc lại không có những cánh đồng cỏ bạt ngàn, nhất là các vùng đồi núi, các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, như vùng Bình Thuận chẳng hạn, có nơi thả được hàng trăm hàng ngàn trâu bò, dê cừu ăn suốt từ tháng nầy sang tháng khác, cả mùa nắng lẫn mùa mưa...


Đúng ra cách chăn nuôi bò đàn của đa số người mình tuy mục đích là để sinh sản bê con và vỗ béo bán thịt, nhưng cách nuôi lại không khoa học. Thú nuôi cứ sáng là lùa hết ra đồng, chiều tối lại lùa về chuồng, bò no bò đói mặc bò, chủ nuôi không cần quan tâm đến. Mùa mưa cỏ non mọc tràn đống, bò có thể ăn no, nhưng những tháng hạn đồng khô cỏ cháy, thì làm sao bò ăn no đủ được? Thế là con nào cũng trơ xương lòi da vì thiếu thức ăn xanh để sống.


Chăn nuôi bò đàn mà chỉ biết trông cậy vào đồng cỏ tự nhiên thì mỗi năm bò chỉ béo tốt được mấy tháng mưa mà thôi.


Đồng cỏ tự nhiên tuy có rộng, nhưng do không có bàn tay con người chăm lo tưới bón nên sản lượng của cỏ chẳng được bao nhiêu. Sản lượng đã kém mà chất lượng lại không cao nên trên diện tích một mẫu cỏ chỉ nuôi sống được vài ba con bò trong mùa mưa, còn trong mùa nắng tình hình lại càng thảm hại!


Nuôi bò mà thiếu cỏ, quả là nỗi trăn trở lớn, nếu không muốn nói đó là bài toán nan giải từ trước đến nay đối với những ai chuyên sống với nghề chăn nuôi gia súc lớn.


Trồng cỏ? Điều nầy trước đây không ai nghĩ đến! Và cũng chẳng ai biết cách trồng cỏ ra sao, nhất là các giống cỏ cao sản! Hơn nữa, ngày xưa, nói đến chuyện trồng cỏ chắc sẽ bị nhiều người chế giễu, vì là chuyện dễ dị ứng do người đời vốn coi cỏ là kẻ thù "truyền kiếp" của mình.


Khổ nỗi ngành chăn nuôi trâu bò là hằng năm cứ trên đà chăn nuôi với số lượng phát triển, nhưng diện tích các cánh đồng cỏ tự nhiên ở nhiều nơi lại có chiều hướng càng ngày càng bị thu hẹp dần lại. Lẽ dễ hiểu là do dân số tăng nên ở đâu cũng lâm vào cảnh đất hẹp người đông. Đã thế, nước ta đang trên đà đô thị hóa, nơi nơi nhà ở chen chúc mọc lên, một tấc đất ngày nay đúng nghĩa là một tấc vàng, nên những nơi trước đây đất bỏ không cho cỏ mọc nay đã sừng sững những ngôi nhà khang trang.


Như vậy, để chủ động nguồn cỏ phục vụ chăn nuôi, cả mùa mưa lẫn mùa nắng, thiết nghĩ ta nên phát động phong trào "TRỒNG CỎ NUÔI BÒ", như vậy mới không lệ thuộc vào nguồn cỏ tự nhiên như trước. Có tự trồng cỏ ta mới có đủ số lượng cỏ để phát triển mạnh ngành chăn nuôi trâu bò của mình. Tất nhiên nhu cầu bao nhiêu thì diện tích trồng tương ứng bấy nhiêu.


Đây là phương cách tốt nhất để đáp ứng được bài toán nan giải cho những ai hành nghề chăn nuôi trâu bò với số lượng bầy đàn lớn ở nước ta, nhất là chăn nuôi trâu bò sữa.


Với bò thịt mỗi ngày chỉ cần trên dưới ba chục ký cỏ để ăn no là được, nhưng với bò sữa không những chỉ có nhu cầu có cỏ để ăn no (thường thì 40 ký hơn) mà cỏ còn phải có chất lượng thì sữa mới tốt. Vì vậy, lo cỏ cho bò sữa ăn là chuyện nhà chăn nuôi nào cũng đặc biệt quan tâm.


Trồng cỏ mà chúng ta muốn nói ở đây là trồng các giống cỏ cao sản, sao cho mỗi mẫu đất trồng có thể cung ứng được đủ lượng thức ăn cho vài chục con bò, chứ không phải chỉ một đôi con! Như vậy chúng ta bớt được diện tích dất trồng mà sản lượng thu hoạch lại cao hơn hàng chục lần so với đồng cỏ hoang.


Trồng cỏ cao sản là việc mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng hàng trăm năm nay, trong đó có nhiều nước vùng Đông Nam Á gần gũi với ta. Nhờ đó mà ngành chăn nuôi gia súc lớn tại các nước nầy mới có cơ hội tốt để phát triển mạnh.


Tại nước ta, việc trồng cỏ cao sản cũng không phải là việc mới mẻ gì. Trước đây khoảng bốn năm mươi năm, một số giống cỏ cao sản đã được nhập về trồng thử nghiệm tại các Trung tâm thực nghiệm chăn nuôi ở Sài Gòn, Bình Dương... đã đem lại kết quả tốt. Đã có nhiều hộ chăn nuôi xin giống về trồng, nhưng tiếc là phong trào không lan rộng trong dân chúng, do họ không được cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về kỹ thuật trồng. Vì nông dân nước nào cũng vậy, khi trồng một giống cây gì mới, họ phải nắm bắt được những thông tin đầy đủ về giống tốt, về kỹ thuật canh tác như đất đai, khí hậu, cách tưới bón ra sao, chứ mới hiểu qua phần lý thuyết sơ sơ thì... không mấy ai dám thử nghiệm!


Cỏ cao sản hiện có rất nhiều giống, có giống chịu được khí hậu lạnh, có giống thích nghi được khí hậu nóng, có giống chỉ trồng trên đất cao, nhưng có giống lại chịu được ngập úng trong khoảng thời gian nhất định nào đó... Và hiện nay, các nhà thực vật học tài ba trên thế giới đang lai tạo ra những giống cỏ có năng suất vừa cao vừa có khả năng thích nghi được với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.


Ở trong tập sách nầy chúng tôi xin đơn cử một số giống cỏ tốt đã và đang được trồng tại nước ta trong mấy chục năm qua. Những giống cỏ nầy vừa cho năng suất cao vừa hợp với thổ nhưỡng nước ta. Còn phương pháp trồng cỏ cao sản, xin thưa, rất giản dị ai ai cũng có thể trồng được...

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CỎ CAO SẢN NGUỒN THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ, VIỆT CHƯƠNG VÀ NGUYỄN VIỆT THÁI, NXB HẢI PHÒNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cỏ cao sản, kỹ thuật trồng các giống cỏ cao sản, kỹ thuật trồng cây thức ăn gia súc, kỹ thuật trồng cỏ làm thức ăn cho trâu bò, đồng cỏ, kỹ thuật đồng cỏ, cỏ cao sản làm thức ăn gia súc

[EBOOK] KỸ THUẬT SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TỪ CÁC PHỤ PHẨM CÔNG, NÔNG NGHIỆP, ĐÀO LỆ HẰNG, NXB HÀ NỘI

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành chăn nuôi, nghề chế biến thức ăn chăn nuôi ở nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng. Song sự tăng nhanh các nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu thức ăn cho tổng đàn gia súc trong cả nước. Hơn nữa, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát và nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào ngoại nhập. Trong khi đó, với ưu thế là một nước nhiệt đới, quanh năm cây trái xanh tốt, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn sẵn có nền tảng nguyên liệu vững chắc là nguồn thức ăn xanh phong phú và nguồn phụ phẩm công, nông nghiệp dồi dào. Trong những năm gần đây, khi đàn gia súc của Việt Nam tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, thì nhu cầu về thức ăn lại trở nên nóng bỏng bởi tập quán chăn thả và tận dụng theo mùa vụ đã không thể đáp ứng yêu cầu chăn nuôi đang trong xu hướng công nghiệp hoá hiện nay. Vì vậy, việc tận dụng phụ phẩm công, nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt là gia súc nhai lại ở nước ta vốn rất dễ thiếu thức ăn vào mùa đông, mùa khô là việc làm mang lại nhiều lợi ích và đảm bảo chăn nuôi hiệu quả.

Chế biến thức ăn cho gia súc từ các nguồn phụ phẩm là phương pháp chủ động thức ăn đơn giản và rẻ tiền, nhưng hiện tại chưa trở thành tập quán, thói quen và tư duy chính thức của người chăn nuôi nên trên thực tế việc phát triển nguồn thức ăn này còn khá nhiều hạn chế.

Cuốn sách "Kỹ thuật sản xuất thức ăn chăn nuôi từ các phụ phẩm công, nông nghiệp" giới thiệu những phụ phẩm công, nông nghiệp thông dụng nhất có thể sử dụng hiệu quả làm thức ăn chăn nuôi hiện nay. Đồng thời cuốn sách củng phổ cập những phương pháp dơn giản, dễ làm, ít rủi ro nhất để bà con nông dân có thể tự chế biến được ngay tại nông hộ lượng thức ăn cho đàn gia súc của mình. Từ đó, góp phần giảm giá thành sản phẩm, chăn nuôi an toàn, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt cùng phát triển và góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường.

Dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả.

[EBOOK] KỸ THUẬT SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TỪ CÁC PHỤ PHẨM CÔNG, NÔNG NGHIỆP, ĐÀO LỆ HẰNG, NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật sản xuất thức ănc hăn nuôi từ các phụ phẩm công nghiệp, kỹ thuật sản xuất thức ănc hăn nuôi từ các phụ phẩm nông nghiệp,kỹ thuật sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phế phẩm công nông nghiệp

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI, CHU THỊ THƠM - PHAN THỊ LÀI - NGUYỄN VĂN TÓ, TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG

Phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại đem lại nhiều hiệu quả kinh tế, đó là thịt, sữa, sức kéo.

Gia súc nhai lại, khác với các gia súc khác, là loại gia súc duy nhất có thể lợi dụng được các thức ăn xơ thô nhờ cấu tạo đặc biệt của hệ tiêu hoá cùng hệ sinh vật cộng sinh trong đó.

Trong thực tế, thức ăn lý tưởng cho gia súc nhai lại là cỏ xanh. Tuy nhiên, đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp bởi sự gia tăng dân số và mở rộng các hoạt động kinh tế khác. Đất nông nghiệp chủ yếu để trồng cây lương thực và rau màu cho nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của con người. Do vậy, gia súc nhai lại ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào các phụ phẩm trồng trọt.

Nhờ những kiến thức tích luỹ được trong vài thập kỷ qua trong lĩnh vực sinh lý dinh dưỡng gia súc nhai lại, cùng với việc hoán thiện các kỹ thuật dinh dưỡng mới, các loại thức ăn khô vốn được coi là có chất lượng thấp như rơm rạ có thể khai thác được ở mức tối đa làm thức ăn cho trâu bò và các gia súc nhai lại khác.

Nước ta có một khối lượng lớn phụ phẩm có thể làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Số lượng gia súc nhai lại hiện nay còn ít so với nguồn thức ăn sẵn có. Nếu những nguồn thức ăn này được sử dụng tốt thì có thể tăng gấp đôi số lượng gia súc. Đó là một lợi thế cần được khai thác. Cuốn "Kỹ thuật chế biến thức ăn cho gia súc nhai lại" trình bày các kiến thức về thức ăn xơ thô và cách chế biến nhằm giúp nhà nông nuôi gia súc có hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu vào, đem lại thu nhập cao.

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI, CHU THỊ THƠM - PHAN THỊ LÀI - NGUYỄN VĂN TÓ, TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật chế biến thức ăn cho gia súc nhai lại, CƠ QUAN TIÊU HOÁ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI, CỎ VÀ CHẾ BIẾN CỎ, CHẾ BIẾN CHẤT XƠ THÔ, Ủ CHUA PHỤ PHẨM LÀM THỨC ĂN, CÁC LOẠI PHỤ PHẨM KHÁC, CHẾ BIẾN MỘT SỐ PHỤ PHẨM

[EBOOK] ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM, HOÀNG CHUNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN, NXB NÔNG NGHIỆP

Đồng cỏ là một cơ sở chủ yếu của ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Đồng cỏ là kho dự trữ nguồn năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người. Con người đã từ lâu biết khai thác đồng cỏ, nhưng lúc đầu còn hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nhu cầu phát triển chăn nuôi ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước không thể đáp ứng được, do đó đòi hỏi loài người phải đầu tư trí tuệ cho việc khai thác đồng cỏ. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện từ những đặc điểm sinh thái, sinh vật học đến các phương thúc cải tạo, sử dụng hợp lý để tạo ra sản phẩm tối đa trên đơn vị diện tích đồng cỏ trồng cũng như tự nhiên.

Sự hiểu biết của loài người về đồng cỏ được tích luỹ nhiều hơn cả là từ các loại hình đồng cỏ, thảo nguyên vùng ôn đới. Còn các loại hình đồng cỏ và Savan vùng nhiệt đới được nghiên cứu còn quá ít.

Ở Việt Nam đồng cỏ phân bố rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung nhất vẫn là trên các đồi núi và các cao nguyên của trung du và miền núi (Chiếm tới 10 triệu ha). Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam là loại hình thứ sinh, tuỳ theo mức độ bị tác động hàng ngày của con người và gia súc mà nó biểu hiện ra ở các trạng thái khác nhau. Để có cơ sở cho việc xác lập các phương án sử dụng hợp lý loại hình đồng cỏ này cùng các dạng thoái hoá của nó, chúng ta không thể không tiến hành điều tra toàn diện các mặt sinh thái, sinh vật học của từng loại hình cụ thể đó. Những tư liệu tương tự như vậy đối với loại hình đồng cỏ Việt Nam hãy còn rất ít, nó mới đề cập đến từ những năm 1950 trở lại đây và phần lớn là những nghiên cứu tản mạn của từng vùng. Dương Hữu Thời 1963, 1965, 1974a, 1974b, 1974c, 1981, Võ Văn Chi, Nguyễn Đình Ngối, 1964, Dương Hữu Thời, Nguyễn Đình Ngối, 1965. Dương Hữu Thời và các tác giả 1965, Trần Nhơn, 1985. Đặc biệt Dương Hữu Thời 1981 có công bố Công trình "Đồng cỏ Bắc Việt Nam " Trong đó đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ bắc Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu về thành phần cây thức ăn gia súc ở vùng nhiệt đới: Lê Sinh Tặng, Nguyễn Chính 1959; Nguyễn Quang Ngọ, Lê Sinh Tặng, 1964; Lê Sinh Tặng, 1969; Trịnh Văn Thịnh và các tác giả, 1974; Điền Văn Hưng, 1975; Nguyễn Đăng Khôi, 1978, 1979, 1981; Võ Duy Giảng, 1983; Dương Thành Liên, 1981; Bùi Xuân An và Ngô Vãn Mâu, 1981. Một số tác giả có đề cập vấn đề cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sử dụng hợp lý hơn hay tạo đồng cỏ trồng, nhập nội một số loài mới, phân tích thành phần dinh dưỡng của một số loài cỏ ở Việt Nam. Đoàn Ẩu, Võ Văn Tự, 1976; Hoàng Kim Nhuệ, 1979; Võ Vãn Tự, 1983.

Từ 1975 chúng tôi đã xây dựng một chương trình nghiên cứu đồng cỏ vùng núi bắc Việt Nam. Đã thành lập trạm nghiên cứu định vị ở Ngân Sơn Bắc Kim. Đồng cỏ thuộc vành đai á nhiệt đới tầm thấp, đặc trưng cho loại hình đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam.

Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng nghiên cứu ra toàn miền bắc, nghiên cứu một số yếu tố sinh thái, phân loại loại hình và phân bố của nó, thành phần loài, dạng sống, cấu trúc, năng suất, động thái tự nhiên cũng như trong quá trình sử dụng, nghiên cứu kéo dài đến năm 1985. Từ những năm 1990 trở lại đây chúng tôi nghiên cứu các mô hình rừng trồng cây ăn quả cây công nghiệp... trên một số vùng đồng cỏ của Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh... Nghiên cứu tiếp những đặc điểm sinh thái, sinh vật học... của loại hình đồng cỏ và thảm cây bụi của một số tỉnh miền núi, nghiên cứu một số mô hình chăn nuôi đại gia súc của gia đình, tập thể và của công ty.

[EBOOK] ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM, HOÀNG CHUNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, đồng cỏ, giáo trình đồng cỏ, đồng cỏ vùng núi phía bắc Việt Nam, sinh thái học đồng cỏ, phân loại đồng cỏ, phân bố đồng cỏ, sinh vật học đồng cỏ

[EBOOK] SEED GUIDE, By Heritageseeds company


Heritage Seeds is a leading Australian seed company specialising in research and development, marketing, extension and distribution of proprietary pasture and forage seeds, cropping, turf and seed enhancement technology.

Our extensive range of products contains more than 100 seed varieties to meet the needs of our customers both domestically and internationally.

Significant investment is made each year, both internally and with our research and development partners, in order to develop and commercialise new varieties. To ensure our products are fit for purpose, they are rigorously tested at our research sites at Howlong, New South Wales and Gatton, Queensland and across many satellite locations throughout the country.

High quality seed is critical to Heritage Seeds in providing farmers with high performance products to improve productivity and maximise profitability.

[EBOOK] SEED GUIDE, By Heritageseeds company


Keyword: ebook, giáo trình, SEED GUIDE, Heritageseeds, hạt giống, hướng dẫn về hạt giống cây cỏ, hạt giống di sản, hướng dẫn về hạt giống đồng cỏ, hạt giống đồng cỏ, cây thức ăn gia súc

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC TRONG CHĂN NUÔI HỘ GIA ĐÌNH, DỰ ÁN HỖ TRỢ SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ, NXB THANH NIÊN

Do đời sống của nhân dân ta ngày càng được nâng cao, nhu cầu về đạm động vật trong cơ cấu bữa ăn thay đổi lớn nên đã kích thích ngành chăn nuôi phát triển. Ở nông thôn có rất nhiểu hộ đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, sử dụng thức ăn công nghiệp với giống gia súc, gia cầm mới có năng suất và chất lượng cao như: lợn tỷ lệ nạc cao, gà công nghiệp, gà vườn, vịt siêu trứng...

Trong những năm tới nền nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, hình thức chăn nuôi kinh doanh trang trại, thâm canh, bán công nghiệp sẽ phát triển mạnh. Nhu cầu vể thức ăn hỗn hợp đáp ứng cho yêu cầu của từng loại gia súc với việc sử dụng nguyên liệu thức ăn tại chỗ (ngô, khoai, sắn, đậu tương...) ngày càng cao. Để giúp hộ nông dân có thể tự chế biến thức ăn hỗn hợp phục vụ chăn nuôi bằng nguyên liệu sẵn có, chúng tôi xin giới thiệu công nghệ và thiết bị chế biến thức ăn trong hộ gia đình.

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC TRONG CHĂN NUÔI HỘ GIA ĐÌNH, DỰ ÁN HỖ TRỢ SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ, NXB THANH NIÊN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc, chế biến thức ăn gia súc trong chăn nuôi hộ gia đình, chế biến thức ăn gia súc từ nguyên liệu có sẳn, chế biến thức ăn gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH, KS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Đậu xanh (Vigna radiata Wilczek) là cây họ đậu ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Trong hệ thống sản xuất cây lương thực và cây thực phẩm của nước ta hiện nay, cây đậu xanh có vị trí quan trọng trong cơ cấu luân canh, xen canh và gối vụ. Trồng quanh năm ở hầu khắp miền đất nước ta trừ vùng ngập mặn, nước lợ, đặc biệt ở các tỉnh Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên, cây đậu xanh đã trở thành cây trồng chính trong sản xuất vụ Hè.
 
Đậu xanh còn gọi là Lục đậu, Thanh tiểu đậu. Cây thường cao từ 65 - 90cm, cành, lá đều xanh lục, cho hạt chưa chín xanh lục, khi chín vàng lục. Chứa nhiều lipid, glucid, protid. Ngoài ra ở phần nhân hạt màu vàng chiết xuất dược chất Pycnogenol có giá trị chống ô-xy hóa mạnh gấp 50 lần vitamin E và 20 lẩn vitamin C, giúp bảo vệ da luôn hồng tươi và săn chắc.
 
Đậu xanh sử dụng cả cây, lá, rể và hạt, tính mát, vị ngọt, mùi tanh tanh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải cảm nắng, lợi thuỷ. Đậu xanh để cả vỏ tính hàn.

Các nhà chế biến thức ăn chăn nuôi lấy nguyên cây kết hợp thêm cây so đũa, thơm và me keo xay xát làm thức ăn cho thủy sản, gia súc hiệu quả, kinh tế cao.

Thành phần chính của đậu xanh có: Anbumin 22,1%, chất béo 0,8%, cacbua hydro 59%, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2. Trong 100g đậu xanh có thể cho 332 KCal nhiệt lượng. Anbumin chủ yếu là anbumin khối, một số ít axit amin anbymunoit, trytophan, tyrosin, axitnicotinic và axit béo có phốt pho. Vỏ hạt đậu cứng có thể dùng làm dược liệu.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến đậu xanh ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng nhờ khai thác được một số ưu điểm quan trọng của đậu xanh. Đó là khả năng cung cấp dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, khả năng cải tạo đất nhờ sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với hệ rễ. Cây đậu xanh là cây trồng ngắn ngày dễ luân canh, xen canh. Tuy nhiên, năng suất đậu xanh của nước ta còn thấp, chỉ đạt khoảng 4,5 - 6,8 tạ/ha do bộ giống đậu xanh còn nghèo nàn, đồng thời các biện pháp kỹ thuật cũng chưa được nông dân áp dụng và đầu tư.

Để góp phần giúp bà con nông dân có thêm tư liệu về cây đậu xanh, áp dụng kỹ thuật trồng mới; bộ giống mới đầy tiềm năng; bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu xanh đạt năng suất cao hơn chúng tôi biến soạn cuốn sách: "Kỹ thuật trồng đậu xanh". Sách trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, hy vọng sẽ giúp được nhiều điều bổ ích cho đông đảo bạn đọc.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung để cuốn sách ngày một hoàn thiện.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH, KS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng đậu xanh, tư liệu về cây đậu xanh, áp dụng kỹ thuật mới trồng đậu xanh; bộ giống đậu xanh mới đầy tiềm năng, kỹ thuật bón phân cho đậu xanh, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu xanh đạt năng suất cao

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC, GS.TS. LÊ VĂN LIỄN VÀ TS. NGUYỄN HỮU TÀO, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Mỗi một loại nguyên liệu dùng làm thức ăn gia súc đều có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, phương pháp chế biến, bảo quản và sử dụng cũng mang tính chất đặc thù. Việc chế biến mỗi loại thức ăn theo cách nào đó còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế, tập quán sử dụng cũng như trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của từng địa phương. Chỉ biết rằng mục đích của các phương pháp chế biến là làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như kéo dài thời gian có thể bảo quản mà chất lượng vẫn tốt. Thông thường khi chế biến một loại nguyên liệu dùng làm thức ăn nào đó người ta có thể sử dụng các giải pháp như: vật lý (nghiền, chặt; thái; dập; phơi; sấy; hấp; đun sôi ở nhiệt độ áp suất khí quyển; đun sôi ở nhiệt độ áp suất cao ...); giải pháp xử lý hoá chất (dùng xút, axit, amoniac vv...) giải pháp vi sinh (lên men háo khí, ủ yếm khí .vv..). Trong phạm vi tài liệu này chúng tôi chỉ giới thiệu phương pháp chế biến, dự trữ, sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn nuôi gia súc.

Phụ phẩm nông nghiệp là những sản phẩm phụ thu được từ cây trồng. Chúng thường chiếm một tỷ lệ sinh khối lớn. Ở các nước nhiệt đới, nguồn phụ phẩm cây trồng rất phong phú và đa dạng. Các phụ phẩm này thường nghèo chất dinh dưỡng, hàm lượng xơ cao, tỷ lệ tiêu hoá thấp khi dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Đối với những Quốc gia có nền kinh tế phát triển, người ta nuôi dưỡng gia súc theo phương thức thâm canh cao, khi đó các phụ phẩm nông nghiệp thường được coi là những nguyên liệu thức ăn ít có giá trị, nhưng ở các nước đang phát triển, đất đai ít, lương thực chưa dồi dào, khả năng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn hạn chế thì việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tạo thêm nguồn thức ăn cho gia súc giá thành rẻ đang được coi là vấn đề có tính chiến lược.

Để có thể sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như một nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, rất cần phải tiến hành xử lý chế biến trước khi cho gia súc sử dụng. Mục đích của việc chế biến bảo quản phụ phẩm nông nghiệp là:


-    Cải thiện thành phần dinh dưỡng.

-    Tăng lượng ăn vào.

-    Tăng khả năng tiêu hoá hấp thu.

-    Giảm ảnh hưởng của độc tố (đối với nguyên liệu có chứa độc tố).

-    Dự trữ nguồn thức ăn gia súc khắc phục tính thời vụ của cây trồng đảm bảo đáp ứng quanh năm nguồn thức ăn cung cấp cho gia súc.

-    Cuối cùng góp phần tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC, GS.TS. LÊ VĂN LIỄN VÀ TS. NGUYỄN HỮU TÀO, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc, phụ phẩm nông nghiệp, phế phẩm nông nghiệp, kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc, chế biến thức ăn gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp

[EBOOK] THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC, HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM, NXB NÔNG NGHIỆP

Thức ăn chăn nuôi có nhiều loại. Nhưng tất cả đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Thức ăn cho gia súc nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai) có 633 loại; thức ăn cho lợn có 418 loại và thức ăn cho gia cầm có 265 loại.

Trong những năm gần đây, nhiều loại thức ăn từ cây trồng (ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ...) đã được chế biến làm thức ăn gia súc. Tập đoàn cây thức ăn thô xanh họ hoà thảo, họ đậu; nhiều phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, dây khoai lang, dây lạc, bã mía, rỉ mật đường...; các phụ phẩm từ thủy sản như đầu tôm, ruột cá...; các phụ phẩm từ chăn nuôi như bột lông vũ, bột máu... đều là những nguồn nguyên liệu sẵn có ở nhiều vùng sinh thái có thể sử dụng làm thức ăn gia súc vừa đảm bảo chất lượng vừa cho giá thành hạ. Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi chưa biết tận dụng các phụ, phế phẩm nông nghiệp để chế biến làm thức ăn cho gia súc. Để giúp người chăn nuôi nắm được kiến thức cơ bản về cách chế biêh thức ăn gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp giới thiệu cuốn sách "Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc" do Hội Chăn nuôi Việt Nam biên soạn.

Cuốn sách gồm 3 phần:
 
 -    Phần I: Thức ăn chăn nuôi bao gồm: thức ăn thô xanh thức ăn giàu dinh dưỡng về tinh bột và protein; thức ăn bổ sung, v.v...

-    Phần II: Độc tố và chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn.

-    Phần III: Chế biến thức ăn gia súc.

Cuốn sách "Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc" được viết ngắn, gọn, dễ hiểu dưới dạng "cẩm nang", có hướng dẫn cụ thể cách chế biến; bảo quản từng loại thức ăn nên dễ áp dụng. Sách rất thích hợp cho các cán bộ khuyến nông, cho các nông hộ và trang trại chăn nuôi.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Chắc nội dung cuốn sách còn nhiều điểm cần bổ sung, rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để lần tái bản sau được tốt hơn.

[EBOOK] THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC, HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia súc, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc, kỹ thuật chế biến thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc

[EBOOK] CẨM NANG CHĂN NUÔI GIA SÚC - GIA CẦM (TẬP III): Cẩm nang chăn nuôi gia súc ăn cỏ, NGUYỄN VĂN THƯỞNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Năm mươi lăm năm qua kể từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945), nhất là từ những năm 60 của thế kỷ 20, công tác khoa học - công nghệ chăn nuôi mỗi năm một phát triển.

Nhiều công trình nghiên cứu về giống (thích nghi giống ngoại, cải tạo giống nộỉ, lai tạo giống mới), thức ăn và dinh dưỡng (tiêu chuẩn khẩu phần, mật số giống cây cỏ cao sản, thành phần dinh dưỡng thức ăn v...v...), kỹ thuật chăn nuôi (thụ tinh, phối giống, chế độ nuôi dưỡng, kỹ thuật cho ăn, chuồng trại, vệ sinh thú y v...v...) được công bố và cho áp dụng vào sản xuất từ những năm 70-80, đã góp phần đưa năng suất vật nuôi năm 2000 tăng gấp 2 lần so với năm 1980.

Nhiều quy trình nuôi dưỡng lớn, trâu, bò, dê, ngựa, thỏ, gia cầm được, ban hành tạm thời cho áp dụng trong sản xuất. Đặc biệt từ năm 1980, sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển hướng kinh tế tự sản xuất tự cấp, tự túc sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã nói lên xu thế chăn nuôi lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, chim nuôi gà công nghiệp, gà thả vườn năng suất cao, chăn nuôi bò sữa, bò thịt tỷ trọng ngày một tăng trong sản xuất và đời sống nhất là trong các hộ nông dân, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi không ngừng phát triển, không những tăng về số lượng đầu con mà đã chú ý đi vào nâng cao chất lượng sản phẩm vật nuôi. Tuy nhiên những quy trình chăn nuôi vẫn còn lẻ tẻ chưa tập hợp thành hệ thống dữ liệu để người sản xuất chăn nuôi dể tra cứu và áp dụng thuận tiện.

Nhân kỷ niệm những ngàv lễ lớn trong năm 2000 - năm bản lề chuyển giao thiên niên kỷ và 990 năm Thăng Long -Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam cùng một số nhà khoa học chăn nuôi đầu ngành, chuyên sâu từng đối tượng vật nuôi tổng hợp những kết quả nghiên cứu chăn nuôi kết hợp với tổng kết những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi công nghiệp, biên soạn sách “Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm” kịp thời đáp ứng yêu cầu của chăn nuôi hộ gia đình và chăn nuôi trang trại, phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Sách được biên tập giúp người chăn nuôi có tài liệu tra cứu, mở rộng kiến thức và ứng dụng vào sản xuất chăn nuôi mỗi khi cần thiết.

Sách được coi như cẩm nang hướng dẫn chăn nuôi gồm 3 phần chính: những vấn đề chung, cẩm nang chăn nuôi từng loại gia súc, gia cẩm và phần phụ lục.

Sách được biên soạn thành 3 tập:

Tập 1: Những vấn đề chung và cẩm nang chăn nuôi lợn

Tập 2: Cẩm nang chăn nuôi gia cầm và thỏ

Tập 3: Cẩm nang chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

Trong những vấn đề chung, sách muốn giới thiệu với bạn đọc những nội dung cơ bản nhất có liên quan đến khoa học và phát triển chăn nuôi như di truyền giống vật nuôi, công nghệ sinh sản, dinh dưỡng và thức ăn gia súc, gia cầm, cây cỏ thức ăn chăn nuôi v...v... nhằm khái quát hoá và hệ thống hoá những kiến thức chuyên ngành hết sức cần thiết có thể liên hệ và ứng dụng vào sản xuất.

Trong cẩm nang chăn nuôi từng loại vật nuôi, ở vật nuôi nào cũng làm nổi bật những đặc điểm đặc trưng về giống, về dinh dưỡng và sinh lý tiêu hoá sau đó là những công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi từng đối tượng vật nuôi theo lứa tuổi, theo giai đoạn và theo hướng sản xuất với niềm hy vọng có ích cho mọi người, trong đó có người sản xuất chăn nuôi.

Từ sản xuất tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá, việc phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ chăn nuôi đến người sản xuất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đây là một trong những nhiệm vụ chính của Hội Chăn nuôi Việt Nam đối với người chăn nuôi tạo điều kiện giúp họ có khái niệm về công nghệ, để vận dụng vào tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp ở nông thôn.

Sách “Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm” ra mắt bạn đọc coi như cái mốc lịch sử phản ánh trình độ khoa hoc và công nghệ chăn nuôi Việt Nam đã đạt được trên năm mươi năm cuối cùng thế kỷ 20, trước thềm của thế kỷ 21 với niềm mong ước sách sẽ có tác dụng như một cẩm nang dùng tra cứu và tư vấn cho người sản xuất những nội dung, những hướng dẫn khi cần đã có sẵn trong sách.

Kỳ vọng cực kỳ lớn lao, nhưng năng lực lại có hạn. Ngạn ngữ có câu ‘‘lực bất tòng tâm’’, nhưng nếu không mạnh dạn, dám nghĩ dám viết, sách sẽ không thể ra mắt bạn đọc. Do đó chắc sách còn những thiếu sót và bất cập. Tuy nhiên, đây cũng là sự cố gắng của tập thể các tác giả, rất mong được các bạn đồng nghiệp và độc giả thông cảm và ủng hộ, lượng thứ cho những thiếu sót còn tồn tại, đóng góp ý kiến bổ sung để những lần tái bản sau sách có nội dung phong phú hơn, súc tích hơn, thiết thực hơn và gần gũi với người sản xuất hơn.

Quý bạn đọc có thể xem lại Tập I và Tập II của bộ sách trên tại đây: TẬP I / TẬP II.

[EBOOK] CẨM NANG CHĂN NUÔI GIA SÚC - GIA CẦM  (TẬP III):  Cẩm nang chăn nuôi gia súc ăn cỏ, NGUYỄN VĂN THƯỞNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cẩm nang chăn nuôi gia súc, cẩm nang chăn nuôi gia cầm, Cẩm nang chăn nuôi gia súc ăn cỏ, cẩm nang chăn nuôi trâu, cẩm nang chăn nuôi bò, cẩm nag chăn nuôi dê, kỹ thuật chăn nuôi trâu, kỹ thuật chăn nuôi bò, kỹ thuật chăn nuôi dê

[EBOOK] CẨM NANG CHĂN NUÔI GIA SÚC - GIA CẦM (TẬP II): Cẩm nang chăn nuôi gia cầm và thỏ, NGUYỄN VĂN THƯỞNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Năm mươi lăm năm qua kể từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945), nhất là từ những năm 60 của thế kỷ 20, công tác khoa học - công nghệ chăn nuôi mỗi năm một phát triển.

Nhiều công trình nghiên cứu về giống (thích nghi giống ngoại, cải tạo giống nộỉ, lai tạo giống mới), thức ăn và dinh dưỡng (tiêu chuẩn khẩu phần, mật số giống cây cỏ cao sản, thành phần dinh dưỡng thức ăn v...v...), kỹ thuật chăn nuôi (thụ tinh, phối giống, chế độ nuôi dưỡng, kỹ thuật cho ăn, chuồng trại, vệ sinh thú y v...v...) được công bố và cho áp dụng vào sản xuất từ những năm 70-80, đã góp phần đưa năng suất vật nuôi năm 2000 tăng gấp 2 lần so với năm 1980.

Nhiều quy trình nuôi dưỡng lớn, trâu, bò, dê, ngựa, thỏ, gia cầm được, ban hành tạm thời cho áp dụng trong sản xuất. Đặc biệt từ năm 1980, sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển hướng kinh tế tự sản xuất tự cấp, tự túc sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã nói lên xu thế chăn nuôi lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, chim nuôi gà công nghiệp, gà thả vườn năng suất cao, chăn nuôi bò sữa, bò thịt tỷ trọng ngày một tăng trong sản xuất và đời sống nhất là trong các hộ nông dân, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi không ngừng phát triển, không những tăng về số lượng đầu con mà đã chú ý đi vào nâng cao chất lượng sản phẩm vật nuôi. Tuy nhiên những quy trình chăn nuôi vẫn còn lẻ tẻ chưa tập hợp thành hệ thống dữ liệu để người sản xuất chăn nuôi dể tra cứu và áp dụng thuận tiện.

Nhân kỷ niệm những ngàv lễ lớn trong năm 2000 - năm bản lề chuyển giao thiên niên kỷ và 990 năm Thăng Long -Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam cùng một số nhà khoa học chăn nuôi đầu ngành, chuyên sâu từng đối tượng vật nuôi tổng hợp những kết quả nghiên cứu chăn nuôi kết hợp với tổng kết những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi công nghiệp, biên soạn sách “Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm” kịp thời đáp ứng yêu cầu của chăn nuôi hộ gia đình và chăn nuôi trang trại, phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Sách được biên tập giúp người chăn nuôi có tài liệu tra cứu, mở rộng kiến thức và ứng dụng vào sản xuất chăn nuôi mỗi khi cần thiết.

Sách được coi như cẩm nang hướng dẫn chăn nuôi gồm 3 phần chính: những vấn đề chung, cẩm nang chăn nuôi từng loại gia súc, gia cẩm và phần phụ lục.

Sách được biên soạn thành 3 tập:

Tập 1: Những vấn đề chung và cẩm nang chăn nuôi lợn

Tập 2: Cẩm nang chăn nuôi gia cầm và thỏ

Tập 3: Cẩm nang chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

Trong những vấn đề chung, sách muốn giới thiệu với bạn đọc những nội dung cơ bản nhất có liên quan đến khoa học và phát triển chăn nuôi như di truyền giống vật nuôi, công nghệ sinh sản, dinh dưỡng và thức ăn gia súc, gia cầm, cây cỏ thức ăn chăn nuôi v...v... nhằm khái quát hoá và hệ thống hoá những kiến thức chuyên ngành hết sức cần thiết có thể liên hệ và ứng dụng vào sản xuất.

Trong cẩm nang chăn nuôi từng loại vật nuôi, ở vật nuôi nào cũng làm nổi bật những đặc điểm đặc trưng về giống, về dinh dưỡng và sinh lý tiêu hoá sau đó là những công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi từng đối tượng vật nuôi theo lứa tuổi, theo giai đoạn và theo hướng sản xuất với niềm hy vọng có ích cho mọi người, trong đó có người sản xuất chăn nuôi.

Từ sản xuất tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá, việc phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ chăn nuôi đến người sản xuất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đây là một trong những nhiệm vụ chính của Hội Chăn nuôi Việt Nam đối với người chăn nuôi tạo điều kiện giúp họ có khái niệm về công nghệ, để vận dụng vào tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp ở nông thôn.

Sách “Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm” ra mắt bạn đọc coi như cái mốc lịch sử phản ánh trình độ khoa hoc và công nghệ chăn nuôi Việt Nam đã đạt được trên năm mươi năm cuối cùng thế kỷ 20, trước thềm của thế kỷ 21 với niềm mong ước sách sẽ có tác dụng như một cẩm nang dùng tra cứu và tư vấn cho người sản xuất những nội dung, những hướng dẫn khi cần đã có sẵn trong sách.

Kỳ vọng cực kỳ lớn lao, nhưng năng lực lại có hạn. Ngạn ngữ có câu ‘‘lực bất tòng tâm’’, nhưng nếu không mạnh dạn, dám nghĩ dám viết, sách sẽ không thể ra mắt bạn đọc. Do đó chắc sách còn những thiếu sót và bất cập. Tuy nhiên, đây cũng là sự cố gắng của tập thể các tác giả, rất mong được các bạn đồng nghiệp và độc giả thông cảm và ủng hộ, lượng thứ cho những thiếu sót còn tồn tại, đóng góp ý kiến bổ sung để những lần tái bản sau sách có nội dung phong phú hơn, súc tích hơn, thiết thực hơn và gần gũi với người sản xuất hơn.

Quý bạn đọc có thể xem lại Tập I và xem tiếp Tập III của bộ sách trên tại đây: TẬP I / TẬP III.

[EBOOK] CẨM NANG CHĂN NUÔI GIA SÚC - GIA CẦM (TẬP II):  Cẩm nang chăn nuôi gia cầm và thỏ, NGUYỄN VĂN THƯỞNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cẩm nang chăn nuôi gia súc, cẩm nang chăn nuôi gia cầm, Cẩm nang chăn nuôi thỏ, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, kỹ thuật chăn nuôi gà, kỹ thuật chăn nuôi vịt, kỹ thuật chăn nuôi ngan ngỗng, kỹ thuật chăn nuôi thỏ

[EBOOK] CẨM NANG CHĂN NUÔI GIA SÚC - GIA CẦM (TẬP I): Những vấn đề chung và cẩm nang chăn nuôi lợn, NGUYỄN VĂN THƯỞNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Năm mươi lăm năm qua kể từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945), nhất là từ những năm 60 của thế kỷ 20, công tác khoa học - công nghệ chăn nuôi mỗi năm một phát triển.

Nhiều công trình nghiên cứu về giống (thích nghi giống ngoại, cải tạo giống nộỉ, lai tạo giống mới), thức ăn và dinh dưỡng (tiêu chuẩn khẩu phần, mật số giống cây cỏ cao sản, thành phần dinh dưỡng thức ăn v...v...), kỹ thuật chăn nuôi (thụ tinh, phối giống, chế độ nuôi dưỡng, kỹ thuật cho ăn, chuồng trại, vệ sinh thú y v...v...) được công bố và cho áp dụng vào sản xuất từ những năm 70-80, đã góp phần đưa năng suất vật nuôi năm 2000 tăng gấp 2 lần so với năm 1980.

Nhiều quy trình nuôi dưỡng lớn, trâu, bò, dê, ngựa, thỏ, gia cầm được, ban hành tạm thời cho áp dụng trong sản xuất. Đặc biệt từ năm 1980, sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển hướng kinh tế tự sản xuất tự cấp, tự túc sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã nói lên xu thế chăn nuôi lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, chim nuôi gà công nghiệp, gà thả vườn năng suất cao, chăn nuôi bò sữa, bò thịt tỷ trọng ngày một tăng trong sản xuất và đời sống nhất là trong các hộ nông dân, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi không ngừng phát triển, không những tăng về số lượng đầu con mà đã chú ý đi vào nâng cao chất lượng sản phẩm vật nuôi. Tuy nhiên những quy trình chăn nuôi vẫn còn lẻ tẻ chưa tập hợp thành hệ thống dữ liệu để người sản xuất chăn nuôi dể tra cứu và áp dụng thuận tiện.

Nhân kỷ niệm những ngàv lễ lớn trong năm 2000 - năm bản lề chuyển giao thiên niên kỷ và 990 năm Thăng Long -Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam cùng một số nhà khoa học chăn nuôi đầu ngành, chuyên sâu từng đối tượng vật nuôi tổng hợp những kết quả nghiên cứu chăn nuôi kết hợp với tổng kết những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi công nghiệp, biên soạn sách “Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm” kịp thời đáp ứng yêu cầu của chăn nuôi hộ gia đình và chăn nuôi trang trại, phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Sách được biên tập giúp người chăn nuôi có tài liệu tra cứu, mở rộng kiến thức và ứng dụng vào sản xuất chăn nuôi mỗi khi cần thiết.

Sách được coi như cẩm nang hướng dẫn chăn nuôi gồm 3 phần chính: những vấn đề chung, cẩm nang chăn nuôi từng loại gia súc, gia cẩm và phần phụ lục.

Sách được biên soạn thành 3 tập:

Tập 1: Những vấn đề chung và cẩm nang chăn nuôi lợn

Tập 2: Cẩm nang chăn nuôi gia cầm và thỏ

Tập 3: Cẩm nang chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

Trong những vấn đề chung, sách muốn giới thiệu với bạn đọc những nội dung cơ bản nhất có liên quan đến khoa học và phát triển chăn nuôi như di truyền giống vật nuôi, công nghệ sinh sản, dinh dưỡng và thức ăn gia súc, gia cầm, cây cỏ thức ăn chăn nuôi v...v... nhằm khái quát hoá và hệ thống hoá những kiến thức chuyên ngành hết sức cần thiết có thể liên hệ và ứng dụng vào sản xuất.

Trong cẩm nang chăn nuôi từng loại vật nuôi, ở vật nuôi nào cũng làm nổi bật những đặc điểm đặc trưng về giống, về dinh dưỡng và sinh lý tiêu hoá sau đó là những công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi từng đối tượng vật nuôi theo lứa tuổi, theo giai đoạn và theo hướng sản xuất với niềm hy vọng có ích cho mọi người, trong đó có người sản xuất chăn nuôi.

Từ sản xuất tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá, việc phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ chăn nuôi đến người sản xuất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đây là một trong những nhiệm vụ chính của Hội Chăn nuôi Việt Nam đối với người chăn nuôi tạo điều kiện giúp họ có khái niệm về công nghệ, để vận dụng vào tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp ở nông thôn.

Sách “Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm” ra mắt bạn đọc coi như cái mốc lịch sử phản ánh trình độ khoa hoc và công nghệ chăn nuôi Việt Nam đã đạt được trên năm mươi năm cuối cùng thế kỷ 20, trước thềm của thế kỷ 21 với niềm mong ước sách sẽ có tác dụng như một cẩm nang dùng tra cứu và tư vấn cho người sản xuất những nội dung, những hướng dẫn khi cần đã có sẵn trong sách.

Kỳ vọng cực kỳ lớn lao, nhưng năng lực lại có hạn. Ngạn ngữ có câu ‘‘lực bất tòng tâm’’, nhưng nếu không mạnh dạn, dám nghĩ dám viết, sách sẽ không thể ra mắt bạn đọc. Do đó chắc sách còn những thiếu sót và bất cập. Tuy nhiên, đây cũng là sự cố gắng của tập thể các tác giả, rất mong được các bạn đồng nghiệp và độc giả thông cảm và ủng hộ, lượng thứ cho những thiếu sót còn tồn tại, đóng góp ý kiến bổ sung để những lần tái bản sau sách có nội dung phong phú hơn, súc tích hơn, thiết thực hơn và gần gũi với người sản xuất hơn.

Quý bạn đọc có thể xem tiếp Tập II và Tập III của bộ sách trên tại đây: TẬP II / TẬP III.

[EBOOK] CẨM NANG CHĂN NUÔI GIA SÚC - GIA CẦM  (TẬP I):  Những vấn đề chung và cẩm nang chăn nuôi lợn, NGUYỄN VĂN THƯỞNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cẩm nang chăn nuôi gia súc, cẩm nang chăn nuôi gia cầm, Những vấn đề chung về chăn nuôi lơn, cẩm nang chăn nuôi lợn, kỹ thuật nuôi lợn, kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật chọn giống lợn