Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn KINH TẾ NNamp;PTNT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KINH TẾ NNamp;PTNT. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ CÁCH TIẾP CẬN CHUYỂN ĐỔI SINH THÁI - XÃ HỘI: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (AGRICULTURAL PRODUCTION IN VIETNAM FROM THE SOCIAL-ECOLOGICAL TRANSFORMATION APPROACH: OPPORTUNITIES, CHALLENGES AND POLICY IMPLICATIONS), ĐÀO THANH TRƯỜNG VÀ PHILIP DEGENHARDT (ĐỒNG CHỦ BIÊN), NXB LAO ĐỘNG


Biến đổi khí hậu và Đại dịch Covid - 19 đã và đang tạo ra những tác động kép đến sản xuất nông nghiệp, hệ thống thực phẩm và việc thực hiện các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững. Là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đang đứng trước những thách thức trong việc ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và việc lựa chọn định hướng phát triển cho một nền nông nghiệp giàu bản sắc nhưng phải có khả năng thích ứng cao với những biến đổi xã hội đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.


Từ năm 2018, Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á - Văn phòng đại diện tại Hà Nội đã cùng xây dựng ý tưởng một chuỗi các dự án từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội đầu tiên ở Việt Nam và bước đầu đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Sự chuyển đổi mô hình từ phát triển bền vững sang chuyển đổi sinh thái - xã hội là một điểm khởi đầu mà chúng tôi tin rằng có thể cung cấp những giải pháp giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp, khắc phục những hạn chế của các hệ thống nông nghiệp thâm dụng đầu vào, đặc biệt trong bối cảnh nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19.


Từ những kết quả bước đầu, ban điều phối dự án đã tiếp tục đề xuất và được sự tài trợ của Quỹ xuất bản cuốn sách với tựa đề “Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách”. Cuốn sách tập hợp 20 bài viết là kết quả nghiên cứu, những ý tưởng mới nhất của các chuyên gia, các nhà khoa học về giải pháp, lộ trình của Việt Nam để vượt qua những thách thức của bối cảnh Covid-19 và biến đổi khí hậu. Ấn phẩm được kỳ vọng sẽ cung cấp những cách tiếp cận và khung mẫu mới trong phát triển nông nghiệp và hệ thống lương thực nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái - xã hội.


Cuốn sách gồm hai phần:


Phần 1: Tiếp cận chuyển đổi sinh thái-xã hội với sản xuất nông nghiệp


Phần 1 tập hợp các bài viết khai thác những vấn đề lý thuyết, các cách tiếp cận và thuật ngữ liên quan đến chuyển đổi sinh thái - xã hội (SET) về sản xuất nông nghiệp và hệ thống lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng. Trong đó, các tác giả và nhóm tác giả đi sâu phân tích giải pháp dựa vào tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp chuyển đổi trong bối cảnh biến đổi toàn cầu, cũng như những thách thức về thể chế thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam và những điều kiện để Việt Nam hướng đến hệ thống nông thực phẩm bền vững, mô hình nào thay thế cho tăng trưởng thuần GDP.


Phần 2: Đảm bảo và phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm, nông sản trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái-xã hội ở Việt Nam


Bối cảnh biến đổi khí hậu và Đại dịch Covid-19 đã tạo ra những tác động mạnh mẽ đến an ninh lương thực, chủ quyền lương thực của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Phần 2 cung cấp bức tranh toàn cảnh về sản xuất nông nghiệp và vấn đề phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm ở Việt Nam từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội. Các bài viết tập trung trình bày kết quả nghiên cứu về thực tiễn, giải pháp để đảm bảo và phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm, nông sản và những vấn đề liên quan khác như: phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm, chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm nông nghiệp mang tên địa danh; sử dụng phân bón cho sản xuất trồng trọt hướng đến một nền nông nghiệp sinh thái; du lịch nông nghiệp hướng đến chuyển đổi nông nghiệp đa chức năng và chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Nội dung Phần 2 mang đến những luận giải sâu sắc và có giá trị thực tiễn về chủ đề chuyển đổi sinh thái - xã hội trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đưa ra những hàm ý chính sách góp phần cung cấp những luận cứ cho quá trình hoạch định chính sách.


