Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CƠ GIỚI HOÁ NN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CƠ GIỚI HOÁ NN. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI, PGS. TS. HOÀNG TÙNG VÀ TS. NGUYỄN NGỌC THÀNH, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM


Trong công nghiệp sản xuất cơ khí ngày nay, xu hướng phát triển để đạt được chất lượng sản phẩm cao, năng suất cao và có giá thành cạnh tranh, sản xuất đã theo hướng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật : sử dụng vật liệu hợp lý và tiết kiệm kim loại quý ; tự động hóa ở mức độ cao; dùng các công nghệ gia công tiên tiến…..


Công nghệ chế tạo phôi là giai đoạn đầu của quá trình gia công chế tạo sản phẩm cơ khí, nó có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng năng suất, giá thành sản phẩm.


Trong chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân kỹ thuật cơ khí của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, môn học chế tạo phôi là môn học kỹ thuật cơ sở rất gần với chuyên môn, đã thực hiện giảng dạy gần 40 năm cho đến hiện nay theo các giáo trình Chế tạo phôi đã biên soạn.


Với chủ chương đổi mới mục tiêu đào tạo, đáp ứng thực tiễn phát triển khoa học kỹ thuật và sản xuất hiện nay, các tác giả đã biên soạn lại giáo trình kỹ thuật chế tạo phôi và xuất bản tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.


Bài mở đầu, phần thứ nhất và chương 12, 13, 16 PGS.TS. Hoàng Tùng biên soạn; phần thứ hai và chương 14, 15 do GVC.TS. Nguyễn Ngọc Thành biên soạn.


Nhân dịp này các tác giả xin cám ơn các đồng nghiệp thuộc Bộ Môn Hàn và Công Nghệ kim loại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về sự giúp đỡ và đóng góp  ý kiến trong quá trình biên soạn.


Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi các khiếm khuyết, các tác giả xin trân trọng cảm ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp của độc giả. Mọi ý kiến xin gửi về Công ty Cổ phần sách Đại học- Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam- 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI, PGS. TS. HOÀNG TÙNG VÀ TS. NGUYỄN NGỌC THÀNH, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình công nghệ chế tạo phôi, chế tạo phôi, kỹ thuật chế tạo phôi, cơ khí nông nghiệp

[EBOOK] CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM, TS. LÊ VĂN BẢNH, NXB NÔNG NGHIỆP


Cơ giới hóa canh tác lúa là “cốt lõi” của công nghiệp hóa và hiện đại hóa nghề trồng lúa ở Việt Nam, đưa nền sản xuất lúa gạo hàng hóa ở nước ta lên tầm cao mới, góp phần quyết định làm cho đất nước ta đến năm 2020 thành nước công nghiệp. Cơ giới hóa sản xuất lúa cũng là biện pháp khoa học kỹ thuật “then chốt” cho an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người nông dân sản xuất lúa, trong khi diện tích và người lao động sản xuất lúa giảm dần theo xu thế chung.


Đã có một số ấn phẩm về cơ giới hóa sản xuất lúa, như gần đây những phần về cơ giới hóa sản xuất lúa trong 6 tập sách Nhà nước đặt hàng về CÂY LÚA Việt Nam trong thập kỉ đầu của thế kỷ 21, một số ấn phẩm khác có nội dung rất tốt, mang tính chung và chuyên đề... Tuy nhiên, những ấn phẩm về đến tay nông dân, cán bộ khuyến nông và cán bộ quản lý cần thiết thì còn khá khiêm tốn.


Việc xuất bản cuốn sách “Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam” với nội dung đầy đủ, hình thức “bắt mắt” lúc này là đáp ứng kịp thời nhu cầu hiện nay. Quá trình cơ giới hóa sản xuất từng khâu, từ chuẩn bị ruộng, làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và sau thu hoạch đã được trình bày mạch lạc một cách có hệ thống, từ dụng cụ thô sơ cổ xưa, như chọc lổ bỏ hạt, đến máy móc tự hành hiện đại, giúp cho người đọc dễ dàng hơn hình dung chung và nhận biết kỹ thuật cụ thể đến mức có thể áp dụng vào sản xuất.


Cuốn sách “Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Vỉệt Nam” được soạn thảo bởi TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL. Đến nay, TS. Bành đã trải qua bốn thập kỷ nghiên cứu từ ngay sau khi tốt nghiệp kỹ sư cơ khi nông nghiệp ở Đại học Cần Thơ, lấy bằng tiến sỹ Cơ khí Nông nghiệp ở Viện Cơ điện Nông nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình bởi GS. TSKH. Phạm Văn Lang, là một trong 10 nhà khoa học của Viện Lúa ĐBSCL được Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Tài trợ xuất bản cuốn sách là Công ty CP Phân bón Bình Điền, in ấn và phát hành bởi Nhà xuất bản Nông nghiệp.


Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách "Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam".


