Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn NẤM ĂN - VI NẤM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NẤM ĂN - VI NẤM. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NẤM, THS. NGUYỄN THỊ SÁU, KHOA MÔI TRƯỜNG & CNSH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG (4 tiết)

LI Nấm trong thế giới sinh vật

Nấm là một ngành thực vật bậc thấp không có diệp lục, sống dị dưỡng bằng cách hoại sinh, ký sinh, hoặc cộng sinh trên xác của thực vật, hoặc các chất hữu cơ rữa nát. Đã có hơn 74.000 loài nấm đã được định danh trong số ước tính có tới 1,5 triệu loài, đứng thứ hai sau nhóm côn trùng. Nấm có vai trò vô cùng to lớn, cùng với vi khuẩn dị dưỡng nấm là vật phân hủy chủ yếu của sinh quyển nhờ đó mà ổn định được chu trình vật chất trong thiên nhiên. Ngoài ra nấm cũng có nhiều tác hại đối với mùa màng và đời sống con người. Nấm cũng quan trọng về mặt kinh tế và y học; ngoài ra nấm còn là tác nhân cộng sinh quan trọng.

Trong tự nhiên và môi trường nhân tạo, căn cứ vào mục đích sử dụng và ý nghĩa kinh tế của nấm, có thể chia ra các loại sau:

- Các nấm có chứa độc tố (gi mọc tự nhiên. Con người khi thu h; thường gặp nguy hiểm. Có một số loại nấm ăn chứa độc tố Cholin, Muscarin... rất độc. Với liều lượng ăn phải 3-5 mg có thể làm chết người.

- Các loại nấm không chứa độc tố được con người sử dụng làm thức ăn (gọi chung là nấm ăn): những loại nấm 1 dụng ngày càng nhiều, người ta đã nghiên cứu các phương pháp nuôi trồng nhân tạo để tạo ra sản lượng ngày càng lớn nhtr nấm rơm, nấm rạ, nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm linh chi... Hiện 1 đang được nuôi trồng, chế biến thành nguồn thực phẩm rất có giá trị.

- Các loại nấm gây hại chủ yi nấm gây bệnh xoăn lá ở khoai tây, cà chua, nấm gây bệnh rỉ sắt ở đậu tương, bệnh đạo ôn ở lúa, một số loại nấm phá hoại cây ăn quả, cây lâm nghiệp... Trong sản xuất, người ta đã có nhiêu biện pháp phòng trừ các loại nâm gây hại đê thu được năng suât cây trồng ngày càng cao.

- Trong y học có nhiều loại n súc. Một số nấm quý được dùng để sản xuất chất kháng sinh như Penicilline, Streptomycine... nấm còn khả năng phòng và chữa được nhiều bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, trị một số bệnh đường ruột. Nấm lim, nấm ngân nhĩ có nhiều ở miền núi được sử dụng để chế các loại tỊiuốc chống lão hóa. Mộc nhĩ được dùng với lá mơ lông hay lá đinh lăng dùng để chữa bệnh lị.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NẤM, THS. NGUYỄN THỊ SÁU, KHOA MÔI TRƯỜNG & CNSH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình kỹ thuật trồng và chế biến nấm, giáo trình trồng nấm, kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật chế biến nấm

[EBOOK] BÀI GIẢNG KỸ THUẬT TRỒNG NẤM, THS. NGUYỄN BÁ HAI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Bài I

MỞ ĐẦU

I. Sơ lược lịch sử nghề trồng nấm ăn.

Từ thời tiền sử con người đã biết hái lượm nấm trong thiên nhiên làm thức ăn. Thời Hy lạp cổ đại, nấm luôn luôn chiếm vị trí danh dự trong thực đơn của các buổi yến tiệc.

Việc trồng nấm ăn được con người tiến hành cách đây khoảng trên 2000 năm. Ở phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... con người biết trồng nấm hương và nấm rơm cách đây khoảng 2000 năm. Ở phương Tây, theo Athnans, việc trồng nấm ăn được bắt đầu vào thế kỷ thứ III.

Thời kỳ Trung cổ, ở châu Âu cũng như các nơi khác, khoa học nói chung cũng như nấm học nói riêng hầu như bị quên lãng. Tới khoảng giữa thế kỷ XVII (1650) những người ở ngoại ô Pari bắt đầu trồng nấm mỡ thì nấm ăn lại trở thành nguồn thực phẩm quan trọng. Pháp là nước được coi là độc quyền về công nghiệp sản xuất nấm mỡ cho tới đầu thế kỷ XX (1920). Mãi tới cuối thế kỷ XIX và những thập kỷ vừa qua con người mới bắt đầu với những thăm dò trồng các loài nấm ăn khác, đặc biệt là các loài nấm sống trên gỗ.

Sản xuất nấm ăn trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều nước phát triển như Hà Lan, Pháp, Italia, Nhật Bản, Mỹ, Đức... nghề trồng nấm đã được cơ giới hoá cao, từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái, chế biến nấm đều do máy móc thực hiện. Các khu vực châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Malaixia, Indonexia, Singapo, Triều Tiên, Thái Lan... nghề trồng nấm cũng phát triển rất mạnh mẽ.
Các loài nấm ăn được nuôi trồng phổ biến hiện nay thuộc các chi Nấm mỡ (Agaricus), Nấm hương (Lentinus), Nấm rơm (Volvariella), Nấm sò (Pleurotus), Mộc nhĩ (Auricularia)... của ngành Nấm đảm (Basidiomycota).

II. Ý nghĩa của nấm ăn trong đòi sống con người.

Ngày nay với sự đổi mới trong quan niệm về sự dinh dưỡng đúng cách và hợp lý là không cần nhiều năng lượng, không cần mang trên mình một lượng mỡ dự trữ không cần thiết mà là cần nguồn dinh dưỡng sinh học có giá trị cao, thích hợp với con người đang giảm dần lao động cơ bắp và đang gia tăng hoạt động trí tuệ. Với yêu cầu về nguồn dinh dưỡng như vậy thì nấm có thể đóng vai trò hết sức quan trọng cho con người.

- Trước hết, nấm là nguồn dinh dưỡng có giá trị cao, thích hợp cho con người. Trong quả thể nấm tươi hàm lượng nước tới 90%, chất khô chỉ có 10 -12%. Hàm lượng protein thay đổi tuỳ từng loài nấm khác nhau, thấp nhất là mộc nhĩ (4 - 9%) và cao nhất là nấm mỡ (44%). Trong tổng lượng axit amin của nấm thì có tới 15 - 40% là các axit amin không thay thế, 25 - 35% là các axit amin tự do. Lượng chất béo trong nấm rất thấp, khoảng 15 - 20% (nấm mỡ chỉ 2 - 8%). Nấm tươi chứa hàm lượng gluxit khá cao (3 - 28%) trong đó có đường pentoza (xiloza, riboza), hexoza (glucoza, galactoza, manoza), dixaccarit (saccaroza), đường amin, đường rượu (monitola và iositola)..., hàm lượng chất xơ khoảng 3 - 32%. Đặc biệt, trong nhân gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Hiện nay, con người đã xây dựng công nghệ nuôi trồng nấm ăn thích hợp trên các phế thải này.


[EBOOK] BÀI GIẢNG KỸ THUẬT TRỒNG NẤM, THS. NGUYỄN BÁ HAI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng nấm, bài giảng kỹ thuật trồng nấm, giáo trình kỹ thuật trồng nấm, nấm ăn, nấm dược liệu, kỹ thuật trồng Nấm mỡ (Agaricus), kỹ thuật trồng Nấm hương (Lentinus), kỹ thuật trồng Nấm rơm (Volvariella), kỹ thuật trồng Nấm sò (Pleurotus), kỹ thuật trồng Mộc nhĩ (Auricularia), kỹ thuật trồng Nấm đảm (Basidiomycota)

[EBOOK] NẤM ĂN - CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA, NXB NÔNG NGHIỆP

Sản xuất rau an toàn, rau sạch là một trong các mục tiêu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo. Từ nhiều năm nay ngành Nông nghiệp dành nguồn kinh phí đáng kể để xây dựng chương trình khuyến nông như: xây dựng mô hình trình diễn, tuyên truyền, vận động, mở các lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn, chất lượng.