Sau hơn 3 năm triển khai dự án, chúng tôi rất vui mừng vì đã đón nhận những phản hồi tích cực từ cộng đồng khoa học và các nhà hoạch định chính sách với những ấn phẩm thường niên về chuyển đổi sinh thái - xã hội trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Viện Chính sách và Quản lý và RLS SEA. Chúng tôi kỳ vọng rằng, ấn phẩm tiếp theo này sẽ tiếp tục lan tỏa và phát triển các định hướng nghiên cứu về chuyển đổi sinh thái - xã hội trong sản xuất nông nghiệp, cũng như mở rộng mạng lưới nghiên cứu, các diễn đàn khoa học liên ngành mang tầm khu vực về vấn đề chuyển đổi kinh tế, sinh thái - xã hội trong thời gian tới.


Với ý nghĩa và giá trị lý luận và thực tiễn của nội dung cuốn sách, xin trân trọng giới thiệu công trình nghiên cứu này tới các chuyên gia, các học giả, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các độc giả gần xa.


[EBOOK] SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ CÁCH TIẾP CẬN CHUYỂN ĐỔI SINH THÁI - XÃ HỘI: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (AGRICULTURAL PRODUCTION IN VIETNAM FROM THE SOCIAL-ECOLOGICAL TRANSFORMATION APPROACH: OPPORTUNITIES, CHALLENGES AND POLICY IMPLICATIONS), ĐÀO THANH TRƯỜNG VÀ PHILIP DEGENHARDT (ĐỒNG CHỦ BIÊN), NXB LAO ĐỘNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PRRT 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách, Tiếp cận chuyển đổi sinh thái-xã hội với sản xuất nông nghiệp, Đảm bảo và phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm, nông sản trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái-xã hội ở Việt Nam

[EBOOK] SỔ TAY TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, TSKH. BẠCH QUỐC KHANG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn trong các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, cơ điện nông nghiệp... ở quy mô nhỏ và vừa, kết hợp công nghệ cổ truyền với hiện đại là một trong những hướng đi quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Một mặt tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, mặt khác góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng nông, lâm sản, cũng như tạo ra nhiều hàng hoá có giá trị, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và tiến tới xuất khẩu. Không những thế, việc phát triển ngành nghề còn góp phần thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến và dịch vụ.


Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối đã tổ chức biên soạn bộ sách “Khuyến công”, nhằm giúp nông dân có thêm thông tin để tìm hiểu, chọn lọc và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật về công nghệ, thiết bị trong phát triển một số ngành nghề ở nông thôn.


Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự hợp tác nhiệt tình của các tác giả, nhiều nhà khoa học và nhiều cơ quan, đơn vị, nhất là của các viện nghiên cứu trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn và rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.


Đây là những cuốn sách nằm trong chương trình khuyến công hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phục vụ nông dân. Hy vọng bộ sách sẽ được chuyển tới tay bà con nông dân, được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người sử dụng để bộ sách ngày càng được hoàn thiện hơn.


[EBOOK] SỔ TAY TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, TSKH. BẠCH QUỐC KHANG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sổ tay nghề nông, phát triển cơ sở nghề nông, phát triển nông thôn, nghề nông thôn, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn

[EBOOK] THƯ VIỆN NÔNG THÔN, NGUYỆT ÁNH VÀ ĐỖ HỮU DƯ (BIÊN DỊCH), NXB VĂN HÓA


Cuốn sách này do phòng nghiên cứu nghiệp vụ Thư viện Quốc gia Liên Xô mang tên V. I. Lê-nin biên soạn, trên cơ sở lồng hợp kinh nghiệm hoại động của các thư viện nông thôn ở Liên Xô vào những năm 70. Sách được trình bầy dưới dạng tra cứu dùng cho các thư viện huyện, cụm, thư viện xã, các phòng đọc sách và tủ sách xã, hợp tác xã và tạp đoàn sản xuất hiện nay, trên đất nước ta đã xây dựng được gần với thư viện huyện, gần 2000 thư viện xã và vài ngàn phòng đọc sách, tủ sách cơ sở ở nông thôn. Quy chế của thư viện huyện và thư viện xã do Bộ Văn Hóa ban hành lá cơ sở về tổ chức hoạt động của các thư viện trên địa bàn cấp huyện. Tuy nhiên, với những biến đổi lớn ở nông thôn hiện nay về mặt kinh tế, xã hội, đã đặt ra những vấn đề mới cho các thư viện có liên quan đến đối tượng phục vụ và nội dung hoạt động. Cuốn sách trình bầy một cách đa dạng các hình thức và phương pháp công tác mới, chỉ dẫn sáng tỏ cơ cấu vốn sách nhằm thỏa mãn một cách đầy đủ những yêu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân ở nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.


