Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn NÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] SINH HOÁ HỌC VỚI CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG NGHỆ GEN (GIÁO TRÌNH CAO HỌC NÔNG NGHIỆP), PGS. TS. HOÀNG VĂN TIẾN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Nhằm cung cấp kịp thời tài liệu học tập chính thức cho đào tạo cao học, nghiên cứu sinh và từng bước nâng cao chất lượng để hòa nhập với cộng đồng quốc tế về hai bậc đào tạo này. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu giáo trình : “Sinh hoá học với cơ sở khoa học của công nghệ gen” của tập thể tác giả : PGS. PTS. Hoàng Văn Tiến, GS.PTS. Lê Khắc Thận và GS.TS. Lê Doãn Diên do PGS.PTS. Hoàng Văn Tiến chủ biên. Đây là cuốn sách được biên soạn khá công phu từ các bài giảng chọn lọc của nhiều khoá đào tạo cao học, trên cơ sở kế thừa những thành tựu mới của cộng đồng quốc tế về công nghệ gen, kỹ thuật PCR, RAPD, RFLP... Sinh hoá học hiện đại là cơ sở cho công nghệ sinh học, công nghệ gen - một trong những mũi nhọn của khoa học thế kỷ 21. Đây là lĩnh vực đang có tốc độ phát triển như vũ bão đã và đang có những tác động mạnh mẽ làm biến đổi sâu sắc trong sinh học, nông nghiệp và y học...

Sinh hoá học là môn khoa học cơ sở cho nhiều ngành khoa học khác: Sinh lý học, Dinh dưỡng và thức ăn của cây trồng vật nuôi. Sinh hoá học được ứng dụng, giảng dạy và học tập rộng rãi. Tuy nhiên, ở nước ta nó chưa được đầu tư thích đáng, đây là những hạn chế khách quan và chủ quan trong biên soạn giáo trình này. Mặc dầu tập thể tác giả đã làm việc với tinh thần nỗ lực cao, nghiêm túc, song giáo trình chắc sẽ còn những khiếm khuyết khó tránh. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

[EBOOK] SINH HOÁ HỌC VỚI CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG NGHỆ GEN (GIÁO TRÌNH CAO HỌC NÔNG NGHIỆP), HOÀNG VĂN TIẾN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Sinh hoá học với cơ sở khoa học của công nghệ gen, giáo trình Sinh hoá học với cơ sở khoa học của công nghệ gen, sinh hóa học, công nghệ gen

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC SẦU RIÊNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học; suy giảm về số lượng và chất lượng nông sản do bão, lũ lụt, khô hạn, xâm nhập mặn,... làm tăng thêm nguy cơ tuyệt chủng của thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Biến đổi khí hậu sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất an ninh lương thực.

Trong những năm qua, Ngành Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được các thành tựu to lớn trong sản xuất nông sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, kỹ thuật tưới tiêu,. đã được nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn sản xuất, góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra trong những năm gần đây. Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là CSA) - là một trong những giải pháp để giảm nhẹ sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một tài liệu tổng hợp hướng dẫn thực hành CSA nào đối với từng cây trồng, bao gồm áp dụng tổng hợp các quy trình kỹ thuật canh tác như ICM, IPM, một phải năm giảm, ba giảm ba tăng, tưới khô ướt xen kẽ, tưới tiết kiệm.

Từ năm 2014 - 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP). Mục tiêu là nâng cao tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp có tưới, trong đó Hợp phần 3 của Dự án đã hỗ trợ các tỉnh vùng Dự án thiết kế và thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu gồm: Áp dụng các gói kỹ thuật về sản xuất giống cây trồng, gói kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, đánh giá nhu cầu và áp dụng các phương pháp tưới tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng; sử dụng nước tiết kiệm và tăng hiệu ích sử dụng nước; tăng thu nhập cho nông dân; giảm tính dễ tổn thương với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; tổ chức và liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân.

Cục Trồng trọt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ phối hợp với Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi và các tỉnh tham gia Dự án triển khai các nội dung liên quan đến nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA). Trên cơ sở tổng kết các kết quả, tài liệu liên quan, Cục Trồng trọt xin giới thiệu Bộ tài liệu “Sổ tay Hướng dẫn gói kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu cho một số cây trồng chủ lực như lúa, màu, rau, cây ăn quả có múi (cam, bưởi), chè, hồ tiêu, điều, cà phê, nhãn, vải, xoài, chuối, thanh long và sầu riêng”. Bộ tài liệu này được xây dựng trên cơ sở thu thập, phân tích, tổng hợp, chuẩn hóa các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật tưới, tiêu nước, để hoàn thiện Quy trình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng nhằm phổ biến đến các tổ chức, cá nhân và các địa phương tham khảo áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

Đây là một trong những tài liệu đầu tiên được chuẩn hóa về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, đơn vị chủ trì xin được lắng nghe các góp ý của quý vị để tiếp tục hoàn thiện.

Cục Trồng Trọt và Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng cảm ơn Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ Dự án VIAIP, tập thể đội dự án, tập thể biên soạn và các chuyên gia đã đồng hành trong việc xuất bản Bộ tài liệu này.

CỤC TRỒNG TRỌT

TS. Nguyễn Như Cường

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC SẦU RIÊNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng sầu riêng, kỹ thuật canh tác sầu riêng, trồng sầu riêng thích ứng biến đổi khí hậu, biện pháp tưới tiêu sầu riêng

[EBOOK] SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÁI VỤ, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT

Sản xuất và tiêu dùng các loại thực phẩm an toàn cho sức khỏe nguời tiêu dùng, có chất lượng cao đang là xu thế được ưu tiên trong phát triển nông nghiệp thế giới những năm gần đây. Ở nước ta, trong những năm vừa qua, khi số lượng vụ ngộ độc thực phẩm liên tục gia tăng, với số nạn nhân bị ngộ độc trong mỗi vụ có khi lên đến cả trăm người, thì người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng những thực phẩm mình sẽ sử dụng hằng ngày, trong đó có rau xanh. Khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, nhu cầu về rau không chỉ tăng lên về số lượng, mà chất lượng rau cũng phải bảo đảm, đặc biệt là yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩrn. Không chỉ như vậy, những năm gần đây, nhu cầu về rau an toàn trái vụ cũng ngày càng gia tăng khi người dân mong muốn được ăn loại rau xanh mình yêu thích quanh năm. Vì vậy, diện tích đất trồng rau an toàn trái vụ đã gia tăng mạnh mẽ trong nhũng năm gần đây.

Cũng như sản xuất rau chính vụ, để sản xuất rau an toàn trái vụ, cần phải bảo đảm các yêu cầu như rau được sản xuất trong điều kiện đất và nước an toàn, không gần các nguồn tác nhân gây ô nhiễm, theo quy trình sản xuất an toàn... Bên cạnh đó, khác với rau chính vụ, việc sản xuất rau an toàn trái vụ có những yêu cầu kỹ thuật riêng, phải bảo đảm nghiêm ngặt thì rau mới sinh trưởng và phát triển tốt, bảo đảm chất lượng dinh dưỡng, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhằm cung cấp tài liệu cho các đơn vị, tổ chức, các hộ gia đình, trang trại và các cá nhân trong việc quản lý sản xuất rau an toàn trái vụ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia -Sự thật xuất bản cuốn sách Quản lý sản xuất rau an toàn trái vụ.

Nội dung cuốn sách gồm 2 phần: Phần I giới thiệu những nguyên tắc chung trong sản xuất rau an toàn như các nguyên nhân gây ô nhiễm, các nguyên tắc sản xuất rau an toàn, quy định chung về GAP trong sản xuất rau an toàn, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn của Nhà nước; Phần II giới thiệu kỹ thuật sản xuất rau an toàn trái vụ (quy trình canh tác, bảo vệ, quản lý trong và sau thu hoạch...) cho một số loại rau như cà chua, bắp cải, cải xanh, dưa chuột, đậu côve, đậu đũa, mướp đắng, xà lách,...

Quản lý sản xuất rau an toàn trái vụ là vấn đề còn đang tiếp tục được thử nghiệm ở nhiều nơi, nên trong quá trình biên soạn, mặc dù các tác giả và biên tập viên đã rất cố gắng nhưng khó tránh khỏi còn thiếu sót. Nhà xuất bản và nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.


[EBOOK] SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÁI VỤ, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, sản xuất rau an toàn trái vụ, kỹ thuật sản xuất rau an toàn, kỹ thuật sản xuất rau sạch, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tiên tiến

[EBOOK] THE PERMACULTURE HANDBOOK (Garden Farming for Town and Country), by Peter Bane, Published by New Society


Permaculture is a design system for sustainable living and land use first articulated by Bill Mollison and myself in Australia in the mid-1970s. Since then it has spread around the world stimulating creative household and community initiatives to reduce ecological footprint, increase resilience and relocalize economies. While the scope of permaculture applications ranges from aquaculture to design against disaster, from ecological building to local currencies, many people would understand permaculture as being a form of organic gardening.

The idea that gardening is the most sustainable form of agriculture and the basis for the relocalization of our economies, proposed in Permaculture One (1978), was reinforced in a short essay I wrote in 1991, Gardening As Agriculture. In that essay I asserted that gardening should be recognized as a serious and important form of agriculture that functions as an incubator for new farmers and farming methods.

Over the last three decades a small but growing number of pioneers informed by permaculture and related concepts have shown how this is possible. In recent years the grassroots explosion of interest in food gardening and farming is reshaping mainstream approaches to sustainability. This belated recognition is a hopeful sign that an abundant and resilient future is possible by redesign of food production and consumption.

With his chosen term “garden farming,” long-time permaculture writer, publisher, teacher and practitioner Peter Bane crystallizes this concept for those new to permaculture as well as its seasoned practitioners seeking to extend their chosen way of life into a livelihood. In focusing on the productive transformation of our suburban and peri-urban allotments, Bane shows how these “problematic” landscapes could become the “solutions” in an energy descent world of ongoing climate change, expensive and unreliable energy and economic contraction.

In true permaculture style, this book combines empowering vision with grounded common sense, strategic thinking with nuts and bolts information.

Part One eloquently and simply conveys the principles and patterns behind this big-picture story. Bane's pattern language of garden farming, based on the classic pattern language of architect and town planner Christopher Alexander, is a major contribution to the ongoing evolution of permaculture design methods.

Part Two draws on the author's depth of experience as a permaculture teacher to explain the diverse components of permaculture design for creating a livelihood from garden farming in suburban and peri-urban landscapes. The metrics and rules of thumb necessary to make designs work are grounded in both the author's personal experience and his extensive observation of pioneering examples of garden farming.

The reality of garden farming is convincingly portrayed and further illustrated at intervals through the book with case studies informed by permaculture design principles and patterns.

Of all the permaculture books from Australia, America and around the world, this one most completely fills the big space between my own articulation of permaculture theory in Permaculture: Principles and Pathways Beyond Sustainability (2002) and my earlier intimate documentation of our own efforts towards garden farming in Melliodora: A Case Study in Cool Climate Permaculture (1995). This book is likely to become the classic design manual for those with the energy and enthusiasm to become the garden farmers of the future.

In the process, Peter Bane shows that, in hard times, the apparent ethical conflict between personal and household resilience on one hand and working for a better world on the other can be resolved applying permaculture ethics and design principles.

David Holmgren is the co-originator of the permaculture concept. He is the author of Permaculture Principles and Pathways Beyond Sustainability (2002) and Future Scenarios (2009), among many other books and publications. A smallholder and garden farmer in the Australian state of Victoria, he has taught permaculture design in North America, Latin America, Europe and the Middle East for nearly two decades, and has played a critical role in advancing global understanding of the complex and multilayered challenges surrounding energy and resource use.


[EBOOK] THE PERMACULTURE HANDBOOK (Garden Farming for Town and Country), by Peter Bane, Published by New Society


CLICK HERE TO DOWNLOAD THIS EBOOK


Keyword: ebook, giáo trình, THE PERMACULTURE HANDBOOK, PERMACULTURE, sổ tay nông nghiệp bền vững, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thuận thiên, nông nghiệp tiên tiến

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY ĐẶC SẢN, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


Công nghệ sinh học là một bước tiến mới nhất trong nỗ lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao đời sống và sức khỏe con người.

Mục tiêu của công nghệ sinh học là nâng cao năng suất và những đặc tính tốt của các sản phẩm lương thực có nguồn gốc động vật và thực vật, góp phần giảm nạn đói, đáp ứng nhu cầu lương thực của một hành tinh với dân số đang gia tăng về số lượng và nâng tuổi thọ trong khi vẫn giảm được những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Đến năm 2007, có 23 quốc gia canh tác cây trồng công nghệ sinh học bao gồm 12 nước đang phát triển và 11 nước công nghiệp. Hoa Kỳ, Achentina, Braxin, Canađa, Ấn Độ và Trung Quốc là những quốc gia đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác nhiều nhất. Tổng diện tích đất trồng cây công nghệ sinh học từ năm 1996 đến 2007 đạt 690 triệu ha (1,7 tỉ mẫu) tăng 67 lần so vối năm 1996 với giá trị thị trường cây trồng công nghệ sinh học theo ước tính của Hãng phân tích thị trường Cropnosis là 6,9 tỉ đôla, đưa công nghệ sinh học trở thành thành tựu được ứng dụng nhanh nhất trong nông nghiệp. Việc nông dân đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác với tốc độ rất cao đã cho thấy cây trồng công nghệ sinh học đang phát triển rất tốt, mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, sức khoẻ và xã hội cho nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển.

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giai đoạn 2006-2010, Chương trình đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

Nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ xuất bản tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách “Công nghệ sinh học cho nông dân”.

Đây là lần xuất bản đầu tiên cho tủ sách xã, phường, thị trấn nên khó tránh khỏi có những thiếu sót, mong bạn đọc góp ý, chỉnh sửa để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!


[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY ĐẶC SẢN, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, công nghệ sinh học cho nông dân, công nghệ sinh học nuôi trồng thủy đặc sản, công nghệ sinh học, công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN CHĂN NUÔI SẠCH, KS. TRẦN THỊ THANH THUYẾT VÀ KS. NGUYỄN THỊ XUÂN, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


Công nghệ sinh học là một bước tiến mới nhất trong nỗ lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao đời sống và sức khỏe con người.

Mục tiêu của công nghệ sinh học là nâng cao năng suất và những đặc tính tốt của các sản phẩm lương thực có nguồn gốc động vật và thực vật, góp phần giảm nạn đói, đáp ứng nhu cầu lương thực của một hành tinh với dân số đang gia tăng về số lượng và nâng tuổi thọ trong khi vẫn giảm được những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Đến năm 2007, có 23 quốc gia canh tác cây trồng công nghệ sinh học bao gồm 12 nước đang phát triển và 11 nước công nghiệp. Hoa Kỳ, Achentina, Braxin, Canađa, Ấn Độ và Trung Quốc là những quốc gia đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác nhiều nhất. Tổng diện tích đất trồng cây công nghệ sinh học từ năm 1996 đến 2007 đạt 690 triệu ha (1,7 tỉ mẫu) tăng 67 lần so vối năm 1996 với giá trị thị trường cây trồng công nghệ sinh học theo ước tính của Hãng phân tích thị trường Cropnosis là 6,9 tỉ đôla, đưa công nghệ sinh học trở thành thành tựu được ứng dụng nhanh nhất trong nông nghiệp. Việc nông dân đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác với tốc độ rất cao đã cho thấy cây trồng công nghệ sinh học đang phát triển rất tốt, mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, sức khoẻ và xã hội cho nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển.

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giai đoạn 2006-2010, Chương trình đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

Nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ xuất bản tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách “Công nghệ sinh học cho nông dân”.

Đây là lần xuất bản đầu tiên cho tủ sách xã, phường, thị trấn nên khó tránh khỏi có những thiếu sót, mong bạn đọc góp ý, chỉnh sửa để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!


[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN CHĂN NUÔI SẠCH, KS. TRẦN THỊ THANH THUYẾT VÀ KS. NGUYỄN THỊ XUÂN, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, công nghệ sinh học cho nông dân, chăn nuôi sạch, nông nghiệp sạch, cây trồng biến đổi gen, công nghệ sinh học

[EBOOK] KỶ YẾU DIỄN ĐÀN QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ LẦN THỨ NHẤT, CHỦ ĐỀ: "GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM", NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Xuất phát từ thực tiễn của sản xuất, nhằm góp với Chính phủ một số giải pháp khả thi và hiệu quả cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức diễn đàn “Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam”.


[EBOOK] KỶ YẾU DIỄN ĐÀN QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ LẦN THỨ NHẤT, CHỦ ĐỀ: "GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM", NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Nông nghiệp hữu cơ, Sản xuất, Sơ chế, Bảo quản, Nông sản hữu cơ, Quản lý dinh dưỡng, Đất trồng, Quy trình sản xuất

[EBOOK] PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CHUYỂN GEN Ở VIỆT NAM, LÊ TRẦN BÌNH, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ


Các kỹ thuật tạo giống truyền thống như lai tạo và chọn lọc nhân tạo đã được con người sử dụng hàng ngàn năm qua để tạo ra các cây trồng có đặc tính nông học thích hợp và riêng biệt. Tuy nhiên, những kỹ thuật này đòi hỏi nhiều thời gian và có thể phải trải qua nhiều thế hệ mới có được những tính trạng mong muốn và loại bỏ những tính trạng không mong muốn. Công nghệ sinh học (CNSH) sử dụng kỹ thuật di truyền để biến đổi cây trồng bằng cách đưa trực tiếp những gen có giá trị vào bộ gen của cây nhận (kể cả gen của các loài vốn không có quan hệ họ hàng) và nhanh chóng tạo ra cây trồng biến đổi gen (GMC) mang những đặc tính mong muốn. Hiện nay, CNSH hiện đại và các cây trồng biến đổi gen đang được ứng dụng rộng rãi và đã có những đóng góp đáng kể. Theo thông báo tóm tắt của tổ chức Tổ chức Dịch vụ Quốc tế ứng dụng Công nghệ sinh học vào Nông nghiệp (International Service for the Acquisition of the AgriBiotech Applications, ISAAA) chỉ mới trong thời gian chưa đầy 10 năm, bắt đầu từ 1995 với 0,5 triệu ha cây trồng chuyển gen đầu tiên được gieo trồng, đến năm 2003 đã có đến trên 67 triệu ha và cuối năm 2005 có tới gàn 100 triệu ha cây chuyển gen được trồng trên qui mô toàn cầu. Riêng trong giai đoạn 1986 -1997, trên toàn cầu có tới 25000 thử nghiệm trên đồng ruộng đối với các cây trồng biến đổi di truyền. Trong đó, gần 3/4 các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Mỹ, tiếp đến là Canada, châu Âu, châu Mỹ la tinh và châu Á. Các thử nghiệm này tập trung vào 10 loại tính trạng trên đối tượng là 60 loại cây trồng. Đến nay phần lớn các quốc gia ở Đông Nam Á cũng đang nhập cuộc.


Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu tạo sinh vật GM đang được tiếp cận, đầu tư và triển khai nghiên cứu. Nhiều gen quý có giá trị ứng dụng như năng suất, chất lượng, chống chịu được phân lập và nghiên cứu nhằm chuyển vào cây trồng. Những vấn đề như: thiết kế vector, hoàn thiện hệ thống tái sinh cây khởi đầu cho nghiên cứu chuyển gen cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhóm tác giả. Một số công trình nghiên cứu chuyển gen chọn lọc và sàng lọc như gen kháng kanamycine, hygromycine, gen mã hóa p-glucuronidase (GƯS) vào thuốc lá, lúa cũng được tiến hành nhằm mục đích hoàn thiện các quy trình chuyển gen làm cơ sở cho các bước chuyển gen có giá trị vào các đối tượng cây trồng này v...v... Các phương pháp chuyển gen khác nhau như dùng súng bắn gen, chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens đã được áp dụng thành công trên một loạt các đối tượng cây trồng quan trọng như: lúa, khoai lang, cà chua, thuốc lá v...v...


Cụ thể là trong Chương trình CNSH giai đoạn 1996 - 2000, Viện Công nghệ sinh học đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước có nội dung về chuyển gen ở cây trồng trong đó gen Xa21 kháng bạc lá ở lúa và gen cry đã được chuyển thành công vào giống lúa C71. Trong khuôn khổ chương trình Nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học giai đoạn 2001 - 2005 Viện CNSH lại tiếp tục chủ trì và thực hiện đề tài KC.04.13 với nội dung "Nghiên cứu áp dụng công nghệ gen để tạo cây chuyển gen nâng cao sức chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi". Ngoài ra, trong khuôn khổ các đề án hợp tác trong nước Viện Công nghệ sinh học đã tiến hành thực hiện với Viện Nghiên cứu và Phát triển cây Bông nội dung chuyển gen kháng sâu vào cây bông vải, với Viện Di truyền Nông nghiệp về phân lập và chuyển gen kháng bọ hà vào cây khoai lang. Cũng trong khuôn khổ hợp tác khoa học với nước ngoài Viện Công nghệ sinh học cùng Trường Đại học Tự do Brussel, Bỉ; Trường Đại học Tổng hợp Valencia, Tây Ban Nha và Viện CIRAD Monpellier, Pháp nghiên cứu chuyển gen chịu hạn vào cây lúa, với Viện Max Plank về Sinh lý thực vật phân tử Golm, Đức chuyển gen chất lượng vào lúa; hợp tác với các quốc gia ASEAN là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippin về chuyển gen kháng virus đốm vòng vào cây đu đủ v...v...


Nhằm giới thiệu những kết quả ban đầu của quá trình nghiên cứu về lĩnh vực nêu trên, cuốn sách này được biên soạn như một tài liệu chuyên khảo dành cho cán bộ nghiên cứu, sinh viên và giảng viên, cán bộ quản lý và những người quan tâm đến lĩnh vực phát triển cây trồng chuyển gen ở Việt Nam.


[EBOOK] PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CHUYỂN GEN Ở VIỆT NAM, LÊ TRẦN BÌNH, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây trồng biến đổi gen, phát triển cây trồng biến đổi gen, phát triển cây trồng chuyển gen, cây trồng GMC, công nghệ sinh học, công nghệ gen thực vật

[EBOOK] Crop Production under Stressful Conditions (Application of Cutting-edge Science and Technology in Developing Countries), Makie Kokubun And Shuichi Asanuma, Published by Springer


Crops provide us with food, medicines, animal feeds, textiles, energy, and much more. Given that the global population continues to grow, we need to enhance the capacity of crop production worldwide. However, sustainable crop production is threatened by problems such as desertification, salinization of agricultural land, pests, unstable temperatures, and erratic rainfall, which are especially accentuated in developing countries where technologies and human resources addressing these problems are not adequately available.


Science and Technology Research Partnership for Sustainable Development (SATREPS) is a Japanese government program that promotes international joint research to address global issues including food insecurity. The program is structured as collaboration between Japan Science and Technology Agency (JST), which provides competitive research funds for science and technology projects, and the Japan International Cooperation Agency (JICA), which provides official development assistance (ODA) to the developing countries. In the SATREPS framework, food insecurity is recognized as a major global issue, and research projects looking to enhance crop productivity and utilization in developing regions have been implemented. Since the commencement of the first project in 2010, more than 10 projects (including completed) have focused on crop production in developing regions.


This book provides examples that multidisciplinary research teams consisting of molecular biologists, breeders, physiologists, soil scientists, agronomists, chemists, and other scientists related to agricultural development are working together for enhancing the capacity of crop production in the respective regions. For the implementation, teams are putting an emphasis on not only producing novel scientific findings but verifying the effectiveness of the findings in the actual environments prevailing in the respective countries. Specifically, this book provides good examples of application of cutting-edge science and technologies to solving problems in developing countries. We believe that the achievements attained in these projects should be beneficial to researchers, students, and administrators engaged in the field of crop production and food security in developing regions, and lessons learnt will be useful to re-design the strategy to address the issues involved in crop production worldwide.


[EBOOK] Crop Production under Stressful Conditions (Application of Cutting-edge Science and Technology in Developing Countries), Makie Kokubun And Shuichi Asanuma, Published by Springer


DOWNLOAD THIS EBOOK: PART 1 / PART 2.


Keyword: ebook, giáo trình, Crop Production under Stressful Conditions, Application of Cutting-edge Science and Technology in Developing Countries, nông nghiệp tiên tiến, khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật nông nghiệp

[EBOOK] PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TỔNG HỢP (IPM), GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Tổng hợp bảo vệ cây phương hướng hiện đại của công tác phòng trừ sân bệnh tổng hợp bảo vệ cây trồng. Phương hướng này vừa đảm bảo ngăn ngừa được tác hại của sâu bệnh, vừa góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe người lao động nông nghiệp và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.


Hướng bảo vệ thực vật này là kết quả những thành công, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các hoạt động phòng trừ sâu bệnh của tất cả các nước trên thế giới trong thế kỷ XX đặc biệt là từ những năm sau đại chiến thế giới lần thứ 2, khi các loại hóa chất BVTV được sử dụng rộng rãi và ồ ạt trong nông nghiệp.

Hướng BVTV này dựa chủ yếu vào việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật phát sinh, phát triển gây hại của sâu bệnh, các quy luật tương lai giữa các loài sinh vật, giữa các thành tố cấu tạo hệ sinh thái nông, lâm nghiệp, các quy luật tác động và thể hiện hiệu quả của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Các quy luật này là các quy luật khách quan, vốn tồn tại trong các hệ sinh thái - nhân văn. Khoa học công nghệ phát triển đạt đến trình độ cao vào những năm cuối của thế kỷ XX, cho phép các nhà khoa học nắm được một số lớn các quy luật khách quan tồn tại và tác động trong các hệ sinh thái nông, lâm nghiệp. Mặt khác những tác động tiêu cực của phương pháp hóa học BVTV đã gây nên nhiều hậu quả tai hại đã thúc đẩy các nhà khoa học đi đến hướng bảo vệ thực vật mới: Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM).


Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) được bắt đầu hình thành từ những năm 70 của thế kỷ XX. Đó là sự kế tục của những thành công trong BVTV và được nâng lên trên cơ sở tổng hợp toàn diện, đồng bộ. Sau hơn 30 năm phát triển, cho đến nay phương hướng này đã được hoàn thiện, nâng cao, trở thành phổ biến và phổ cập trong đội ngũ cán bộ làm công tác BVTV và trong nhân dân.


Đến nay, Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) không còn xa lạ đối với nông dân nước ta. Nông dân Vĩnh Phúc đã có câu: "IPM-tên lạ đã thành quen". Để đạt được tình hình này là do nhiều nổ lực, cố gắng đầy sáng tạo và quyết tâm của đội ngũ cán bộ BVTV nước ta.


Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề hiểu biết, nhận thức và vận dụng PTSBTH vào thực tế sản xuất. Còn có những nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào kết quả của PTSBTH. Có người cho rằng PTSBTH chỉ là niềm mơ ước, là công cụ tuyên truyền mà không thể thực hiện được trong thực tế sản xuất.


Cuốn sách: “Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp” được viết dưới dạng phổ thông nhằm cung cấp những hiểu biết, những luận cứ giúp người đọc nắm được những nội dung cơ bản của hướng BVTV hiện đại cùng với những kiến thức cần thiết, những việc cần làm để ứng dụng PTSBTH vào thực tiễn. Sách được viết thành 5 phần, với số trang hạn chế của một cuốn sách phổ thông, không có điều kiện để trình bày đầy đủ và trọn vẹn những vấn đề khoa học và thực tiễn có liên quan đến PTSBTH, sách chỉ dừng lại ở việc trình bày những vấn đề cơ bản nhất, thiết thực nhất.


PTSBTH là một hướng mới của BVTV, vì vậy có nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách đầy đủ và trọn vẹn. Còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau là chuyện bình thường. Trong cuốn sách tập trung nêu những thành công đã đạt được trong PTSBTH mà không đi sâu vào những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau, không trình bày nhiều về những vấn đề đã được nói khá đầy đủ trong cuốn sách khác.


PTSBTH là vấn đề mới, tác giả mong nhận được những góp ý của các nhà khoa học, của bạn đọc xa gần. Mọi góp ý đều rất quý và được trân trọng. Xin được gửi đến bạn đọc lời cám ơn chân thành.


[EBOOK] PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TỔNG HỢP (IPM), GS. TS. ĐƯỜNG HỔNG DẬT, NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, IPM, Integrated Pests Management, quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý sâu dịch hại tổng hợp

[EBOOK] CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐỂ PHỤC HỒI SINH THÁI - LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUNG HÒA GIỮA BẢO TỒN VÀ SẢN XUẤT (Agroforestry system for Ecological Restoration)

Thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng môi trường chưa từng có. Trong vài thế kỷ qua, việc sử dụng đất đã làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và làm tổn thương xã hội ngày càng nghiêm trọng ở một số khu vực trên toàn thế giới.


Ở các vùng nông thôn, nạn phá rừng và bóc lột nông nghiệp đã khiến các loài thực vật và động vật bị tuyệt chủng, giảm số lượng và chất lượng của lượng nước hữu dụng, nhiệt độ tăng lên, lượng mưa biến đổi, sản lượng nông nghiệp bị giảm sút, đất bị xói mòn và thậm chí là đất đai rộng lớn bị sa mạc hóa. Sự suy thoái đó đe dọa sự hiện diện của con người, đẩy dân cư nông thôn di cư vào các thành phố' để tìm việc làm và phát sinh một vòng luẩn quẩn về các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường và thậm chí văn hóa, dẫn đến mất bản sắc của người nông dân.


Trong khi đó, nông dân, cán bộ khuyến nông và các nhà khoa học đã phát triển và đưa vào các hình thức sản xuất thực tế nhằm mục đích đẩy lùi các quá trình suy thoái này. Trong nhiều trường hợp, tự nhiên có thể phục hồi các khu vực đã bị biến đổi. Tuy nhiên, con người có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi các khu vực đó, chăm sóc đất và nước, đồng thời giới thiệu và quản lý các loài thực vật và động vật mà khó có thể tự thiết lập quần thể trong hoàn cảnh đó.


Cộng đồng nông thôn, người dân bản địa và cộng đồng truyền thống cũng có thể được hưởng lợi trực tiếp từ thảm thực vật được quản lý tốt, mà không nhất thiết gây ra suy thoái. Những chiến lược như vậy có thể là nền tảng cho việc duy trì các chức năng của hệ sinh thái - được gọi là dịch vụ / lợi ích môi trường - bằng cách điều chỉnh chu kỳ nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát xói mòn và vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng. Các khu vực trải qua quá trình phục hồi cũng có thể tạo ra các lợi ích chính về môi trường xã hội bao gồm bao gồm chủ quyền và an ninh lương thực, dinh dưỡng, tạo thu nhập, chất lượng cuộc sống cao hơn, bảo tồn tài nguyên nước, cân bằng khí hậu và đa dạng sinh học. Khi họ tiến hành phục hồi sinh thái cùng với sinh kế của chính họ, nông dân chuyển từ những kẻ gây ra sự cố thành những người giải quyết vấn đề.


Mặc dù nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của việc liên quan đến con người trong các quá trình phục hồi sinh thái bền vững - tức là bảo tồn - có nhiều sáng kiến để "khôi phục lại các khu vực bị suy thoái", hoặc để "cải tạo thảm thực vật bản địa", bác bỏ nhu cầu và tiềm năng của người dân và cộng đồng sống ở đó. Chi phí cao và thiếu hoàn vốn tài chính cho các dự án khôi phục bảo tồn tiêu chuẩn buộc chúng tôi phải tìm ra các hình thức phục hồi hiệu quả hơn có tính đến những người sống ở đó và ảnh hưởng đến khu vực, để khiến họ tham gia vĩnh viễn trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Các hệ thống nông lâm kết hợp - vườn rừng (AFS) cung cấp một loạt các cơ hội để đưa mọi người vào các quy trình nhằm khôi phục các khu vực bị biến đổi, cũng như bao gồm các cây trong khu vực canh tác nông nghiệp.


Để ấn phẩm này trở nên hữu ích, chúng tôi gợi ý nên phân phát cho nông dân, cho các cán bộ và tổ chức chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông, phát triển nông thôn, tín dụng nông nghiệp, xây dựng năng lực và quản trị môi trường. Chúng tôi cũng khuyến khích các nhà hoạch định chính sách quốc gia và địa phương tranh luận, điều chỉnh và tiếp thu các đề xuất nhằm phát triển và thúc đẩy các hệ thống và thực tiễn có thể dung hòa việc sản xuất thực phẩm với các lợi ích và dịch vụ môi trường thông qua các hệ thống nông lâm kết hợp.


Các định hướng kỹ thuật được trình bày ở đây tập trung chủ yếu vào bối cảnh của nông dân gia đình. Tuy nhiên, các kỹ thuật và phương án khác nhau cũng có thể được áp dụng bởi những người nông dân có quy mô trang trại từ trung bình đến lớn hơn muốn phục hồi khu vực dự trữ theo luật (LRs) của họ và / hoặc các khu vực bị thay đổi khác bên ngoài Khu vực bảo tồn vĩnh viễn (PPA) bằng hệ thố'ng nông lâm kết hợp. Những nguyên tắc, tiêu chí và định hướng này thực sự áp dụng cho bat kỳ nông dân nào muốn dung hòa việc sản xuất và các lợi ích xã hội khác với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Chúng cũng hữu ích cho bất kỳ ai có nghĩa vụ khôi phục lại đất của họ và vẫn muốn có được lợi ích kinh tế và / hoặc xã hội 141. Mặc dù ấn phẩm này tập trung vào các vùng Cerrado và Caatinga của Brazil, những người mong muố'n cũng có thể’ sửa lại các phương án được trình bày cho phù hợp với các quần xã sinh vật khác, miễn là họ chọn loài và sửa đổi một số' thực tiễn quản lý phù hợp với bối cảnh của họ.


Cuốn sách này được chia thành 5 phần. Sau phần giới thiệu và bối cảnh chung, chúng tôi thảo luận về các lợi ích đối với môi trường xã hội và các thách thức đối với vườn rừng dựa trên các phân tích trên giây (Phần 1), cũng như các chiến lượng để’ vượt qua các thách thức này (Phần 2). Phần 3 và 4 tập trung vào các phương pháp và kỹ thuật để’ triển khai các khu vườn rừng theo định hướng phục hồi, bắt đầu bằng cách tiếp cận phân tích môi trường xã hội nhằm tìm hiểu các hạn chế khác nhau cũng như tiềm năng của từng bối cảnh (Phần 3). Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành các bước trong lập kế hoạch tài chính và thiết kế vườn rừng với nhiều phương pháp thực tế để’ thực hiện và quản lý hệ thống (Phần 4). Trong Phần 5, chúng tôi mô tả mười một mô hình cho các hệ thống nông lâm kết hợp có thể’ được áp dụng trong một số bối cảnh phổ biến nhất được tìm thấy trong hai quần xã này, bao gồm các đặc điể’m chính của từng bối cảnh: mục tiêu của nông dân, các giống loài quan trọng và hướng dẫn về thực tiễn quản lý. Sau đó, chúng tôi mô tả 19 chủng loài quan trọng để’ phục hồi các khu vực bị suy thoái, các đặc tính chủ đạo và các đặc điểm chức năng của chúng, cũng như hướng dẫn về cách quản lý chúng, theo sau là Bảng Tổng hợp gồm 130 chủng loài được đề cập trong Sách hướng dẫn này và được xem là phần quan trọng để’ phục hồi bằng vườn rừng trong quần xã sinh vật Cerrado và Caatinga.


Các diễn giải miêu tả chủng loài có chứa cả tên phổ biến và khoa học trong Bảng Tổng hợp các Chủng loài chung, ngoại trừ một loài chỉ được đề cập một lần trong văn bản. Trong những trường hợp như vậy, tên phổ biến và khoa học được cung cấp trong văn bản. Trong suốt cuốn sách, một số phần đóng khung mang đến những lời khuyên và trích dẫn thiết thực của nông dân và những nhà khuyến nông đã tham gia vào các chuyến thăm thực địa và hội thảo, cũng như các ví dụ về kinh nghiệm thành công.


Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ là một công cụ hữu ích để’ vượt qua những thách thức trong việc khôi phục các khu vực bị biến đổi, bao gồm cả những khu vực được pháp luật quy định. Mục tiêu chính của nó là giúp các nhà nghiên cứu, khuyến nông và hộ gia đình nông dân phát triển và thực hiện các giải pháp bao gồm khía cạnh con người trong việc khôi phục và bảo tồn các khu vực được bảo vệ hợp pháp (PPAs và LRs), đồng thời hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách cho phép đưa cây vào khu vực canh tác, tạo ra lợi ích môi trường xã hội cho các trang trại và cho xã hội nói chung.


Mong rằng bạn thấy thú vị khi đọc cuốn sách này và thành công trong vụ thu hoạch vườn rừng của bạn!


[EBOOK] CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐỂ PHỤC HỒI SINH THÁI - LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUNG HÒA GIỮA BẢO TỒN VÀ SẢN XUẤT (Agroforestry system for Ecological Restoration)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vườn rừng, phục hồi sinh thái, Các hệ thống nông lâm kết hợp - vườn rừng, hệ sinh thái, bảo tồn và sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ hệ sinh thái, Agroforestry system for Ecological Restoration

[EBOOK] Manual for seed potato production using aeroponics (Ten years of experience in Colombia, Ecuador and Peru)

Aeroponics is a technique for producing potato minitubers (corresponding to the pre-basic seed category) in formal seed systems, that is, systems in which the State regulates the production and distribution of certified seed. As such, it is a technology that calls for certain conditions to be in place in terms of institution, infrastructure and human resources, which means that it is appropriate only for highly specialized seed producers.


In a wider context, aeroponics is part of an integrated proposal of the International Potato Center (CIP, by its acronym in Spanish) and its partners to manage seed potato degeneration. Degeneration is the reduction in yield or quality due to the accumulation of pathogens or pests in planting material through successive cycles of vegetative propagation. It is a core problem that has led to large sums being invested for the production and distribution of certified seed all over the world.


The predominant model at present promotes seed degeneration management almost exclusively through the use of certified seed, usually produced by the public sector, especially in the initial categories such as pre-basic seed.


The new strategy for managing degeneration also includes the use of certified seed, but with greater participation of the private sector. It focuses much more on the use of varieties resistant to the pathogens that cause degeneration, and on training farmers in ways to manage degeneration so that they can produce their own seed for a longer time without a reduction in their crop yields.


Aeroponics can form a part of this new strategy, since it is a technology that facilitates the production of large quantities of high quality minitubers at a low cost. This in turn allows producers to reduce the number of field multiplications of the initial categories of seed, which means that the certified seed obtained at the end of these multiplication cycles will be healthier and available in a shorter period of time and at a lower cost.


CIP and its partners —the Colombian Agricultural Research Corporation (CORPOICA, by its acronym in Spanish) and the National Institute of Agricultural and Livestock Research (INIAP, by its acronym in Spanish) of Ecuador— hope that this manual will be a valuable tool for all those who want to implement aeroponics.


[EBOOK] Manual for seed potato production using aeroponics (Ten years of experience in Colombia, Ecuador and Peru)



Keyword: ebook, giáo trình, Manual for seed potato production using aeroponics, seed potato production, aeroponics, Hướng dẫn sản xuất khoai tây giống bằng khí canh, sản xuất khoai tây giống, khí canh