Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CHĂN NUÔI-THUỶ HẢI SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHĂN NUÔI-THUỶ HẢI SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM, TRẦN THỊ VÂN HÀ (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC


Giáo trình chăn nuôi gia cầm là Mô- đun chuyên ngành của chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Mô- đun này giúp học sinh nắm được vai trò của ngành chăn nuôi gia cầm trong sản xuất và đời sống xã hội. Cung cấp cho người học có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm. Để có thể phát triển bền vững trong tương lai.

Giáo trình gồm 6 Mô- đun:

Mô- đun 1: Giống gia cầm

Mô- đun 2: Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm

Mô- đun 3: Chăn nuôi gà

Mô- đun 4: Chăn nuôi vịt

Mô- đun 5: Ấp trứng gia cầm

Mô- đun 6: Lâp kế hoạch sản xuất và quản lý trại chăn nuôi gia cầm

Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn chăn nuôi, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề chăn nuôi, nghề thú y. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Quảng Ninh, ngày 12 tháng 05 năm 2021

Người biên soạn

1. Trần Thị Vân Hà (chủ biên)

2. Mai Thị Thanh Nga

3. Vũ Việt Hà

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM, TRẦN THỊ VÂN HÀ (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình chăn nuôi gia cầm, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, Giống gia cầm, Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm, kỹ thuật Chăn nuôi gà, kỹ thuật Chăn nuôi vịt, kỹ thuật Ấp trứng gia cầm, Lâp kế hoạch sản xuất và quản lý trại chăn nuôi gia cầm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MIỄN DỊCH HỌC THÚ Y, TS. NGUYỄN BÁ HIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Để đáp ứng yêu cầu về đào tạo cán bộ bậc đại học theo khung chương trình mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Chúng tôi biên soạn giáo trình "Miễn dịch học Thú y", đây là tài liệu dùng để giảng dạy, học tập của cán bộ, sinh viên chuyên ngành thú y và chuyên ngành chăn nuôi trong hệ thống các trường đại học thuộc khối nông nghiệp. Giáo trình cũng dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm công tác nghiên cứu và xét nghiệm trong lĩnh vực vi sinh vật học và miễn dịch học.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng thể hiện tính cơ bản, tính hiện đại, tính khoa học và tính hệ thống của chương trình môn học.

Mặc dù đã đọc, học và tham khảo nhiều tài liệu của các bậc tiền bối trong và ngoài nước nhưng khả năng của người viết có hạn nên chắc còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn, sự đóng góp quý báu của bạn đọc.

Xin được trân trọng cảm ơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MIỄN DỊCH HỌC THÚ Y, TS. NGUYỄN BÁ HIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Miễn dịch học Thú y, vi sinh vật học thú y, miễn dịch học thú y, xét nghiệp thú y

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG GIA SÚC, PTS. LƯU HỮU MÃNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ DINH DƯỠNG HỌC

I .LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Antoine Lavoisier (1743-1794), nhà hóa học lớn người Pháp được xem như là người đã có công gây dựng nên ngành khoa học Dinh Dưỡng. Tiếp theo các nghiên cứu đầu tiên về dinh dưỡng học, quá trình phát triển của ngành khoa học này rất chậm ồ thế ký 19. Nhu cầu về protein, chất béo và carbohydrate được khám phá ra và nhất là những nghiên cứu nhấn mạnh về việc sử dụng các dưỡng chất nầy và năng lượng cùng với sự phát triển dần với những số liệu nghiên cứu về chất khoáng. Kiến thức về dinh dưỡng dược phát triển mạnh vào khoang thập niên 1920 khi một vài vitamin đầu tiên được phát hiện ra. Thời gian đó, có rất nhiều khám phá về vai trò của vitamin, các acid amin, acid béo thiết yếu, các chất khoáng đại lượng và vi lượng, sự trao đổi năng lượng, nhu cầu dưỡng chất và sự hiện tượng suy dinh dưỡng.

Ngày nay, người ta nhận ra có hơn 40 dưỡng chất là cần thiết trong khẩu phần của con vật (một số thì có đặc tính đặc thù theo loài vật nuôi). Các nhà dinh dưỡng cho là vẫn còn một số chất vi lượng thiết yếu hoặc vài vitamin sẽ được khám phá sau này. Thật vậy, những dưỡng chất chưa được biết phái có vai trò rất quan trọng, mặc dù nhu cầu của chúng rất nhó bởi vì gia súc có thể duy trì và hoàn tất một chu trình sản xuất dựa trên khẩu phần thức ăn tinh khiết chủ yếu là chất xơ, tinh bột, đường, chất béo, protein tinh chất như là casein, hỗn hợp muối khoáng và các vitamin tinh chất.

Sự phát triển của ngành dinh dưỡng học là nhờ vào các phương tiện nghiên cứu rất lớn nhất là việc cải tiến các kỹ thuật phân tích và sự kết hợp các kiến thức về hóa học, sinh hóa, sinh lý động vật và những ngành khoa học có liên quan khác. Chẳng hạn như là các số liệu chứng minh vai trò của các chất khoáng vi lượng thiết yếu, được hỗ trợ rất lớn bởi các thiết bị đặc biệt có thể phát hiện ra các chất này ở dạng phần tỉ.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG GIA SÚC, PTS. LƯU HỮU MÃNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình dinh dưỡng gia súc, giáo trình thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi

[EBOOK] NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT, PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Phân loại học nói chung và Hệ thống học nói riêng chiếm vị trí đặc biệt trong các khoa học về Sinh học. Phân loại học không những cho phép xây dựng nên bức tranh về sự đa dạng của thế giới sinh vật mà còn cung cấp thông tin cần thiết để có thể dựng lại quá trình phát sinh và tiến hóa của sự sống. Nghiên cứu phân loại là cơ sở cho nhiều lĩnh vực sinh học khác như: hóa sinh học tiến hóa, miễn dịch học, sinh thái học, di truyền học, tập tính học, lịch sử địa chất. Hơn nữa, nghiên cứu phân loại là tiền đề cho nghiên cứu các sinh vật có ý nghĩa kinh tế và y học.

Ngoài ý nghĩa về mặt khoa học, nghiên cứu điều tra và phân loại động thực vật cho phép thống kê một cách có hệ thống nguồn tài nguyên sinh vật làm cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược khai thác và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên sinh vật của một quốc gia.

Công việc phân loại sinh vật nói chung và động vật nói riêng không những là một trong những kỹ năng cần thiết đối với những người làm công tác điều tra phân loại động vật mà nó còn cần thiết cho cả những người nghiên cứu sinh thái và sinh học thực nghiệm khác về động vật. Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn như trên những người nghiên cứu về sinh học nói chung và động vật học nói riêng cần được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành về phân loại học. Chính vì vậy mà Nguyên tắc phân loại động vật được coi là một trong những môn học bắt buộc trong các Chương trình đào tạo đại học và sau đại học của chuyên ngành Sinh học ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Nhằm cung cấp những kiến thức cập nhật và kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu phân loại động vật và quy trình tiến hành công bố phân loại học theo chuẩn quốc tế, PGS.TS Nguyễn Ngọc Châu, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã biên soạn tài liệu này.

Tài liệu Những nguyên tắc phân loại và Danh pháp động vật không những được sử dụng làm giáo trình cao học ngành Sinh học mà còn giúp cán bộ nghiên cứu và giảng dạy sinh học nói chung và động vật học nói riêng, những người muốn tìm hiểu, khám phá tự nhiên có được những hiểu biết một cách có hệ thống trong việc nghiên cứu và công bố về phân loại học động vật.


[EBOOK] NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT, PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Những nguyên tắc phân loại và Danh pháp động vật, Những nguyên tắc phân loại động vật, Danh pháp động vật, phân loại học, định danh, danh pháp khoa học động vật

[EBOOK] SINH HỌC CƠ THỂ (THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT), PGS. TS. NGUYỄN NHƯ HIỀN ThS. VŨ XUÂN DŨNG, NXB GIÁO DỤC


Sinh học Cơ thể là một trong những giáo trình cơ bản của chương trình đào tạo Cao đẳng và Đại học cho các sinh viên chuyên ngành về Khoa học sự sống.

Giáo trình có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên các Trường Cao đẳng và Đại học, đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên và học sinh Trung học phổ thông về kiến thức Sinh học cơ thể được dạy ở lớp 11.

Cơ thể sông dù là cơ thể đơn bào (chỉ gồm một tế bào) hay cơ thể đa bào (gồm rất nhiều tế bào biệt hóa khác nhau) là hệ thống mở luôn trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin vào môi trường. Trong quá trình tiến hóa của sự sống, những cơ thể xuất hiện đầu tiên là những cơ thể đơn bào nhân sơ cách đây khoảng 3,5 tỷ năm, và về sau cách đây khoảng trên 2 tỷ năm, xuất hiện cơ thể đơn bào nhân chuẩn. Các cơ thể đa bào nhân chuẩn xuất hiện cách đây khoảng 1 tỷ năm trên cơ sở các tập đoàn đơn bào nhân chuẩn với sự biệt hóa tế bào về cấu trúc và chức năng đã hình thành nên nhiều loại mô và cơ quan trong các cơ thể Tảo, Nấm, Thực vật và Động vật.

Sinh học vi sinh vật nghiên cứu sinh học của các cơ thể đơn bào như vi khuẩn, động vật nguyên sinh và các cơ thể đa bào bậc thấp như Nấm, Tảo. Sinh học cơ thể chủ yếu đề cập đến sinh học các cơ thể đa bào bậc cao như thực vật và động vật, là những sinh vật có mức độ tiến hóa cao nhất trong sinh giới và có tầm quan trọng đối với sản xuất và đời sống của con người. Sinh học cơ thể tập trung nghiên cứu những đặc tính cơ bản của cơ thể như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản, cũng như tính cảm ứng và thích nghi với môi trường sống.

Giáo trình gồm 5 phần và 8 chương: Phần Mở đầu giới thiệu khái quát về cơ thể thực vật và động vật, những đặc điểm chung nhau và khác nhau giữa chúng, giúp cho bạn đọc có thể thấy được các đặc điểm sai khác giữa thực vật và động vật ở các phần sau là do phương thức sống khác nhau của chúng quy định. Phần Một giới thiệu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật, tuy được giới thiệu riêng biệt nhưng vẫn mang tính chất chung của hiện tượng chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể sống. Phần hai giới thiệu về tính cảm ứng của thực vật và động vật ở hai chương khác nhau để thấy rõ sự khác biệt giữa thực vật và động vật là do phương thức dinh dưỡng và do môi trường sống quy định. Phần Ba giới thiệu sự sinh trưởng và phát triển, phần Bốn giới thiệu sự sinh sản của thực vật và động vật trong các chương riêng biệt cho thấy rõ, tuy có nhiều đặc điểm chung nhưng chúng tiến hóa thích nghi với phương thức sống và môi trường sống khác nhau của chúng. Trong từng chương, ngoài việc giới thiệu các kiến thức cơ bản và cập nhật về sinh học cơ thể thực vật và động vật trên quan niệm cấu trúc luôn liên hệ đến chức năng, cấu trúc và chức năng luôn liên hệ với môi trường sống trong quá trình tiến hóa lâu dài của cơ thể đa bào, giáo trình cố gắng giới thiệu các ứng dụng công nghệ sinh học có liên quan đến cơ thể thực vật và động vật mà hiện nay thế giới quan tâm như công nghệ vi nhân giống cây trồng, công nghệ nhân bản vật nuôi và công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong Y Dược học.

Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng để trình bày một cách khái quát về Sinh học cơ thể, bao gồm cả Sinh học Thực vật và Sinh học Động vật, nhưng do vấn đề rộng lớn và phức tạp cho nên không thể tránh được các sai sót. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gừi về: Công ty cổ phấn Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.


[EBOOK] SINH HỌC CƠ THỂ (THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT), PGS. TS. NGUYỄN NHƯ HIỀN ThS. VŨ XUÂN DŨNG, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Sinh học Cơ thể, Sinh học Cơ thể động vật, Sinh học Cơ thể thực vật, Sinh học Cơ thể sống

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY ĐẶC SẢN, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


Công nghệ sinh học là một bước tiến mới nhất trong nỗ lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao đời sống và sức khỏe con người.

Mục tiêu của công nghệ sinh học là nâng cao năng suất và những đặc tính tốt của các sản phẩm lương thực có nguồn gốc động vật và thực vật, góp phần giảm nạn đói, đáp ứng nhu cầu lương thực của một hành tinh với dân số đang gia tăng về số lượng và nâng tuổi thọ trong khi vẫn giảm được những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Đến năm 2007, có 23 quốc gia canh tác cây trồng công nghệ sinh học bao gồm 12 nước đang phát triển và 11 nước công nghiệp. Hoa Kỳ, Achentina, Braxin, Canađa, Ấn Độ và Trung Quốc là những quốc gia đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác nhiều nhất. Tổng diện tích đất trồng cây công nghệ sinh học từ năm 1996 đến 2007 đạt 690 triệu ha (1,7 tỉ mẫu) tăng 67 lần so vối năm 1996 với giá trị thị trường cây trồng công nghệ sinh học theo ước tính của Hãng phân tích thị trường Cropnosis là 6,9 tỉ đôla, đưa công nghệ sinh học trở thành thành tựu được ứng dụng nhanh nhất trong nông nghiệp. Việc nông dân đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác với tốc độ rất cao đã cho thấy cây trồng công nghệ sinh học đang phát triển rất tốt, mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, sức khoẻ và xã hội cho nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển.

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giai đoạn 2006-2010, Chương trình đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

Nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ xuất bản tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách “Công nghệ sinh học cho nông dân”.

Đây là lần xuất bản đầu tiên cho tủ sách xã, phường, thị trấn nên khó tránh khỏi có những thiếu sót, mong bạn đọc góp ý, chỉnh sửa để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!


[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY ĐẶC SẢN, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, công nghệ sinh học cho nông dân, công nghệ sinh học nuôi trồng thủy đặc sản, công nghệ sinh học, công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

[EBOOK] GIÁO TRÌNH XÁC XUẤT THỐNG KÊ NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y, THS. CAO THANH HOÀN, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Thống kê phép thí nghiệm: Thống kê thường được chia thành hai lãnh vực: - Thống kê mô tả (Descriptive Statistics): bao gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng đo lường. - Thống kê suy diễn (Inferential Statistics): bao gồm các phương pháp như ước lượng, kiểm định, phân tích mối liên hệ, dự đoán. trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu.


Một số thuật ngữ dùng trong bố trí thí nghiệm n đơn vị thí nghiệm (experimental unit): vật liệu à tác động một hoặc một số nhân tố là đo lường các ảnh hưởng của nó. nhân tố (factor) là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các giá trị quan sát là bao gồm các mức độ khác nhau. nghiệm thức (treatment) có thể bao gồm các mức độ khác nhau của một nhân tố hoặc một phối hợp các mức độ của các nhân tố khác nhau mà ta muốn khảo sát ảnh hưởng của nó trên vật liệu thí nghiệm. sai số thí nghiệm (experimental error) là tổng cộng các nguồn biến động không kiểm soát được. Nguồn biến động luôn hiện hữu trong vật liệu thí nghiệm do phương pháp thực hiện thí nghiệm hoặc do người làm thí nghiệm.


Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH XÁC XUẤT THỐNG KÊ NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y, THS. CAO THANH HOÀN, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình xác xuất thống kê, thống kê mô tả, thống kê suy diễn, nghiệm thức, bố trí thí nghiệm

[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN, HOÀNG ĐỨC ĐẠT, NXB NÔNG NGHIỆP


Hiện nay, người ta đã biết có hơn 4000 loài cua. Chúng phân bố ở biển, trong nước ngọt và trên cạn. Các loài cua sống ở biển có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao, đặc biệt là giá trị xuất khẩu. Do vậy, chúng là đối tượng quan trọng của nghề khai thác hải sản và cường độ khai thác ngày một tăng. Theo số liệu của FAO (cơ quan nông nghiệp và thực phẩm của Liên Hiệp Quốc), hai thập niên qua sản lượng cua khai thác của thế giới tăng gấp hai lần : 1970-390.000 tấn, 1989-1.146.000 tấn. Trong đó Trung Quốc có 528.000 tấn, Mỹ : 203.000 tấn, Liên Xô (cũ) : 42.000 tấn, Thái Lan : 25.000 tấn, Philippine : 17.000 tấn, Việt Nam : 15.000 tấn. Điều đó làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi nhiều loài cua, thậm chí một số loài có nguy cơ diệt chủng. Do vậy, mấy thập niên gần đây nhiều Quốc gia và tổ chức Quốc tế đã một mặt thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn lợi một cách gắt gao, mặt khác tích cực nghiên cứu phát triển nghề nuôi cua nhân tạo và đã đạt được những kết quả khả quan.


Hiện nay trên thế giới có nhiều hình thức nuôi cua. Nuôi cua theo chu kỳ hở: sản xuất ra cua giống bằng con đường nhân tạo rồi thả chúng ra biển tới khi đạt kích thước thương phẩm thì khai thác có quản lý. Đây là hình thức nuôi tiến bộ có hiệu quả kinh tế cao. Nhật Bản, Mỹ, Chilê,... đã nuôi theo hình thức này. Hình thức nuôi cua theo chu kỳ kín đang được một số nước nghiên cứu thực nghiệm, một số kết quá đã được công bố. Một số nước Châu Á: Đài Loan, Philippin, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam... nuôi loài cua biển (Scylla serrata) theo hình thức nuôi đơn (trong ao, trong lồng), nuôi ghép với cá [cá măng biển (Chanos chanos)] với rong câu (Gracilaria).


Nước ta có nguồn lợi cua biển phong phú. Những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng nên cùng với việc khai thác, nghề nuôi cua biển (chủ yếu là loài cua biển Scylla serrata) đã phát triển ở nhiều địa phương: nuôi cua thịt từ cua con (loại cua con có trọng lượng từ 30-100g/ con); nuôi cua ốp (có trọng lượng từ 200g/ con trở lên) thành cua thịt và cua gạch; nuôi cua lột (con cua từ 30-80g / con) đã đem lại những kết quả bước đầu. Công việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo và sản xuất cua giống đang được xúc tiến thực nghiệm ở nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học.


Tài liệu Kỹ thuật nuôi cua biển (Scylla serraia, Forskal) này được biên soạn dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi từ năm 1990 đến nay, cùng với việc khảo sát tình hình nuôi cua biển ở các vùng khác nhau trong nước thời gian qua. Tài liệu giới thiệu tổng quát các đặc điểm sinh học của loài cua biển (Scylla serrata), sự sinh sản, phát triển cá thể và kỹ thuật sản xuất cua giống. Tài liệu tập trung giới thiệu kỹ thuật và các hình thức nuôi cua: Nuôi cua tổng hợp (nuôi ghép); nuôi chuyên (nuôi đơn), nuôi cua ốp (nuôi béo), nuôi cua lột, các hình thức nuôi : quảng canh trong ao đầm lớn, thâm canh trong ao nhỏ, trong đăng chắn, lồng, bè v.v... Phần cuối của tài liệu đề cập đến phòng bệnh trong nuôi cua. Cua biển là một đối tượng nuôi mới, nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ, tài liệu này chắc chắn không thể tránh khỏi các khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến phê bình góp ý kiến của các độc giả.


Nhân dịp này chúng tôi xin chân thành cảm ơn Sở khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, ủy ban nhân dân Huyện Cần Giờ, Công ty phát triển thủy sản Cần Giờ (COFIDEC), Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư Cần Giờ, Công ty hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật (Bộ giáo dục - Đào tạo) và các đồng nghiệp Phân viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện giúp đỡ, hợp tác trong quá trình nghiên cứu.


[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN, HOÀNG ĐỨC ĐẠT, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật nuôi cua biển, nuôi cua biển,  đặc điểm sinh học của loài cua biển (Scylla serrata), sự sinh sản, phát triển cá thể và kỹ thuật sản xuất cua giống, kỹ thuật nuôi cua tổng hợp (nuôi ghép); kỹ thuật nuôi chuyên (nuôi đơn), kỹ thuật nuôi cua ốp (nuôi béo), kỹ thuật nuôi cua lột, nuôi cua quảng canh trong ao đầm lớn, nuôi cua thâm canh trong ao nhỏ, nuôi cua trong đăng chắn, lồng, bè;  kỹ thuật phòng bệnh trong nuôi cua

[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y, LÂM KIM YẾN (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Nhằm cấp cung kiến thức về các nhóm thức ăn, phương pháp dự trữ chế biến thức ăn cho vật nuôi, và các phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn cho gia súc gia cầm; từ đó chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình Thức ăn chăn nuôi để giúp cho sinh viên ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ thú y trình độ Cao Đẳng học tập, tham khảo, làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo.


Giáo trình có 5 chương: Chương 1: Hệ thống phân loại thức ăn chăn nuôi; Chương 2: Các nhóm thức ăn trong chăn nuôi gia súc gia cầm; Chương 3: Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới; Chương 4: Dự trữ và chế biến thức ăn; và Chương 5: Các phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn cho vật nuôi. Đây là lần đầu xuất bản quyển giáo trình Thức ăn chăn nuôi. Trong quá trình biên soạn tác giả đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, hữu ích cho người đọc. Trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất trân trọng sự góp ý kiến của các đọc giả để xuất bản lần sau được hoàn thiện hơn.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y, LÂM KIM YẾN (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Thức ăn chăn nuôi, giáo trình thức ăn chăn nuôi, giáo trình dịch vụ thú y, giáo trình đồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi, Hệ thống phân loại thức ăn chăn nuôi; Các nhóm thức ăn trong chăn nuôi gia súc gia cầm; Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới; Dự trữ và chế biến thức ăn; Các phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn cho vật nuôi

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y VÀ CHĂN NUÔI THÚ Y, PHẠM THỊ OANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


The course “English in Veterinary Medicine” is meant for the students of the Agriculture Faculty who are intending to become veterinary engineers. This course is designed for veterinary service students who have passed the Certificate of English Level A or scored 300 points on the TOEIC test.


The aim of the course is to help students obtain their English skills and specialized vocabulary so that they can read English documents and books on veterinary medicine. I hope that the course “English in Veterinary Medicine” will help students achieve the basic knowledge of English in Veterinary Medicine.


The course includes seven chapters. Each chapter contains three parts;


Part 1: Vocabulary


Part 2: Reading


Part 3: Further Practice


This course was completed with the help of colleagues to whom I am indebted. At this time, I am seeking edits and corrections from colleagues.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y VÀ CHĂN NUÔI THÚ Y, PHẠM THỊ OANH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, English in Veterinary Medicine, giáo trình anh văn chuyên ngành thú y, giáo trình anh văn chuyên ngành dịch vụ thú y, giáo trình anh văn chuyên ngành chăn nuôi thú y

[EBOOK] GIÁO TRÌNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG - CÔNG NGHỆ THÚ Y, NGUYỄN THỊ MỸ LINH (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Để nâng cao nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, việc biên soạn giáo trình cho các môn học là một yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã ban hành và những kinh nghiệm đã rút ra từ thực tế đào tạo, Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ thống và cập nhập những kiến thức thực tiên phù với đối tượng ngành nghề đào tạo.


Giáo trình Vi sinh đại cương là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất về vi sinh vật có liên quan đến ngành nghề chăn nuôi và thú y. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản cho làm cơ sở để sinh viên tiếp thu kiến thức các môn học chuyên ngành như Vi sinh thú y, Chẩn đoán, Bệnh truyền nhiêm.


Trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các đọc giả để xuất bản lần sau được hoàn thiện tốt hơn.


Nội dung giáo trình gồm 7 chương:


Chương 1. Đại cương về vi sinh vật học.


Chương 2. Hình thái, cấu tạo các nhóm vi sinh vật.


Chương 3. Sinh lý học của vi sinh vật.


Chương 4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.


Chương 5. Virus học.


Chương 6. Di truyền học của vi khuẩn


Chương 7. Sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những tác giả (phần tài liệu tham khảo) đã có những công trình nghiên cứu, biên soạn những giáo trình, sách, bài báo và tài liệu quý giá về lĩnh vi sinh vật học.


Cảm ơn Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Trường CĐCĐ Đồng Tháp cùng khoa Nông Nghiệp Thủy Sản, Bộ môn CNTY đã hướng dẫn, giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG - CÔNG NGHỆ THÚ Y, NGUYỄN THỊ MỸ LINH (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình vi sinh đại cương, giáo trình công nghệ thú y, Đại cương về vi sinh vật học, Hình thái, cấu tạo các nhóm vi sinh vật, Sinh lý học của vi sinh vật, Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, Virus học, Di truyền học của vi khuẩn, Sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên


[EBOOK] GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI, THS. TRẦN HOÀNG NAM (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Giáo trình Xây dựng chuồng trại là một giáo trình nghiên cứu về xây dựng chuồng nuôi trong lĩnh vực chăn nuôi, giáo trình này dành cho sinh viên theo học ngành chăn nuôi hệ cao đẳng của trường.


Mục đích nghiên cứu môn Xây dựng chuồng trại nhằm giúp sinh viên biết cách thiết kế và xây dựng chuồng trại, theo dõi thi công và đánh giá chất lượng công trình.


Để thực hiện biên soạn giáo trình này tác giả đã dựa vào các tài liệu tham khảo từ các trường, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy ở bậc trung cấp và cao đẳng nghề. Tác giả cố gắng trình bày các vấn đề một cách đơn giản, dễ tiếp thu cho người học. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nên chắc rằng giáo trình còn nhiều sai sót, rất mong sự góp ý của bạn đọc.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI, THS. TRẦN HOÀNG NAM (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Giáo trình Xây dựng chuồng trại, xây dựng chuồng trại, chuồng trại chăn nuôi, cách xây dựng chuồng trại, thiết kế và xây dựng chuồng trại

[EBOOK] GIỚI THIỆU NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÁ Ở MIỀN NÚI, LƯƠNG THANH BÌNH, NXB VĂN HÓA THÔNG TIN

PHẨN I

GIỚI THIỆU ĐẶC TÍNH CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI PHỔ BIẾN

1. Cá chép:

Cá chép có 7 loại khác nhau nhưng chỉ có cá chép trắng là loại có ý nghĩa kinh tế và được nuôi phổ biến. Thịt cá chép thơm ngon nên được mọi người ưa thích. Cá chép là loài ăn đáy, chúng ăn sinh vật sống ở đáy như giun, ốc, ấu trùng, côn trùng... chúng ăn cả phù du động vật và các loại thức ăn nhân tạo. Cá chép nuôi 1 năm có thể đạt 0,4-0,6kg/con. Cá chép đẻ tự nhiên trong ao hồ, đồng ruộng và có thể cho đẻ nhân tạo vói kỹ thuật đơn giản. Trong cơ cấu đàn cá nuôi ghép trong ao hiện nay, tỷ lệ cá chép chiếm tới 10%.


[EBOOK] GIỚI THIỆU NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÁ Ở MIỀN NÚI, LƯƠNG THANH BÌNH, NXB VĂN HÓA THÔNG TIN


Quý ban đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi Cá chép, kỹ thuật nuôi Cá mè, kỹ thuật nuôi Cá trắm, kỹ thuật nuôi Cá trôi Ân Độ, kỹ thuật nuôi Cá rô phi, kỹ thuật nuôi Cá trê

[EBOOK] DINH DƯỠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO BÒ, PGS. TS. BÙI ĐỨC LŨNG, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Trên 10 năm qua đàn bò sữa của nước ta phát triển với tốc độ khá nhanh nên năm 1992 cả nước có 13.080 con, đến năm 2001 là 41.241 con và đến 2004 đã lên đến trên 50.000 con. Theo kế hoạch đến 2005 lên 100.000 và năm 2010 là 200.000 con. Chăn nuôi bò sữa đã trở thành phong trào ở khắp mọi miền đất nước, nhưng phát triển nhanh và nhiều nhất là ngoại thành - thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, ngoại thành - thành phố Hà Nội. Ngoài giống bò sind, lai sind, bò Zebu ta đã nhập một số giống bò cao sản cho sữa như bò Holstein Friesian (HF), bò Jersey và đang phát huy trong sản xuất ở điều kiện môi trường Việt Nam.


Những thành công ấy, ngoài các yếu tố: Cơ chế quản lý, giống, kỹ thuật, yếu tố quan trọng nhất (nếu không nói là quyết định) vẫn là yếu tố giải quyết tốt dinh dưỡng thức ăn cho bò.


Để góp phần giúp các địa phương, các doanh nghiệp, doanh nhân (hộ chăn nuôi) chăn nuôi bò sữa hiểu biết thêm ý nghĩa dinh dưỡng, giải quyết nguồn thức ăn và chế biến thức ăn cho bò PGS.TS Bùi Đức Lũng là tác giả của 2 cuốn sách "Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm", và "Thức ăn và nuôi dưỡng lợn" đã được bổ sung tái bản nhiều lần, đến nay bằng sự cố gắng của mình Tác giả đã sưu tầm chắt lọc kiến thức khoa học về dinh dưỡng, những kết quả công trình nghiên cứu thức ăn cho bò của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong 10 năm gần đây, và biên soạn thành cuốn sách "Dinh dưỡng, sản xuất và chế biến thức ăn cho bò" mang tính phổ thông với nội dung phong phú đề cập đến những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, yêu cầu dinh dưỡng của bò; đến các giống cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cách dự trữ bảo quản và sử dụng chúng; các loại thức ăn khác từ phụ phẩm nông nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn bổ sung và đặc biệt cách chế biến và sử dụng thức ăn; các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn, đến chất lượng sữa của bò; các tiêu chuẩn về nhu cẩu dinh dưỡng của bò...


Vì số trang có hạn chế, do vậy Tác giả không thể đề cập chi tiết hết vấn đề dinh dưỡng và giải quyết thức ăn trong điều kiện, thực tế chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam, và không tránh khỏi có sự sai sót. Rất mong các doanh nhân là độc giả góp ý bổ sung để Nhà xuất bản có thêm tư liệu xuất bản lần sau.


Xin trân trọng giới thiệu và nhận được sự cộng tác chân thành của các độc giả.


[EBOOK] DINH DƯỠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO BÒ, PGS. TS. BÙI ĐỨC LŨNG, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, dinh dưỡng cho bò, dinh dưỡng chăn nuôi bò, kỹ thuật chăn nuôi bò, dinh dưỡng sản xuất thức ăn cho bò, chế biến thức ăn cho bò

[EBOOK] 81 CÂU HỎI ĐÁP VỀ CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP, GS. TSKH. LÊ HỒNG MẬN VÀ PGS. TS. BÙI ĐỨC LŨNG, NXB NÔNG NGHIỆP


Cuốn ebook "81 CÂU HỎI ĐÁP VỀ CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP" được viết với dạng hỏi - đáp nhằm cung cấp kiến thức cho quý bạn đọc về tình hình chăn nuôi gà công nghiệp ở Việt Nam, kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp đạt hiệu quả và năng suất cao, kỹ thuật phòng trị một số bệnh thường gặp trên khi nuôi gà công nghiệp, ...


Kính mời quý bạn đọc tham khảo.


[EBOOK] 81 CÂU HỎI ĐÁP VỀ CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP, GS. TSKH. LÊ HỒNG MẬN VÀ PGS. TS. BÙI ĐỨC LŨNG, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, tình hình chăn nuôi gà công nghiệp ở Việt Nam, kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp đạt hiệu quả và năng suất cao, kỹ thuật phòng trị một số bệnh thường gặp trên gà công nghiệp, hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp

[EBOOK] 78 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ CHĂN NUÔI GÀ, LÊ MINH HOÀNG, NXB HÀ NỘI


Cuốn ebook "78 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ CHĂN NUÔI GÀ" được viết với dạng hỏi - đáp nhằm cung cấp kiến thức cho quý bạn đọc về tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam, kỹ thuật chăn nuôi gà đạt hiệu quả và năng suất cao, kỹ thuật phòng trị một số bệnh thường gặp trên gà, ...


Kính mời quý bạn đọc tham khảo.


[EBOOK] 78 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ CHĂN NUÔI GÀ, LÊ MINH HOÀNG, NXB HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam, kỹ thuật chăn nuôi gà đạt hiệu quả và năng suất cao, kỹ thuật phòng trị một số bệnh thường gặp trên gà, hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi gà

[EBOOK] BÀI GIẢNG THỰC VẬT THỦY SINH (Dành cho ngành Nuôi trồng thủy sản), PHAN THỊ MỸ HẠNH, KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC

Thực vật thủy sinh là một môn học chuyên nghiên cứu về các loài thực vật sống trong môi trường nước, sự đa dạng của chúng cũng như mối quan hệ giữa các loài với nhau và với môi trường sống. Bài giảng này chỉ giới thiệu những đối tượng phổ biến và có vai trò quan trọng trong nghề Nuôi trồng thủy sản.

Nhiệm vụ của môn học là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học của các nhóm thực vật thủy sinh và vai trò của chúng đối với nghề Nuôi trồng thủy sản.

II. phương pháp nghiên cứu phân loại thực vật

1. Phương pháp sinh học

- Phương pháp nghiên cứu hình thái (hay phương pháp so sánh hình thái)

Đây là phương pháp nghiên cứu hình dạng bên ngoài của thực vật, bao gồm cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Phương pháp này được sử dụng phổ biến, đơn giản, ít tốn kém nhưng số liệu thu được khó chính xác vì những các cơ quan của cơ thể luôn biến đổi tùy theo điều kiện môi trường bên ngoài. Ví dụ sự tiêu giảm sừng ở tảo lục Scenedesmus trong môi trường pH thấp và hàm lượng đạm giảm. Do vậy phương pháp này cần có sự hỗ trợ của những phương pháp khác để đảm bảo đem lại kết quả chính xác nhất.

- Phương pháp giải phẫu

- Phương pháp bào tử phấn hoa: nghiên cứu về bào tử và hạt phấn.

- Phương pháp tế bào học: nghiên cứu về số lượng, hình thái tế bào và cấu tạo bộ nhiễm sắc thể.

- Phương pháp nuôi cấy: sử dụng rộng rãi đối với tảo và nấm. Dựa vào đặc tính của mỗi loài chỉ có thể sinh trưởng trên những môi trường chọn lọc.

2. Phương pháp địa cư

- Phương pháp địa lý thực vật: nghiên cứu khu phân bố của thực vật. Mỗi loài có một phạm vi phân bố riêng. Vùng phân bố ảnh hưởng đến tính thích nghi và lịch sử phát triển của mỗi loài thực vật.

- Phương pháp sinh thái học: nghiên cứu sự thay đổi, biến dị của loài do ảnh hưởng của các điều kiện môi trường sống.

3. Những quy định quốc tế về hệ thống phân loại thực vật

Taxon và bậc phân loại

Taxon là một nhóm cá thể được coi như đơn vị hình thức ở bất kỳ mức độ nào của thang chia bậc hay nói cách khác taxon là một nhóm sinh vật có thật được chấp nhận làm đơn vị phân loại ở bất kỳ mức độ nào.

Bậc phân loại dùng để chỉ mức độ của taxon, là một tập hợp mà các thành viên của nó là các taxon ở một mức nhất định trong thang chia bậc đó.

Các bậc phân loại cơ bản của giới thực vật:

Giới: Regnum
    Ngành: Divisio
        Lớp: Classis
            Bộ: Ordo
                Họ: Familia
                    Chi: Genus
                        Loài: Species
                            Thứ: Varietas
                                Dạng: Form

Trong các bậc phân loại nói trên, loài được xem là bậc cơ sở vì duy nhất chỉ có bậc này quan hệ tương ứng với các chủng quần có thật trong tự nhiên. Các bậc khác chỉ mang ý nghĩa độ xa gần trong quan hệ họ hàng của lịch sử phát sinh thế giới thực vật.


[EBOOK] BÀI GIẢNG THỰC VẬT THỦY SINH (Dành cho ngành Nuôi trồng thủy sản), PHAN THỊ MỸ HẠNH, KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Thực vật thủy sinh, giáo trình thực vật thủy sinh, nuôi trồng thủy sản, phân loại thực vật thủy sinh, đa dạng thực vật thủy sinh

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN, TS. TRẦN NGỌC HẢI VÀ PGS. TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG, KHOA THỦY SẢN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN


1.1. TỔNG QUAN


Theo thống kê của FAO, sản lượng nuôi thủy sản thế giới đang tiếp tục tăng. Năm 2004, sản lượng nuôi thủy sản đạt 59,4 triệu tấn, trong đó, sản lượng nuôi biển đạt 30,2 triệu tấn (Hình 1.1). Mười nước đứng đầu về sản lượng nuôi thủy sản gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Bangladesh, Thái Lan, Nauy, Chilê, Việt Nam và Mỹ.


Đối với nuôi biển, nhuyễn thể và rong biển có sản lượng lớn nhất, tuy nhiên, giáp xác và cá biển lại có giá trị cao. Sản lượng cá biển nuôi không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh, trung bình 9,5 %/năm, chỉ sau giáp xác 11,0 %/năm trong giai đoạn 1970-2002. Đặc biệt, sản lượng cá biển tăng 12,3 %/năm trong giai đoạn 1990-2000. Theo FAO, năm 2004, sản lượng cá biển đạt gần 2,7 triệu tấn và giá trị gần 10 trịêu USD (Hình 1.2). Trong số này, sản lượng cá hồi chiếm ưu thế với gần 2 triệu tấn (Hình 1.3). Các nhóm cá khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ, tuy nhiên rất phong phú về thành phần đối tượng nuôi và tập trung chủ yếu vùng nhiệt đới. Đối với Việt nam, nghề nuôi cá biển còn khá mới mẻ, chỉ mới được bắt đầu từ những năm đầu 1990. Năm 2005, cả nước đạt 3.500 tấn cá biển và sản xuất giống được 2 triệu con giống với 6 loài cá biển như cá bớp (Rachycentron canadum), cá mú (Epinephelus coioides), cá hồng Mỹ (Scyaenops ocellatus), cá dìa (Siganus canaliculatus), cá chẽm (Lates calcarifer) và cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis).


[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN, TS. TRẦN NGỌC HẢI VÀ PGS. TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG, KHOA THỦY SẢN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, kỹ thuật sản xuất giống cá biển, kỹ thuật nuôi cá biển, SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM, SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ MÚ, SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ GIÒ, SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHÌNH, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ MĂNG, SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ ĐỐI, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ RÔ PHI, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ KÈO, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ NÂU, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ DÌA, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ HỒNG, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ TRÁP, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ CAM, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ NGÁT

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ THỦY SẢN, KHOA THỦY SẢN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔN HỌC

I. ĐỊNH NGHĨA VỊ TRÍ MÔN HỌC.

Công trình thủy sản là một bộ phận của ngành nuôi thủy sản; có nhiệm vụ qui hoạch, cải tiến những cơ sở vật chất và thiết bị của ngành nuôi trồng thủy sản như: Hệ thống ao, kênh mương dẫn nước, cống, các bể sinh sản, bể ấp, ương nhân tạo và các thiết bị phục vụ cho ngành thủy sản...

Yêu cầu các kỹ sư ngành thủy sản phải biết được những kiến thức cơ bản về xây dựng công trình như: Đo đạc và khảo sát mặt bằng, những tính chất lý hóa và sinh học của đất, tính năng các vật liệu xây dựng, biết các qui luật cơ bản về dòng chảy để vận dụng thiết kế công trình thủy sản thích hợp nhất.

Môn công trình thủy sản vận dụng những kiến thức từ các môn học khoa học khác như: Thủy lợi, Thổ nhưỡng, Thủy nông, Trắc địa và các môn khoa học khác nhằm tạo ra một mặt nước, một công trình thích hợp nhất cho việc nuôi và sinh sản của các đối tượng thủy sản.

Môn công trình thủy sản trang bị cho người kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản có những kiến thức cơ bản, thiết kế một công trình thủy sản thích hợp để áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi thủy sản nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

II. NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Môn học vừa mang tính tổng hợp vừa mang tính ứng dụng. Vì vậy nó có nhiệm vụ nghiên cứu các thành tựu của các ngành khoa học khác ứng dụng vào lãnh vực thủy sản ở mặt nước tự nhiên cũng như nhân tạo. Nội dung môn học trình bày những vấn đề lý luận và kỹ thuật vẽ thiết kế và thi công công trình thủy sản để tạo ra một thủy vực ổn định và thích hợp.

Môn học cũng nhằm trang bị cho kỹ sư ngành thủy sản biết cách đo đạc, khảo sát, qui hoạch trại cá, thiết kế hệ thống cấp nước, ao, bể đẻ, bể ấp...

Đồng thời môn học trang bị những kiến thức cơ bản để làm cơ sở nghiên cứu thiết kế các thiết bị và công trình khác, đáp ứng theo nhu cầu cụ thể của ngành thủy sản và ngày càng đem lại hiệu quả cao hơn cho ngành thủy sản.

Môn học cũng trang bị một số kiến thức cơ bản về an toàn lao động khi sử dụng các thiết bị điện dùng trong ngành thủy sản, hệ thống thổi khí, bình nén khí...

III. PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH

Nội dung môn học gồm có tất cả 6 chương.

Chương I: Biểu diễn địa hình

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình dạng mặt đất, cách biểu thị tọa độ của một điểm trên mặt đất, một số kỹ thuật đo đạt địa hình. Khái niệm về bản đồ, cách đọc và sử dụng chúng trong việc đo đạc cũng như quy hoạch. Ngoài ra chương còn giới thiệu cách trình bày cách vẽ và đọc một bản vẽ kỹ thuật xây dựng.

Chương II. Vật liệu xây dựng.

Giới thiệu cho sinh viên những tính chất cơ bản của các vật liệu cơ bản thường dùng trong xây dựng. Ngoài ra chương cũng giới thiệu cho sinh viên một số vật liệu xây dựng thông dụng và biết cách bảo quản chúng.

Chương III. Các loại công trình trong trại cá.

Trong chương này sẽ trình bày cho sinh viên cách thiết kế, xây dựng các hệ thống ao: ao chứa nước, ao lắng, ao cá bố mẹ, ao cá hậu bị, ao ương và các loại ao phụ trợ khác...Ngoài ra cũng trình bày cho sinh viên các loại cống được sử dụng để cấp và tiêu nước trong ao.

Chương IV. Hệ thống cấp tiêu nước trong trại cá.

Chương này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức thiết kế kinh dẫn nước để cấp và thoát nước trong một trại cá.

Chương V. Công trình phục vụ sản xuất giống.

Chương trình bày cấu tạo và nguyên tắc vận hành các thiết bị cho cá đẻ nhân tạo và tự nhiên như: bể đẻ hình bầu dục, bể đẻ tròn, ao đất...Và các thiết bị ấp trứng, bể vòng, bình Jar, lưới phểu và các thiết bị giữ cá bột ...

Chương VI. Quy hoạch trại cá.

Trình bày các bước tiến hành quy hoạch một trại cá. Những yêu cầu tối thiểu để quy hoạch một trại cá và cách bố trí các công trình hợp lý.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ THỦY SẢN, KHOA THỦY SẢN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, công trình thủy sản, thiết bị thủy sản, công trình và thiết bị thủy sản, nuôi trồng thủy sản, Biểu diễn địa hình, Vật liệu xây dựng, Các loại công trình trong trại cá, Hệ thống cấp tiêu nước trong trại cá, Công trình phục vụ sản xuất giống, Quy hoạch trại cá

[EBOOK] 102 THẮC MẮC CƠ BẢN NUÔI DÊ SỮA - THỊT, VIỆT CHƯƠNG, NXB HẢI PHÒNG


Ông cha mình đã biết nuôi dê cả ngàn đời nay, nhưng sở dĩ ngành nghề chăn nuôi này chậm phát triển là do những nguyên nhân chính sau đây:


- Nước ta là nước chuyên về nông nghiệp, tất cả đất đai đều dành vào việc canh tác ngũ cốc, hoa màu, mà tính dê lại không đằm như trâu, bò nên không thể chăn thả đại trà được.


- Thời trước người mình không có thói quen ăn thịt dê, vì chê thịt dê có mùi khét nắng, chỉ nuôi dùng vào việc cúng tế mà thôi, do đó thịt dê không được ưa chuộng bằng thịt heo hoặc thịt trâu, bò.


- Thời trước, người mình cũng không biết uống sữa dê tươi.


- Nguyên nhân sau cùng là do không có kinh nghiệm về nuôi dê, cứ nghĩ giống dê không thể nuôi chuồng, hay nuôi theo cách cầm cột tại chỗ như nuôi trâu, bò mà chỉ chăn thả ngoài đồng trống, nên không ai nuôi dê ở chốn thị thành đất đai chật hẹp.


Trước đây, dê chỉ được nuôi tập trung ở các vùng trung du, miền núi, cạnh rừng, vì những nơi này mới có đủ đất rộng, có những cánh đồng cỏ thiên nhiên bao la hoang hóa lâu đời để chăn thả. Vì bản tính của dê là thích tung tăng chạy nhảy, kiếm ăn nơi này một ít nơi kia một ít, lại thích ăn lá cây, chồi non, hơn là cúi xuống đất để gặm cỏ như trâu bò. Vì vậy, nuôi dê ở nơi canh tác hoa màu, cây trái sẽ không thích hợp.


Mặt khác, đừng nói chi đâu xa, trước đây chừng ba bốn mươi năm thôi, đa số người mình không có thói quen ăn thịt dê, nhất là uống sữa dê. Thịt dê, người ta cho là có mùi khét nắng, các bà nội trợ cũng chưa biết cách để trừ khử cái mùi nặng mũi này, nên dù bán cũng không có người mua. Còn sữa dê cũng như sữa bò không ai biết uống.


Con dê thời trước được dùng trong lễ tam sinh gồm ba con vật là trâu, heo và dê, để cúng Đình thần, Thổ thần mỗi khi đắp nền xây đình, dựng chợ, dùng vào việc cúng “Cốc sóc” tại nhà Thái miếu vào ngày mồng một mỗi tháng, hoặc làm lễ tế cờ trước khi xuất quân dẹp giặc.. Trong lễ “tam sinh” thiếu trâu người ta có thể thay bò, nhưng thiếu dê thì không được. Do đó, con dê thời trước vẫn được bán với giá khá cao, người bình dân dù có muốn ăn cũng ít người có khả năng mua nổi!


Người xưa cũng biết nuôi dê rất có lợi, vì giống này sinh sản rất mạnh, gấp ba, gấp bốn trâu bò. Nhưng do thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi nên ngành nuôi dê mới phát triển chậm chạp.


Đâu ai ngờ giống dê vốn có tính lý lắc, thích sống phóng túng tự do, thả ra vườn là phá hại cây cối, lại có thể tỏ ra thuần phục khi được nuôi nhốt trong chuồng chật hẹp! Nếu ông cha ta ngày xưa “khám phá” ra được điều này, chắc chắn nghề nuôi dê đã được phát triển mạnh từ lâu. Và con dê sẽ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng, chứ không phải chỉ được nuôi tại các vùng trung du, miền núi xa xôi...


Nghề chăn nuôi dê của ta cũng giống như nghề chăn nuôi đà điểu tại Nam Phi và nhiều nước trên thế giới trong suốt một thế kỷ rưỡi qua. Ai cũng biết nuôi là thu được nhiều lợi, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên mới đành để cho ngành nghề ì ạch một cách đáng tiếc!


Trước đây người ta cứ tưởng chim đà điểu không nuôi trong môi trường chật hẹp được, nên người nuôi phải nuôi chúng theo cách sống hoang dã bên ngoài: ít ra mỗi con cũng phải sống trong một mẫu đất. Thế là phải lo tìm nguồn đất, với tốn kém không biết bao nhiêu tiền rào giậu! Do đó, nhiều người phải tán gia bại sản với ngành nghề chăn nuôi mới mẻ này. Dần dần, nghề dạy nghề, người ta mới phát giác được rằng: giống chim chạy nhanh như sức ngựa này vẫn có thể nuôi trong một môi trường chật hẹp độ một vài trăm thước vuông mỗi con mà vẫn sinh sản tốt. Từ đó, nhờ vào phát giác thú vị này mà nghề chăn nuôi chim đà điểu mới được phát triển mạnh tại nhiều nước trên thế giới.


Ông cha mình ngày xưa cũng nghĩ là không thể nuôi dê theo lối cầm cột như nuôi trâu bò được, nên họ chỉ nuôi đê ở vùng đồng hoang dọc ven rừng cạnh núi mà thôi, vì vậy số lượng dê mới ít ỏi.

Trước đây khoảng hơn thế kỷ, người Pháp và người Ấn Độ nhập vào nước ta một số giống dê mới để cho lai giống với dê nội địa của ta. Một số nông dân cấp tiến của mình cũng muốn bắt tay vào nghề, nhưng do thiếu kinh nghiệm đành để vuột khỏi tầm tay một nguồn lợi quá lớn.


Người Ấn Độ có thói quen, hễ đến cư ngụ nơi nào là họ nuôi dê ở đó. Họ thích ăn thịt dê như người mình thích ăn thịt heo. Còn người Pháp thì thích ăn thịt cừu (trừu), nhưng nếu không có sẵn cừu họ dùng thịt dê cũng được. Sữa dê cũng được người Ấn và người Pháp thích dùng...


Do nuôi để có thịt và sữa dê dùng hằng ngày nên tại các đồn điền lớn nhỏ của người Pháp từ cao nguyên đến vùng đồng bằng, họ nuôi dê thịt và dê sữa với những bầy đàn lớn. Còn người Ấn Độ, họ chăn nuôi dê theo tính cách nông hộ, nhưng nhiều hộ Ấn kiều qui tụ lại thành một khu vực riêng nên nuôi số lượng cũng nhiều.


Cách đây khoảng 60 năm, chính mắt chúng tôi còn trông thấy hàng dãy chuồng dê, chuồng bò của người Ấn nằm phía bên kia cầu Nguyễn Văn Trỗi (thời đó gọi là cầu Arroyo des Vergnes) chạy dài lên khu Tân Sơn Nhất rồi qua vùng cầu Tre...


Chuồng trại họ làm rất thô sơ và người chăn cũng như kẻ giúp việc đều là người nhà, nên bí quyết chăn nuôi không hề để lọt ra ngoài.


Mãi đến năm 1975 người mình mới có cơ hội tốt nắm lấy cơ hội chăn nuôi đem lại nhiều lợi lộc này khi đa số người Ấn bỏ nghề để trở về xứ sở của họ.


Một điều may mắn nữa là vào thời này, đa số người mình đã biết ăn thịt dê và uống sữa dê, nên phong trào nuôi dê sữa cũng như bò sữa mới có cơ hội tốt để phát triển mạnh...


Hiện nay, gần như tỉnh thành nào trong đất nước mình cũng nuôi dê sữa và dê thịt, thế nhưng mức cung vẫn chưa đáp ứng được một phần nhỏ mức cầu. Những vùng có sẵn rừng chồi, đồng hoang rộng rãi thì nuôi chăn thả. Còn nơi đất đai chật hẹp thì nuôi dê nhốt chuồng. Ngay con giống hiện nay vẫn còn quá thiếu, đừng nói chi số lượng thịt dê quá ít được bán ra ngoài. Còn sữa dê hiện bán cao gấp ba lần sữa bò tươi, nhưng vẫn còn là mặt hàng quá hiếm, do sữa dê có nhiều chất bổ dưỡng hơn sữa bò, lại dễ tiêu hóa nên thích hợp cho người già, người bệnh và trẻ con.


Hiện nay, muốn có một con dê sữa tơ khoảng mười lăm kg để làm giống cũng phải mua với giá hơn triệu bạc. Còn dê thịt (cân hơi) cũng có giá gấp đôi giá thịt heo hơi...


Tóm lại, nuôi dê, dù là dê thịt hay dê sữa đều đem lại cho ta nhiều lợi. Đây là nghề tương đối ít vốn lại mau hưởng lợi, vì dê rất mắn đẻ lại có thị trường tiêu thụ mạnh. Mặt khác, kỹ thuật nuôi dê lại không quá khó khăn như nhiều người lầm tưởng. Với tập sách nhỏ này, gồm 102 câu hỏi đáp về thắc mắc cơ bản nuôi dê, hy vọng sẽ giúp quí vị mới bước vào nghề chăn nuôi mới mẻ này đạt được nhiều thành công như ý.


[EBOOK] 102 THẮC MẮC CƠ BẢN NUÔI DÊ SỮA - THỊT, VIỆT CHƯƠNG, NXB HẢI PHÒNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, thắc mắc cơ bản nuôi dê thịt dê sữa, hỏi đáp kỹ thuật nuôi de thịt, hỏi đáp kỹ thuật nuôi dê sữa, kỹ thuật nuôi dê thịt, kỹ thuật nuôi dê sữa