Nấm ăn được Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (thuộc Viện Di truyền nông nghiệp) nghiên cứu đưa vào sản xuất từ những năm 1980. Nấm được xem như là một loại "rau sạch" và "thịt sạch". Hiện nay các món ăn chế biến từ nấm đã trở nên quen thuộc trong các bữa ăn không chỉ của người dân các thành phố, mà bà con nông dân ở nhiều nơi cũng đã có thói quen “ăn nấm”.


Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật biên soạn cuốn sách "Nấm ăn - Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng" giới thiệu kỹ thuật về công nghệ sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu nhằm giúp các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông và bà con nông dân trong sự nghiệp phát triển nghề sản xuất nấm của Việt Nam.


Ngoài ra trong cuốn sách này, chúng tôi còn giới thiệu một số khái niệm chung về các loại nấm ăn, nấm dược liệu và quy trình kỹ thuật sản xuất các loại nấm: rơm, mộc nhĩ, sò, mỡ, hương, trân châu, linh chi...


Trong quá trình biên soạn tài liệu này, chúng tôi không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Kính mong được bạn đọc, bà con nông dân góp ý bổ sung.


[EBOOK] NẤM ĂN - CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Nấm ăn - Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, kỹ thuật nuôi trồng nấm dược liệu, nấm ăn, nấm dược liệu,  kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm, kỹ thuật nuôi trồng nấm mộc nhĩ, kỹ thuật nuôi trồng nấm sò, kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ, kỹ thuật nuôi trồng nấm hương, kỹ thuật nuôi trồng nấm trân châu, kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi

[EBOOK] TỰ HỌC NGHỀ TRỒNG NẤM, GS. TS. NGUYỄN LÂN DŨNG, NXB NÔNG NGHIỆP




Nghề trồng nấm là một trong những nghề có thể thiết thực giúp dân xoá đói, giảm nghèo và từng bước làm giàu. Bí quyết của nghề trồng nấm là biết kết hợp 4 nhà: Nhà khoa học là người cung cấp các giống cấp 1 có chất lượng cao và được bảo quản ở chế độ đặc biệt để cho giống không bị thoái hoá; Nhà doanh nghiệp là người sản xuất giống cấp 2 và ký hợp đồng với nông dân để cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm, ưu tiên để xuất khẩu; Nhà nước là các Ngân hàng cho nông dân vay theo chế độ ưu đãi và Chính quyền địa phương tạo điều kiện để mở mang nghề trồng nấm; cuối cùng là Nhà nông, những người trực tiếp sản xuất nấm từ giống cấp 2 nhận từ tay các Nhà doanh nghiệp.


Cuốn sách này dành cho bà con nông dân, những người trực tiếp làm nấm ở quy mô từ nhỏ đến lớn, những thanh niên nông thôn muốn thực hiện ý nguyện "ly nông bất ly hương", những người muốn cho gia đình mình thoát khỏi tình trạng vừa rỗi rãi lại vừa túng thiếu.


Trong khi biên soạn cuốn sách này tôi đã cố gắng tìm hiểu công nghệ trồng nấm ở nhiều nước, nhất là các nước trong khu vực, đồng thời kết hợp với các kết quả nghiên cứu của bản thân và các bạn đồng nghiệp trong nước. Đặc biệt tôi đã sử dụng nhiều kinh nghiệm nuôi trồng nấm của ông Nguyễn Văn Hưởng—Giám đốc Công ty TNHH Thiên Tân, người đã nhiều năm lăn lộn với nghề trồng nấm và đã đào tạo có hiệu quả hàng nghìn học viên thuộc rất nhiều tỉnh trong cả nước.


Bảo tàng Giống chuẩn vi sinh vật (VTCC) thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội sẵn sàng hợp tác với mọi đơn vị và cá nhân quan tâm đến việc nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu.


Mong sẽ nhận được nhiều ý kiến nhận xét và đóng góp của đông đảo bạn đọc.


[EBOOK] TỰ HỌC NGHỀ TRỒNG NẤM, GS. TS. NGUYỄN LÂN DŨNG, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng nấm ăn, kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, kỹ thuật chăm sóc nấm ăn, tự học nghề trồng nấm, giáo trình nấm ăn, nấm ăn vi nấm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH NGHỀ TRỒNG VÀ NHÂN GIỐNG NẤM, LÊ THỊ NGUYÊN TÂM (CHỦ BIÊN) ET AL., BỘ NN&PTNT

Trong rất nhiều loại thực phẩm mà thiên nhiên dành cho con người, thì nấm là một trong những loại thức ăn vừa giàu chất dinh dưỡng vừa có khả năng ngừa bệnh hiệu quả. Nấm ăn được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, chúng có thể sử dụng trong rất nhiều món ăn ở khắp nơi trên thế giới. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch...


Ở Việt Nam, điều kiện thời tiết thuận lợi, nguồn nguyên liệu dồi dào, đồng thời tận dụng được lao động nông nhàn, vì thế đẩy mạnh phát triển nghề trồng nấm là một hướng đi đúng góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, xóa đói giảm nghèo, dần dần hướng tới sản xuất nấm quy mô công nghiệp cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


Chương trình đào tạo nghề "Trồng và nhân giống nấm" cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất nấm tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng nấm.


Bộ giáo trình gồm 6 quyển:


1) Giáo trình mô đun Nhân giống nấm


2) Giáo trình mô đun Trồng nấm rơm


3) Giáo trình mô đun Trồng nấm sò


4) Giáo trình mô đun Trồng nấm mộc nhĩ


5) Giáo trình mô đun Trồng nấm linh chi


6) Giáo trình mô đun Khởi nghiệp kinh doanh


Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất nấm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.


Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng và nhân giống nấm"”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.


Giáo trình mô đun Khởi nghiệp kinh doanh được biên soạn bao gồm hai phần: phần nhận thức về kinh doanh sẽ giúp các học viên đánh giá sự thích hợp của họ để có thể khởi sự một doanh nghiệp, lựa chọn ý tưởng kinh doanh mang tính hiện thực và phần lập kế hoạch kinh doanh sẽ hướng dẫn học viên các bước cần tuân thủ khi khởi nghiệp kinh doanh.


Giáo trình sử dụng sách Hướng dẫn nhận thức về kinh doanh (SYIB) của Tổ chức Lao động Quốc tế và tài liệu về Khởi nghiệp kinh doanh ở nông thôn của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Khi kết thúc khóa học, học viên sẽ có khả năng lập Kế hoạch Kinh doanh và Kế hoạch hành động để khởi nghiệp kinh doanh.


Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.


Xin chân thành cảm ơn!


[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH NGHỀ TRỒNG VÀ NHÂN GIỐNG NẤM, LÊ THỊ NGUYÊN TÂM (CHỦ BIÊN) ET AL., BỘ NN&PTNT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Trồng và nhân giống nấm, khởi nghiệp kinh doanh trồng nấm, khởi nghiệp kinh doanh nhân giống nấm, nấm ăn, kỹ thuật trồng nấm ăn

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG NẤM, KS. NGUYỄN THỊ HỒNG, NXB THANH HÓA

Nhằm giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc trồng các loại nấm để mang lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi xuất bản quyển sách “Kỹ thuật trồng các loại nấm”.


Nội dung sách tập trung giới thiệu kỹ thuật trồng 7 loại nấm: nấm rơm, nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm linh chi, nấm mèo, nấm sò và nấm mỡ.


Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắt lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc trồng các loại nấm.


Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG NẤM, KS. NGUYỄN THỊ HỒNG, NXB THANH HÓA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật trồng các loại nấm, kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật trồng nấm rơm, kỹ thuật trồng nấm bào ngư, kỹ thuật trồng nấm đông cô, kỹ thuật trồng nấm linh chi, kỹ thuật trồng nấm mèo, kỹ thuật trồng nấm sò, kỹ thuật trồng nấm mỡ

[EBOOK] GIÁO TRÌNH NẤM ĂN VÀ VI NẤM, THS. LÊ LÝ THÙY TRÂM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI NẤM

I. GIỚI THIỆU VỀ GIỚI NẤM

Nấm học: Mycology = mykes (theo tiếng Hy Lạp là cây nấm) + logos (ngành học), theo nguyên gốc là ngành học nghiên cứu về các loài nấm

Thật vậy, ngành học này nghiên cứu về lịch sử phát triển của giới nấm trong số đó nấm ăn là đối tượng đầu tiên được các nhà tự nhiên học quan tâm nhiều nhất trước khi kính hiển vi ra đời. Với phát minh ra kính hiển vi của van Leeuwenhoek vào thế kỷ thứ 17, các nghiên cứu có hệ thống về nấm đã được tiến hành và người được xem là có công đầu khai phá ngành khoa học nghiên cứu về nấm là nhà thực vật học người Ý, Pier’ Antonio Micheli, vào năm 1972 đã xuất bản cuốn “Nova Plantarum Genera” với các công trình nghiên cứu về nấm.

Vậy Nấm là gì?

Theo hệ thống phân loại được chấp nhận nhất hiện nay của Whittaker (1969), thế giới sinh vật được chia thành 5 giới sau đây:

- Giới khởi sinh (Monera): bao gồm vi khuẩn (Bacteria) và tảo lam (Cyanophyta)

- Giới nguyên sinh (Protista): bao gồm một số loài đơn bào (Euglenophyta, Chrysophyta, Pyrrophyta) một số nấm đơn bào có roi (Hyphochytridiomycota, Plasmodiophoromycota) và các nhóm động vật nguyên sinh (Sporozoa, Cnidosporodia, Zoomastigina, Sarcodina, Ciliophora)

- Giới thực vật (Plantae)

- Giới nấm (Fungi)

- Giới động vật (Animalia)

Sỡ dĩ nấm được xếp vào giới riêng mà không được xếp vào giới Thực vật vì nấm có nhiều điểm khác thực vật như:

- Không có lục lạp, không có sắc tố quang hợp nên không thể tự tổng hợp các chất hữu cơ cho cơ thể từ H2O và CO2 nhờ ánh sáng mặt trời. Chúng sống bằng cách lấy các chất từ các cơ thể khác như thực vật, động vật.

- Không có sự phân hóa cơ quan thành thân, lá, rễ, hoa


[EBOOK] GIÁO TRÌNH NẤM ĂN VÀ VI NẤM, THS. LÊ LÝ THÙY TRÂM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình nấm ăn và vi nấm, nấm ăn và vi nấm, nấm ăn, vi nấm, phân loại sinh vật, giới nấm, phân loại giới nấm, nấm học, vi nấm học, đại cương giới nấm, giới thiệu giới nấm

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU, GS. TS. TRẦN VĂN MÃO VÀ THS. TRẦN TUẤN KHA, NXB NÔNG NGHIỆP

Hiện nay nước ta đã có nhiều doanh nghiệp và gia đình nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu được lấy giống từ nước ngoài, một số từ các Viện và trường Đại học trong nước, đã cho thu nhập rất cao. Tuy nhiên, có nhiều người nuôi trồng chưa nắm vững kỹ thuật có lúc gặp thất bại. Nhiều gia đình muốn trồng nhưng chưa hiểu trồng để làm gì, liệu có cho thu nhập cao không. Với giá trị dinh dưỡng của nấm (giàu lượng protein, glucid, lipid, axit amin, các vitamin, axit nucleic và nhiều chất khoáng...), và giá trị “thực phẩm thuốc”, nấm được coi là “rau sạch” “thịt sạch. Khi đời sống của nhân dân được nâng cao nấm ăn, nấm dược liệu sẽ biến thành các thương phẩm tại các nhà hàng cao cấp, chế biến thực phẩm chức năng.

Để giúp những người nuôi trồng nắm phần nào những kiến thức cơ bản trên, các tác giả GS.TS. Trần Văn Mão và Ths. Trần Tuấn Kha đã biên soạn cuốn “Kỹ thuật trồng nấm ăn và nấm dược liệu”.

Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi có những sơ suất, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU, GS. TS. TRẦN VĂN MÃO VÀ THS. TRẦN TUẤN KHA, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng nấm ăn và nấm dược liệu, kỹ thuật trồng nấm ăn, kỹ thuật trồng nấm dược liệu, quy trình kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật nuôi trồng Nấm hương (Lentinus edodes), kỹ thuật Nuôi trồng nấm Sò, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Rơm, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Mộc nhĩ, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Ngân nhĩ, kỹ thuật nuôi trồng nấm Măng, kỹ thuật nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hầu đầu), kỹ thuật Nuôi trồng nấm Trà tân, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Ly, kỹ thuật nuôi trồng nấm Lưỡi bò, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Tai quạt, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Mỡ cuống dài, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Mỡ quả to, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Mỡ đỏ, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Linh chi, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Trùng thảo, kỹ thuật Nuôi trồng nấm Nhộng trùng thảo, Một số vấn đề về nấm độc, Những loài nấm cực độc, các chất độc trong nấm

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG NẤM, KS. NGUYỄN TRỌNG ĐỨC, NXB PHƯƠNG ĐÔNG

Nấm là thức ăn rất bổ dưỡng, là nguồn lương thực quý báu và cần thiết cho đời sống con người. Như chúng ta đã biết, nấm có rất nhiều tác dụng. Vì vậy, càng ngày con người càng quan tâm đặc biệt đến nấm. Trước tiên, nấm rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho đời sống con người. Nấm được đánh giá là một thứ rau sạch, trong đó chứa nhiều protein và các loại axít amin. Không gây xơ cứng động mạch, không làm tăng lượng cholesterol trong máu...

Nấm còn được dùng trong kỹ nghệ men. Nấm dùng trong kỹ nghệ dược phẩm như chất kháng sinh Penicilline, Streptomycine... nấm còn có khả năng phòng và chữa trị được nhiều bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, trị một số bệnh đường ruột... Công dụng của nấm rất lớn nên chắc chắn trong tương lai loài nấm sẽ được con người chú ý nhiều hơn nữa. Và điều đó cho ta thấy rằng kỹ thuật trồng nấm sẽ ngày càng phát triển.

Cuốn sách "Kỹ thuật trồng nấm" muốn giới thiệu đến bạn đọc những kinh nghiệm trồng các loại nấm, giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết để phát triển nghề trồng nấm.

Chúc các bạn thành công!

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG NẤM, KS. NGUYỄN TRỌNG ĐỨC, NXB PHƯƠNG ĐÔNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng nấm, nấm và kỹ thuật trồng, nấm ăn, nấm dược liệu, kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, kỹ thuật nuôi trồng nấm dược liệu, phát triển nghề trồng nấm

[EBOOK] Mushrooms traded as food (Nordic questionnaire, including guidance list on edible mushrooms suitable and not suitable for marketing. For industry, trade and food inspection)

Mushrooms are traditionally used as foodstuffs, both commercially and privately. Some edible mushrooms are cultivated like Oyster Mushroom and Button Mushroom, while others like Chanterelle and Cep are growing wild and collected in the nature. Both the cultivated and the wild mushrooms are commercially available.

Mushrooms are sold fresh or as products like dried, edible fungi (Including freeze-dried fungi, fungus grits, fungus powder), pickled fungi, salted fungi, fermented fungi, fungi in vegetable oils, quick frozen fungi, sterilized fungi, fungus extract, fungus concentrate and dried fungus concentrate or as Ingredients of foods ready-to-eat.

This project is focusing on mushrooms sold commercially as food. It is the aim to give guidance on edible mushrooms to Industry and trade and to the public food Inspection.1

The guiding tools arc a questionnaire and as support, guidance lists on mushrooms, based on risk assessments of published scientific research (Volume I).

More background Information IS available in the background report: Volume II, section 1 and 2.

Volume II, section 1 has also more details on mushrooms, contaminants, intoxications and legislation-

volume II, section 2 covers the risk assessments on more than 100 Individual species in the four lists with scientific references on which the assessments are based- Pictures of the mushrooms in lists are also Included.

The goal for the publication is to improve the in-house control and thereby the safety of traded mushrooms as food.

Edible mushrooms
 
Edible mushrooms mean fruit bodies of fungi, a group of organisms different from plants and animals.

In general, mushrooms sold as edible should not harm the consumer, neither Immediately nor with short-term or long-term adverse effects. This is the common ground in the EU legislation on food.

The European Food Law, Regulation (EC) No 178/2002 defines "food" (or "foodstuff”) as "any substance or product, whether processed, partially processed or unprocessed. Intended to be, or reasonably expected to be ingested by humans." Many mushroom species are only suitable for use as food after processing.

Knowledge of "what is edible" is essential and so is correct identification of mushrooms traded as food. Knowledge has to be updated as the available information of adverse effects after ingestion of some mushroom species IS developing. Furthermore, The number of species sold as edible mushrooms seems to in-crease.
Advice on safe use of mushrooms
•    Kill only mushrooms which you are 100% sure that you can recognize

•    Eat only mushrooms, which are generally recognized as edible

•    Do not Call mushrooms raw. as many mushrixims may cause discomfort, c.g, stomach pain if eaten raw

•    Do not cat spoiled mushrooms

•    When eating a new species of a mushroom for the first Ume. always stait up with a small portion in order to minimize the possible risk for allergy or other hypersensitivity reactions
Poisonous mushrooms

Mushrooms cover both edible species, like Boletus species (e.g. Cep), and acutely or even deadly poisonous species like Deathcap [Amanita /)/ỉứ/-loides). Other species of mushrooms contain compounds, which may have long-term effects (e.g. induce tumours), or toxins that cause intoxications of less serious outcome. More common effects arc nausea, stomach pain, and hypersensitivity reactions to mention a few effects.

Thus, it is Important to have a good overview of the local mushroom market. As the global interchange of foods is increasing, new mushroom species might appear on the Nordic market All these Issues require guidance for responsible in-house control in trade and industry as well as In the public food inspection in order to ensure food safety.

Whether food items are safe to eat or not is to large extent based on knowledge gathered during centuries. However, the assessment of food safety should be based on a modern approach to risk assessment based on data available In the scientific literature.

In Europe, foods that are new on the European market are covered by the Novel Food regulation. A short overview of relevant legislation is in Annex I.

[EBOOK] Mushrooms traded as food (Nordic questionnaire, including guidance list on edible mushrooms suitable and not suitable for marketing. For industry, trade and food inspection)


Keyword: ebook, giáo trình, Mushrooms traded as food, nấm ăn, nấm ăn thương phẩm, thương mại nấm ăn, nấm ăn công nghiệp, nấm ăn thực phẩm, tiếp thị nấm ăn

[EBOOK] Ecology and Management of Commercially Harvested Chanterelle Mushrooms, David Pilz, Lorelei Norvell, Eric Danell, and Randy Molina, Published by USDA

