Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn KHUYẾN NÔNG-LÂM-NGƯ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KHUYẾN NÔNG-LÂM-NGƯ. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP, TS. PHẠM ĐỨC TUẤN VÀ KS. NGUYỄN HỮU LỘC, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT VÀ NXB NÔNG NGHIỆP


Trong sản xuất lâm nghiệp, ngoài sự thích hợp về điều kiện đất đai, khí hậu thì việc chọn loại cây trồng, xác định mật độ - khoảng cách trồng, thời vụ trồng, kỹ thuật làm đất, đào hố trồng, phân bón và cách bón, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ hợp lý và đúng kỹ thuật là vấn đề rất quan trọng quyết định đến sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây trồng. Vì lẽ đó, việc cung cấp cho người nông dân những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong việc trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp cho kết quả cao, từ đó nâng cao kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo là một việc làm cần thiết.


Thực hiện Đề án sách trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn sách Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp của hai tác giả: Tiến sĩ Phạm Đức Tuấn và Kỹ sư Nguyễn Hữu Lộc.


Trong nội dung cuốn sách, các tác giả giới thiệu giá trị kinh tế, đặc tính sinh thái học, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, thu hoạch, chế biến sản phẩm một số cây lâm nghiệp chủ yếu ở miền núi như Dẻ ván ghép, Cà ổi lá đỏ, Trám ghép vỏ vàng, Chè đắng, v.v..


Xin giới thiệu cuôn sách cùng bạn đọc.


[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP, TS. PHẠM ĐỨC TUẤN VÀ KS. NGUYỄN HỮU LỘC, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT VÀ NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp, kỹ thuật trồng cây Dẻ ván ghép, kỹ thuật trồng cây Cà ổi lá đỏ, kỹ thuật trồng cây Trám ghép vỏ vàng, kỹ thuật trồng cây Chè đắng

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN

Rừng ngập mặn (RNM) ven biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) như hạn chế gió bão, xâm nhập mặn, lũ lụt, xói lở...Thời gian qua, các cơ quan Trung ương và địa phương đã thấy rõ việc cấp bách phải bảo vệ và phục hồi hệ thống rừng ngập mặn ven biển trên cả nước, đã ban hành 02 văn bản khung quan trọng liên quan đến RNM ven biển, gồm: Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2015 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 119/2016/ NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với BĐKH, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển, góp phần chủ động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và nước biển dâng.

Nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với BĐKH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được sự hỗ trợ của Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP) do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ CHLB Đức và Chính phủ Úc tài trợ và do Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức thực hiện, cũng đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây RNM: Trang, Sú, Mắm đen, Vẹt dù và Bần chua theo Quyết định số 1205/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/4/2016 và Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây RNM: Mấm trắng, Mấm biển, Đước đôi, Đưng, Bần Trắng và Cóc trắng theo Quyết định số 5365 /QĐ-BNN-TCLN ngày 23/12/2016 nhằm phục vụ khôi phục RNM, chắn sóng, gió, bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định các bãi bồi ven biển.

Với mục đích giới thiệu tóm tắt kỹ thuật gieo ươm và trồng các loài cây RNM đến các tổ chức, cá nhân trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hay các nguồn vốn khác, Chương trình ICMP đã biên soạn, xây dựng quyển Sổ tay Hướng dẫn Kỹ thuật “Gieo ươm và trồng một số loài cây rừng ngập mặn” trên cơ sở tổng hợp từ hai Quyết định Hướng dẫn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành. Hy vọng cuốn sổ tay này là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc quản lý, bảo vệ, phục hồi, phát triển và sử dụng rừng ven biển ở địa phương.

Tổng cục Lâm nghiệp và Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP) xin chân thành cám ơn các địa phương có RNM ven biển, các tổ chức, cá nhân... đã đóng góp, hỗ trợ xây dựng và ban hành Quyển Sổ tay quan trọng này.

Trong lần biên soạn đầu tiên này không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong lần tái bản.

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Gieo ươm và trồng một số loài cây rừng ngập mặn, kỹ thuật gieo ươm và trồng các loài cây rừng ngập mặn, rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn

[EBOOK] CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐỂ PHỤC HỒI SINH THÁI - LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUNG HÒA GIỮA BẢO TỒN VÀ SẢN XUẤT (Agroforestry system for Ecological Restoration)

Thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng môi trường chưa từng có. Trong vài thế kỷ qua, việc sử dụng đất đã làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và làm tổn thương xã hội ngày càng nghiêm trọng ở một số khu vực trên toàn thế giới.


Ở các vùng nông thôn, nạn phá rừng và bóc lột nông nghiệp đã khiến các loài thực vật và động vật bị tuyệt chủng, giảm số lượng và chất lượng của lượng nước hữu dụng, nhiệt độ tăng lên, lượng mưa biến đổi, sản lượng nông nghiệp bị giảm sút, đất bị xói mòn và thậm chí là đất đai rộng lớn bị sa mạc hóa. Sự suy thoái đó đe dọa sự hiện diện của con người, đẩy dân cư nông thôn di cư vào các thành phố' để tìm việc làm và phát sinh một vòng luẩn quẩn về các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường và thậm chí văn hóa, dẫn đến mất bản sắc của người nông dân.


Trong khi đó, nông dân, cán bộ khuyến nông và các nhà khoa học đã phát triển và đưa vào các hình thức sản xuất thực tế nhằm mục đích đẩy lùi các quá trình suy thoái này. Trong nhiều trường hợp, tự nhiên có thể phục hồi các khu vực đã bị biến đổi. Tuy nhiên, con người có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi các khu vực đó, chăm sóc đất và nước, đồng thời giới thiệu và quản lý các loài thực vật và động vật mà khó có thể tự thiết lập quần thể trong hoàn cảnh đó.


Cộng đồng nông thôn, người dân bản địa và cộng đồng truyền thống cũng có thể được hưởng lợi trực tiếp từ thảm thực vật được quản lý tốt, mà không nhất thiết gây ra suy thoái. Những chiến lược như vậy có thể là nền tảng cho việc duy trì các chức năng của hệ sinh thái - được gọi là dịch vụ / lợi ích môi trường - bằng cách điều chỉnh chu kỳ nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát xói mòn và vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng. Các khu vực trải qua quá trình phục hồi cũng có thể tạo ra các lợi ích chính về môi trường xã hội bao gồm bao gồm chủ quyền và an ninh lương thực, dinh dưỡng, tạo thu nhập, chất lượng cuộc sống cao hơn, bảo tồn tài nguyên nước, cân bằng khí hậu và đa dạng sinh học. Khi họ tiến hành phục hồi sinh thái cùng với sinh kế của chính họ, nông dân chuyển từ những kẻ gây ra sự cố thành những người giải quyết vấn đề.


Mặc dù nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của việc liên quan đến con người trong các quá trình phục hồi sinh thái bền vững - tức là bảo tồn - có nhiều sáng kiến để "khôi phục lại các khu vực bị suy thoái", hoặc để "cải tạo thảm thực vật bản địa", bác bỏ nhu cầu và tiềm năng của người dân và cộng đồng sống ở đó. Chi phí cao và thiếu hoàn vốn tài chính cho các dự án khôi phục bảo tồn tiêu chuẩn buộc chúng tôi phải tìm ra các hình thức phục hồi hiệu quả hơn có tính đến những người sống ở đó và ảnh hưởng đến khu vực, để khiến họ tham gia vĩnh viễn trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Các hệ thống nông lâm kết hợp - vườn rừng (AFS) cung cấp một loạt các cơ hội để đưa mọi người vào các quy trình nhằm khôi phục các khu vực bị biến đổi, cũng như bao gồm các cây trong khu vực canh tác nông nghiệp.


Để ấn phẩm này trở nên hữu ích, chúng tôi gợi ý nên phân phát cho nông dân, cho các cán bộ và tổ chức chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông, phát triển nông thôn, tín dụng nông nghiệp, xây dựng năng lực và quản trị môi trường. Chúng tôi cũng khuyến khích các nhà hoạch định chính sách quốc gia và địa phương tranh luận, điều chỉnh và tiếp thu các đề xuất nhằm phát triển và thúc đẩy các hệ thống và thực tiễn có thể dung hòa việc sản xuất thực phẩm với các lợi ích và dịch vụ môi trường thông qua các hệ thống nông lâm kết hợp.


Các định hướng kỹ thuật được trình bày ở đây tập trung chủ yếu vào bối cảnh của nông dân gia đình. Tuy nhiên, các kỹ thuật và phương án khác nhau cũng có thể được áp dụng bởi những người nông dân có quy mô trang trại từ trung bình đến lớn hơn muốn phục hồi khu vực dự trữ theo luật (LRs) của họ và / hoặc các khu vực bị thay đổi khác bên ngoài Khu vực bảo tồn vĩnh viễn (PPA) bằng hệ thố'ng nông lâm kết hợp. Những nguyên tắc, tiêu chí và định hướng này thực sự áp dụng cho bat kỳ nông dân nào muốn dung hòa việc sản xuất và các lợi ích xã hội khác với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Chúng cũng hữu ích cho bất kỳ ai có nghĩa vụ khôi phục lại đất của họ và vẫn muốn có được lợi ích kinh tế và / hoặc xã hội 141. Mặc dù ấn phẩm này tập trung vào các vùng Cerrado và Caatinga của Brazil, những người mong muố'n cũng có thể’ sửa lại các phương án được trình bày cho phù hợp với các quần xã sinh vật khác, miễn là họ chọn loài và sửa đổi một số' thực tiễn quản lý phù hợp với bối cảnh của họ.


Cuốn sách này được chia thành 5 phần. Sau phần giới thiệu và bối cảnh chung, chúng tôi thảo luận về các lợi ích đối với môi trường xã hội và các thách thức đối với vườn rừng dựa trên các phân tích trên giây (Phần 1), cũng như các chiến lượng để’ vượt qua các thách thức này (Phần 2). Phần 3 và 4 tập trung vào các phương pháp và kỹ thuật để’ triển khai các khu vườn rừng theo định hướng phục hồi, bắt đầu bằng cách tiếp cận phân tích môi trường xã hội nhằm tìm hiểu các hạn chế khác nhau cũng như tiềm năng của từng bối cảnh (Phần 3). Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành các bước trong lập kế hoạch tài chính và thiết kế vườn rừng với nhiều phương pháp thực tế để’ thực hiện và quản lý hệ thống (Phần 4). Trong Phần 5, chúng tôi mô tả mười một mô hình cho các hệ thống nông lâm kết hợp có thể’ được áp dụng trong một số bối cảnh phổ biến nhất được tìm thấy trong hai quần xã này, bao gồm các đặc điể’m chính của từng bối cảnh: mục tiêu của nông dân, các giống loài quan trọng và hướng dẫn về thực tiễn quản lý. Sau đó, chúng tôi mô tả 19 chủng loài quan trọng để’ phục hồi các khu vực bị suy thoái, các đặc tính chủ đạo và các đặc điểm chức năng của chúng, cũng như hướng dẫn về cách quản lý chúng, theo sau là Bảng Tổng hợp gồm 130 chủng loài được đề cập trong Sách hướng dẫn này và được xem là phần quan trọng để’ phục hồi bằng vườn rừng trong quần xã sinh vật Cerrado và Caatinga.


Các diễn giải miêu tả chủng loài có chứa cả tên phổ biến và khoa học trong Bảng Tổng hợp các Chủng loài chung, ngoại trừ một loài chỉ được đề cập một lần trong văn bản. Trong những trường hợp như vậy, tên phổ biến và khoa học được cung cấp trong văn bản. Trong suốt cuốn sách, một số phần đóng khung mang đến những lời khuyên và trích dẫn thiết thực của nông dân và những nhà khuyến nông đã tham gia vào các chuyến thăm thực địa và hội thảo, cũng như các ví dụ về kinh nghiệm thành công.


Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ là một công cụ hữu ích để’ vượt qua những thách thức trong việc khôi phục các khu vực bị biến đổi, bao gồm cả những khu vực được pháp luật quy định. Mục tiêu chính của nó là giúp các nhà nghiên cứu, khuyến nông và hộ gia đình nông dân phát triển và thực hiện các giải pháp bao gồm khía cạnh con người trong việc khôi phục và bảo tồn các khu vực được bảo vệ hợp pháp (PPAs và LRs), đồng thời hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách cho phép đưa cây vào khu vực canh tác, tạo ra lợi ích môi trường xã hội cho các trang trại và cho xã hội nói chung.


Mong rằng bạn thấy thú vị khi đọc cuốn sách này và thành công trong vụ thu hoạch vườn rừng của bạn!


[EBOOK] CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐỂ PHỤC HỒI SINH THÁI - LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUNG HÒA GIỮA BẢO TỒN VÀ SẢN XUẤT (Agroforestry system for Ecological Restoration)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vườn rừng, phục hồi sinh thái, Các hệ thống nông lâm kết hợp - vườn rừng, hệ sinh thái, bảo tồn và sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ hệ sinh thái, Agroforestry system for Ecological Restoration

[EBOOK] GIÁO TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG LÂM NGHIỆP (Dành cho Ngành Lâm nghiệp), THS. NGUYỄN PHƯƠNG VĂN, KHOA NÔNG LÂM NGƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

CHƯƠNG 1

PHÂN BỐ THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA TỔNG THỂ

1.1. Tổng quát về chức năng xử lý thống kê của excel

1.1.1 Tổng quát về phần xử lý thống kê trong Excel

Excel thiết kế sẵn một số chương trình để xử lý số liệu và phân tích thống kê cơ bản ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, có các chức năng cơ bản:

- Chức năng xử lý số liệu, tạo bảng tổng hợp dữ liệu: Sắp xếp, tính toán nhanh các bảng tổng hợp từ số liệu thô,...

- Chức năng của các hàm: Cung cấp hàng loạt các hàm về kỹ thuật, thống kê, kinh tế tài chính, hàm tra các chỉ tiêu thống kê như t, F, %2

- Chức năng Data Analysis: Dùng để phân tích thống kê như phân tích các đặc trưng mẫu, tiêu chuẩn t để so sánh sự sai khác, phân tích phương sai, ước lượng các tương quan hồi quy

- Phân tích mô hình tưong quan hoặc hồi quy để dự báo các thay đổi theo thời gian ngay trên đồ thị.

Lưu ý: về việc cài đặt chương trinh phân tích dữ liệu (Data Analysis) trong Excel:

+ Khi cài đặt phần mềm Excel phải thực hiện trong chế độ chọn lựa cài đặt, sau đó phải chọn mục: Add-Ins và Analysis Toolpak.

+ Khi chạy Excel lần đầu cần mở chế độ phân tích dữ liệu bằng cách: Menu Tools/Add-Ins và chọn Analysis Toolpak-OK.

Như vậy trong thực tế quản lý dữ liệu nông lâm nghiệp nói riêng, việc khai thác hết tiềm năng ứng dụng của Excel cũng mang lại hiệu quả tốt mà không nhất thiết phải tìm kiếm thêm một phần mềm chuyên dụng nào khác. Vấn đề đặt ra là xác định chiến lược ứng dụng và khai thác đúng và sâu các công cụ chức năng thống kê sẵn có ở một phần mềm phổ biến trong bất kỳ một máy vi tính cá nhân nào.

Trước hết cần lưu ý sử dụng các hàm, các tiêu chuẩn thống kê thông dụng trong Excel như sau:

Một số hàm thông dụng trong thống kê:

o Tính tổng: =Sum(..)

o Tổng bình phương: =Sumq(...)

o Trung bình: =Average(...)

o Lấy giá trị tuyệt đối: =Abs(...)

o Trị lớn nhất, nhỏ nhất: =Max(...), Min(...)

o Các hàm lượng giác: =Cos(...), =Sin(...), =tan(...)

o Hàm mũ, log: =Exp(...), =Ln(...), =Log(...)

o Căn bậc 2: =Sqrt(...)

o Sai tiêu chuẩn mẫu chưa hiệu đính: =Stdevp(...); đã hiệu đính =Stdev(...)

o Phương sai mẫu chưa hiệu đính: =Varp(...); đã hiệu đính =Var(...).

o Giai thừa: =Fact(n)

o Số Pi: =Pi()

Tra các giá trị T, F, ý2: Trong phân tích thống kê, khi áp dụng một tiêu chuẩn nào đó, cần thiết phải so sánh với giá trị tra bảng ở mức độ tin cậy nhất định để đánh giá và kết luận.

Trong Excel đã lập và tính sẵn các hàm để tra các giá trị này.

- Chọn 1 ô lấy giá trị tra.

- Kích nút fx trên thanh công cụ chuẩn. Trong hộp thoại Function Category, chọn Statistical.

- Trong mục Function name, chọn 1 trong các hàm:

Hàm Tinv: để tra T.

Hàm Chinv: để tra χ2.

Hàm Finv: để tra F.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG LÂM NGHIỆP (Dành cho Ngành Lâm nghiệp), THS. NGUYỄN PHƯƠNG VĂN, KHOA NÔNG LÂM NGƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, tin học trong lâm nghiệp, thống kê trong lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong lâm nghiệp

[EBOOK] TIẾP TỤC CHUYẾN HÀNH TRÌNH TRONG RỪNG NGẬP MẶN, BARRY CLOUGH, NGƯỜI DỊCH: PHAN VĂN HOÀNG, HIỆP HỘI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN QUỐC TẾ (ISME)

Vào năm 1995, Hiệp hội Hệ sinh thái rừng ngập mặn Quốc tế (ISME) và Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (ITTO) đã xuất bản quyển sách Chuyến hành trình trong rừng ngập mặn của tác giả C.D. Field nhằm mục đích giới thiệu giá trị và tầm quan trọng của rừng ngập mặn đến nhiều đối tượng độc giả. Quyển sách này chính là bước tiếp nối hướng đến các mục tiêu ấy với nhan đề Tiếp tục chuyến hành trình trong rừng ngập mặn.


Đây cũng là quyển đầu tiên trong một bộ gồm ba quyển sách được xuất bản cùng một lúc. Các quyển còn lại có nhan đề là cấu trúc, Chức năng và Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn của các tác giả Jin Eong Ong và Wooi Khoon Gong và Các sản phẩm hữu dụng của rừng ngập mặn và Thực vật ven biển của Shigeyuki Baba, Hung Tuck Chan và Sanit Aksornkoae.


Ở góc độ là cuốn đầu tiên của bộ sách, quyển sách này nhằm giới thiệu bao quát về rừng ngập mặn, không viết quá nhiều về kỹ thuật, mở đề cho hai quyển còn lại vốn sẽ đề cập đến các chuyên đề này ở mức độ chi tiết hơn. Xuất phát từ mục tiêu này, tôi cố gắng hạn chế dùng các biệt ngữ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn còn có những biệt ngữ không thể tránh được thì tôi cố dùng tiếng Anh thông dụng để giải thích. Nhiều tài liệu tham khảo được trích dẫn có thể còn thấy và tải được trên mạng nhưng tôi không cung cấp đường dẫn trong phần nguồn tham khảo để tránh những phiền phức về quyền tác giả có thể xảy ra.


Cuối cùng, nhiều dẫn chứng dùng cho quyển sách này được lấy ở Châu Á và Tây Thái Bình Dương. Có thể một số độc giả cảm thấy rằng rừng ngập mặn của Thế giới Mới ở Châu Mỹ và Châu Phi không được đề cập sâu trong sách này. Những điển hình nghiêng về Thế giới Cũ được viết ra đây chỉ là vì tôi am hiểu chúng và có nhiều thông tin về chúng hơn, chứ không có nghĩa là rừng ngập mặn của Thế giới Mới ít quan trọng hơn hoặc ít được nghiên cứu rộng rãi hơn. [Khái niệm "Thế giới Cũ" và "Thế giới Mới" có ý nghĩa về mặt lịch sử nhằm mục đích phân biệt các vùng sinh thái lớn trên thế giới và để phân loại các loài động vật và thực vật theo xuất xứ. Xem chi tiết ở Chương 2. Phân bố và Môi trường rừng ngập mặn - ND].


[EBOOK] TIẾP TỤC CHUYẾN HÀNH TRÌNH TRONG RỪNG NGẬP MẶN, BARRY CLOUGH, NGƯỜI DỊCH: PHAN VĂN HOÀNG,  HIỆP HỘI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN QUỐC TẾ (ISME)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tiếp tục chuyến hành trình trong rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cấu trúc rừng ngập mặn, Chức năng rừng ngập mặn, Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn, Các sản phẩm hữu dụng của rừng ngập mặn, Thực vật ven biển

[EBOOK] VĂN BẢN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LÂM SINH (TẬP III): QUẢN LÝ LÂM SINH VÀ TRỒNG RỪNG, VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, NXB NÔNG NGHIỆP



Nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động sản xuất trong sự nghiệp phát triển tài nguyên rừng ở nước ta, Bộ Lâm nghiệp trước đây và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay, ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trước đây và nay là Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản thuộc nội dung kỹ thuật lâm sinh dưới hình thức quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật. Đó là những chuẩn mực có cơ sở pháp lý để thực hiện việc quản lý cũng như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh trong sản xuất lâm nghiệp. Song, do số văn bản khá nhiều, thời điểm ban hành trải ra trong nhiều năm và mỗi văn bản thường lại chỉ đề cập tới một nội dung kỹ thuật nên việc tra cứu, sử dụng khá khó khăn.



Để khắc phục trở ngại đó, đặc biệt là để phục vụ cấp thiết cho việc quản lý, chỉ đạo Dự án lớn của quốc gia trồng mới 5 triệu hecta rừng, được phép của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm đã tập hợp, rà soát và sắp xếp lại các văn bản đã ban hành có liên quan đến các vấn đề lâm sinh và phối hợp với Nhà xuất bản Nông nghiệp in thành cuốn sách mang tiêu đề: "VĂN BẢN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LÂM SINH". Nội dung chính của sách gồm các Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) và Tiêu chuẩn Ngành; ngoài ra còn có một số Tiêu chuẩn địa phương do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành với một số nội dung cần thiết mà các địa phương khác có thể tham khảo và vận dụng được.


Để tiện cho việc tra cứu, cuốn sách sẽ được in thành 3 tập theo bố cục như sau:


Tập I: Giống và một số loài cây trồng rừng chủ yếu.


Tập II: Quản lý lâm sinh và xây dựng rừng.


Tập III: Quản lý lâm sinh và trồng rừng


Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm chân thành cám ơn Cục Phát triển Lâm nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật lâm sinh đã giúp đỡ chúng tôi sưu tập và sắp xếp các văn bản thành hệ thống. 


Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách được xuất bản và phát hành kịp thời.


Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc trong và ngoài ngành, đồng thời mong nhận được các ý kiến đóng góp để hoàn thiện cho lần xuất bản sau.


Quý bạn đọc có thể xem tiếp các tập của bộ sách này tại đây: Tập I và Tập II


[EBOOK] VĂN BẢN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LÂM SINH (TẬP III): QUẢN LÝ LÂM SINH VÀ TRỒNG RỪNG, VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, Giống và một số loài cây trồng rừng chủ yếu, kỹ thuật lâm sinh, lâm sinh học, khuyến lâm, trồng rừng, giống lâm nghiệp, Quản lý lâm sinh và xây dựng rừng, Quản lý lâm sinh và trồng rừng

[EBOOK] VĂN BẢN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LÂM SINH (TẬP II): QUẢN LÝ LÂM SINH VÀ XÂY DỰNG RỪNG, VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, NXB NÔNG NGHIỆP



Nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động sản xuất trong sự nghiệp phát triển tài nguyên rừng ở nước ta, Bộ Lâm nghiệp trước đây và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay, ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trước đây và nay là Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản thuộc nội dung kỹ thuật lâm sinh dưới hình thức quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật. Đó là những chuẩn mực có cơ sở pháp lý để thực hiện việc quản lý cũng như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh trong sản xuất lâm nghiệp. Song, do số văn bản khá nhiều, thời điểm ban hành trải ra trong nhiều năm và mỗi văn bản thường lại chỉ đề cập tới một nội dung kỹ thuật nên việc tra cứu, sử dụng khá khó khăn.



Để khắc phục trở ngại đó, đặc biệt là để phục vụ cấp thiết cho việc quản lý, chỉ đạo Dự án lớn của quốc gia trồng mới 5 triệu hecta rừng, được phép của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm đã tập hợp, rà soát và sắp xếp lại các văn bản đã ban hành có liên quan đến các vấn đề lâm sinh và phối hợp với Nhà xuất bản Nông nghiệp in thành cuốn sách mang tiêu đề: "VĂN BẢN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LÂM SINH". Nội dung chính của sách gồm các Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) và Tiêu chuẩn Ngành; ngoài ra còn có một số Tiêu chuẩn địa phương do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành với một số nội dung cần thiết mà các địa phương khác có thể tham khảo và vận dụng được.


Để tiện cho việc tra cứu, cuốn sách sẽ được in thành 3 tập theo bố cục như sau:


Tập I: Giống và một số loài cây trồng rừng chủ yếu.


Tập II: Quản lý lâm sinh và xây dựng rừng.


Tập III: Quản lý lâm sinh và trồng rừng


Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm chân thành cám ơn Cục Phát triển Lâm nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật lâm sinh đã giúp đỡ chúng tôi sưu tập và sắp xếp các văn bản thành hệ thống. 


Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách được xuất bản và phát hành kịp thời.


Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc trong và ngoài ngành, đồng thời mong nhận được các ý kiến đóng góp để hoàn thiện cho lần xuất bản sau.


Quý bạn đọc có thể xem tiếp các tập của bộ sách này tại đây: Tập ITập III


[EBOOK] VĂN BẢN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LÂM SINH (TẬP II): QUẢN LÝ LÂM SINH VÀ XÂY DỰNG RỪNG, VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, Giống và một số loài cây trồng rừng chủ yếu, kỹ thuật lâm sinh, lâm sinh học, khuyến lâm, trồng rừng, giống lâm nghiệp, Quản lý lâm sinh và xây dựng rừng, Quản lý lâm sinh và trồng rừng

[EBOOK] VĂN BẢN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LÂM SINH (TẬP I): GIỐNG VÀ MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG CHỦ YẾU, VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, NXB NÔNG NGHIỆP

Nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động sản xuất trong sự nghiệp phát triển tài nguyên rừng ở nước ta, Bộ Lâm nghiệp trước đây và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay, ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trước đây và nay là Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản thuộc nội dung kỹ thuật lâm sinh dưới hình thức quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật. Đó là những chuẩn mực có cơ sở pháp lý để thực hiện việc quản lý cũng như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh trong sản xuất lâm nghiệp. Song, do số văn bản khá nhiều, thời điểm ban hành trải ra trong nhiều năm và mỗi văn bản thường lại chỉ đề cập tới một nội dung kỹ thuật nên việc tra cứu, sử dụng khá khó khăn.


Để khắc phục trở ngại đó, đặc biệt là để phục vụ cấp thiết cho việc quản lý, chỉ đạo Dự án lớn của quốc gia trồng mới 5 triệu hecta rừng, được phép của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm đã tập hợp, rà soát và sắp xếp lại các văn bản đã ban hành có liên quan đến các vấn đề lâm sinh và phối hợp với Nhà xuất bản Nông nghiệp in thành cuốn sách mang tiêu đề: "VĂN BẢN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LÂM SINH". Nội dung chính của sách gồm các Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) và Tiêu chuẩn Ngành; ngoài ra còn có một số Tiêu chuẩn địa phương do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành với một số nội dung cần thiết mà các địa phương khác có thể tham khảo và vận dụng được.


Để tiện cho việc tra cứu, cuốn sách sẽ được in thành 3 tập theo bố cục như sau:


Tập I: Giống và một số loài cây trồng rừng chủ yếu.


Tập II: Quản lý lâm sinh và xây dựng rừng.


Tập III: Quản lý lâm sinh và trồng rừng


Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm chân thành cám ơn Cục Phát triển Lâm nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật lâm sinh đã giúp đỡ chúng tôi sưu tập và sắp xếp các văn bản thành hệ thống. 


Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách được xuất bản và phát hành kịp thời.


Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc trong và ngoài ngành, đồng thời mong nhận được các ý kiến đóng góp để hoàn thiện cho lần xuất bản sau.


Quý bạn đọc có thể xem tiếp các tập của bộ sách này tại đây: Tập IITập III


[EBOOK] VĂN BẢN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LÂM SINH (TẬP I): GIỐNG VÀ MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG CHỦ YẾU, VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, Giống và một số loài cây trồng rừng chủ yếu, kỹ thuật lâm sinh, lâm sinh học, khuyến lâm, trồng rừng, giống lâm nghiệp, Quản lý lâm sinh và xây dựng rừng, Quản lý lâm sinh và trồng rừng

[EBOOK] TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP, DƯỢC LIỆU VÀ ĐẶC SẢN DƯỚI TÁN RỪNG, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách nhằm giới thiệu kỹ thuật nuôi trồng các loài cây ngoài gỗ dưới tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng.


[EBOOK] TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP, DƯỢC LIỆU VÀ ĐẶC SẢN DƯỚI TÁN RỪNG, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây nông nghiệp dưới tán rừng, kỹ thuật trồng cây dược liệu dưới tán rừng, kỹ thuật trồng cây đặc sản dưới tán rừng

[EBOOK] THÚ RỪNG - MAMMALIA VIỆT NAM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC SINH THÁI MỘT SỐ LOÀI, ĐẶNG HUY HUỲNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Thú - Mammalia - là một nguồn tài nguyên thiên thiên quý giá của các quốc gia và các vùng lãnh thổ, có vai trò quan trọng đối với đời sống con người và môi trường sinh thái. Từ lâu đời, con người đã biết khai thác sử dụng các loài thú để phục vụ cho đời sống hàng ngày. Chúng là nguồn cung cấp thực phẩm, nhiều sản phẩm quý giá như: sừng (tê giác, ngà voi, mật rắn, xương hổ v,v... ). Thú là nguồn gốc của nhiều loài gia súc đang được con người nuôi dưỡng.


Ở Việt Nam các sản vật của các loài thú cũng đã được sử dụng từ lâu. Các nhà bác học trong các triều đại phong kiến cũng đã thống kê nguồn lợi thú rừng phổ biến và giá trị sử dụng của chúng.


Nghiên cứu về thú ở nước ta thực sự được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bởi các nhà khoa học tự nhiên nước ngoài, nữa sau thế kỷ XX từ 1955 đến 1975 nghiên cứu thú ở miền Bắc được thực hiện chủ yếu bởi các nhà khoa học Việt Nam, ở miền Nam được thực hiện chủ yếu bởi các nhà khoa học Mỹ. Sau 1975 đất nước thống nhất, nghiên cứu thú được thực hiện rộng khắp trên cả nước chủ yếu bởi các nhà khoa học Việt Nam, có kết hợp với các nhà khoa học các nước và các tổ chức Quốc tế.


Các công trình mang ý nghĩa tổng kết tiêu biểu cho các thời kỳ này đáng kể là: Osgood W.H. (1932) đã ghi nhận 172 loài và phân loài thú có ở Đông Dương và Việt Nam; Van Peenen P. F. D., P . F. Ryan, R. H. Light (1969) ghi nhận 151 loài ở miền Nam Việt Nam; Đào Văn Tiến (1985) đã công bố 129 loài và phân loài, bằng những vật mẫu thu được trong những đợt điều tra khảo sát động vật nói chung, thú rừng nói riêng trong thời gian từ 1957 đến 1971 ở 12 tỉnh miền Bắc Việt Nam, tác giả đồng thời cũng phân tích quan hệ động vật - địa lý học, độ phong phú, chỉ số mật độ, đánh giá ái tính của khu hệ thú các địa phương. Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu (trong nhóm thú riêng lẻ như: Lê Hiền Hào (1973) chuyên khảo về "Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam" tập 1 đã mô tả nhiều loài thú có giá kinh tế. Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính (1980) nghiên cứu "Những loài gậm nhấm ở Việt Nam" đã xác định được 55 loài; Phạm Trọng Anh (1982) nghiên cứu các loài thú ăn thịt (Carnivora) miền Bắc Việt Nam. Đặng Huy Huỳnh (1966) nghiên cứu các loài thú móng guốc đã xác định bộ Móng guốc ngón lẻ (Perissodactyla) có 1 loài, bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) có 16 loài; Phí Mạnh Hồng (2001) công bố chuyên khảo Dơi Việt Nam và vai trò của chúng trong kinh tế và sản xuất nông nghiệp đã thống kê được 95 loài dơi. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài thú ở các vùng các địa phương.


Trên cơ sở các tài liệu đã công bố và các tư liệu điều tra khảo sát trên khắp các vùng của đất nước, năm 1994 Đặng Huy Huỳnh. Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên đã công bố Danh lục thú Việt Nam gần 223 loài thuộc 12 bộ, 37 họ. Năm 2000, Lê Vũ Khôi công bố Danh lục thú Việt Nam gồm 14 bộ, 40 họ, 289 loài và phân loài.


Từ năm 1990 đến nay nhiều loài thú mới ở Việt Nam đã được phát hiện, đóng góp nhiều loài mới cho thế giới và nhiều loài mới bổ sung cho khu hệ thú Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về thứ đã được thực hiện ở hầu khắp các vùng rừng núi và hải đảo. Đồng thời với việc nghiên cứu khu hệ là những nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài, đánh giá mật độ và trữ lượng, quy trình nhân nuôi phục vụ cho công tác bảo tồn phục hồi và phát triển nguồn lợi thú hoang dã quý hiếm ở Việt Nam.


Hơn một thế kỷ qua, cho đến nay có thể nói rằng Khu hệ thú Việt Nam đã được các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đi sâu nghiên cứu góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thành soạn thảo một số bộ thú trong bộ sách Động vật chí Việt Nam.


Được sự giúp đỡ và tài trợ kinh phí của Trung tâm Thông tin Tư liệu, của Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập thể các cán bộ nghiên cứu về thú của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, tập hợp các tài liệu đã được công bố ở trong nước và nước ngoài, tư liệu của các đồng nghiệp, biên soạn chuyên khảo: Thú (Mammalia) Việt Nam - Hình thái và sinh học, sinh thái một số loài, nhằm cung cấp thêm những tư liệu góp phần cho việc nghiên cứu thú Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh.


Chuyên khảo được biên soạn thành 3 tập, do thời gian có hạn, tập 1 chắc chắn sẽ chưa thật đầy đủ và còn nhiều thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quí báu của đồng nghiệp và bạn đọc để bổ sung, sửa chữa hoàn chỉnh tập 1 và tiếp tục biên soạn tập 2, 3 trong thời gian tới.


[EBOOK] THÚ RỪNG - MAMMALIA VIỆT NAM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC SINH THÁI MỘT SỐ LOÀI, ĐẶNG HUY HUỲNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ


Quý bạn đọ có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Thú (Mammalia) Việt Nam, Hình thái Thú (Mammalia) Việt Nam, sinh học Thú (Mammalia) Việt Nam, sinh thái một số loài Thú (Mammalia) Việt Nam, Danh lục thú Việt Nam

[EBOOK] CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách này giới thiệu kỹ thuật trồng trọt một số loại cây trồng nông lâm nghiệp và kỹ thuật chăn nuôi một số loại gia súc phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng đất dốc và đồi núi nước ta, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình một cách vững chắc.


[EBOOK] CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật trồng cốt khí, kỹ thuật trồng Đậu thiều, kỹ thuật trồng Keo đậu, kỹ thuật trồng Đậu tràm, Keo lá tràm, kỹ thuật trồng Sấu, kỹ thuật trồng Trám trắng, kỹ thuật trồng Diều, kỹ thuật trồng Tếch, kỹ thuật trồng Táo mèo, kỹ thuật trồng Cây vải, kỹ thuật trồng cây nhãn, kỹ thuật trồng Cây mơ, kỹ thuật trồng Cây mận, kỹ thuật trồng Cây cam quýt, kỹ thuật trồng Cây chuối, kỹ thuật trồng Cây dứa, kỹ thuật trồng Cây hồng, kỹ thuật trồng Cây lê, kỹ thuật trồng Lúa cạn, kỹ thuật trồng Cây ngô, kỹ thuật trồng đậu xanh, kỹ thuật trồng Cây đậu tương, kỹ thuật trồng Cây lạc, kỹ thuật trồng Cây mía, kỹ thuật trồng Cây chè, kỹ thuật trồng Cây cà phê, kỹ thuật nuôi Nuôi bò, kỹ thuật nuôi Nuôi trâu, kỹ thuật nuôi nuôi dê, kỹ thuật nuôi Nuôi hươu

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY LÂM NGHIỆP, CÂY ĐẶC SẢN RỪNG, PGS. TS. PHẠM ĐỨC TUẤN (CHỦ BIÊN) VÀ GS. TS. NGUYỄN XUÂN QUÁT, NXB NÔNG NGHIỆP


Hiện nay, việc xây dựng mạng lưới khuyến nông viên ở các tỉnh miền núi đang được thực hiện có kết quả. Một trong những yêu cầu về năng lực của người cán bộ khuyến nông - khuyến lâm là phải có kiến thức nông lâm nghiệp để có khả năng hoàn thành nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ gia đình ở nông thôn.


Trong tình hình đó, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn "Kỹ thuật trồng một số cây lâm nghiệp, đặc sản rừng" cho cán bộ khuyến lâm xã miền núi nhằm trang bị một số kiến thức về kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp và cây đặc sản rừng phù hợp với các khu vực trung du và miền núi ở nước ta. Cuốn sách này được biên soạn theo phương pháp cùng tham gia với sự đóng góp tích cực của các biên tập viên, họa sỹ, người phản biện, cán bộ khuyến nông - khuyến lâm cấp tỉnh, huyện và khuyến nông viên xã.


Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp ích cho công việc hằng ngày của các khuyến lâm viên xã ở các tỉnh miền núi, đồng thời đây cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác khuyến nông - khuyến lâm ở các đơn vị và tổ chức khác nhau, cho cán bộ giảng dạy ở các trường trong ngành nông lâm nghiệp và cho nông dân ở các vùng nông thôn miền núi.


Tập thể các tác giả, biên tập viên, họa sỹ và những người tham gia hội thảo hoàn thiện nội dung của cuốn sách này đã cố gắng để có kết quả khả quan nhất cả về mặt nội dung và hình thức. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách quan chắc chắn vẫn còn những thiếu sót nhất định hoặc chưa đáp ứng yêu cầu của những đối tượng khác nhau. Chúng tôi mong muốn trong quá trình sử dụng tài liệu, bạn đọc sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện tài liệu phục vụ đông đảo người sử dụng hơn nữa.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY LÂM NGHIỆP, CÂY ĐẶC SẢN RỪNG, PGS. TS. PHẠM ĐỨC TUẤN (CHỦ BIÊN) VÀ GS. TS. NGUYỄN XUÂN QUÁT, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật trồng một số cây lâm nghiệp, đặc sản rừng, Kỹ thuật trồng một số cây lâm nghiệp, Kỹ thuật trồng một số cây đặc sản rừng, lâm nghiệp, khuyến lâm, lâm sinh