[EBOOK] CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM, TS. LÊ VĂN BẢNH, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam, máy nông nghiệp, máy nông nghiệp trong sản xuất lúa, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa

[EBOOK] MÁY VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT THỰC PHẨM, TS. LÊ NGỌC THỤY, NXB BÁCH KHOA - HÀ NỘI

Giáo trình Máy và thiết bị sản xuất thực phẩm được dùng để giảng dạy cho sinh viên các ngành công nghệ chế biến thực phẩm thuộc các trường Đại học, Cao đẳng. Giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên lý làm việc, đặc điểm kỹ thuật, cách vận hành và vấn đề an toàn tự động của các máy và thiết bị điển hình nhất trong sản xuất thực phẩm. Sách cũng hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tính toán cơ bản về kỹ thuật và nhiệt, đồng thời giới thiệu các máy và thiết bị tiên tiến được sử dụng trong các dãy chuyên sản xuất có năng suất cao cho sinh viên, kỹ sư và cán bộ kỹ thuật của các ngành khác như: Công nghệ hóa học. Dược phẩm...


[EBOOK] MÁY VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT THỰC PHẨM, TS. LÊ NGỌC THỤY, NXB BÁCH KHOA - HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Máy và thiết bị sản xuất thực phẩm, máy sản xuất thực phẩm, thiết bị sản xuất thực phẩm, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ thực phẩm

[EBOOK] Info ROOT VEGETABLES (Field and postharvest machinery and materials)


Measured in planted area, onions are the second crop in Germany, after asparagus and close over carrots (11293 ha in 2017). Yearly production is about 500.0001.

Planting starts in March/April and the produce is cropped between August and October. Being a product of easy storage - over seven months -, consumption can be regulated along the year.

In spite of that, domestic production does not cover consumption. Between 2012 and 2016, average yearly imports amounted to 238.0001.

Another fact conditions the onion market in Germany. As a matter of fact, there are two markets in the country. Sweet onions, which have a good caliber and a soft taste, do not grow in Central Europe and must be imported all year round. From Mediterranean countries - mostly Spain - or from the Southern hemisphere in the offseason. Domestic produce ("Haushaltware") with much intense taste can be stored. In spite of that, in a long storage organoleptic properties spoil. New Zealand becomes then an important supplier. Its produce is on the market between March and July. Spanish produce is all year round available, even when it also suffers when submitted to long storage periods.

In spite of those complexities, the good storage characteristics of the onions help to keep the German market somehow stable all year round.

[EBOOK] Info ROOT VEGETABLES (Field and postharvest machinery and materials)


Keyword: ebook, giáo trình, Info ROOT VEGETABLES, Field and postharvest machinery and materials, thông tin về rau củ, kỹ thuật trồng rau củ, Máy móc và vật liệu sau thu hoạch, cơ giới hoá nông nghiệp

[EBOOK] GIẢO TRÌNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG MẠNG ĐIỆN NÔNG NGHIỆP, PGS.TS TRẦN MẠNH HÙNG (CHỦ BIÊN), NXB HÀ NỘI

Giáo trình “Sử dụng và quản lý thiết bị điện trong mạng điện nông nghiệp ” được biên soạn dựa trên đề cương được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng, nhằm đáp ứng các nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp. Giáo trình được biên soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu. Tuy nhiên, do lượng kiến thức khá lớn từ nhiều ngành liên quan đối với chuyên ngành đào tạo, giáo viên và học viên cần tham khảo thêm các giáo trình và tài liệu liên quan để có thể sử dụng giáo trình hiệu quả hơn.

Trong giáo trình, chúng tôi đã cố gắng tập hợp, cập nhật và trình bày hệ thống những kiến thức cơ bản chuyên ngành, có định hướng với điều kiện sản xuất nông nghiệp. Các nội dung môn học được lựa chọn phù hợp đối tượng đào tạo, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành các vấn đề bức thiết thường đặt ra trong thực tiễn sản xuất, đời sống ở nông thôn hiện nay.

Giáo trình được biên soạn với dung lượng 150 tiết, được chia làm hai phần chính sau:

Phần một: Truyền động và sử dụng điện năng trong sản xuất nông nghiệp, gồm 5 chương:

Chương 1: Truyền động điện trong sản xuất nông nghiệp.

Chương 2: Lắp đặt vận hành và chăm sóc bảo dưỡng động cơ điện.

Chương 3: Sử dụng điện trong sản xuất nông nghiệp.

Chương 4: Chất lượng điện năng mạng điện hạ áp.

Chương 5: Biện pháp an toàn điện trong lưới điện hạ áp.

Phần hai: Quản lý và vận hành lưới điện nông thôn, gồm 3 chương:

Chương 6: Máy và thiết bị điện trong lưới điện hạ áp.

Chương 7: Tính chọn và lắp đặt các phần tử lưới điện nông thôn.

Chương 8: Quản lý và vận hành lưới điện hạ áp nông thôn.

Giáo trình được biên soạn dưới sự chủ biên của PGS.TS. Trần Mạnh Hùng. Từ chương 1 đến 7 do PGS.TS. Trần Mạnh Hùng và TS. Nguyễn Đình Lục phối hợp biên soạn. Chương 8 do TS. Nguyễn Đình Lục và KS. Nguyễn Văn Thiệu biên soạn. Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là học sinh THCN, công nhân kỹ thuật ngành Cơ điện nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể sử dụng giáo trình này làm tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên cao đẳng kỹ thuật, cán bộ quản lý các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực Cơ điện nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song giáo trình sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận dược ý kiến đóng góp xây dựng của các bạn đọc và đồng nghiệp để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thảnh cám ơn!

[EBOOK] GIẢO TRÌNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG MẠNG ĐIỆN NÔNG NGHIỆP, PGS.TS TRẦN MẠNH HÙNG (CHỦ BIÊN), NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cơ điện nông nghiệp, giáo trình cơ điện nông nghiệp, Truyền động và sử dụng điện năng trong sản xuất nông nghiệp, Truyền động điện trong sản xuất nông nghiệp, Lắp đặt vận hành và chăm sóc bảo dưỡng động cơ điện, Sử dụng điện trong sản xuất nông nghiệp, Chất lượng điện năng mạng điện hạ áp, Biện pháp an toàn điện trong lưới điện hạ áp, Quản lý và vận hành lưới điện nông thôn, Máy và thiết bị điện trong lưới điện hạ áp, Tính chọn và lắp đặt các phần tử lưới điện nông thôn, Quản lý và vận hành lưới điện hạ áp nông thôn

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ KỸ THUẬT, NGUYỄN QUANG THU, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Giáo trình cơ kỹ thuật nằm trong số giáo trình viết theo chủ trương của Trường Cao Đẳng Nghề, nhằm xây dựng một bộ giáo trình thống nhất dùng cho hệ cao đẳng và trung cấp nghề trong nhà trường.

Cơ sở biên soạn giáo trình là chương trình khung đào tạo hệ cao đẳng và trung cấp nghề cắt gọt kim loại đã được Bộ LĐTB&XH ban hành năm 2008.

Nội dung giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung đang được giảng dạy tại trường, kết hợp với định hướng mới cho công nhân kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Giáo trình cũng xây dựng theo hướng liên thông với các chương trình cao đẳng nghề, đại học nhằm tạo điều kiện và cơ sở cho người học có thể học nâng cao sau này. Đề cương giáo trình đã được sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia đang giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng nghề cũng như của các doanh nghiệp tại hội đồng thông qua chương trình khung cho ngành đạo tạo cắt gọt kim loại tại trường.

Giáo trình được biên soạn cho chuyên ngành Cắt Gọt Kim Loại là chủ yếu, với các chuyên ngành khác khi sử dụng cần có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu ngành học.

Giáo trình do giáo viên giảng dạy nhiều năm của bộ môn cơ kỹ thuật trong nhà trường biên soạn. Quá trình biên soạn giáo trình đã nhận sự sự đóng góp ý kiến chân thành của tiểu ban cắt gọt kim loại và các giáo viên cơ khí liên quan trong nhà trường.

Tuy nhiên tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng lần đầu tiên biên soạn giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để hoàn thiện giáo trình hơn nữa.

Xin chân thành cám ơn./.
[EBOOK] GIÁO TRÌNH  CƠ KỸ THUẬT, NGUYỄN QUANG THU, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, Giáo trình cơ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, kỹ thuật cơ khí, cơ khí nông nghiệp, cơ khí chế tạo máy, máy nông nghiệp, kỹ thuật chế tạo máy nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ KỸ THUẬT, PHÙNG VĂN HỒNG VÀ NGUYỄN ĐỨC LỢI, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Hiện nay, nhu cầu giáo trình dạy nghề để phục vụ cho các trường Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề trên phạm vi toàn quốc ngày một tăng, đặc biệt là những giáo trình đảm bảo tính khoa học, hệ thống, ổn định và phù hợp với điều kiện thực tế công tác dạy nghề ở nước ta. Trước nhu cầu đó, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội tổ chức xây dựng "Tủ sách dạy nghề" nhằm biên soạn, tập hợp và chọn lọc các giáo trình tiên tiến đang được giảng dạy tại một số trường có bề dày truyền thống thuộc các ngành nghề khác nhau để xuất bản.

Giáo trình cơ kỹ thuật được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu với những nội dung cơ bản phù hợp với công việc giảng dạy và học tập trong các trường Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Nội dung giáo trình gồm các phần cơ bản sau:

Phần 1. Cơ học lý thuyết.

Phần 2. Sức bền vật liệu.

Phần 3. Chi tiết máy.

Trong quá trình biên soạn giáo trình, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong được sự góp ý kiến xây dựng của các nhà chuyên môn, các đồng nghiệp và bạn đọc để cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ KỸ THUẬT, PHÙNG VĂN HỒNG VÀ NGUYỄN ĐỨC LỢI, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, Giáo trình cơ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, cơ khí nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu, Chi tiết máy

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ KỸ THUẬT, GS. TS. ĐỖ SANH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC

Việc tổ chức biên soạn và xuất bản một số giáo trình phục vụ cho đào tạo các chuyên ngành Điện - Điện tử, Cơ khí - Động lực ở các trường THCN - DN là một sự cố gắng lớn của Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề và Nhà xuất bản Giáo dục nhằm từng bước thống nhất nội dung dạy và học ở các trường THCN trên toàn quốc.

Nội dung của giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề cương của giáo trình đã được Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề tham khảo ý kiến của một số trường như : Trường Cao đẳng công nghiệp Hà Nội, Trường TH Việt - Hưng, Trường TH Công nghiệp II, Trường TH Công nghiệp III v.v... và đã nhận được nhiều ý kiến thiết thực, giúp cho tác giả biên, soạn tài liệu phù hợp hơn.

Giáo trình do các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, THCN biên soạn. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới và biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo THCN.

Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vụ Trung học chuyên nghiệp -Dạy nghề đề nghị các trường sử dụng những giáo trình xuất bản lần này để bổ sung cho nguồn giáo trình đang rất thiếu hiện nay, nhằm phục vụ cho việc dạy và học của các trường đạt chất lượng cao hơn. Các giáo trình này cũng rất bổ ích đối với đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật để nâng cao kiến thức và tay nghề cho mình.

Hy vọng nhận được sự góp ý của các trường và bạn đọc để những giáo trình được biên soạn tiếp hoặc lần tái bản sau có chất lượng tốt hơn. Mọi góp ý xin gửi về NXB Giáo dục - 81 Trần Hưng Đạo - Hà Nội.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ KỸ THUẬT, GS. TS. ĐỖ SANH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình cơ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, cơ khí nông nghiệp, máy nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, nông ngư cơ, giáo trình máy nông nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ KỸ THUẬT


Trong các Trường Trung Học Chuyên Nghiệp và Cao Đẳng Nghề, môn học Cơ Kỹ Thuật là môn lý thuyết cơ sở nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản và cần thiết trong ngành học. Để giúp các em học tập các môn chuyên ngành cũng như vận dụng vào quá trình sản xuất .

Trên cơ sở chương trình của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo qui định, đồng thời sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của các nghề cơ khí. Giáo trình cơ kỹ thuật được biên soạn gồm 4 phần chính :

Phần I: Tĩnh học

Phần II: Động học.

Phần III: Sức bền vật liệu.

Phần IV: Truyền động cơ khí.

Giáo trình này được dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các Trường Trung Học Chuyên Nghiệp và Cao Đẳng Nghề thuộc ngành cơ khí hoặc có thể làm tài liệu tham khảo cho các ngành nghề khác.

Rõ ràng là không thể đạt được sự hoàn thiện tuyệt đối, nhất là có sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ trên thế giới và ở nước ta hiện nay, do thời gian có hạn, giáo trình khó tránh khỏi hạn chế, rất mong được bạn đọc trao đổi.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình cơ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, cơ khí nông nghiệp, máy nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, nông ngư cơ, giáo trình máy nông nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÁY VÀ THIẾT BỊ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, TÔN THẤT MINH, NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA - HÀ NỘI

Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Các sản phẩm nông nghiệp ngày càng góp phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để nâng cao giá trị các sản phẩm lương thực (chủ yếu là gạo) nhằm tăng giá trị xuất khẩu của loại sản phẩm này, ngoài việc thay đổi giống cây trồng và canh tác thì vấn đề chế biến cũng đóng góp phần quan trọng. Ngoài quy trình và canh tác thì vấn đề chế biến cũng góp phần quan trọng. Một quy trình chế biến với các máy móc và thiết bị thích hợp sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm, tăng tỉ lệ thành phẩm góp phần hạn chế sự giảm chất lượng, hạ thấp tỉ lệ hao hụt trong bảo quản và chế biến lương thực.

Trong điều kiện nước ta hiện nay việc bảo quản và chế biến lương thực còn gặp nhiều khó khăn do thiếu máy, thiết bị chế biến có hiệu quả cao. Phần lớn các máy chế biến lương thực hiện dùng trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Điều đó làm giảm giá trị của lương thực trong tiêu dùng cũng như xuất khẩu gây lãng phí một phần lương thực đã được sản xuất ra.

Giáo trình "Máy và thiết bị chế biến lương thực" được soạn cho sinh viên chuyên ngành Máy và Thiết bị thực phẩm.

Giáo trình trình bày một cách tương đối đầy đủ cấu tạo, nguyên lý làm việc, chức năng và tính toán các máy, thiết bị trong các công đoạn chính của quy trình chế biến lương thực là: làm sạch phân loại, xay, xát, nghiền, trộn và sấy (các công đoạn vận chuyển và định lượng chúng tôi có giáo trình riêng).

Chúng tôi hy vọng giáo trình này cũng là tài liệu cần cho các kĩ sư cán bộ kĩ thuật thuộc các ngành chế biến và bảo quản lương thực, chăn nuôi, máy và thiết bị thực phẩm hiện công tác tại các Viện, các nhà máy xí nghiệp. Đồng thời giáo trình còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Bách Khoa, Nông nghiệp, Thương nghiệp... và các ngành có liên quan.

Trong quá trình soạn giáo trình dù sao cũng không tránh khỏi sai sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÁY VÀ THIẾT BỊ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, TÔN THẤT MINH, NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA - HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình máy và thiết bị chế biến lương thực, máy chế biến lương thực, thiết bị chế biến lương thực, máy nông nghiệp, máy và thiết bị thực phẩm, cơ giới hoá nông nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ KỸ THUẬT

GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
 
Vị trí, ý nghĩa, vai trò môn học

Cơ kỹ thuật là môn khoa học cơ sở quan trọng trong việc đào tạo công nhân chuyên ngành kỹ thuật. Nó không những cung cấp những kiến thức nền tảng cho các môn kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành mà còn tăng khả năng tư duy khoa học cho học viên.

Mục tiêu của môn học

Học xong môn học này, học viên cần phải:

- Nắm vững được cơ sở lý thuyết về các loại ứng suất, mômen lực, độ bền của các loại vật liệu khác nhau.

- Tính toán được độ bền của các mối nối ghép trong thiết bị.

- Tính toán các loại ứng suất chính.

- Tính được độ bền của vật liệu khi ứng suất thay đổi theo thời gian.

- Tính độ bền đường ống và thiết bị.

- Theo dõi và phát hiện các sự cố về độ bền của thiết bị hoá dầu.

Mục tiêu thực hiện của môn học

Khi hoàn thành môn học này học viên có khả năng:

- Mô tả được cơ sở lý thuyết về các loại ứng suất và mômen lực.

- Tính toán được độ bền của các mối nối ghép trong thiết bị.

- Tính toán các loại ứng suất chính.

- Tính được độ bền của vật liệu khi ứng suất thay đổi theo thời gian.

- Tính độ bền đường ống và thiết bị.

- Theo dõi và phát hiện các sự cố về độ bền của thiết bị hoá dầu. 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình cơ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, kỹ thuật chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, cơ khí nông nghiệp, cơ kỹ thuật nông nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÁY VÀ THIẾT BỊ NÔNG NGHIỆP (TẬP I): MÁY NÔNG NGHIỆP, TRẦN ĐỨC DŨNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB HÀ NỘI

Những bài giảng về máy nông nghiệp, cơ giới hóa chăn nuôi và thiết bị chế biến nông sản trình bày trong cuốn sách này là nội dung cơ bản của môn học "Máy và thiết bị nông nghiệp", một môn học chính trong chương trình đào tạo ngành Cơ điện nông nghiệp, hệ đào tạo trung học chuyên nghiệp.

Nội dung cuốn sách giới thiệu những điểm chủ yếu về yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý hoạt động, cấu tạo và phương pháp vận hành sử dụng các loại máy phục vụ cơ giới hóa trồng trọt như làm đất, gieo cấy, bảo vệ thực vật, tưới tiêu, thu hoạch; cơ giới hóa chăn nuôi và một số thiết bị chế biến nông sản đang được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản, gợi mở tính sáng tạo cho học sinh khi ứng dụng vào thực tiễn. Toàn bộ nội dung chia thành 2 tập:

Tập I: Máy nông nghiệp

Tập II: Cơ giới hóa chăn nuôi và chế biến nông sản

Cuốn sách do tập thể các thầy giáo của Trường Trung học chuyên nghiệp Hà Nội thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và cán bộ nghiên cứu Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT biên soạn.

Các tác giả tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng đây là cuốn sách xuất bản lần đầu nên không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách ngày càng được bổ sung hoàn chỉnh trong các lần tái bản sau.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÁY VÀ THIẾT BỊ NÔNG NGHIỆP (TẬP I): MÁY NÔNG NGHIỆP, TRẦN ĐỨC DŨNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, Máy và thiết bị nông nghiệp, giáo trình máy và thiết bị nông nghiệp, máy nông nghiệp, thiết bị nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, cơ điện nông nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẤY NÔNG SẢN, GS.TS. PHẠM XUÂN VỰỢNG (CHỦ BIÊN) VÀ TS. TRẦN NHƯ KHUYÊN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI

Giáo trình “Kỹ thuật sấy nông sản” đề cập tới nguyên lý làm việc, lý thuyết tính toán các quá trình kỹ thuật sấy, làm cơ sở cho việc thiết kế các thiết bị sấy. Mặt khác sấy là một quá trình công nghệ được sử dụng rộng rãi trong các ngành của sản xuất nông nghiệp. Sấy là công đoạn quan trọng của công nghệ sau thu hoạch trước khi thực hiện bảo quản sản phẩm. Đối tượng sử dụng là sinh viên năm cuối của ngành cơ khí bảo quản chế biến của trường đại học Nông Nghiêp. Đồng thời cũng có thể sử dụng cho sinh viên cơ khí nông nghiệp, công thôn...v.v. và các kỹ sư làm việc liên quan tới lĩnh vực này.

Sinh viên trong quá trình học cần nắm vững quá trình sấy là một quá trình công nghệ, không đơn thuần là tách nước ra khỏi vật liệu. Yêu cầu sau khi sấy vật liệu phải đạt chất lượng cao, chi phí năng lượng sấy thấp.

Giáo trình được trình bày trong 6 chương.

-    Chương I: Cơ sở lý thuyết quá trình sấy. Trong chương này trình bày các khái niệm và lý thuyết chung của quá trình sấy.

-    Chương 2: Thiết bị sấy đối lưu.

-    Chương 3: Thiết bị sấy tiếp xúc.

-    Chương 4: Thiết bị sấy bức xạ.

-    Chương 5: Thiết bị sấy thăng hoa.

-    Chương 6: Các thiết bị phụ trợ hệ thống sấy.

Trong từng chương đã đề cập tới một số vấn đề mới cập nhật trong thời gian gần đây, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản giúp sinh viên nắm bắt dễ dàng. Sau mỗi chương có câu hỏi ôn tập và một số bài tập ứng dụng.

Trong quá trình biên soạn tác giả đã được đồng nghiệp góp ý. Tác giả chân thành cảm ơn Bộ môn Máy nông nghiệp và khoa Cơ Điện trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội.

Cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Các ý kiến xin gửi về Phòng đào tạo, khoa Cơ Điện trường đại học Nông Nghiệp I.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẤY NÔNG SẢN, GS.TS. PHẠM XUÂN VỰỢNG (CHỦ BIÊN) VÀ TS. TRẦN NHƯ KHUYÊN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình kỹ thuật sấy, giáo trình kỹ thuật sây nông sản, bảo quản sau thu hoạch, máy nông nghiệp, Cơ sở lý thuyết quá trình sấy, Thiết bị sấy đối lưu, Thiết bị sấy tiếp xúc, thiết bị sấy bức xạ, Thiết bị sấy thăng hoa, Các thiết bị phụ trợ hệ thống sấy

[EBOOK] A COURSE OF ENGLISH FOR STUDENTS OF AGRICULTURAL ENGINEERING, LE THI THANH CHI, HUE COLLEGE OF AGRICULTURE AND FORESTRY

A course of English for students of agricultural engineering" là giáo trình tiếng Anh chuyên ngành có thể dùng làm tài liệu giảng dạy hoặc tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành cơ điện nông nghiệp, ngành kỹ thuật cơ khí nông nghiệp của trường Đại Học Nông Lâm và Đại Học Sư Phạm (ngành kỹ thuật).

Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở sinh viên đã học qua chương trình tiếng Anh cơ bản; có vốn kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Anh và kiến thức cơ bản về các chuyên ngành liên quan đến cơ điện; sinh viên có nhu cầu phát triển kỹ năng đọc, viết và dịch tiếng Anh chuyên ngành cơ điện nông nghiệp. Do đó mục đích của giáo trình là:

• Giúp sinh viên làm quen với văn phong tiếng Anh khoa học kỹ thuật.

• Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu các văn bản khoa học.

• Cung cấp cho sinh viên các từ, thuật ngữ chuyên ngành.

• Luyện thực hành viết và dịch một số cấu trúc ngữ pháp thường gặp.

Với đối tượng của giáo trình là sinh viên năm thứ 3 trường Đại Học Nông Lâm Huế và thời lượng dành cho môn học là 60 tiết (4 đơn vị học trình), giáo trình này gồm 10 units và một số bài đọc thêm. Các bài text được trích dẫn hoặc phỏng theo các tài liệu khoa học nhằm đảm bảo tính xã thực của văn bản. Các bài tập ngữ pháp được biên soạn theo ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và kết hợp các kiến thức chuyên ngành cơ điện cơ bản mà sinh viên đã được học.

Việc biên soạn giáo trình này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được góp ý xây dựng của độc giả và người học để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

[EBOOK] A COURSE OF ENGLISH FOR STUDENTS OF AGRICULTURAL ENGINEERING, LE THI THANH CHI, HUE COLLEGE OF AGRICULTURE AND FORESTRY

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, A course of English for students of agricultural engineering, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cơ điện nông nghiệp, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật cơ khí nông nghiệp, anh văn chuyên ngành cơ khí nông nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẤY NÔNG SẢN THỰC PHẨM, NGUYỄN VĂN MAY, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Kỹ thuật sấy nông sản - thực phẩm là môn học quan trọng của sinh viên ngành Máy và thiết bị công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học. Ngoài ra nó còn là tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của các ngành có liên quan đến kỹ thuật sấy. Nó cũng rất cần cho những người nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và sửa chữa các loại máy sấy.

Nội dung giáo trình đề cập đầy đủ và sâu sắc lý thuyết sấy nói chung và kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm nói riêng. Sau phần lý thuyết là các hệ thống sấy được đề cập rất phong phú đa dạng. Nó còn đưa ra những cấu tạo cụ thể của các loại tủ sấy, buồng sấy, hầm sấy, tháp sấy, máy sấy băng tải, máy sấy phun, v.v..., cùng những ưu, nhược điểm của mỗi loại. Vì vậy nó cũng giúp ích cho những nhà đầu tư, kinh doanh lựa chọn và sử dụng tốt các loại máy sấy hiện có trên thương trường.

Mặc dù rất cố gắng trong biên soạn giáo trình này, nhưng cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, mong độc giả xa gần góp ý để những lần tái bản được tốt hơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẤY NÔNG SẢN THỰC PHẨM, NGUYỄN VĂN MAY, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm, kỹ thuật sấy nông sản, kỹ thuật sấy thực phẩm, bản quản nông sản sau thu hoạch, công nghệ thực phẩm, máy nông nghiệp, cơ khí chế tạo máy nông nghiệp

[EBOOK] KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÁY GẶT LÚA RẢI HÀNG, KS. HÀ ĐỨC HỒ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trên các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, cơ điện nông nghiệp... ở quy mô vừa và nhỏ, kết hợp công nghệ cổ truyền với hiện đại là hướng chiến lược quan trọng. Một mặt tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, mặt khác góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng nông, lâm sản, cũng như tạo ra nhiều hàng hóa có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. Không những thế, việc phát triển ngành nghề còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến và dịch vụ.

Trong khuôn khổ chương trình khuyến nông, Cục Chế biến nông lâm sản và nghề nuôi đã tổ chức biên soạn bộ sách “Khuyến công”, nhằm giúp người nông dân có thêm thông tin để tìm hiểu, chọn lọc và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật về công nghệ, thiết bị trong phát triển một số ngành nghề ở nông thôn.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự hợp tác nhiệt tình của các tác giả, nhiều nhà khoa học và nhiều cơ quan, đơn vị, nhất là của các Viện nghiên cứu trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chúng tôi xin cám ơn và rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.

Đây là những cuốn sách nằm trong chương trình khuyến nông hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phục vụ nông dân. Hy vọng bộ sách sẽ được chuyển tới tay bà con nông dân, được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người sử dụng để bộ sách ngày càng được hoàn thiện hơn.

[EBOOK] KỸ THUẬT SỬ DỤNG  MÁY GẶT LÚA RẢI HÀNG, KS. HÀ ĐỨC HỒ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật sử dụng máy gặt lúa rải hàng, máy gặp lúa rải hàng, cơ khí nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, sử dụng máy gặt lúa rải hàng

[EBOOK] SỬ DỤNG MÁY CẨY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP

CẤU TẠO, CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ LINH KIỆN CỦA MÁY:
 
a. Cấu tạo - Động cơ:

Là động cơ diezen 8hp, được làm mát bằng nước hoặc không khí. + Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

+ Cơ cấu phân phối khí.

+ Hệ thống bôi trơn.

+ Hệ thống làm mát.

+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu.

+ Hệ thống điện.

-    Máy cày:

Dùng để lắp toàn bộ các bộ phận và các chi tiết lên đó

+ Tay điều khiển: Nó gồm có hai tay điều khiển, tay trái và tay phải, trên đó có lắp các tay điều khiển li hợp chính và li hợp chuyển hướng.

+ Hộp số: Trục chủ động của hộp số được lắp li hợp chính, li hợp chính nhận mô men từ động cơ qua truyền đông đai thang. Hộp số được thiết kế bốn số, trong đó ba số tiến và một số lùi. Ngoài mô men mà hộp số truyền ra bánh chủ động, hộp số còn được thiết kế để truyền mô-men đến trục để lắp các bánh công tác (trục trích công suất) nhờ các bánh răng. Trên hộp số người ta lắp giá để đặt động cơ.

* Tuỳ thuộc vào công việc mà chọn các linh kiện sao cho phù hợp

b. Các thông số kỹ thuật và linh kiện của máy

-    Công suất động cơ 8hp, làm mát bằng nước.

-    Máy cầy.

-    Bánh lồng ruộng nước.

-    Bánh lồng ruộng cạn.

-    Bánh lốp.

-    Lưỡi phay ruộng nước

-    Lưỡi cầy phay.

-    Lưỡi đánh luống.

-    Định vị độ sâu.

[EBOOK] SỬ DỤNG MÁY CẨY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, máy gặt đập liên hợp, sử dụng máy cầm tay cày bừa, sử dụng máy gặt đạp liên hợp, cơ khí nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG DI CHUYỂN, ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐIỆN (MĐ06) NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP, BÙI THỌ CỠ (CHỦ BIÊN) ET AL., BỘ NN&PTNT

Vận hành máy gặt đập liên hợp” là nghề chuyên thực hiện các công việc vận hành và bảo dưỡng để liên hợp máy hoạt động an toàn, chính xác, đảm bảo năng suất và chất lượng. Môi trường làm việc của nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp” là nắng nóng, bụi, mưa gió, tiếng ồn và rung động lớn; ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, cháy và các mối nguy hiểm khác cho người và máy. Vì vậy, người làm nghề này cần phải có kiến thức về chuyên môn, có những kỹ năng cần thiết, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tác phong công nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc lâu dài.

Bảo dưỡng hệ thống di chuyển, điều khiển và điện” là một mô đun chuyên môn nghề bắt buộc nằm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp” và được giảng dạy sau các mô đun: Kiểm tra máy gặt đập liên hợp và Vận hành máy gặt đập liên hợp. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học, đào tạo theo hình thức tích hợp cả lý thuyết và thực hành, được áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp va dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun “Bảo dưỡng hệ thống di chuyển, điều khiển và điện”, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu về máy gặt đập liên hợp, giáo trình cơ khí nông nghiệp, tài liệu về máy nông nghiệp, các thông tin trên báo, trên mạng internet kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.

Giáo trình mô đun “Bảo dưỡng hệ thống di chuyển, điều khiển và điện” đề cập về quy trình, các bước tiến hành việc bảo dưỡng với các công việc: Làm sạch, xiết chặt, bôi trơn, kiểm tra, điều chỉnh và thay thế. Nội dung của giáo trình bao gồm 4 bài:

Bài 1: Bảo dưỡng hệ thống di chuyển bánh xích

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống thủy lực

Bài 3: Bảo dưỡng ắc quy

Bài 4: Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng, tín hiệu

Giáo trình này là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp”. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Mặc dù đã rất cố gắng, song việc biên soạn giáo trình này khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của BGH trường Cao Đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ. Xin cảm ơn Th.S Phạm Tố Như, Th.S Phạm Văn Úc cùng các thành viên trong hội đồng nghiệm thu về những ý kiến đóng góp quý báu cho giáo trình này.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG DI CHUYỂN, ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐIỆN (MĐ06) NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP, BÙI THỌ CỠ (CHỦ BIÊN) ET AL., BỘ NN&PTNT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cơ khí nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, Vận hành máy gặt đập liên hợp, Bảo dưỡng hệ thống di chuyển, điều khiển và điện, Bảo dưỡng hệ thống di chuyển bánh xích, Bảo dưỡng hệ thống thủy lực, Bảo dưỡng ắc quy, Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng, tín hiệu

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG TRUYÊN ĐỘNG (MĐ05) NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP, TRẦN VĂN ĐIỂN (CHỦ BIÊN) ET AL., BỘ NN&PTNT

Vận hành máy gặt đập liên hợp” là nghề chuyên thực hiện các công việc vận hành và bảo dưỡng để liên hợp máy hoạt động an toàn, chính xác, đảm bảo năng suất và chất lượng. Môi trường làm việc của nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp” là nắng nóng, bụi, mưa gió, tiếng ồn và rung động lớn; ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, cháy và các mối nguy hiểm khác cho người và máy. Vì vậy, người làm nghề này cần phải có kiến thức về chuyên môn, có những kỹ năng cần thiết, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tác phong công nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc lâu dài.

“Bảo dưỡng động cơ và hê thông truyên đông ” là một mô đun chuyên môn nghề bắt buộc nằm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp” và được giảng dạy sau các mô đun: “Kiêm tra may găt đâp liên hợp” và “Vận hành máy gặt đập liên hợp”. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học, đào tạo theo hình thức tích hợp cả lý thuyết và thực hành, được áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp va dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun “ Bảo dưỡng đông cơ va hê thông truyên đông ”, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu về máy gặt đập liên hợp, giáo trình cơ khí nông nghiệp, các thông tin trên báo, trên mạng internet kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.

Giáo trình mô đun “ Bảo dưỡng đông cơ va hê t hông truyên đông ” đề cập về quy trình, các bước tiến hành việc bảo dưỡng đông cơ va hê thông truyên đông , bao gồm các công việc: Làm sạch, bôi trơn, kiểm tra, điều chỉnh và thay thế. Nội dung của giáo trình bao gồm 5 bài:

Bài 1: Bảo dưỡng hê thông cung câp

Bài 2: Bảo dưỡng hê thông bôi trơn

Bài 3: Bảo dưỡng hê thông làm mát

Bài 4: Bảo dưỡng bô ly hợp

Bài 5: Bảo dưỡng hôp số

Giáo trình này là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp”. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Mặc dù đã rất cố gắng, song việc biên soạn giáo trình này khó tránh khỏi sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của BGH trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ. Xin cảm ơn Th.S Phạm Tố Như và Th.S Phạm Văn Úc cùng các thành viên trong hội đồng nghiệm thu về những ý kiến đóng góp quý báu cho giáo trình này.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG TRUYÊN ĐỘNG (MĐ05) NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP, TRẦN VĂN ĐIỂN (CHỦ BIÊN) ET AL., BỘ NN&PTNT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo dưỡng động cơ và hệ thống truyền động, cơ khí nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, vân hành máy gặt đập liên hợp, Bảo dưỡng hệ thống cung cấp, Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn, Bảo dưỡng hệ thống làm mát, Bảo dưỡng bộ ly hợp, Bảo dưỡng hôp số

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO DƯỠNG BỘ PHẬN ĐẬP, LÀM SẠCH VÀ THU LÚA (MĐ04) NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP, LÊ BÁ DẦN (CHỦ BIÊN) ET AL., BỘ NN&PTNT

Vận hành máy gặt đập liên hợp” là nghề chuyên thực hiện các công việc vận hành và bảo dưỡng để liên hợp máy hoạt động an toàn, chính xác, đảm bảo năng suất và chất lượng. Môi trường làm việc của nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp” là nắng nóng, bụi, mưa gió, tiếng ồn và rung động lớn; ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, cháy và các mối nguy hiểm khác cho người và máy. Vì vậy, người làm nghề này cần phải có kiến thức về chuyên môn, có những kỹ năng cần thiết, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tác phong công nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc lâu dài.

Bảo dưỡng bộ phận đập, làm sạch và thu lúa” là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc nằm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp”, được giảng dạy sau mô đun “Bảo dưỡng bộ phận thu, cắt và chuyển lúa”. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học, đào tạo theo hình thức tích hợp cả lý thuyết và thực hành, được áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp va dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun “Bảo dưỡng bộ phận đập, làm sạch và thu lúa”, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu về máy gặt đập liên hợp, giáo trình cơ khí nông nghiệp, tài liệu về động cơ đốt trong, các thông tin trên báo, trên mạng internet kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.

Giáo trình mô đun “Bảo dưỡng bộ phận đập, làm sạch và thu lúa” đề cập về quy trình và các bước tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, điều chỉnh bộ phận đập và làm sạch, thu lúa hạt của máy gặt đập liên hợp. Nội dung của giáo trình bao gồm 6 bài:

Bài 1: Bảo dưỡng nắp trống và máng trống

Bài 2: Bảo dưỡng trống đập

Bài 3: Bảo dưỡng sàng làm sạch

Bài 4: Bảo dưỡng quạt gió

Bài 5: Bảo dưỡng trục xoắn tải lúa

Bài 6: Bảo dưỡng cơ cấu truyền động

Giáo trình này là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp”. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy môđun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Mặc dù đã rất cố gắng, song việc biên soạn giáo trình này khó tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của BGH trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ. Xin cảm ơn Th.S Phạm Tố Như, Th.S Phạm Văn Úc cùng các thành viên trong hội đồng nghiệm thu về những ý kiến đóng góp quý báu cho giáo trình này.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO DƯỠNG BỘ PHẬN ĐẬP, LÀM SẠCH VÀ THU LÚA (MĐ04) NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP, LÊ BÁ DẦN (CHỦ BIÊN) ET AL., BỘ NN&PTNT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cơ khí nông nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, bảo dưỡng bộ phận đập làm sạch và thu lúa, vận hành máy gặt đập liên hợp, Bảo dưỡng nắp trống và máng trống, Bảo dưỡng trống đập, Bảo dưỡng sàng làm sạch, Bảo dưỡng quạt gió, Bảo dưỡng trục xoắn tải lúa, Bảo dưỡng cơ cấu truyền động