Owing to its varied topography and climate, the Pacific slope of western North America is covered with temperate conifer and hardwood forests that are unrivaled in their rich biological diversity. The original human inhabitants no doubt marveled at this region’s bountiful heritage of fish, wildlife, and plants that provided them with food and shelter. Native American tribes used native fungi for medicine and food, but as far as we know, mushrooms were minor items in the diets of most Native Americans dwelling in the Pacific Northwest. European settlers, however, brought with them very different cultures and food preferences, including a passion for mushrooms. The diverse flora of the Pacific Northwest supports a correspondingly rich mycota.1 As all major types of edible mushrooms appreciated in Europe are also found in the Pacific Northwest, often in a profuse variety, settlers and their descendants have harvested edible mushrooms for food and pleasure ever since their arrival. Chanterelles, already much appreciated in parts of Europe, Asia, Africa, and Central America, have become one of the most commonly harvested edible mushrooms in Pacific Northwest forests. Although some chanterelles have been sold locally (plate 1, [on center page]) ever since they were first collected in the region, the nature and scale of mushroom harvesting changed dramatically during the 1980s when they became internationally traded commodities.

Chanterelles are ectomycorrhizal. Mycorrhizal fungi grow in a mutually beneficial, or symbiotic, association with the root tips of green plants. Ectomycorrhizal fungi are a subset of mycorrhizal fungi that form sheaths over the root tips of certain trees and shrubs. (See the section entitled “Morphology and Physiology” for a more thorough explanation). Because chanterelles obtain their carbohydrate nutrition from living trees through this symbiotic association, forests are essential to their survival and productivity. We will discuss efforts to cultivate chanterelles, but currently they are all collected from natural or planted forests. With the onset of widespread commercial harvesting, sustainable chanterelle production has become an important issue for harvesters, consumers, and forest managers alike. Given the interdependence between chanterelles and live trees, everyone interested in sustaining chanterelle production recognizes that appropriate forest management influences their abundance. What constitutes “appropriate” forest management is less clear, however.

The purpose of this publication is to summarize, in a convenient format, what we currently know about chanterelles and management of the forests upon which they depend. Our literature cited section is meant to be inclusive so that it serves as a fairly complete guide to current, global, and historical literature about chanterelles. Our intended audience is broad, including forest managers, mycologists, mushroom enthusiasts, harvesters, ecologists, botanists, administrators, legislators, and the general public. In addition to our primary audience in the Pacific Northwest, we have designed this publication to be of interest to readers around the world. Effective management of chanterelles cannot be adequately addressed without considering the broad historical, cultural, ecological, and commercial context of their harvest. Similarly, much relevant information about the organism comes from research in Europe. After discussing the genera of mushrooms that are considered chanterelles and reviewing North American species, we explore chanterelles around the world and pertinent research conducted elsewhere. Thereafter we return our focus to Pacific Northwest chanterelles and regional research. Considering the diversity of interests of our intended audience, we wrote each part of this document so that the reader can skip directly to subject matter of interest without losing continuity.

[EBOOK] Ecology and Management of Commercially Harvested Chanterelle Mushrooms, David Pilz, Lorelei Norvell, Eric Danell, and Randy Molina, Published by USDA


Keyword: ebook, giáo trình, Ecology, Management of Commercially Harvested Chanterelle Mushrooms, Mushrooms, nấm ăn, sinh thái học nấm Sinh thái học nấm Chanterelle, sinh thái học nấm mồng gà, thu hoạch nấm, quản lý thu hoạch thương mại nấm Chanterelle

[EBOOK] TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH NÔNG DÂN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI, VIỆN NGHIÊN CỨU SINH THÁI CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Sách cung cấp cho quý bạn đọc các hiểu biết về giá trị và đặc tính sinh thái, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc và thu hoạch một số loại nấm ăn, nấm dược liệu như nấm mộc nhĩ, nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, nấm linh chi.

Mời quý bạn đọc tham khảo.

[EBOOK] TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH NÔNG DÂN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI, VIỆN NGHIÊN CỨU SINH THÁI CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, kỹ thuật nuôi trồng nấm dược liệu, kỹ thuật nuôi trồng nấm mộc nhĩ, kỹ thuật nuôi trồng nấm sò, kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ, kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm, kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi