Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI SINH VẬT TRONG NƯỚC, THỰC PHẨM VÀ MĨ PHẨM, TRẦN LINH THƯỚC, NXB GIÁO DỤC


Ngộ độc thực phẩm trong những năm gần đây được ghi nhận khá thường xuyên, trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm nhưng phần lớn các trường hợp là có nguồn gốc từ vi sinh vật, do sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh hay sự hiện diện của độc tố tiết ra bởi các vi sinh vật này trong nước uống, thực phẩm. Ngày nay, an toàn, nhất là về phương diện vi sinh vật, trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với chất lượng thực phẩm.

Việt Nam là một nước nông nghiệp có tiềm lực lớn về sản xuất nông sản, thủy hải sản, thực phẩm. Ngoài thị trường tiêu thụ nội địa cho gần 80 triệu dân, thực phẩm và thủy sản của nước ta cũng đã xuất khẩu được ra thị trường thế giới. Đặc biệt, thủy, hải sản chế biến của Việt Nam đã có được thị phần quan trọng tại Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản..., là một trong nhũng ngành kinh tế mang lại ngoại tệ quan trọng cho đất nước, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động ở cả nông thôn và thành thị. Do nhận thức ngày càng được nâng cao của người tiêu dùng trong nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và sự tăng cường về quản lý nhà nước, kiểm tra, giảm sát của các cơ quan chức năng, việc phân tích vi sinh vật gây bệnh và thực hiện các biện pháp đảm bảo sản xuất, chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn về vi sinh vật ngày càng được các đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm nội địa quan tâm. Đối với thủy hải sản xuất khẩu, để đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vi sinh của các thị trường thế giới và tăng cường năng lực cạnh tranh, trong những năm gần đây, các đơn vị sản xuất chế biến thủy hải sản xuất khẩu Việt Nam đã rất chú trọng đến việc đầu tư đối mới công nghệ, thực thi các chương trình quản lý đảm bảo chất lượng như HACCP, trong đó việc xây dựng phòng phân tích, kiểm định và đào tạo cán bộ phân tích, kiểm định vi sinh vật ngày càng được quan tâm.

Như vậy, hiện nay đang có một nhu cầu thực tiễn rất lớn về phía nhà sản xuất cũng như về phía người lao động về đào tạo cán bộ phân tích vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm. Nhà sản xuất có phòng thí nghiệm phân tích tốt, có đột ngũ phân tích có tay nghề cao sẽ dễ thuyết phục, tạo được niềm tin ở đối tác để ký kết các hợp đồng sản xuất quan trọng. Cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên được đào tạo, nâng cao kỹ năng về phân tích vi sinh vật sẽ dễ củng cố vai trò và sự cần thiết của mình đối với đơn vị. Thanh niên, học sinh, sinh viên được đào tạo về phân tích vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm sẽ có lợi thế hơn trong tìm việc làm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm, đặc biệt là thủy hải sản xuất khẩu.

Mặt khác, sau thực phẩm, nhu cầu về làm đẹp đã trở thành mối quan tâm rất quan trọng của xã hội khi đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện. Thị trường và chủng loại mỹ phẩm được sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam ngày càng được mở rộng. Mặc dù không được đưa vào đường tiêu hóa, nhưng sự tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên của mỹ phẩm lên da, mặt, mắt, cơ thể... là điều kiện rất tốt cho sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh, gây hại trên người sử dụng. Sự hiện diện của vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh trong mỹ phẩm tạo ra mối nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, rất đáng được quan tâm. Trên thực tế, ngày nay, các hãng mỹ phẩm lớn, có uy tín rất coi trọng việc kiểm soát vi sinh vật trong mỹ phẩm. Do vậy, tuy quy mô không được tương xứng như ở lĩnh vực thực phẩm, nhưng cũng đang có một nhu cầu thực tiễn khá lớn về đào tạo cán bộ phân tích vi sinh vật trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm.

Quyển sách "Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm" được biên soạn nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tiễn nêu trên Sách cung cấp các kiến thức cô đọng về các vi sinh vật gây bệnh, các chỉ tiêu vi sinh vật thường được kiểm soát trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm, các yêu cầu cơ bản trong việc thành lập và vận hành một phòng kiểm nghiệm vi sinh vật. Phần quan trọng nhất được dành cho các nội dung về phương pháp thu, bảo quản và chuẩn bị mẫu, các kỹ thuật cơ bản trong phân tích, kiểm nghiệm vi sinh vật, quy trình phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật thường được yêu cầu trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. Để tham khảo và tạo điều kiện tiếp cận các kỹ thuật và phương pháp mới. ngoài các phương pháp, quy trình chuẩn, sách cũng giới thiệu các phương pháp mới như các phương pháp thử nhanh, phương pháp miễn dịch, phương pháp lai phân tử, phương pháp PCR- được gọi chung là các phương pháp không truyền thống, đang ngày càng được sử dụng rộng rãi và có khả năng được công nhận là phương pháp chuẩn trong tương lai.

Đây là tài liệu được biên soạn trên cơ sở các tài liệu thực tập về vi sinh vật học đại cương, phân tích vi sinh vật trong thực phẩm được giảng dạy trong thời gian qua tại Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, cùng các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước khác. Sách có thể được sử dụng một phần hay toàn bộ làm giáo trình về phân tích, kiểm nghiệm vi sinh vật thực phẩm trong các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Sách cũng thích hợp cho kỹ thuật viên các phòng phân tích, sinh viên, học viên sau đại học đã được trang bị kiến thức về vi sinh học đại cương để thực hiện các thí nghiệm, phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật trong nước, thực phẩm hay mỹ phẩm.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Nhà Xuất bản Giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bản quyển sách này. Tác giả cũng cảm ơn các anh chị học viên cao học đã có nhiều đóng góp trong quá trình chuẩn bị bản thảo.

Lần xuất bản đầu tiên của quyển sách chắc chắn không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong được các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn.


[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI SINH VẬT TRONG NƯỚC, THỰC PHẨM VÀ MĨ PHẨM, TRẦN LINH THƯỚC, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong thực phẩm, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong mỹ phẩm

[EBOOK] MÁY VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT THỰC PHẨM, TS. LÊ NGỌC THỤY, NXB BÁCH KHOA - HÀ NỘI

Giáo trình Máy và thiết bị sản xuất thực phẩm được dùng để giảng dạy cho sinh viên các ngành công nghệ chế biến thực phẩm thuộc các trường Đại học, Cao đẳng. Giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên lý làm việc, đặc điểm kỹ thuật, cách vận hành và vấn đề an toàn tự động của các máy và thiết bị điển hình nhất trong sản xuất thực phẩm. Sách cũng hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tính toán cơ bản về kỹ thuật và nhiệt, đồng thời giới thiệu các máy và thiết bị tiên tiến được sử dụng trong các dãy chuyên sản xuất có năng suất cao cho sinh viên, kỹ sư và cán bộ kỹ thuật của các ngành khác như: Công nghệ hóa học. Dược phẩm...


[EBOOK] MÁY VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT THỰC PHẨM, TS. LÊ NGỌC THỤY, NXB BÁCH KHOA - HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Máy và thiết bị sản xuất thực phẩm, máy sản xuất thực phẩm, thiết bị sản xuất thực phẩm, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ thực phẩm

[EBOOK] ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN THỰC PHẨM: NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH (EVALUATION OF FOOD: PRINCIPLES AND PRACTICES), Harry T.Lawless Và Hildegarde Heymann, BIÊN DỊCH: NGUYỄN HOÀNG DŨNG ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Đánh giá cảm quan thực phẩm: Nguyên lý và thực hành’’ của Harry T. Lawless và Hildegarde Heymann được biên dịch nhằm giới thiệu đến bạn đọc những nền tảng lý thuyết và thực hành của ngành khoa học Cảm giác ứng dụng trong lĩnh vực Thực phẩm. Dịch giả mong muốn quyển sách này sẽ là tài liệu tham khảo và tra cứu hữu ích cho các bạn sinh viên và những nhà nghiên cứu yêu thích ngành khoa học này.

Bản dịch từ nguyên tác theo hợp đồng giữa Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM và Springer Science + Business Media được ký kết ngày 15 tháng 06 năm 2006.

Cảm ơn KS. Lê Minh Tâm đã thiết kế hình ảnh và trang bìa cùng ThS. Nguyễn Bá Thanh và ThS. Nguyễn Thanh Khương đã đọc lại bản dịch và đóng góp những ý kiến quý báu để bản dịch của cuốn sách hoàn thiện hơn.

Mọi thư từ góp ý xin gửi về địa chỉ: Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10; Điện thoại: 08.8.647.256-5696; E-mail: dzung@hcmut.edu.vn

[EBOOK] ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN THỰC PHẨM: NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH (EVALUATION OF FOOD: PRINCIPLES AND PRACTICES), Harry T.Lawless Và Hildegarde Heymann, BIÊN DỊCH: NGUYỄN HOÀNG DŨNG ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Nguồn ebook: https://www.ebookbkmt.com/

Mật khẩu để mở sách: ebookbkmt

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Đánh giá cảm quan thực phẩm: Nguyên lý và thực hành, giáo trình đánh giá cảm quan thực phẩm, Nguyên lý đánh giá cảm quan, thực hành đánh giá cảm quan, khoa học Cảm giác ứng dụng trong lĩnh vực Thực phẩm

[EBOOK] CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB TRẺ


Cùng bạn đoc thân mến!

"Công nghệ chế biến thực phẩm" là một chuyên ngành rất quan trọng đối với sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm. Trong "Công nghệ chế biến thực phẩm" sinh viên không chỉ biết công thức chế biến các nguyên liệu mà còn phải hiểu rõ về hóa sinh thực phẩm, sinh lí thực vât, enzyme, về dinh dưỡng thực phẩm, về vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến nông sản, bao bì... Vì lẽ đó, Nhà xuất bản Trẻ đã cho in "Công nghệ chế biến thực phẩm" để đáp ứng yêu cầu học tập, thi cử của các sinh viên theo học ngành này. Mặt khác, cuốn sách này cũng cung cấp cho bạn đọc cách làm một số bánh, kem, Kim chi... giúp cho bạn đọc không phải là sinh viên cũng có thể chế biến các loại thực phẩm nêu trên để sử dụng trong nhà.


Hi vọng "Công nghệ chế biến thực phẩm" sẽ là một cuốn sách có ích cho các bạn sinh viên nói riêng và cho bạn đọc nói chung. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc gần xa để sách ngày một hoàn thiện hơn.

Trân trọng.

[EBOOK] CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB TRẺ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Công nghệ thực phẩm, giáo trình công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến thực phẩm, giáo trình, công nghệ thực phẩm,  hóa sinh thực phẩm, sinh lí thực vât, enzyme, về dinh dưỡng thực phẩm, về vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến nông sản, bao bì

[EBOOK] Biotechnology in Functional Foods and Nutraceuticals, Edited by Debasis Bagchi - Francis C. Lau - Dilip K. Ghosh, Published by CRC Press


Biotechnology has been used thousands of years ago in the manufacturing of food products. The most ancient form of biotechnology, fermentation, involved the use of microorganisms such as yeasts for the production of wine, vinegar, and bread. Dairy products such as yogurt and cheese were produced by lactic acid bacteria and molds. Although these techniques are still used, the cultures that were used in ancient times have been modified to provide high-quality products with increased yield. Modern food biotechnology has evolved into a billion-dollar industry, with the promise of producing foods that provide functions beyond the basic nutrients they contain. These functional foods or nutraceuticals have become increasingly important to consumers who are interested in the health benefits of functional foods in the prevention of illness and chronic conditions.


Biotechnology is a collection of biology-based technologies used mainly in agriculture, food science, and medicine. Agricultural biotechnology may involve the use of molecular and/or biochemical techniques to produce desired traits, while eliminating many unwanted traits in plants, through the use and manipulation of genetic information. In fact, agricultural biotechnology has been seriously affected by the new recombinant DNA technique that emerged in the 1970s. Genetic modification has significantly improved the yield, quality, and nutritional value of crop plants and animal products. It was estimated that approximately 13.3 million farmers in 25 countries were using agricultural biotechnology in 2009. This came at a time when the world sought science-based and consumer-focused approaches to solving the problem of feeding a growing population. In this respect, agricultural biotechnology is able to deliver resilient crops with enhanced yield even when they are grown in harsh environments.


Animal biotechnology also plays an important role in agriculture today. Genetic modification is used to improve livestock selection and breeding. Moreover, animal genomics is utilized to provide optimal nutritional needs for animals to generate high-quality animal products such as meat, milk, and eggs. Overall, biotechnology helps in enhancing food manufacturing processes, improving food preservation, and ensuring food safety. Thus, biotechnology provides the necessary means for the development and improvement of bioactive components in functional foods and nutraceuticals.


This book covers the various aspects of biotechnology in nutraceuticals and functional foods. The goal of the book is to provide readers with comprehensive reviews, by a panel of experts from around the world, focusing on state-of-the-art topics that are broad in scope yet concise in structure. This book is divided into six parts. The first part gives an overview of recent advances in biotechnology and their contribution to food science. The second part examines the impact of genetic modification on functional foods. The third part explores food manufacturing technology. The fourth part gives insight into quality assurance and safety of foods. The fifth part updates current views on legal, social, and regulatory aspects of food biotechnology. A final commentary concludes the book by offering an overview of future directions in the applications of biotechnology to functional foods and nutraceuticals.


[EBOOK] Biotechnology in Functional Foods and Nutraceuticals, Edited by Debasis Bagchi - Francis C. Lau - Dilip K. Ghosh, Published by CRC Press



Keyword: ebook, giáo trình, Biotechnology, Biotechnology in Functional Foods and Nutraceuticals, Biotechnology in Functional Foods, Biotechnology in Functional Nutraceuticals, Công nghệ sinh học, Công nghệ sinh học trong thực phẩm chức năng và dinh dưỡng, Công nghệ sinh học trong thực phẩm chức năng

[EBOOK] ENGLISH FOR NUTRITION AND FOOD SCIENCES, FOREIGN LANGUAGE DEPARTMENT, UNIVERSITY OF TECHNOLOGY


FOOD AND NUTRITION

READING COMPREHENSION

All living organisms require food for survival, growth, and reproduction. Most broadly, the term food can be taken to include any kind of nutrient needed by animals, plants, and simpler forms of life, on down to bacteria. This would include, for example, the inorganic substances that 5 plants draw from air and water. The processes that circulate these basic nutrients in the environment are called nutrient cycles, and the processes by which organisms make use of nutrients are collectively known as metabolism.

In terms of the energy needs of humans and other animals, food consists 10 of carbohydrate, fat, and protein, along with vitamins and minerals.

Humans may consume a wide range of different food substances, as long as they meet nutrition requirements. Otherwise nutritional-deficiency diseases will develop.

Nutrition is the science that interprets the relationship of food to the functioning of the living organism. It is concerned with the intake of food, digestive processes, the liberation of energy, and the elimination of wastes, as well as with all the syntheses that are essential for maintenance, growth, and reproduction. These fundamental activities are 20 characteristic of all living organisms - from the simplest to the most complex plants and animals. Nutrients are substances, either naturally occurring or synthesized, that are necessary for maintenance of the normal function of organisms. These include carbohydrates, lipids, proteins, vitamins and minerals, water, and some unknown substances.

The nutritionist, a scientist working in the field of nutrition, differs from the dietitian, who translates the science of nutrition into the skill of furnishing optimal nourishment to people. Dietetics is a profession concerned with the science and art of human nutrition care, an essential component of the health sciences. The treatment of disease by 30 modification of the diet lies within the province of the physician and the dietitian.

The foods consumed by humans must contain, in adequate amounts, about 45 to 50 highly important substances. Water and oxygen are equally essential. Starting only with these essential nutrients obtained 35 from food, the body makes literally thousands of substances necessary for life and physical fitness. Most of these substances are far more complicated in structure than the original nutrients.

Energy metabolism and requirements are customarily expressed in terms of the calorie, a heat unit. Adoption of the calorie by nutritionists 40 followed quite naturally from the original methods of measuring energy metabolism. The magnitude of human energy metabolism, however, made it awkward to record the calorie measured, so the convention of the large calorie, or kilocalorie (kcal), was accepted. Atwater factors, also called physiologic fuel factors, are based on the corrections for 45 losses of unabsorbed nutrients in the feces and for the calorie equivalent of the nitrogenous products in the urine. These factors are as follows: 1g of pure protein will yield 4 calories, 1g of pure fat will yield 9 calories, and 1 g of pure carbohydrate will yield 4 calories.


[EBOOK] ENGLISH FOR NUTRITION AND FOOD SCIENCES, FOREIGN LANGUAGE DEPARTMENT, UNIVERSITY OF TECHNOLOGY


Keyword: ebook, giáo trình, ENGLISH FOR NUTRITION AND FOOD SCIENCES, ENGLISH FOR NUTRITION, ENGLISH FOR FOOD SCIENCES, TIẾNG ANH CHO KHOA HỌC THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG, TIẾNG ANH CHO BÉ DINH DƯỠNG, TIẾNG ANH CHO KHOA HỌC THỰC PHẨM, anh văn chuyên ngành công nghệ thực phẩm, anh văn chuyên ngành dinh dưỡng thực phẩm

[EBOOK] NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ BẢO QUẢN NGÔ Ở QUY MÔ HỘ DÂN, KS. ĐẶNG XUÂN MAI, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH



Phần I


GIỚI THIỆU CHUNG


Trong số các loài cây trồng phổ biến nhất hiện nay, cây ngô là loại cây lương thực được phát triển nhanh, rộng rãi và có rất nhiều công dụng cho con người. Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L. thuộc họ Hòa thảo (Gramineae), bộ Hòa thảo (Graminales), lớp Một lá mầm (Monocoty edoneae), ngành Hạt kín (Angiospermatophyta), phân giới Thực vật bậc cao (Cormobionta).


Cây ngô được trồng ở hầu khắp mọi châu lục và dưới nhiều điều kiện khí hậu, đến nay cây ngô đã vượt lên đứng hàng thứ ba sau lúa mì và lúa nước với diện tích xấp xỉ bằng lúa nước.


Ở nước ta các vùng trồng nhiều ngô nhất trong cả nước là: Vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.


Bảng 1 nêu lên tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam qua một số mốc thời gian từ năm 1959 đến năm 1997.


Như vậy, gần nửa thế kỷ qua, diện tích và năng suất ngô trên thế giới đã tăng lên gấp rưỡi và sản lượng ngô tăng lên gần ba lần. Ở Việt Nam cho đến năm 1994, năng suất ngô đã tăng 1,5 lần trong khi diện tích trồng ngô tăng lên 5 lần so với năm 1959; điều đó cho thấy chúng ta còn phải nỗ lực nhiều để sản xuất ngô của nước ta ngày càng phát triển mạnh, sự cố gắng đó thể hiện ở năng suất ngô 2,6 tấn/ha năm 1997.


Với diện tích trồng và tổng sản lượng ngày càng tăng, cây ngô đã chứng tỏ nó chiếm giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ngô có vị trí kinh tế cao không chỉ về mặt lương thực mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.


[EBOOK] NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ BẢO QUẢN NGÔ Ở QUY MÔ HỘ DÂN, KS. ĐẶNG XUÂN MAI, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bảo quản ngô, chế biến ngô, bảo quản bắp, kỹ thuật bảo quản ngô, kỹ thuật chế biến ngô, bảo quản ngô ở hộ gia đình, bảo quản bắp ở hộ gia đình

[EBOOK] DINH DƯỠNG, ỨNG DỤNG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP




Nông thôn Việt Nam những năm gần đây đang có những thay đổi, không chỉ là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay mà bước đầu đã hình thành, những vùng chuyên canh lớn rau, quả và cây công nghiệp. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt phát triển mạnh mẽ đã là tiền đề để ngành chăn nuôi và ngành đánh bắt thủy, hải sản phát triển theo. Tuy chua nhiều nhưng chúng ta đã có thịt và thủy hải sản xuất khẩu. Những điều này báo trước việc hình thành và phát triển ngành thực phẩm công nghệ.


Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn, chúng tôi dịch cuốn "DINH DƯỠNG ỨNG DỤNG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM" của tác giả Jesse D. Dagoon do nhà xuất bản REX ấn hành lần đầu năm 1995 (nguyên bản bằng tiếng Anh) nhằm cung cấp cho các bạn trẻ ở nông thôn chút ít khái niệm về việc bảo quản và chế biến nông sản để đón trước xu thế đổi mới này. Sách gồm mười chương với nội dung:


Chương 1. Giới thiệu chung về khoa dinh dưỡng ứng dụng và công nghệ bảo quản thực phẩm. Qua chương nầy, người đọc nắm được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chế biến lương thực và thực phẩm đối với dinh dưỡng và sức khoẻ của con người trong bữa ăn hàng ngày.


Chương 2. Cung cấp những kiến thức cơ bản về độc tính, chức năng các nguồn vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác trong thực phẩm. Đọc xong chương này, người đọc biết được những nguyên nhân dẫn đến mắc một sỗ bệnh do ăn uống không hạp tỷ gây ra như tê phù, kém mắt, nứt da...


Chương 3. Giúp người đọc có những hiểu biết về nguyên tắc và thực tiễn trong bảo quản rau, quả.


Chương 4 và chương 5. Đọc kỹ, bạn đã có thể nắm được các phương pháp dự trữ, bảo quản rau, quả tại nhà.


Với các thiết bị đơn giản, dễ kiếm, có thể làm lấy được, bạn có thể đóng hộp, làm khô, ướp lạnh hoặc nấu mứt quả có sẳn trong vườn nhà như chuối, đu đủ, ổi, cam, dưa chuột, dứa, xoài, hồng xiêm...


Chương 6. Hướng dẫn cách muối các loại dưa, một món ăn quen thuộc của nhân dân ta.


Chương 7 và chương 8. Nói về cách chế biến cà phê, ca cao; đây là những nông sản "mới" nhưng đang phát triển rất mạnh ở trung du và miền núi, nơi đất rộng nhưng còn thưa dân.


Cách sản xuất giấm, một loại gia vị không thể thiếu trong việc đóng hộp rau, quả và cách sản xuất rượu bằng những dụng cụ đơn giản và có thể tận dụng các phế phẩm của việc chế biến rau, quả cũng là một việc phù hợp với kinh tế nông hộ.


Chương 9 và chương 10. Viết về việc bảo quản, chế biến thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trong hai chương này, ngựời đọc nhận được những khuyến cáo về việc bảo quản thịt, cá từ trước khi giết mổ hoặc từ lúc mới đánh bắt được cho đến việc sản xuất đồ ăn nguội và sản phẩm đóng hộp. Bạn đọc có thể tìm thấy ửo đây cách sản xuất phomát, bơ là những chế phẩm cao cấp từ sữa mà vùng trung du và miền núi nước ta có nhiều tiềm năng.


Như vậy, cuốn sách này có thể coi là một giáo trình hướng nghiệp lý thú về chế biến thực phẩm ở quy mô hộ gia đình cho học sinh các trường phổ thông trung học và những ai muốn làm kinh tế nông hộ bằng việc chế biến thực phẩm tại nhà. Sách cũng gợi ý một số hướng để nhà nông tự giải quyết đầu ra cho sản phẩm của mình và làm quen với việc đưa công nghiệp vào nông thôn.

[EBOOK] DINH DƯỠNG, ỨNG DỤNG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, chế biến nông sản, công nghệ thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, dinh dưỡng, ứng dụng và chế biến thực phẩm

[EBOOK] THỨC ĂN CHẾ BIẾN TỪ ĐẬU NÀNH, MINH BẠCH VÀ PHẠM CAO HOÀN, NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH

Trong khoảng 1000 năm nay người Nhật biết chế biến những món ăn uống bổ dưỡng từ đậu nành, nó cung cấp nguồn protein (chất đạm) chính cho cả cư dân châu Á, nhờ đó họ đã chống trả nạn nhân mãn thực hiệu quả. Tính ra, một mẫu đậu nành cho ra 33% protein thực vật so với 20 mẫu cỏ nuôi bò cũng chỉ cung cấp 33% protein động vật. Như vậy 1 kg thịt bò đắt hơn 1 kg đậu hũ 20 1ần về mặt canh nông, nuôi bò thịt, người ta phải bỏ công 20 lần so với một công săn sóc cây đậu nành. Đó là lý do tầng lớp nông dân ngày nay càng ưa trồng đậu nành tại Đông Nam Á và trên thế giới.


Ngày nay đứng trước nguy cơ bệnh lở mồm long móng ở trâu bò, heo đang leo thang quyết liệt, khiến các nhà chăn nuôi gia súc trên thế giới phải phá sản vì đã buộc lòng tiêu hủy đoàn gia súc bệnh hoạn cửa họ.


Khuynh hướng rẽ sang tiêu thụ ngũ cốc, rau đậu quả "sạch" để phòng chống bệnh tật đang là lối thoát cho những ai biết cách chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và cá nhân nào có tầm nhìn xa, hiểu rộng.


Người châu Á chế biến đậu nành, gạo thành bánh, bột, bún... ngon lành chẳng khác nào người phương Tây chế biến lúa mì thành bánh, bột, nui... từ trước Công nguyên, trong các món ăn hàng ngày. Dân Mỹ đông gấp đôi Nhật tính ra, họ có 19.000 hiệu bánh mì, mỗi năm một người tiêu thụ 73 ổ bánh lớn, trong khi nước Nhật có tới 38.000 cửa hàng làm đậu hũ để cung ứng cho mỗi đầu người là 25 ký đậu miếng mỗi năm.


Tác giả đứng trước danh sách 2.500 món đã phân loại, giữ lại một số món tinh hoa, đặc trưng cho Nhật Bản, sao cho cổ truyền và hiện đại đều được dân sành ăn trên thế giới có dịp biết hoặc chưa từng biết... sẽ có dịp tiếp cận nghệ thuật ẩm thực tinh tế của họ bằng mắt, mũi, miệng, tai... để biến chúng thành nguồn sống mới trong ta.


[EBOOK] THỨC ĂN CHẾ BIẾN TỪ ĐẬU NÀNH, MINH BẠCH VÀ PHẠM CAO HOÀN, NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, thức ăn chế biến từ đậu nành, thực phẩm chế biến từ đậu nành, công nghệ chế biến đậu nành, công nghệ thực phẩm, chế biến thực phẩm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ PROTEIN, CAO ĐĂNG NGUYÊN (CHỦ BIÊN), NXB ĐẠI HỌC HUẾ

Trong những năm gần đây công nghệ sinh học phát triển như vũ bão, hàng loạt công nghệ mới ra đời như genomics, proteomics.. .và đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm v.v... đặc biệt là lĩnh vực y-dược học.


Giáo trình công nghệ protein được biên soạn với thời lượng chỉ trong hai đơn vị học trình, trên cơ sở cập nhật những kiến thức hiện đại, những thành tựu mới nhất về proteomics trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thực tiễn trên thế giới và ở Việt nam, nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho các ngành sinh học và cũng là tài liệu tham khảo của những ngành học liên quan khác.


Giáo trình biên soạn có 6 chương với hai nội dung chính:


- Những kiến thức cơ bản về protein như thành phần, cấu trúc, tính chất hóa -lý, các phương pháp tách, tinh sạch và xác định protein.


- Công nghệ sản xuất một số loại protein.


Giáo trình biên soạn được phân công cụ thể như sau:


Chương 1. Mở đầu (Cao Đăng Nguyên)

Chương 2. Amino acid - đợn vị cấu tạo protein (Cao Đăng Nguyên)

Chương 3. Peptide - cấu trúc và chức năng (Cao Đăng Nguyên)

Chương 4. Cấu trúc và tính chất lý-hoá của protein (Cao Đăng Nguyên)

Chương 5. Các phương pháp chiết rút, tinh sạch và xác định protein (Đỗ Quý Hai)

Chương 6. Công nghệ sản xuất một số protein (Cao Đăng Nguyên)


Chúng tôi chân thành cảm ơn Quỹ nâng cao chất lượng-Dự án giáo dục đại học - Đại học Huế đã hỗ trợ chúng tôi biên soạn giáo trình này; cảm ơn GS.TSKH Lê Doãn Diên, PGS.TS Lê Đức Ngọc đã góp ý đề cương chi tiết, GS. TS Đỗ Ngọc Liên đã đọc bản thảo và đóng góp những ý kiến quý báu.


Giáo trình được xuất bản lần đầu tiên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả xin chân thành cảm ơn và rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để khi tái bản sẽ được hoàn thiện hơn.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ PROTEIN, CAO ĐĂNG NGUYÊN (CHỦ BIÊN), NXB ĐẠI HỌC HUẾ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình công nghệ protein, Amino acid - đợn vị cấu tạo protein, Peptide - cấu trúc và chức năng, Cấu trúc và tính chất lý-hoá của protein, Các phương pháp chiết rút, tinh sạch và xác định protein, Công nghệ sản xuất một số protein 

[EBOOK] BÀI GIẢNG MÔN HỌC NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỰC PHẨM, THS. TRẦN XUÂN THẠCH, KHOA HÓA KỸ THUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Thực phẩm :

Là vật phẩm tự nhiên ở dạng thô, đơn lẻ hoặc qua chế biến, phức hợp, ăn được, thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng như :

- Cung cấp các chất dinh dưỡng: protein, gluxit, lipit, vitamin, khoáng ...

- An toàn cho sức khỏe .

- Tạo cảm giác ngon, thú vị (văn hóa ẩm thực ).

- Phù hợp với thói quen, truyền thống: của cá nhân , gia đình, vùng , miền , quốc gia, châu lục.

1.2. Phụ gia :

Là các chế phẩm tư nhiên hoặc tổng hợp hóa học , không phải thực phẩm , được đưa vào thực phẩm một cách cố ý để thực hiện những mục đích kỹ thuật nhất định .

Hiện nay người ta chia phụ gia làm 2 loại chính :

- Phụ gia thực phẩm :còn lưu lại trong thực phẩm ở dạng nguyên thể hoặc dẫn xuất nhưng đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Loại này bao gồm 6 nhóm chính là: chất bảo quản, phụ gia dinh dưỡng, phụ gia tạo mùi thực phẩm, phụ gia tạo màu thực phẩm ,chất tạo cấu trúc và các phụ gia khác .

- Chất hổ trợ kỹ thuật :không được lưu lại trong thực phẩm sau khi thực hiện xong chức năng kỹ thuật. Loại này bao gồm 19 nhóm chính là: chất chống bọt, chất xúc tác, tác nhân làm trong và trợ lọc , chất làm bền màu, tác nhân lạnh, tác nhân chống vón cục, chất bôi trơn, chất cố định enzim, các enzim, dung môi , tác nhân làm biến đổi sự kết tinh , tác nhân kết tụ , nhựa trao đổi ion, tác nhân chống dính khuôn,  tác nhân chống vi sinh vật , khí trơ dùng trong bao gói thực phẩm , chất tẩy rửa và làm rụng lông thú, các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật và các chất hổ trợ kỹ thuật khác .

1.3. Nguyên liệu thực phẩm :

Là nông sản thực phẩm tư nhiên ở dạng thô , đơn lẻ hoăc qua chế biến , phức hợp, trong một số trường hợp có thể ăn được, thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng như :

- Ăn được với tư cách là một thực phẩm .

- Yếu tố đầu vào của công nghệ sau thu hoạch (cất giữ , dự trữ ,chế biến ).

- Hàng hóa lưu thông trên thị trường .

Có một số cách phân loại nguyên liệu thực phẩm , chẳng hạn :

Nếu dựa vào thành phần hóa học , thành phần dinh dưởng chủ yếu , ta có các nhóm :

- Nhóm nguyên liệu giàu protein: thịt , cá , trứng , đậu tương ,.

- Nhóm nguyên liệu giàu lipít : đậu phụng , dừa , cọ dầu, đào lộn hột.

- Nhóm nguyên liệu giàu tinh bột: các loại hạt cốc (lúa mì, lúa , ngô , cao lương , kê.) và củ có bột (khoai tây , sắn , khoai lang , sắn dây .).

- Nhóm nguyên liệu giàu các chất đường: mía , củ cải đường, thốt nốt, các loại quả chin .

- Nhóm nguyên liệu tinh dầu :bạc hà , sả , quế , hương nhu ...

- Nhóm nguyên liệu hóa sinh : chè , ca phê , thuốc lá , ca cao .

Nếu dựa vào nguồn gốc sinh vật và tự nhiên , ta có các nhóm :

- Nhóm nguyên liệu động vật.

- Nhóm nguyên liệu thực vật .

- Nhóm nguyên liệu sinh vật bậc thấp: rong tảo, nấm ăn .

- Nhóm khoáng vật: nước ngọt , muối ăn ...

- Nếu dựa vào đặc tính của dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm (gọi là đặc tính công nghệ ) ta có các nhóm :

Nhóm nguyên liệu cho công nghệ bảo quản lạnh và lạnh đông .

- Nhóm nguyên liệu cho công nghệ đồ hộp .

- Nhóm nguyên liệu cho công nghệ chế biến lương thực .

- Nhóm nguyên liệu cho công nghệ chế biến đường - bánh kẹo.

- Nhóm nguyên liệu cho công nghệ chế biến các sản phẩm lên men .

- Nhóm nguyên liệu cho công nghệ khai thác - chế biến dầu mỡ và tinh dầu .

- Nhóm nguyên liệu cho công nghệ chế biến các sản phẩm hóa sinh.

Trong bài giảng này, chúng tôi kết hợp các cách phân loại trên để chia nguyên liệu thực phẩm thành năm nhóm chính sau đây :

- Nhóm nguyên liệu rau quả.

- Nhóm nguyên liệu súc sản - thủy sản.

- Nhóm nguyên liệu lương thực.

- Nhóm nguyên liệu dầu mỡ và tinh dầu.

- Nhóm nguyên liệu chè, cà fê, thuốc lá, ca cao.

Riêng nhóm nguyên liệu để sản xuất đường saccaroza là mía và củ cải đường mang tính chất đặc thù, gắn liền với công nghệ sản xuất nên chúng tôi không xem xét đến trong bài giảng này.


[EBOOK] BÀI GIẢNG MÔN HỌC NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỰC PHẨM, THS. TRẦN XUÂN THẠCH, KHOA HÓA KỸ THUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, nguyên liệu sản xuất thực phẩm, giáo trình nguyên liệu sản xuất thực phẩm, công nghệ thực phẩm, thực phẩm, phụ gia, chế biến thực phẩm

[EBOOK] TUYỂN TẬP TIÊU CHUẨN RAU QUẢ (QUYỂN 3): PROCEEDINGS OF FRUIT - VEGETABLE STANDARDS, NHIỀU TÁC GIẢ, TRUNG TÂM TIN HỌC NN&PTNT




Để phục vụ nhu cầu quản lý, nghiên cứu và sản xuất, Vụ Khoa học công nghệ đã cho xuất bản một số tuyển tập tiêu chuẩn và quy trình quy phạm ngành. Tiếp theo quyển 1 và 2 tuyển tập tiêu chuẩn rau quả đã xuất bản năm 2003, lần này vụ Khoa học Công nghệ giới thiệu với bạn đọc Tuyển tập tiêu chuẩn rau quả quyển 3, bao gồm các tiêu chuẩn ngành được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành từ năm 2003 đến 2005.


Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả, và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

[EBOOK] TUYỂN TẬP TIÊU CHUẨN RAU QUẢ (QUYỂN 3): PROCEEDINGS OF FRUIT - VEGETABLE STANDARDS, NHIỀU TÁC GIẢ, TRUNG TÂM TIN HỌC NN&PTNT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tuyển tập tiêu chuẩn rau quả, tiêu chuẩn rau quả, tiêu chuẩn thực phẩm, Tiêu chuẩn hạt đậu Hà Lan đóng hộp, tiêu chuẩn dứa quả tươi xuất khẩu, Tiêu chuẩn chuối tiêu tươi xuất khẩu, Tiêu chuẩn dứa lạnh đông IQF, Tiêu chuẩn ngô bao tử nguyên liệu cho chế biến, Tiêu chuẩn nguyên liệu vải thiều quả tươi cho chế biến, Tiêu chuẩn cà chua nguyên liệu cho chế biến, Tiêu chuẩn ngô ngọt nguyên liệu cho chế biến, Tiêu chuẩn mận quả tươi, Tiêu chuẩn rau quả. Măng tre tươi - nguyên liệu cho chế biến, Tiêu chuẩn rau quả. Dứa quả tươi - nguyên liệu cho chế biến, Tiêu chuẩn rau quả. Dứa lạnh đông nhanh, Tiêu chuẩn rau quả. Ngô bao tử lạnh đồng nhanh, Tiêu chuẩn rau quả. Ngô ngọt nguyên hạt lạnh đông nhanh, Tiêu chuẩn rau quả. Quy trình chế biến nước dứa cô đặc, Tiêu chuẩn rau quả - Quy trình chế biến vải lạnh đông nhanh

[EBOOK] TƯƠI SẠCH! (Những giống cây cỏ vốn có từ ngàn xưa sẽ chính là thực phẩm của tuơng lai), Brian Patterson, NXB TRẺ


Trong những năm gần đây, vấn đề về an toàn thực phẩm đã gây nhiều ưu tư cho những ai quan tâm đến sự “tươi và lành” của thực phẩm. Những hiểu biết cần thiết cũng như những ngộ nhận về sự “tươi và lành” của thực phẩm đã được tác giả Brian Patterson thể hiện một cách mạch lạc và tường tận trong quyển sách này. Tuy nhiên, để giúp độc giả Việt Nam có thể chia sẻ được các vấn đề trình bày qua tập sách này, phải kể đến ý tưởng tuyệt vời của Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, người có rất nhiều tâm huyết trong các công trình khai thác nguồn thực phẩm cho con người, đã gợi ý biên dịch sách.


Mong rằng nội dung của tập sách sẽ mang lại cho quý độc giả những lợi ích thiết thực trong việc sử dụng thực phẩm an toàn mà tác giả Brian Patterson đã muốn chia sẻ với chúng ta.


Tập sách chắc chắn sẽ có những sai sót do phải chuyển ngữ từ Anh sang Việt, vì thế chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý độc giả gần xa.


[EBOOK] TƯƠI SẠCH! (Những giống cây cỏ vốn có từ ngàn xưa sẽ chính là thực phẩm của tuơng lai), Brian Patterson, NXB TRẺ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, tươi sạch, thực phẩm sạch, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tiên tiến, nông nghiệp hữu cơ, thực phẩm an toàn, thực phẩm tươi và lành

[EBOOK] CÔN TRÙNG - NGUỒN NGUYÊN LIỆU DƯỢC VÀ THỰC PHẨM SẠCH, NGUYỄN THỊ VÂN THÁI VÀ LÊ VĂN LỚ, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Theo quan điểm y học cổ truyền mọi phương pháp tăng cường sức khoẻ đều hướng tới đích bảo vệ "tinh - khí - thần" cho cơ thể con người. Tinh - Khí - Thần là ba vật báu của con người cần phải được bảo vệ để cơ thể thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. Muốn vậy, cần phải tuân theo y đạo của Hoàng Đôn Hoà “Hãy tự cứu mình trước khi tìm đến thầy thuốc giỏi” bằng chính những cây, con có sẵn ở môi trường xung quanh. Từ xa xưa người Viêt Nam có truyền thống sử dụng côn trùng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng. Bên cạnh thảo mộc, côn trùng được coi là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho thực phẩm bổ dưỡng và dược liệu quý. Cuốn sách “Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược và thực phẩm sạch” được biên soạn nhằm giúp bạn đọc, đặc biệt sinh viên thuộc ngành sinh - y - dược, hiểu rõ thêm về ý nghĩa quan trọng của côn trùng đối với y học và văn hoá ẩm thực. Nội dung bao gồm:

1. Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược, thực phẩm quý của con người

2. Côn trùng trong những món ăn truyền thống của Việt Nam

3. Côn trùng trong những bài thuốc dân gian

4. Một số chế phẩm mới từ côn trùng

5. Thay lời kết

Cuốn sách “Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược và thực phẩm sạch” được hoàn thành với sự hỗ trợ quý báu của Công ty cổ phần (CTCP) Dược phẩm Hà Tây, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Các tác giả xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đối với CTCP Dược phẩm Hà Tây, PGS. TS. Mai Phú Quý - Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Nhân đây, chúng tôi xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các bạn đồng nghiệp cũng như sự động viên, đồng cảm chia sẻ của những người thân trong gia đình. Do hạn chế về thời gian và trình độ, cuốn sách “Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược và thực phẩm sạch” chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc.

Mọi thông tin xin gửi theo địa chỉ E-mail: NChataphar@gmail.com

[EBOOK] CÔN TRÙNG - NGUỒN NGUYÊN LIỆU DƯỢC VÀ THỰC PHẨM SẠCH, NGUYỄN THỊ VÂN THÁI VÀ LÊ VĂN LỚ, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược và thực phẩm sạch, Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược, thực phẩm quý của con người, Côn trùng trong những món ăn truyền thống của Việt Nam, Côn trùng trong những bài thuốc dân gian, Một số chế phẩm mới từ côn trùng

[EBOOK] CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, LÊ VĂN VIỆT MẪN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH



Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Ngày nay, bên cạnh nhóm thực phẩm được chế biến ở quy mô gia đình, nhóm thực phẩm được chế biến ở quy mô công nghiệp ngày càng trở nên đa dạng và giữ vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển. Thực phẩm công nghiệp có ưu điểm là tiện dụng và chất lượng ổn định.

Công nghiệp thực phẩm luôn được xem là ngành công nghiệp quan trọng ở bất kỳ quốc gia nào. Phát triển ngành công nghiệp thực phẩm không chỉ để cung cấp các sản phẩm đảm bảo cho nhu cầu ăn uống của người dân trong nước mà còn để xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân.

Quyển sách Công nghệ chế biến thực phẩm được biên soạn để giảng dạy môn học Công nghệ chế biến thực phẩm cho các sinh viên đang theo học ngành Công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM. Đây là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo bậc đại học của trường. Mục tiêu của môn học là trang bị cho người học phương pháp luận về công nghệ học cũng như những kiến thức cơ bản liên quan đến thực phẩm công nghiệp và công nghệ thực phẩm. Nội dung quyển sách được chia thành ba phần chính:

Phần 1: giới thiệu khái quát về thực phẩm và công nghệ thực phẩm.

Phần 2: bao gồm các quá trình kỹ thuật được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Các quá trình này được chia thành 5 nhóm là vật lý, hóa học, hóa lý, sinh học và hóa sinh. Trong phần này, chúng tôi có giới thiệu một số quá trình kỹ thuật còn khá mới mẻ đối với ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam như quá trình xử lý thực phẩm bằng áp suất cao, phân riêng bằng membrane... Chúng tôi cũng giới thiệu một số giải pháp kỹ thuật mới như làm sạch nguyên liệu bằng phương pháp tĩnh điện hoặc tia bức xạ điện từ, đồng hóa bằng sóng siêu âm, chiên phun, trích ly bằng lưu chất siêu tới hạn, sấy bằng vi sóng, sử dụng thiết bị phản ứng membrane...

Phần 3: trình bày quy trình sản xuất một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp thực phẩm. Các sản phẩm này thuộc lĩnh vực chế biến lương thực; sản xuất đường, kẹo; chế biến trái cây, rau, đậu; sản xuất thức uống pha chế, thức uống lên men; chế biến trà, cà phê, ca cao; sản xuất dầu béo; chế biến cá, thịt, sữa,...

Quyển sách được phân công biên soạn như sau:

- PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn

• Phần 1;

• Phần 2: biên soạn các nội dung 2.1. Quá trình vật lý (mục 2.1.4, 2.1.6 - 2.1.7, 2.1.11 và 2.1.14 - 2.1.19); 2.2. Quá trình hóa học; 2.3. Quá trình hóa lý (mục 2.3.1 - 2.3.4 và 2.3.7 - 2.3.8); 2.4. Quá trình sinh học; 2.5. Quá trình hóa sinh;

• Phần 3: biên soạn các nội dung 3.2. Sản xuất đường (mục 3.2.2);

3.6. Sản xuất thức uống pha chế; 3.7. Sản xuất thức uống lên men; 3.11. Chế biến sữa.

- ThS. Lại Quốc Đạt

• Phần 2: biên soạn các nội dung 2.1. Quá trình vật lý (mục 2.1.1 - 2.1.3; 2.1.5, 2.1.8 - 2.1.10, 2.1.12 và 2.1.20 - 2.1.21); 2.3. Quả trình hóa lý (mục 2.3.5 - 2.3.6).

- ThS. Nguyễn Thị Hiền

• Phần 3: biên soạn các nội dung 3.5. Chế biến đậu; 3.10. Chế biến thịt, cá.

- ThS. Tôn Nữ Minh Nguyệt

• Phần 3: biên soạn các nội dung 3.4. Chế biến rau trái; 3.9. Sản xuất dầu béo.

- ThS. Trần Thị Thu Trà

• Phần 2: biên soạn nội dung 2.1. Quá trình vật lý (mục 2.1.13);

• Phần 3: biên soạn các nội dung 3.1. Chế biến lương thực; 3.2, Sản xuất đường (mục 3.2.1); 3.3. Sản xuất kẹo.

- ThS. Trần Thị Thu Trà và ThS. Lại Quốc Đạt cùng biên soạn

• Phần 3: nội dung 3.8. Chế biến trà, cà phê và ca cao.

Quyển sách này cũng là tài liệu tham khảo cho những bạn đọc đang công tác trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu về thực phẩm.

Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc về nội dung cuốn sách để những lần tái bản sách được hoàn chỉnh hơn.

Thư từ góp ý xin gửi về Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP, HCM, 268 Lý Thường Kiệt, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 38 64 62 51.

[EBOOK] CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, LÊ VĂN VIỆT MẪN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, Công nghệ chế biến thực phẩm, giáo trình Công nghệ chế biến thực phẩm, chế biến thực phẩm, kỹ thuật chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, thực phẩm và công nghệ thực phẩm, các quá trình kỹ thuật được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, quy trình sản xuất một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp thực phẩm

[EBOOK] KỸ THUẬT LẠNH THỰC PHẨM, TS. NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. CƠ SỞ KỸ THUẬT NHIỆT TRONG KỸ THUẬT LẠNH

1.1.1.  Định luật 1 nhiệt động


Trong kỹ thuật nhiệt, định luật tổng quát và bao trùm cho các quá trình là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, định luật này được phát biểu là: "Trong các quá trình biến đổi của tự nhiên, năng lượng không tự tạo ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác".

Theo định luật này sự biến đổi năng lượng của một hệ thống bằng tổng năng lượng trao đổi với môi trường xung quanh (thường ở hai dạng: nhiệt và công) có ý nghĩa là:

[EBOOK] KỸ THUẬT LẠNH THỰC PHẨM, TS. NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật lạnh thực phẩm, kỹ thuật làm lạnh thực phẩm, kỹ thuật bảo quản thực phẩm, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật lạnh, kỹ thuật nhiệt, bảo quản thực phẩm

[EBOOK] CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THUỶ SẢN (TẬP II): ƯỚP MUỐI, CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM, CHẾ BIẾN KHÔ, THỨC ĂN CHÍN, TS. NGUYỄN TRỌNG CẨN VÀ KS. ĐỖ MINH PHỤNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách "Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản" được biên soạn dựa trên cơ sở các giáo trình và bài giảng từ nhiều năm lại đây của chúng tôi ở trường Đại học Thủy sản và được tổng hợp từ các nguồn tài liệu của thế giới cũng như trong nước.

Cuốn sách nhằm giới thiệu sâu về các lý luận cơ bản nhưng đồng thời cũng trình bày những kiến thức phổ cập của thực tiển nước ta, góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng như nội địa.

Cuốn sách dùng làm giáo trình cho sinh viên và học sinh ngành chế biến thủy sản. Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và học sinh ngành thực phẩm, cho các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, cho các cán bộ kỹ thuật và quản lý kinh tế, sản xuất ề thủy sản và thực phẩm.

Nội dung sách được chia làm 2 tập, tập 1 giới thiệu về nguồn lợi, thành phần và tính chất của nguyên liệu thuỷ sản. Tập 2 giới thiệu về lý luận và các quá trình công nghệ cơ bản của ướp muối thủy sản, chế biến nước mắm, chế biến khô và một số mặt hàng về thức ăn gia vị, thúc ăn chín thủy sản.

Chúng tôi chờ đợi những ý kiến đóng góp của bạn đọc nhằm bổ sung hoàn chỉnh cho cuốn sách ngày càng phong phú và phù hợp với thực tiễn sản xuất hơn trong lần xuất bản tới.

[EBOOK] CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THUỶ SẢN (TẬP II): ƯỚP MUỐI, CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM, CHẾ BIẾN KHÔ, THỨC ĂN CHÍN, TS. NGUYỄN TRỌNG CẨN VÀ KS. ĐỖ MINH PHỤNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản, công nghệ thực phẩm, công nghệ ướp muối thực phẩm, công nghệ chế biến nước mắm, công nghệ chế biến khô, công nghệ chế biến thức ăn chín

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ LẠNH THỰC PHẨM NHIỆT ĐỚI, GS.TSKH. TRẦN ĐỨC BA (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Kỹ thuật lạnh đang ở thời kỳ ứng dụng vào sản xuất và đời sống của nhiều nước, nhất là ở các nước đang phát triển, phần lớn nằm trong vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, cho nên đòi hỏi phải phát triển kỹ nghệ lạnh nhiệt đới nói chung và công nghệ lạnh thực phẩm ở điều kiện nhiệt đới nói riêng.

Sách Công nghệ lạnh thực phẩm nhiệt đới được biên soạn dựa trên cơ sở các giáo trình về kỹ thuật lạnh nhiều năm của Trường Đại học Kỹ thuật Nhiệt độ thấp và Năng lượng Odessa -Ucraina; của Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chi Minh và được tổng hợp từ các nguồn tài liệu, tổng kết thực tế từ các nước nhiệt đới Á Phi (Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập, Ghinê, Nigièria, Gana, Mali,...) của nhóm chuyên gia lạnh do viện sĩ Choumarli phụ trách.

Sách gồm các phần chuyên sâu vào đặc điểm của các loại nguyên liệu thực phẩm nhiệt đới, các công nghệ chế biến lạnh thực phẩm, bảo quản lạnh thực phẩm vừa tiên tiến vừa riêng biệt cho những vùng nhiệt đới.

Nội dung sách mang tính chất vừa phổ biến khoa học kỹ thuật, vừa phục vụ cho giảng dạy - nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng và vừa phục vụ cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý sản xuất về công nghệ chế biến thực phẩm.

Chúng tôi xin trân trọng cám ơn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ LẠNH THỰC PHẨM NHIỆT ĐỚI, GS.TSKH. TRẦN ĐỨC BA (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, công nghệ lạnh thực phẩm nhiệt đới, giáo trình công nghệ lạnh thực phẩm nhiệt đới, kỹ thuật lạnh, công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản thực phẩm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT (TẬP 3): THỰC PHẨM LÊN MEN TRUYỀN THỐNG, PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Một số đặc điểm của thực phẩm lên men truyền thống
a) Các sản phẩm thực phẩm lên men truyền thống là một trong các loại sản phẩm lên men phổ bỉến của các dân tộc trên thế giới. Đó là một loại thực phẩm được sản xuất thủ công, mang sắc thái kinh nghiệm và bản sắc riêng của từng dân tộc. Công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm lên men truyền thống được thực hiện của cả một dân tộc và được truyền đạt từ đời này qua đời khác. Theo thời gian, các sản phẩm lên men truyền thống càng được mở rộng cả về chủng loại, cả về phương pháp chế biến. Do tính chất đặc biệt của nó mà các sản phẩm lên men truyền thống có một vị trí riêng cho từng vùng, nó mang sắc thái của một nền văn hóa riêng. Hầu như mỗi dân tộc trên thế giới đều có riêng những sản phẩm thực phẩm lên men truyền thống của mình. Các sản phẩm này có thể là một bộ phận không thể tách rời trong đời sống dân tộc này nhưng lại khó có thể được chấp nhận trong đời sổhg của một dân tộc khác. Mỗi dân tộc có thói quen thưởng thức, sử dụng mùi vị riêng. Do đó, các sản phẩm lên men truyền thống đã tạo thành một thói quen khó có thể bỏ qua của dân tộc đó. Thí dụ, người Việt Nam quen dùng nước mắm trong các bữa ăn như một điều hết sức tự nhiên. Thiếu nước mắm trong bữa ăn, người Việt Nam cảm thấy thiếu cái gì đó rất quan trọng, bữa ăn lúc đó trở nên nhạt nhẽo. Người Việt xa quê, sống ở nước ngoài, nhớ quê hương đồng nghĩa với nhớ hương vị của món nước mắm trong mỗi bửa ăn. Trong khi đó, người Châu Ân lại không thể chịu nổỉ cái mùi do nước mắm tỏa ra. Cũng tương tự, dân Việt Nam khó chấp nhận được các sản phẩm lên men của các dân tộc khác.

Quý bạn đọc có thể xem thêm các Tập sách của bộ sách này tại đây: TẬP 1: CƠ SỞ VI SINH VẬT CÔNG NGHIỆPTẬP 2: VI SINH VẬT HỌC CÔNG NGHIỆP.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT (TẬP 3): THỰC PHẨM LÊN MEN TRUYỀN THỐNG, PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, ebook, giáo trình, giáo trình công nghệ vi sinh vật, công nghệ vi sinh vật công nghiệp, đại cương công nghệ vi sinh vật, vi sinh công nghiệp, vi sinh đại cương, cơ sở công nghệ vi sinh vật, thực phẩm lên men, công nghệ lên men thực phẩm, kỹ thuật lên men thực phẩm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ VI SINH (TẬP 2): VI SINH VẬT HỌC CÔNG NGHIỆP, PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT tập 2 là tài liệu giúp ích cho việc học tập và đào tạo kỹ sư, cao học của các ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm. Giáo trình này trước đây đã được in ấn nội bộ dưới dạng bài giảng và được bổ sung sửa chữa nhiều lần. Trong lần biên soạn và bổ sung để xuất bản lần này, chúng tôi cố gắng đưa thêm vào những kiến thức cơ bản và mới nhất ở những chương đầu tiên, hy vọng cung cấp thêm kiến thức cho bạn đọc.

Chúng tôi thành thật biết ơn tất và các bạn đồng nghiệp đã động viên, góp ý để lần xuất bản này hoàn chỉnh hơn. Hy vọng rằng chúng tôi sẽ nhận được những góp ý chân thành của mọi người quan tâm đến công nghệ vi sinh để giáo trình về công nghệ vi sinh vật được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.

Mọi góp ý xin gửi về: Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, Q10, TP. HCM.

Quý bạn đọc có thể xem thêm các Tập sách của bộ sách này tại đây: Tập 1: CƠ SỞ VI SINH VẬT CÔNG NGHIỆP / Tập 3: THỰC PHẨM LÊN MEN TRUYỀN THỐNG.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ VI SINH (TẬP 2): VI SINH VẬT HỌC CÔNG NGHIỆP, PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình công nghệ vi sinh vật, công nghệ vi sinh vật công nghiệp, đại cương công nghệ vi sinh vật, vi sinh công nghiệp, vi sinh đại cương, cơ sở công nghệ vi sinh vật