Vớt tư cách là các thư viện công cộng tổng hợp, ngoài nhiệm vụ chính phục vụ việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, các thư viện huyện, xã, hợp tác xã còn có nhiệm vụ giúp xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Những biện pháp tuyên truyền giới thiệu các tài liệu xã hội chính trị, khoa học tự nhiên và thẩm mỹ là những bài học rất quý báu về thực tiễn đối với chúng ta. Ngoài ra, cuốn sách cũng giành một chương để hướng dẫn đọc cho thiếu nhi. Bằng cách phân tích tâm lý các lứa tuổi và nhu cầu đọc, chúng ta nắm được một cách toàn diện các biện pháp về chuyên môn cần thực hiện đối với thế hệ đang trưởng thành qua công tác sách.


Quá nửa cuốn sách đề cập đến những vấn đề kỹ thuật của các thư viện nông thôn và chúng tôi đã lược bỏ bởi vì, những vấn đề đó đã được đề cập trong cuốn "Sổ tay thư viện huyện, xã" do Nhà xuất bản Văn Hóa xuất bản năm 1979.


Chúng tôi lưu ý các trường thư viện huyện và phụ trách các thư viện, phòng đọc sách, họp tác xã chương phân tích nhu cầu đọc nâng cao trình độ nghề nghiệp của nhân dân nông thôn, đồng thời, đề nghị, khi sử dụng sách, cần vận dụng một cách sáng tạo các kinh nghiệm, trên cơ sở đặc điểm cụ thể của địa phương mình.


Hy vọng tập sách này sẽ góp phần nâng cao thêm một bước chất lượng và trình độ hoạt động của các thư viện nông thôn nước ta, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới ở cơ sở.


[EBOOK] THƯ VIỆN NÔNG THÔN, NGUYỆT ÁNH VÀ ĐỖ HỮU DƯ (BIÊN DỊCH), NXB VĂN HÓA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sổ tay thư viện nông thôn, thư viện ở nông thôn, tổ chức thư viện ở nông thôn, phát triển nông thôn, nông nghiệp và phát triển nông thôn

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MARKETING NÔNG NGHIỆP, PGS. TS. NGUYỄN NGUYÊN CỰ (CHỦ BIÊN) ET AL., ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập vào nền kinh tế Thế giới, nông nghiệp nước nhà đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn.


Để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp có hiệu quả, nhu cầu được học tập và trang bị những kiến thức lý thuyết và thực hành Marketing nông nghiệp đang đặt ra hết sức cấp thiết.


Cuốn sách “Marketing nông nghiệp” do tập thể giáo viên Bộ môn Quản trị kinh doanh - Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội biên soạn, được dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho giáo viên và sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và quản trị kinh doanh nông nghiệp. Ngoài ra cuốn sách cũng có thể là tài liệu bổ ích cho các giáo viên và sinh viên các chuyên ngành khác có liên quan, các cán bộ nghiên cứu và các cán bộ hoạt động thực tiễn trong ngành nông -lâm - ngư nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và quản lý nông nghiệp.


Những nội dung được đề cập trong cuốn sách ngoài những nguyên lý cơ bản và hệ thống của khoa học Marketing, cuốn sách đã bước đầu nêu được những đặc điểm cơ bản và sự vận dụng khoa học Marketing trong hoạt động thực tiễn của nền nông nghiệp Việt Nam khi tham gia vào nền kinh tế thị trường.


Tham gia biên soạn là những giảng viên có nhiều năm giảng dạy Marketing nông nghiệp, được phân công cụ thể như sau:


- PGS. TS Nguyễn Nguyên Cự - Chủ biên và viết các chương I; VIII; IX.


- KS. Hoàng Ngọc Bích viết các chương II; X.


- ThS. Đặng Văn Tiến viết các chương III; IV; VII.


- KS. Đỗ Thành Sương viết các chương V; VI.


Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các đồng nghiệp trong Bộ môn Quản trị kinh doanh và Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, các nhà khoa học đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình soạn thảo cuốn sách này.


Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, nhưng do lần đầu tiên ra mắt nên cuốn sách không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả các độc giả và xin chân thành cảm ơn.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH MARKETING NÔNG NGHIỆP, PGS. TS. NGUYỄN NGUYÊN CỰ (CHỦ BIÊN) ET AL., ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Marketing nông nghiệp, giáo trình Marketing nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, kinh tế và phát triển nông thôn, quản trị kinh doanh nông nghiệp

[EBOOK] ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TỚI ĐÓI NGHÈO, JUDY L. BAKER, VŨ HOÀNG LINH (DỊCH), NXB VĂN HÓA THÔNG TIN

Đánh giá tác động là một phương pháp đo lường kết quả của một chương trình hay dự án trên cơ sở tách biệt với các nhân tố có thể khác.


Đánh giá tác động nhằm vào việc xác định dự án có tạo ra được những tác động mong muốn, và tác động đó có phải do việc thực hiện dự án mang lại hay không? Các nhận thức thu được từ các nghiên cứu đánh giá dự án sẽ cung cấp đầu vào quan trọng cho việc thiết kế đúng đắn các dự án trong tương lai.


Cuốn "Đánh giá tác động cửa các dự án phát triển tới đói nghèo - Sổ tay dành cho cán bộ thực hành" này nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý dự án và các nhà phân tích chính sách các công cụ cần thiết cho việc đánh giá tác động của dự án.


Nội dung cuốn sách, ngoài Lời nói đầu, gồm có 4 chương và 6 phụ lục.


Chương 1: Trình bày một cách tổng quát về các khái niệm và phương pháp đánh giá tác động.


Chương 2: Nêu các bước quan trọng trong thiết kế thực hiện đánh giá tác động.


Chương 3: Minh họa các kỹ thuật phân tích đa dạng thông qua một nghiên cứu tình huống.


Chương 4: Thảo luận các bài học kinh nghiệm từ những đánh giá thành công của một số dự án về đói nghèo.


Trong phần Phụ lục, đề cập tới các nghiên cứu tình huống, và nêu những ví dụ tiêu biểu về các thành phần quan trọng cần thiết cho việc hoạch định bất kỳ một đánh giá tác động nào.


Những ví dụ minh họa trong cuốn sách tập trung vào việc đánh giá tác động của các dự án hướng tới người nghèo.


Chúng tôi dịch và xuất bản cuốn sách trên với mong muốn cung cấp cho bạn đọc một tài liệu tham khảo bổ ích trong lĩnh vực này.


Trong quá trình biên dịch, mặc dù người dịch, những người biên tập đã có nhiều cố gắng, nhưng do có nhiều thuật ngữ kỹ thuật mới, chưa có những khái niệm tương đương ở nước ta nên khó tránh khỏi những chỗ khó diễn tả, thiếu sót...


Nhà xuất bản xin giới thiệu cuốn sách và mong nhận đựơc những ý kiến đóng góp của bạn đọc.


[EBOOK] ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TỚI ĐÓI NGHÈO, JUDY L. BAKER, VŨ HOÀNG LINH (DỊCH), NXB VĂN HÓA THÔNG TIN


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, Đánh giá tác động cửa các dự án phát triển tới đói nghèo, khái niệm và phương pháp đánh giá tác động, thiết kế thực hiện đánh giá tác động, kỹ thuật phân tích đa dạng thông qua một nghiên cứu tình huống

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG, TS. LÊ ANH TUẤN, VIỆN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ




Biến đổi khí hậu là một thực thể diễn tiến trong quá khứ cũng như hiện tại và được phỏng đoán là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai. Sự phát thải quá nhiều chất khí như CO2, CH4, N2O, CFCs, ... vào bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, hệ quả tạo nên hiện tượng nóng lên toàn cầu làm băng ở Bắc và Nam cực, cũng như các dải băng ở các dãy núi cao tan nhanh hơn khiến mực nước biển đang có xu thế dâng cao, cán cân tuần hoàn nước thay đổi làm đe dọa toàn bộ hệ sinh thái hiện hữu, đặc biệt là các vùng đất thấp, vùng ven biển. Tại Việt Nam, phần lớn cư dân sống tập trung với mật độ cao ở các vùng đất có độ cao dưới 10 mét so với mực nước biển, nhất là các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng bằng sông Hồng và một số vùng duyên hải miền Trung. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết bất thường, đặc biệt là bão lũ.


Việc xây dựng các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu là một yêu cầu thực tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang đặt ra tương ứng với các kịch bản thay đổi lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và điều kiện thời tiết biến động ở từng địa phương. Những ngành nghề có đặc điểm nhạy cảm với biến đổi khí hậu như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, y tế, quản lý tài nguyên nước, rừng, biển và đa dạng sinh học, ... cần có những biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng phù hợp. Việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển bền vững.


Hiện nay đã có một số công cụ để giúp cho các địa phương thực hiện việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển cụ thể của địa phương với sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các cấp chính quyền và các tổ chức Phi chính phủ khác. Để giúp cho cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ kỹ thuật và các tổ chức xã hội dân sự địa phương một phương pháp tiếp cận tương đối phù hợp với cộng đồng, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD), Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ (Viện DRAGON), Mạng lưới Bảo vệ Môi trường và Ứng phó với Biến đổi Khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (MekongNet) với sự tài trợ của Tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung (CHLB Đức) đã liên kết xuất bản quyển sách này như một cẩm nang hướng dẫn cho các bước thực hành việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cuốn cẩm nang này do Tiến sỹ Lê Anh Tuấn biên soạn.


Hy vọng cuốn sách này là một tài liệu thực hành cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi được xem là một trong ba đồng bằng chịu tác động của biến đổi khí hậu cực kỳ lớn nhất trên thế giới lên sinh kế của người dân. Tài liệu khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự đóng góp của người đọc để có những chỉnh sửa và cải tiến tốt hơn cho các lần xuất bản sau.


Trân trọng giới thiệu.

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG, TS. LÊ ANH TUẤN, VIỆN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, biến đổi khí hậu, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thích nghi với biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn

[EBOOK] CHO ĐƯỢC CÓ HOA LỢI NHIỀU HƠN VÀ TỐT HƠN, P. BRAEMER, DỊCH GIẢ: NGUYỄN CÔNG TIỂU, SỞ CANH NÔNG


Vai trò, vị trí của nông nghiệp. Vấn đề cải tiến nông nghiệp ở Bắc Kỳ: cải tạo đất, chọn giống cây trồng và kĩ thuật trồng trọt. Cách phòng trừ các loại sâu, bệnh cho hoa màu.

- Nghề nông tiến bộ

- Làm thế nào mà cải lương được nghề nông ở Bắc Kỳ

- Những cuộc thí nghiệm

- Cải lương về đất

- Cải lương về cây

- Đem cây nơi khác về trồng

- Cải lương cách cấy trồng và đồ điền khí

- Cách trừ những loại làm hại hoa màu

- Kết luận


[EBOOK] CHO ĐƯỢC CÓ HOA LỢI NHIỀU HƠN VÀ TỐT HƠN, P. BRAEMER, DỊCH GIẢ: NGUYỄN CÔNG TIỂU, SỞ CANH NÔNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cho được có hoa lợi nhiều hơn và tốt hơn, cải tạo đất, chọn giống cây trồng và kĩ thuật trồng trọt, Cách phòng trừ các loại sâu bệnh cho hoa màu, Nghề nông tiến bộ, Làm thế nào mà cải lương được nghề nông ở Bắc Kỳ, Cải lương về đất, Cải lương về cây, Đem cây nơi khác về trồng, Cải lương cách cấy trồng và đồ điền khí

[EBOOK] Bộ công cụ PRA cho VDP (Bộ công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia trong lập kế hoạch Phát triển thôn bản)


Bộ công cụ PRA này ban đầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La và Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà hợp tác xây dựng cho tỉnh Sơn La từ năm 1995 đến năm 2001. Năm 2003, Bộ công cụ này được Dự án Hỗ trợ Phổ cập và đào tạo trong Nông nghiệp và Lâm nghiệp vùng cao - ETSP (Helvetas) chỉnh sửa và mở rộng, cùng với Dự án Phát triển Nông thôn Đaklak - RDDL, để áp dụng cho tỉnh Đaklak.

Sự đóng góp của ETSP cho tài liệu này đặc biệt quan trọng. ETSP đã bổ sung và hoàn thiện bộ công cụ PRA trên cơ sở tham khảo từ:

Sontheimer, S. et al., 1999, PRA toolbox, Joint Back to Office Report, Technical Backstopping to the Preparatory Phase of GCP/ETH/056/BEL, Ethiopia

Guijt, I., 1998, Participatory monitoring and impact assessment of sustainable agriculture initiatives, SARL discussion paper 1, IIED, London

Bộ công cụ PRA tạo điều kiện cho người dân thảo luận và phân tích tình hình của thôn bản. Đây cũng là một hình thức của Lập kế hoạch phát triển thôn bản. Kết quả từ nhóm làm việc PRA sẽ được nhập trực tiếp vào kế hoạch thôn bản.


[EBOOK] Bộ công cụ PRA cho VDP (Bộ công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia trong lập kế hoạch Phát triển thôn bản)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bộ công cụ PRA, VPD, quy hoạch đất đai, phát triển nông thôn, đánh giá nông thôn, đánh giá đất đai, phát triển thôn bản, lập kế hoạch phát triển nông thôn

[EBOOK] HỎI ĐÁP VỀ THÂM CANH - XEN CANH TĂNG THU HOẠCH, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB THANH HÓA




Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành nông nghiệp nước ta đã có những bước tiến nhảy vọt. Những thành tựu, những lợi ích kinh tế mà ngành nông nghiệp đem lại đã cổ vũ bà con nông dân trong sản xuất. Chúng ta đều biết rằng một thời gian dài trong truyền thống nước ta, người nông dân thường sản xuất theo lối quảng canh, vì vậy mà công đầu tư khá lớn, nhưng hiệu quả thì lại không cao lắm. Chính vì vậy, khi người nông dân áp dụng các mô hình xen canh, thâm canh thì hiệu quả đã tăng lên rõ rệt. Nhận thức được sự chuyển biến tích cực đó, người nông dân nước ta đã biết kết hợp giữa truyền thống và kiến thức nông nghiệp mới. Tuy nhiên, trong quá trình này, có rất nhiều vướng mắc phát sinh đòi hỏi bà con nông dân phải giải quyết. Do chưa có điều kiện để tiếp xúc nhiều với các sách vở nông nghiệp, vì vậy rất nhiều bà con nông dân đã viết thư gửi đến Ban Biên tập - Biên dịch Công ty Văn hóa Bảo Thắng xin giải đáp những thắc mắc. Để đáp lại sự tin tưởng của bà con, Ban Biên tập - Biên dịch Công ty Văn hóa Bảo Thắng đã tiến hành phân loại câu hỏi và mời chuyên gia trả lời những vấn đề mà bà con quan tâm. Trong rất nhiều vấn đề, chúng tôi chọn ra những câu hỏi về kỹ thuật trồng xen cây rừng, cây ăn quả, kỹ thuật nuôi thâm canh cá, kỹ thuật chăn nuôi kết hợp Vịt - Cá - Lúa.., để tập hợp thành cuốn "HỎI ĐÁP VỀ THĂM CANH, XEN CANH TĂNG THU HOẠCH".


Trong cuốn sách này, chúng tôi đi sâu đề cập đến những vấn đề về kỹ thuật nông nghiệp mới. Hy vọng rằng những kiến thức đó không chỉ có tác dụng cho người đặt câu hỏi mà còn giúp ích cho nhiều người khác. Với tập sách này cùng với các tập sách khác trong bộ sách "SỔ TAY LÀM GIÀU CHO NÔNG THÔN", Công ty Văn hoá Bảo Thắng và Nhà xuất bản Thanh Hóa muốn gửi tới bà con những biện pháp để có thể thu được hiệu quả cao trong sản xuất.


Xin chúc bà con thành công!


[EBOOK]  HỎI ĐÁP VỀ THÂM CANH - XEN CANH TĂNG THU HOẠCH, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB THANH HÓA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, hỏi đáp về thâm canh tăng thu hoạch, hỏi đáp về xen canh tăng thu hoạch, hỏi đáp về thâm canh xen canh tăng thu hoạch,  kỹ thuật trồng xen cây rừng, kỹ thuật trồng xen cây ăn quả, kỹ thuật nuôi thâm canh cá, kỹ thuật chăn nuôi kết hợp Vịt - Cá - Lúa

[EBOOK] HỎI - ĐÁP VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, PHAN CÔNG CHUNG (CHỦ BIÊN), NXB THANH HÓA

Kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới của đất nước và phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Kinh tế trang trại đã góp phần tạo ra một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội ở nông thôn.

Cả nước ta hiện nay có 113.000 trang trại. Trong đó các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra có 67.000 trang trại, với mức vốn đầu tư trung bình cho một trang trại là 116,22 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy kinh tế trang trại đã có sự phát triển cả về số lượng và quy mô. Tuy nhiên, qua khảo sát 3.044 trang trại thuộc 15 tỉnh và thành phố cho thấy chỉ có 31,8% chủ trang trại có trình độ từ sơ cấp đến đại học. Hơn nữa, dù có trình độ nhưng các chủ trang trại vẫn còn rất thiếu những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế này. Bởi vậy, tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức thông tin là một việc làm cần thiết.

Cuốn sách "HỎI ĐÁP VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP" mà các bạn cầm trên tay cũng là một công trình nằm trong chủ chương đó. Rất nhiều vấn đề lớn, nhỏ trong việc quản lý, định hướng hoạt động kinh doanh của một trang trại được chúng tôi tập hợp trong phần I của cuốn sách này dưới dạng hỏi - đáp. Mỗi câu hỏi là một vấn đề được nhiều chủ trang trại quan tâm. Những vấn đề này, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước, cùng nhiều ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia có uy tín để trình bày lý giải cặn kẽ, dễ hiểu. Phần II của cuốn sách giới thiệu tới bạn đọc "kĩ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam". Đây là những loại cây rất phù hợp trong việc phát triển kinh tế trang trại Có thể nói những vấn đề cơ bản của kinh tế trang trại cũng như của kỹ thuật trồng cây công nghiệp đã được đề cập đầy đủ trong cuốn sách này nhưng đây là một hình thức kinh doanh có nhiều thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế nước nhà nêu chắc chắn trong thực tế còn nhiều khúc mắc khác.

Chúng tôi chỉ coi đây là một sự gợi mở về đề tài này và hy vọng trong thời gian tới các bạn sẽ tiếp tục gửi câu hỏi trao đổi tới chúng tôi để chúng ta cùng có nhiều hiểu biết thấu đáo về kinh tế trang trại. 

Chúc các bạn thành công!

[EBOOK] HỎI - ĐÁP VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, PHAN CÔNG CHUNG (CHỦ BIÊN), NXB THANH HÓA

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, hỏi đáp về kinh tế trang trại, kinh tế trang trại, kỹ thuật trồng cây công nghiệp, kĩ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam, cây công nghiệp, trồng và chăm sóc cây công nghiệp, hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây công nghiệp

[EBOOK] CÁCH THỨC CẢI TẠO VƯỜN VÀ AO THẢ CÁ Ở GIA ĐÌNH, KS. HÀ THỊ HIẾN, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC

PHẦN I

CẢI TẠO VƯỜN RAU VÀ VƯỜN QUẢ

I. NHỮNG YÊU CẦU TRONG CẢI TẠO VUÒN RAU, VƯỜN QUẢ

1. Phương hướng cải tạo vườn

Mỗi gia đình, để có được một mảnh vườn với đầy đủ các loại rau, quả cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng cho nhu cầu hàng ngày của gia đình và có dư thừa để bán tăng thu nhập. Người làm vườn cần phải biết cách lập và cải tạo vườn. Dưới đây là những phương hướng cụ thể trong quá trình cải tạo:

+ Cần xác định được những loại cây trồng chính trong vùng. Dựa trên điều kiện tự nhiên như đất đai, địa hình, khí hậu... để bố trí cây trồng trong vườn sao cho thích hựp.

+ Chọn giống thích hợp, giống tốt, sạch bệnh để trồng.

+ Kiểm tra độ màu mỡ, phì nhiêu của đất vườn.

+ Tiến hành tỉa bỏ những cây có tán lớn, ra quả ít, giá trị kinh tế thấp.

+ Thực hiện biện pháp luân canh, xen canh đa dạng cây trồng để tiết kiệm diện tích và tận dụng tối đa đất trồng.

+ Mục đích sử dụng sản phẩm từ cây trồng khi thu hoạch...

[EBOOK] CÁCH THỨC CẢI TẠO VƯỜN VÀ AO THẢ CÁ Ở GIA ĐÌNH, KS. HÀ THỊ HIẾN, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cải tạo vườn tạp, kỹ thuật cải tạo vườn tạp, cải tạo ao thả cá ở gia đình, kỹ thuật cải tạo vườn tạp và ao thả cá ở gia đình, kinh tế hộ gia đình, phát triển nông thôn, cải tạo vườn tạp

[EBOOK] CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, NXB NÔNG NGHIỆP


Cùng với nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm của Việt Nam đã được hình thành ngay từ thủa đầu dựng nước. Đánh giá được vai trò của chăn nuôi trong nông nghiệp, ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ đã cho thành lập Nha Mục súc-Ngư nghiệp trong Bộ Canh nông, từ những năm trong thập niên 70 của Thế kỷ XX Nhà nước ta đã có chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Cũng nhờ đây mà ngành chăn nuôi đã có được những bước phát triển nhất định, chuyển dần từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, nhiều tiến bộ kỹ thuật về con giống, chuồng trại, dinh dưỡng và thú y của thế giới đã được du nhập và áp dụng vào Việt Nam. Các tiến bộ kỹ thuật đã có tác dụng cải thiện đáng kể năng suất vật nuôi, góp phần quan trọng trong sản xuất và cung ứng thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.


Tuy nhiên do những hạn chế khách quan mà trong một thời gian dài tỷ trọng đầu tư cho chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển nên trình độ và năng lực sản xuất của chăn nuôi nước ta vẫn còn rất thấp. Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải có những thay đổi căn bản theo hướng thâm canh sản xuất hàng hoá như Nghị quyết số 8-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X ngày 5/2/2007 đã yêu cầu: cần điều chỉnh quy hoạch phát triển, nhanh chóng có biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm dự báo sẽ ảnh hưởng mạnh trong thời gian tới, trong đó có thịt, trứng, sữa... trên nguyên tắc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao hơn; hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao giống mới, tiến bộ kỹ thuật tiên tiến cho nông dân. Thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất gắn liền với việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác...

Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn và định hướng mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ngành đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, nhằm định hướng những mục tiêu và giải pháp chính huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Đây là thành quả lao động to lớn và nghiêm túc của tập thể cán bộ quản lý, các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, người chăn nuôi trong cả nước. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương đến sự nghiệp phát triển chăn nuôi nước nhà.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển triển nông thôn xin chân thành cảm ơn sự đóng góp có hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao của Tổ soạn thảo và các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế, sự tham gia rộng rãi của các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài ngành chăn nuôi, các doanh nghiệp, hiệp hội, người chăn nuôi trong cả nước và nhất là các đồng chí lãnh đạo ngành, các nhà khoa học tuy tuổi cao đã nhiệt thành tham gia đóng góp rất nhiều ý kiến quý giá cho nội dung của Chiến lược này.

Trong quá trình thực hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các bộ ngành, các địa phương, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, hiệp hội... cùng người chăn nuôi triển khai thành công những mục tiêu mà chiến lược đã đề ra.


[EBOOK] CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, chiến lược phát triển chăn nuôi, phát triển ngành chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, cơ cấu ngành chăn nuôi, phát triển nghề chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm