Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] BÀI GIẢNG KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI, THS. LÂM VĨNH SƠN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.1. PHÂN LOẠI NƯỚC THẢI

Để hiểu và lựa chọn công nghệ xừ lý nước thải cần phải phân biệt các loại nước thải khác nhau. Có nhiều cách hiểu về các loại nước thải, nhưng trong tài liệu này tác giả đưa ra 3 loại nước thải dựa trên mục đích sử dụng và cách xả thải như sau.

1.1.1. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng : tắm , giặt giũ , tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,...chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thóat nước.

Thành phần của nước thải sinh họat gồm 2 lọai:

- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

- Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat : cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngòai ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat bao gồm các hợp chất như protein (40 - 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 -10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khỏang 150 -450%mg/l thoe trọng lượng khô. Có khỏang 20 - 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh họaat không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hoặc BOD5 có 1 mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình tính theo đầu người ở điều kiện ở Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/ngày được trình bày trong bảng 1.1

[EBOOK] BÀI GIẢNG KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI, THS. LÂM VĨNH SƠN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật xử lý nước thải, tài nguyên nước, tài nguyên môi trường

[EBOOK] CƠ SỞ CÁC QUÁ TRÌNH LÝ HÓA SINH TRONG KỸ THUẬT NƯỚC - MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Fundamentals of Physical, Chemical and Biological processes in Water engineering and Water Environment), GS. TS. TRẦN ĐỨC HẠ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB XÂY DỰNG


Giáo trình Cơ sở các quá trình lý hóa sinh trong kỹ thuật nước – môi trường nước (Fundamentals of Physical, Chemical and Biological processes in Water engineering and Water Environment) được biên soạn theo mục tiêu đào tạo đại học chuyên ngành Kỹ thuật nước - Môi trường nước (ngành Kỹ thuật cấp thoát nước) có được các cử nhân và kỹ sư với các kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng dẫn dắt, lãnh đạo, khả năng sáng tạo,... đáp ứng tốt yêu cầu của đơn vị tuyển dụng trong lĩnh vực kỹ thuật nước, hạ tầng và môi trường như hệ thống khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch, quản lý bền vững tài nguyên nước, quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm, thu hồi tài nguyên và sử dụng năng lượng hiệu quả...

Cuốn sách còn có thể sử dụng để giảng dạy sau đại học cho các ngành và chuyên ngành liên quan cũng như là tài liệu tham khảo của các nghiên cứu sinh, kỹ sư, thạc sĩ, cử nhân kỹ thuật khi nghiên cứu, thiết kế và vận hành các hệ thống và công trình xử lý nước và xử lý ô nhiễm môi trường.

[EBOOK] CƠ SỞ CÁC QUÁ TRÌNH LÝ HÓA SINH TRONG KỸ THUẬT NƯỚC - MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Fundamentals of Physical, Chemical and Biological processes in Water engineering and Water Environment), GS. TS. TRẦN ĐỨC HẠ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB XÂY DỰNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, lý hóa sinh trong kỹ thuật nước, kỹ thuật nước, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật cấp thoát nước

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐỘC HỌC SINH THÁI, PGS. TS. TRỊNH THỊ THANH, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM


Giáo trình "Độc học sinh thái" trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự tác động qua lại của mô trường ô nhiễm với cơ thể sinh vật thông qua các nội dung: Cơ chế tác động, ảnh hưởng và tác động của các độc chất tới các quá trình của cơ thể sống. 

Phần 1 cuốn sách trình bày các nội dung của 3 chương đầu tiên bao gồm: Một số vấn đề chung về độc học sinh thái, sự chuyển hóa và đặc điểm của độc chất khi gây tác động đến cơ thể sinh vật, ảnh hưởng chất độc đến cơ thể sinh vật. 

Phần 2 của giáo trình trình bày các nội dung của chương 4 và chương 5 bao gồm: Ảnh hưởng chất độc đến cơ thể sinh vật, phương pháp xác định độc tính sinh thái. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐỘC HỌC SINH THÁI, PGS. TS. TRỊNH THỊ THANH, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Độc học sinh thái, giáo trình Độc học sinh thái, tài nguyên môi trường, độc chất với cơ thể sinh vật

[EBOOK] Agroecology and the Rural Landscape

Today, many of our agricultural practices are unsustainable. We exhaust the soil, we loose diversity through the use of mono-cropping and we introduce novel chemicals into our nature. These practices are often maintained by the argument that it is the only rational way to produce food for our ever growing population This project tries to challenge this position. It is done via a proof of concept farm, proposed 10 he an agricultural campus. It is a space for both learning and farming, but the practices are general and can be applicable in all farming. The project bridges landscape and building design territory and tries to find principles applicable to both.
This booklet is divided into two parts. Hl First a theoretical one. where terms and definitions are explained and the academical framework IS set. It locks at the problems facing agriculture today and establishes a main vision for the project, which is to scale up agroecology. It also provides some suggested solutions to the problems, including no-till and intercropping practices. 11 also looks al parcelling of agricultural fields and proposes a set of morphological principles on how to in the future shape the landscape. |ll| Secondly the Agricultural campus is presented. The program IS argued for and defined in a technical and spatial way. An argument is made an why rural buildings and farm buildings especially can be used as a reference for many different projects. After that, the different qualities of the building is further presented in plan, section and detail. Material qualities are presented in rendered perspectives.
Early sketch for the project
Notes on objectivity and academic rigour
Everything wrilten that is not explicitly a quote is in some way paraphrased or transformed by the author. Be It in semantics, prioritization or context. I acknowledge the complexity of the subject approached, and the reason far separate disciplines. This project attempts a synthesis between ecology, agriculture and anehnetlure. and this in the scope ot SIX weeks of a student project.


[EBOOK] Agroecology and the Rural Landscape


Từ khóa: ebook, giáo trình, Agroecology and the Rural Landscape, Agroecology, the Rural Landscape, cảnh quan nông nghiệp, Nông học và cảnh quan nông thôn, Nông học, cảnh quan nông thôn

[EBOOK] TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở VIỆT NAM - ESSENTIAL - OIL PLANT RESOURCES IN VIETNAM (TẬP II), GS. TS. LÃ ĐÌNH MỠI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam rất phong phú, rất đa dạng. Đó là nguồn nguyên liệu có nhiều tiềm năng, nhiều triển vọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai.

Điều tra, nghiên cứu, khai thác, phát triển, sản xuất, kinh doanh, sử dụng bền vững và đạt hiệu quả tối ưu đối với nguồn tài nguyên thực vật đa dạng của đất nước nói chung và nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu nói riêng là nhiệm vụ đã và đang đặt ra trước chúng ta.

Nhiều loài cây tinh dầu hiện đã trở thành hàng hoá có giá trị và được buôn bán với số lượng tương đối lớn trên thị trường thế giới, song ở ta lại chưa được chú ý hoặc bị lãng quên. Chắc chắn còn rất nhiều loài có tinh dầu trong hệ thực vật phong phú ở nước ta vẫn chưa được nghiên cứu, vẫn bị bỏ sót và hiểu biết của chúng ta còn chưa nhiều. Nhưng lại cũng có những loài đã bị khai thác quá mức, nên nguồn gen còn lại rất ít ỏi và đang bị đe dọa tuyệt chủng (Hoàng đần - Cupressus spp., Pơmu - Fokienia hodginsii...).

Tiếp theo tập I, tập II của Bộ sách chuyên khảo “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam" sẽ giới thiệu với bạn đọc về những cây tinh dầu có triển vọng khai thác, phát triển hoặc có tiềm năng và cần được bào tồn.

Rất nhiều loài còn lại hiện đang được thu thập, nghiên cứu bổ sung và chúng tôi sẽ xin tiếp tục giới thiệu trong tập III của Bộ sách này.

Với mỗi chi, mỗi loài đều được giới thiệu về các nội dung: Tên thường gọi, tên khoa học, tài liệu công bố, số nhiễm sắc thể, các tên gọi khác ở trong nước, các tên đồng nghĩa, tên nước ngoài, nguồn gốc và phân bố, công dụng, tình hình sản xuất và buôn bán quốc tế, đặc tính của tinh dầu và những hoạt chất chính ở trong cây, mô tả các đặc điểm hình thái; sinh thái, sinh trưởng và phát triển, những thông tin bổ sung về thực vật học, nhân giống, gây trồng, chăm sóc, thu hái, nguồn gen và triển vọng... Đó là những thông tin tương đối có hệ thống về nhiều khía cạnh nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất kinh doanh và bảo tồn... Hy vọng cuốn sách này sẽ là đóng góp hữu ích với bạn đọc. Bên cạnh những thành công, trong quá trình biên soạn và xuất bản, chúng tôi cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tập thể tác giả chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét và đóng góp của bạn đọc.

Để hoàn thành tập sách này, chúng tôi đã nhận được sự động viên, cổ vũ của Ban Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, của Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là sự hỗ trợ kinh phí và sự động viên của Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên từ thời kỳ 1996-2000 đến 2001-2003 và cho việc in ấn xuất bản tập sách này.

Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những sự giúp đỡ quý báu và có hiệu quả đó.

Quý bạn đọc có thể xem tập 1 sách TÀI NGUYÊN THỰC VẬT VIỆT NAM - NHỮNG CÂY CHỨA CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC của cùng tác giả TẠI ĐÂY.


[EBOOK] TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở VIỆT NAM - ESSENTIAL - OIL PLANT RESOURCES IN VIETNAM (TẬP II), GS. TS. LÃ ĐÌNH MỠI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook giáo trình, thực vật Việt Nam, tài nguyên thực vật, cây có tinh dầu, cây dược liệu, ESSENTIAL - OIL PLANT RESOURCES IN VIETNAM, phân loại thực vật

[EBOOK] CÔN TRÙNG - SỬ DỤNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC KHIỂN, NXB NGHỆ AN


Phân bón hoá học và thuốc trừ sâu rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu chúng ta lạm dụng thì có hại cho sức khoẻ con người, kể cả các trường hợp quái thai; sẽ gây ô nhiễm lương thực, đồ uống, nước tưới tiêu và tiêu diệt các loài vi sinh vật có lợi và môi trường sống của chúng. Việt Nam đang chuyển từ đất nước nông nghiệp sang công nghiệp hoá. Hiện nay, khoảng 65% lực lượng lao động liên quan đến nông nghiệp. Bởi vậy cần quan tâm đến việc sử dụng thuốc trừ sâu bảo vệ môi trường.

Sử dụng phân bón hoá học ở Việt Nam đã tăng từ 172 tấn/ha trong 1980-1981 lên tới 620 tấn/ha trong 1992-1993 mà năng suất lúa tăng không đáng kể (3,2 tấn thóc/ha) so với các nước Đông Nam Á khác. Hằng năm khoảng 20.000 tấn thuốc diệt loài gây hại được sử dụng, 80% là các loại thuốc trừ sâu (27 loại organophophorus và carbamate không kể 55 tác nhân khác được sử dụng), một tỉ lệ phần trăm cao hơn thông thường. Nhiều thuốc diệt loài gây hại (20 loại) độc hơn các thuốc độc loại I và II. Trong thời kì 1986-1991, có 3019 trường hợp nhiễm độc thuốc trừ sâu được thống kê trong các bệnh viện (89,5% do tự tử, 10,4% là do ngẫu nhiên nghề nghiệp) một con số tương đối thấp, điều này có thể do không báo cáo, hoặc do các nhân viên y tế không nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng hoặc không điều trị đối với những người bị ảnh hưởng. Nó cũng cảnh báo về việc sử dụng các thuốc trừ sâu rẻ hơn và độc hại hơn.

Côn trùng và sử dụng thuốc diệt côn trùng bảo vệ môi trường" giới thiệu với bạn đọc làm nông nghiệp nhận thức đầy đủ hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật, cũng như tác hại của nó. Từ đó, có những biện pháp tích cực hơn trong sản xuất, ngăn ngừa sâu bệnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững.


[EBOOK] CÔN TRÙNG - SỬ DỤNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC KHIỂN, NXB NGHỆ AN


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Côn trùng và sử dụng thuốc diệt côn trùng bảo vệ môi trường, thuốc diệt côn trùng, sử dụng thuốc diệt côn trùng hiệu quả, thuốc trừ sâu, thuốc trừ rầy, sủ dụng thuốc diệt côn trùng an toàn

[EBOOK] ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM, NGUYỄN QUANG HÙNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Cuốn ebook này gồm có 9 chương:


Chương I. Một số khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương II. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương III. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương IV. Nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương V. Mối liên quan giữa rừng ngập mặn, môi trường và nguồn lợi thủy sản


Chương VI. Hiện trạng và khả năng khai thác nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương VII. Hiện trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân có đời sống gắn liền với rừng ngập mặn


Chương VIII. Lượng giá kinh tế nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương IX. Khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc!


[EBOOK] ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM, NGUYỄN QUANG HÙNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn, nguồn lợi thủy sản rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn

[EBOOK] SỔ TAY GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ (HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHO CÁC KHU BẢO TỒN), NHIỀU TÁC GIẢ, NXB LAO ĐỘNG


Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với rất nhiều các loài đặc hữu và quý hiếm trong Sách đỏ thế giới. Tuy nhiên, các loài động, thực vật hoang dã ở Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao do mất sinh cảnh, tình trạng săn bắt, buôn bán và sử dụng động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật.


Để bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá này, Việt Nam đã thành lập một hệ thống vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) (còn gọi là rừng đặc dụng) với tổng số 176 Khu (1) đến năm 2020 (Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Theo quy hoạch, hệ thống VQG và KBTTN của Việt Nam sẽ bao phủ 2.2 triệu hecta là nơi bảo tồn các sinh cảnh và bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam.


Để bảo tồn các loài ĐVHD của việt Nam, có rất nhiều giải pháp cần được áp dụng đồng thời và thường xuyên như: bảo vệ sinh cảnh, tăng cường thực thi pháp luật, hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương,... Bên cạnh đó, giáo dục nâng cao nhận thức về ĐVHD được coi là một giải pháp quan trọng trong bối cảnh nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về bảo tồn ĐVHD còn hạn chế.


Được sự tài trợ của Dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã (USAID Saving Species) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hiệp hội vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên việt Nam (VNPPA) tiến hành xây dựng "Sổ tay giáo dục truyền thông bảo tồn động vật hoang dã: Hướng dẫn thực hành cho các khu bảo tồn". Hy vọng rằng, đây sẽ là cẩm nang bổ ích góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục, truyền thông về ĐVHD cho cộng đồng, học sinh và du khách tại các VQG và KBTTN của Việt Nam.


[EBOOK] SỔ TAY GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ (HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHO CÁC KHU BẢO TỒN), NHIỀU TÁC GIẢ, NXB LAO ĐỘNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Sổ tay giáo dục truyền thông bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn động vật hoang dã, tài nguyên môi trường

[EBOOK] NƯỚC VÀ RỪNG ĐẦU NGUỒN, PHẠM THỊ LÀNH, NXB THANH HÓA


PHẦN I

TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHAI THÁC RỪNG HIỆN NAY

I. NƯỚC VÀ NGUỒN NƯỚC SỬ DỤNG HIỆN NAY

Nguồn nước không phải là vô tận

Trên trái đất nước bốc hơi từ các sông, hồ, biển và đại dương. Hơi nước tích tụ trong khí quyển được kết tủa dưới dạng tuyết hay đông tụ lại dưới dạng hạt nước, rơi trở lại mặt đất dưới dạng tuyết, mưa, tạo thành núi băng ở các cực hoặc nước cung cấp cho các suối sông, hồ và thấm qua đất để tạo thành các lớp nưóc ngầm. Và nước đó lại bốc hơi lên khí quyển, đó là chu trình vận động của nước.


Như vậy, nguồn nước ngọt trên trái đất được tái tuần hoàn liên tục dưới tác dụng của năng lượng, của ánh sáng mặt trời, điều đó có nghĩa là mưa phân bố lại trên mặt đất và biển không theo tỷ lệ thuận với lượng hơi nước đã bốc lên từ những nơi đó.


Tuy nhiên, cần biết rằng trữ lượng nước ngọt mà loài người trên trái đất có thể sử dụng được là rất hạn chế, bởi lẽ phần lớn nước ngọt ở trạng thái "dự trữ" dưới dạng băng và tuyết ở Bắc Băng Dương, Nam Băng Dương, châu lục Nam cực và đảo Grinlen,...


Khối lượng nước ngọt dự trữ trong các mạch nước ngầm dưới mặt đất nhưng việc khai thác nguồn lợi này trên phạm vi toàn cầu còn gặp nhiều hạn chế. Sương mù và hơi nước trong khí quyển cũng là nguồn dự trữ.


Cuối cùng, chỉ còn lại khối lượng nước ngọt trong các dòng chảy (suối và sông) và hồ, đập là nguồn nước ngọt chính có thể cung cấp cho con người. Nhưng theo những tính toán chính xác nhất, chỉ có một phần nước ngọt từ tuyết và mưa tái cung cấp cho các dòng chảy trên mặt đất và được chuyển tải ra đại dương qua các cửa sông, cộng thêm nước từ các khối băng ở Bắc cực và Nam cực tan ra hòa chung vào đại dương (còn phần nước ngọt do mưa và tuyết rơi xuống đất một phần lớn thấm sâu vào lòng đất bị giữ lại trong các tầng nước ngầm hoặc bốc hơi trở lại thành sương mù và hơi nước trong khí quyển).


[EBOOK] NƯỚC VÀ RỪNG ĐẦU NGUỒN, PHẠM THỊ LÀNH, NXB THANH HÓA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, nước và rừng đầu nguồn, tài nguyên nước, rừng đầu nguồn, tài nguyên rừng đầu nguồn, nước và hiện trạng sử dụng nước, đất và hiện trạng sử dụng đất đai, rừng và hiện trạng sử dụng rừng, bảo vệ và cải tạo đất, sử dụng rừng đầu nguồn, duy trì và cải tạo nguồn nước

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐẤT NGẬP NƯỚC, LÊ VĂN KHOA (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC

Việt Nam có 3260km bờ biển, 2360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên và 26 phân lưu của các sông lớn, lớn nhất là vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, hàng ngàn hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, với hơn 4 triệu ha đất trồng lúa.... đã tạo nên các hệ sinh thái (HST) đất ngập nước (ĐNN) phong phú và đa dạng trong cả nước.


ĐNN gồm nhiều loại hình, từ ao hồ, đầm lầy, sông ngòi, đồng lúa.... đến rừng ngập mặn (RNM) phát triển trên đất lầy mặn ven biển, rừng tràm phát triển trên đất chua phèn, các đầm ao nuôi trồng thuỷ sản, các bãi cá, các rạn san hô đã tạo nên các sinh cảnh đẹp, trù phú, đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho đất nước. Chúng cung cấp cho xã hội nhiều loại sản phẩm nông - lâm nghiệp, thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, cung cấp lương thực, thực phẩm, nước dùng trong sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Đồng thời, đây cũng là nơi sống, nơi cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật hoang dã. ĐNN là nơi có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là các loài chìm nước, trong đó có nhiều loài quý hiếm.


Mặc dù có vai trò to lớn về nhiều mặt, nhưng ĐNN thường rất nhạy cảm với các hoạt động của con người và các tác động của thiên nhiên. Do đó, việc quản lí ĐNN một cách khôn ngoan, sao cho vừa khai thác hợp lí những tài nguyên ĐNN để phục vụ cho cuộc sống con người nhưng vẫn duy trì được các chức năng và thuộc tính của chúng đang trở thành mối quan tâm của các nhà quản lí, những nhà ra quyết định liên quan đến ĐNN. Cuốn sách "Đất ngập nước" được biên soạn nhằm cung cấp cho bạn đọc một cách hệ thống những kiến thức cơ bản, cập nhật về ĐNN bao gồm : các khái niệm, các tính chất lí - hoá - sinh học ; các chuyển hoá vật chất trong ĐNN, những loại hình ĐNN, hệ thống phân loại ĐNN, các biện pháp quản lí, bảo vệ ĐNN đã và đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và có thể lựa chọn để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trên cơ sở nội dung của các bài giảng đã được sử dụng để giảng dạy trong nhiều năm, khi biên soạn cuốn sách này các tác giả đã bổ sung thêm nhiều tư liệu cập nhật ở trong và ngoài nước. Vì vậy, cuốn sách được sử dụng làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên ngành Thổ nhưỡng - môi trường đất, ngành Môi trường ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, cuốn sách còn được sử dụng làm giáo trình học tập tham khảo cho sinh viên các ngành thủy lợi, thủy sản và nông lâm nghiệp, đồng thời cũng là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các cán bộ làm công tác nghiên cứu về ĐNN.


Cuốn sách có thể còn có những sai sót, tập thể các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐẤT NGẬP NƯỚC, LÊ VĂN KHOA (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Đất ngập nước, giáo trình đất ngập nước, các khái niệm đất ngập nước, các tính chất lí - hoá - sinh học đất ngập nước, các chuyển hoá vật chất trong đất ngập nước, những loại hình đất ngập nước, hệ thống phân loại đất ngập nước, các biện pháp quản lí bảo vệ đất ngập nước

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN

Rừng ngập mặn (RNM) ven biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) như hạn chế gió bão, xâm nhập mặn, lũ lụt, xói lở...Thời gian qua, các cơ quan Trung ương và địa phương đã thấy rõ việc cấp bách phải bảo vệ và phục hồi hệ thống rừng ngập mặn ven biển trên cả nước, đã ban hành 02 văn bản khung quan trọng liên quan đến RNM ven biển, gồm: Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2015 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 119/2016/ NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với BĐKH, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển, góp phần chủ động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và nước biển dâng.

Nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với BĐKH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được sự hỗ trợ của Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP) do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ CHLB Đức và Chính phủ Úc tài trợ và do Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức thực hiện, cũng đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây RNM: Trang, Sú, Mắm đen, Vẹt dù và Bần chua theo Quyết định số 1205/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/4/2016 và Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây RNM: Mấm trắng, Mấm biển, Đước đôi, Đưng, Bần Trắng và Cóc trắng theo Quyết định số 5365 /QĐ-BNN-TCLN ngày 23/12/2016 nhằm phục vụ khôi phục RNM, chắn sóng, gió, bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định các bãi bồi ven biển.

Với mục đích giới thiệu tóm tắt kỹ thuật gieo ươm và trồng các loài cây RNM đến các tổ chức, cá nhân trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hay các nguồn vốn khác, Chương trình ICMP đã biên soạn, xây dựng quyển Sổ tay Hướng dẫn Kỹ thuật “Gieo ươm và trồng một số loài cây rừng ngập mặn” trên cơ sở tổng hợp từ hai Quyết định Hướng dẫn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành. Hy vọng cuốn sổ tay này là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc quản lý, bảo vệ, phục hồi, phát triển và sử dụng rừng ven biển ở địa phương.

Tổng cục Lâm nghiệp và Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP) xin chân thành cám ơn các địa phương có RNM ven biển, các tổ chức, cá nhân... đã đóng góp, hỗ trợ xây dựng và ban hành Quyển Sổ tay quan trọng này.

Trong lần biên soạn đầu tiên này không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong lần tái bản.

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Gieo ươm và trồng một số loài cây rừng ngập mặn, kỹ thuật gieo ươm và trồng các loài cây rừng ngập mặn, rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn

[EBOOK] GIÁO TRÌNH VI SINH TRONG CÂN BẰNG SINH THÁI (Dùng cho hệ cử nhân ngành Khoa học Môi trường và Sinh thái Môi trường), TRẦN CẨM VÂN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ các thành phần này sang thành phần khác. Đây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng. Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳ một thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Sau một thời gian, hệ sẽ thiết lập được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động. Bằng cách đó hệ biến đổi mà vẫn cân bằng. Trong quá trình này động vật ăn cỏ và vi sinh vật đóng vai trò chủ đạo đối với việc kiểm soát sự phát triển của thực vật.



[EBOOK] GIÁO TRÌNH VI SINH TRONG CÂN BẰNG SINH THÁI (Dùng cho hệ cử nhân ngành Khoa học Môi trường và Sinh thái Môi trường), TRẦN CẨM VÂN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Cân bằng sinh thái, giáo trình vi sinh trong Cân bằng sinh thái, khoa học môi trường, sinh thái môi trường, tài nguyên môi trường, hệ sinh thái, vi sinh trong cân bằng sinh thái

[EBOOK] CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐỂ PHỤC HỒI SINH THÁI - LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUNG HÒA GIỮA BẢO TỒN VÀ SẢN XUẤT (Agroforestry system for Ecological Restoration)

Thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng môi trường chưa từng có. Trong vài thế kỷ qua, việc sử dụng đất đã làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và làm tổn thương xã hội ngày càng nghiêm trọng ở một số khu vực trên toàn thế giới.


Ở các vùng nông thôn, nạn phá rừng và bóc lột nông nghiệp đã khiến các loài thực vật và động vật bị tuyệt chủng, giảm số lượng và chất lượng của lượng nước hữu dụng, nhiệt độ tăng lên, lượng mưa biến đổi, sản lượng nông nghiệp bị giảm sút, đất bị xói mòn và thậm chí là đất đai rộng lớn bị sa mạc hóa. Sự suy thoái đó đe dọa sự hiện diện của con người, đẩy dân cư nông thôn di cư vào các thành phố' để tìm việc làm và phát sinh một vòng luẩn quẩn về các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường và thậm chí văn hóa, dẫn đến mất bản sắc của người nông dân.


Trong khi đó, nông dân, cán bộ khuyến nông và các nhà khoa học đã phát triển và đưa vào các hình thức sản xuất thực tế nhằm mục đích đẩy lùi các quá trình suy thoái này. Trong nhiều trường hợp, tự nhiên có thể phục hồi các khu vực đã bị biến đổi. Tuy nhiên, con người có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi các khu vực đó, chăm sóc đất và nước, đồng thời giới thiệu và quản lý các loài thực vật và động vật mà khó có thể tự thiết lập quần thể trong hoàn cảnh đó.


Cộng đồng nông thôn, người dân bản địa và cộng đồng truyền thống cũng có thể được hưởng lợi trực tiếp từ thảm thực vật được quản lý tốt, mà không nhất thiết gây ra suy thoái. Những chiến lược như vậy có thể là nền tảng cho việc duy trì các chức năng của hệ sinh thái - được gọi là dịch vụ / lợi ích môi trường - bằng cách điều chỉnh chu kỳ nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát xói mòn và vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng. Các khu vực trải qua quá trình phục hồi cũng có thể tạo ra các lợi ích chính về môi trường xã hội bao gồm bao gồm chủ quyền và an ninh lương thực, dinh dưỡng, tạo thu nhập, chất lượng cuộc sống cao hơn, bảo tồn tài nguyên nước, cân bằng khí hậu và đa dạng sinh học. Khi họ tiến hành phục hồi sinh thái cùng với sinh kế của chính họ, nông dân chuyển từ những kẻ gây ra sự cố thành những người giải quyết vấn đề.


Mặc dù nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của việc liên quan đến con người trong các quá trình phục hồi sinh thái bền vững - tức là bảo tồn - có nhiều sáng kiến để "khôi phục lại các khu vực bị suy thoái", hoặc để "cải tạo thảm thực vật bản địa", bác bỏ nhu cầu và tiềm năng của người dân và cộng đồng sống ở đó. Chi phí cao và thiếu hoàn vốn tài chính cho các dự án khôi phục bảo tồn tiêu chuẩn buộc chúng tôi phải tìm ra các hình thức phục hồi hiệu quả hơn có tính đến những người sống ở đó và ảnh hưởng đến khu vực, để khiến họ tham gia vĩnh viễn trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Các hệ thống nông lâm kết hợp - vườn rừng (AFS) cung cấp một loạt các cơ hội để đưa mọi người vào các quy trình nhằm khôi phục các khu vực bị biến đổi, cũng như bao gồm các cây trong khu vực canh tác nông nghiệp.


Để ấn phẩm này trở nên hữu ích, chúng tôi gợi ý nên phân phát cho nông dân, cho các cán bộ và tổ chức chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông, phát triển nông thôn, tín dụng nông nghiệp, xây dựng năng lực và quản trị môi trường. Chúng tôi cũng khuyến khích các nhà hoạch định chính sách quốc gia và địa phương tranh luận, điều chỉnh và tiếp thu các đề xuất nhằm phát triển và thúc đẩy các hệ thống và thực tiễn có thể dung hòa việc sản xuất thực phẩm với các lợi ích và dịch vụ môi trường thông qua các hệ thống nông lâm kết hợp.


Các định hướng kỹ thuật được trình bày ở đây tập trung chủ yếu vào bối cảnh của nông dân gia đình. Tuy nhiên, các kỹ thuật và phương án khác nhau cũng có thể được áp dụng bởi những người nông dân có quy mô trang trại từ trung bình đến lớn hơn muốn phục hồi khu vực dự trữ theo luật (LRs) của họ và / hoặc các khu vực bị thay đổi khác bên ngoài Khu vực bảo tồn vĩnh viễn (PPA) bằng hệ thố'ng nông lâm kết hợp. Những nguyên tắc, tiêu chí và định hướng này thực sự áp dụng cho bat kỳ nông dân nào muốn dung hòa việc sản xuất và các lợi ích xã hội khác với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Chúng cũng hữu ích cho bất kỳ ai có nghĩa vụ khôi phục lại đất của họ và vẫn muốn có được lợi ích kinh tế và / hoặc xã hội 141. Mặc dù ấn phẩm này tập trung vào các vùng Cerrado và Caatinga của Brazil, những người mong muố'n cũng có thể’ sửa lại các phương án được trình bày cho phù hợp với các quần xã sinh vật khác, miễn là họ chọn loài và sửa đổi một số' thực tiễn quản lý phù hợp với bối cảnh của họ.


Cuốn sách này được chia thành 5 phần. Sau phần giới thiệu và bối cảnh chung, chúng tôi thảo luận về các lợi ích đối với môi trường xã hội và các thách thức đối với vườn rừng dựa trên các phân tích trên giây (Phần 1), cũng như các chiến lượng để’ vượt qua các thách thức này (Phần 2). Phần 3 và 4 tập trung vào các phương pháp và kỹ thuật để’ triển khai các khu vườn rừng theo định hướng phục hồi, bắt đầu bằng cách tiếp cận phân tích môi trường xã hội nhằm tìm hiểu các hạn chế khác nhau cũng như tiềm năng của từng bối cảnh (Phần 3). Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành các bước trong lập kế hoạch tài chính và thiết kế vườn rừng với nhiều phương pháp thực tế để’ thực hiện và quản lý hệ thống (Phần 4). Trong Phần 5, chúng tôi mô tả mười một mô hình cho các hệ thống nông lâm kết hợp có thể’ được áp dụng trong một số bối cảnh phổ biến nhất được tìm thấy trong hai quần xã này, bao gồm các đặc điể’m chính của từng bối cảnh: mục tiêu của nông dân, các giống loài quan trọng và hướng dẫn về thực tiễn quản lý. Sau đó, chúng tôi mô tả 19 chủng loài quan trọng để’ phục hồi các khu vực bị suy thoái, các đặc tính chủ đạo và các đặc điểm chức năng của chúng, cũng như hướng dẫn về cách quản lý chúng, theo sau là Bảng Tổng hợp gồm 130 chủng loài được đề cập trong Sách hướng dẫn này và được xem là phần quan trọng để’ phục hồi bằng vườn rừng trong quần xã sinh vật Cerrado và Caatinga.


Các diễn giải miêu tả chủng loài có chứa cả tên phổ biến và khoa học trong Bảng Tổng hợp các Chủng loài chung, ngoại trừ một loài chỉ được đề cập một lần trong văn bản. Trong những trường hợp như vậy, tên phổ biến và khoa học được cung cấp trong văn bản. Trong suốt cuốn sách, một số phần đóng khung mang đến những lời khuyên và trích dẫn thiết thực của nông dân và những nhà khuyến nông đã tham gia vào các chuyến thăm thực địa và hội thảo, cũng như các ví dụ về kinh nghiệm thành công.


Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ là một công cụ hữu ích để’ vượt qua những thách thức trong việc khôi phục các khu vực bị biến đổi, bao gồm cả những khu vực được pháp luật quy định. Mục tiêu chính của nó là giúp các nhà nghiên cứu, khuyến nông và hộ gia đình nông dân phát triển và thực hiện các giải pháp bao gồm khía cạnh con người trong việc khôi phục và bảo tồn các khu vực được bảo vệ hợp pháp (PPAs và LRs), đồng thời hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách cho phép đưa cây vào khu vực canh tác, tạo ra lợi ích môi trường xã hội cho các trang trại và cho xã hội nói chung.


Mong rằng bạn thấy thú vị khi đọc cuốn sách này và thành công trong vụ thu hoạch vườn rừng của bạn!


[EBOOK] CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐỂ PHỤC HỒI SINH THÁI - LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUNG HÒA GIỮA BẢO TỒN VÀ SẢN XUẤT (Agroforestry system for Ecological Restoration)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vườn rừng, phục hồi sinh thái, Các hệ thống nông lâm kết hợp - vườn rừng, hệ sinh thái, bảo tồn và sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ hệ sinh thái, Agroforestry system for Ecological Restoration

[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CỎ VETIVER GIẢM NHẸ THIÊN TAI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PAUL TRƯƠNG, TRẦN TÂN VĂN VÀ ELISE PINNERS, NXB NÔNG NGHIỆP

Cỏ Vetiver đã từng được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu nhưng chủ yếu chỉ để sản xuất tinh dầu. Với mục đích góp phần giảm nhẹ xói mòn trên đất dốc ở Việt Nam, năm 1998, ông Ken Crismier (Mạng lưới Vetiver Quốc tế - The Vetiver Network International - TVNI) đã dịch cuốn sách “Cỏ Vetiver - hàng rào chống xói mòn” (Vetiver grass - the hedge against erosion) của Ngân hàng Thế giới sang tiếng Việt và hỗ trợ kinh phí để Nhà Xuất bản Nông nghiệp phát hành 5.000 bản. Năm 1999, cũng với sự giúp đỡ của ông Ken Crismier, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã mời TS. Paul Trương (Ôxtralia) và TS. Diti Hengchaovanich (Thái Lan) sang Việt Nam giới thiệu về cây cỏ này trong một loạt hội thảo ở Hà Nội, Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh. TS. Paul Trương còn giúp xin được một số cỏ giống từ Thái Lan để trồng thử nghiệm ở Việt Nam. Mạng lưới Vetiver Việt Nam (Vietnam Vetiver Network - VVN ) đã được thành lập từ năm 1999 do ông Ken Crismier làm điều phối viên. Từ 2001 đến 2003 và từ 2003 đến nay, công việc này lần lượt do TS. Phạm Hồng Đức Phước (Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh) và TS. Trần Tân Văn (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đảm nhận.


Sau một số ứng dụng thử nghiệm thành công (GS. Thái Phiên và đồng nghiệp ở Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), TS. Phạm Hồng Đức Phước và đồng nghiệp ở Công ty Thiên Sinh và Binh đoàn 16, TS. Lê Việt Dũng và đồng nghiệp ở Đại học Tổng hợp Cần Thơ, TS. Trần Tân Văn và đồng nghiệp v.v.) thì cỏ Vetiver đã được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Giao thông Vận tải đã lần lượt ra quyết định (số 4727/qĐ/BNn -KHCN ngày 8/10/2001, số 3553/QĐ-bGtVT ngày 31/10/2002 và số 241/QĐ-BGTVT ngày 24/01/2005) cho phép sử dụng cỏ Vetiver giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng. Hàng loạt dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng, thử nghiệm hoặc đại trà đã được triển khai, trong đó có những dự án quy mô rất lớn như bảo vệ taluy đường Hồ Chí Minh, bảo vệ đê sông ở An Giang, Quảng Ngãi, bảo vệ đê biển ở Hải Hậu (Nam Định) v.v. Từ năm 2003, cỏ Vetiver đã và đang được thử nghiệm trong xử lý ô nhiễm đất và nước, xử lý nước thải, rác thải, bảo vệ môi trường ở một số địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang v.v. Đến nay, cỏ Vetiver đã được biết đến và được sử dụng ở gần 40 tỉnh thành trong cả nước. TVNI đã đánh giá rất cao tốc độ phát triển và những kết quả đạt được trong việc nghiên cứu, ứng dụng cỏ Vetiver ở Việt Nam, và tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về cỏ Vetiver (ICV-4) diễn ra tại Caracas, Venezuela (22-26/10/2006), TVNI đã trao những giải thưởng lớn nhất cho VVN : giải “Quán quân Vetiver” (Vetiver Champion), giải “Giảm nhẹ Thiên tai” (Disaster Mitigation Prize) và bằng “Chứng nhận Trình độ Cấp 1” (Certificate of Technical Excellence Class 1)”.


Cuốn cẩm nang “Cỏ Vetiver - hàng rào chống xói mòn” kể trên do tác giả John Greenfield biên soạn và được Ngân hàng Thế giới xuất bản lần đầu tiên năm 1987. Đúng như tên gọi của nó, cuốn sách chủ yếu hướng dẫn về kỹ thuật ứng dụng cỏ Vetiver chống xói mòn trên đất dốc. Từ đó đến nay đã được 20 năm và cỏ Vetiver đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là trong giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.


Trên cơ sở tổng hợp một số lượng đồ sộ các kết quả nghiên cứu và ứng dụng cỏ Vetiver trên thế giới và ở Việt Nam, tập thể tác giả nhận thấy đã đến lúc cần biên soạn một cuốn cẩm nang mới, chi tiết hơn, với nhiều ứng dụng hơn, thay cho cuốn sách đã xuất bản trước đây của Ngân hàng Thế giới. Tập thể tác giả đã trao đổi về ý tưởng này và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của Mạng lưới Vetiver Quốc tế.


Cuốn sách hướng tới đối tượng đông đảo là các kỹ sư, nhà quản lý và các nhà xây dựng chính sách trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường v.v., cũng như các cộng đồng địa phương.


Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã lập Hội đồng thẩm định bản thảo cuốn sách theo Quyết định số 1457/QĐ-LHH ngày 31/10/2006.


Cuốn sách chắc chắn còn có một số lỗi kỹ thuật và từ ngữ mà do hạn chế về năng lực và thời gian, tập thể tác giả chưa kịp hoàn thiện. Rất mong được bạn đọc lượng thứ và góp ý kiến để các lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi góp ý, trao đổi xin liên hệ với TS. Trần Tân Văn, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam. Tel: 84-4-8547335; Fax: 84-4-854-2125; Email: van@rigmr.org.vn; van@vigmr.vn; trantv@gmail.com.

[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CỎ VETIVER GIẢM NHẸ THIÊN TAI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PAUL TRƯƠNG, TRẦN TÂN VĂN VÀ ELISE PINNERS, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cỏ vetiver, trồng cỏ vetiver giảm nhẹ thiên tai, hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ vetiver, cẩm nang trồng cỏ vetiver, cỏ vetiver giảm nhẹ thiên tai

[EBOOK] CỎ VETIVER (Chrysopogon zizanioides) VÀ CÁC ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM, PGS. TS. LÊ VIỆT DŨNG VÀ TS. TRƯƠNG THỊ BÍCH VÂN, NXB ĐẠI HỌC CẦN THƠ



Cỏ Vetiver còn gọi là cỏ Hương bài (Chrysopogon zizanioides L.), hệ thống cỏ Vetiver (Vetiver System, VS) được sử dụng như một loài cây nhiệt đới rất độc đáo. Đây là loài thực vật có thể phát triển với biên độ rất rộng trong nhiều điều kiện khí hậu và đất đai, nó có thể trồng ở bất cứ nơi nào thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và Địa Trung Hải. Đây là đặc tính độc đáo mà ít có loại thực vật nào có được.


Cỏ Vetiver khi được trồng thành những băng cỏ ken dày, đây là điểm cực kỳ quan trọng trong hầu hết các ứng dụng của hệ thống cỏ Vetiver đối với đất và ổn định mái dốc. Hệ thống cỏ Vetiver có thể được sử dụng để bảo vệ các lưu vực sông và tái sử dụng nước cũng như các vấn đề liên quan đến xử lý môi trường như: (1) chống sạt lở, và (2) hiện tượng phú dưỡng, các kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu có trong rò rỉ các nguồn nước thải độc hại.


Quyển sách này mong muốn cung cấp những kiến thức cả về học thuật và thực tiễn, những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và các công trình thực địa ở Đồng bằng sông Cửu Long suốt hơn 15 năm qua mà đứng đầu là PSG. TS. Lê Việt Dũng. Trong suốt thời gian đó, các ứng dụng của hệ thống cỏ Vetiver cho việc chống xói mòn và sạt lở bờ sông, xử lý nước thải cũng như kiểm soát, ngăn chặn ô nhiễm đất và nước đã thu được những thành công đáng kể. Và trên hết là các kết quả này đã thu hút được sự quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng trong việc giảm nhẹ thiên tai và các vấn đề liên quan đến nước/đất đai. Đây là các vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong cộng đồng cả nông thôn và thành thị, hiện trạng nghèo đói, áp lực dân số, thiếu nguồn tài chính và biến đổi khí hậu.


Các bằng chứng mạnh mẽ từ những nghiên cứu khoa học và thành công ở các địa phương của việc áp dụng cỏ Vetiver được trình bày trong cuốn sách này đã xác nhận thêm rằng: cỏ Vetiver là một lựa chọn đúng đắn cho mục đích bảo vệ môi trường.


Một mục tiêu quan trọng nữa của quyển sách này là giới thiệu hệ thống cỏ Vetiver đến các nhà quản lý và các nhà xây dựng chính sách, các kỹ sư kỹ thuật và các tổ chức cá nhân có liên quan, những người sẽ tiếp tục khai thác hiệu quả hệ thống cỏ Vetiver trong việc cải thiện chất lượng nước, đặc biệt là liên quan đến nước thải và nước rỉ từ các khu công nghiệp, nước thải đô thị, nước bị ô nhiễm, và đáng quan tâm hơn là dư lượng các hóa chất nông nghiệp ô nhiễm còn tồn tại trong đất.


Quyển sách này được biên soạn bởi PGS. TS. Lê Việt Dũng cùng các cán bộ Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Khoa Nông nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người có đóng góp cho quyển sách này.

[EBOOK] CỎ VETIVER (Chrysopogon zizanioides) VÀ CÁC ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM, PGS. TS. LÊ VIỆT DŨNG VÀ TS. TRƯƠNG THỊ BÍCH VÂN, NXB ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Cỏ Vetiver, Hương bài, Chrysopogon zizanioides L., hệ thống cỏ Vetiver, Vetiver System - VS, ứng dụng của cỏ vetiver, thảm thực vật cỏ vetiver

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG, TS. LÊ ANH TUẤN, VIỆN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ




Biến đổi khí hậu là một thực thể diễn tiến trong quá khứ cũng như hiện tại và được phỏng đoán là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai. Sự phát thải quá nhiều chất khí như CO2, CH4, N2O, CFCs, ... vào bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, hệ quả tạo nên hiện tượng nóng lên toàn cầu làm băng ở Bắc và Nam cực, cũng như các dải băng ở các dãy núi cao tan nhanh hơn khiến mực nước biển đang có xu thế dâng cao, cán cân tuần hoàn nước thay đổi làm đe dọa toàn bộ hệ sinh thái hiện hữu, đặc biệt là các vùng đất thấp, vùng ven biển. Tại Việt Nam, phần lớn cư dân sống tập trung với mật độ cao ở các vùng đất có độ cao dưới 10 mét so với mực nước biển, nhất là các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng bằng sông Hồng và một số vùng duyên hải miền Trung. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết bất thường, đặc biệt là bão lũ.


Việc xây dựng các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu là một yêu cầu thực tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang đặt ra tương ứng với các kịch bản thay đổi lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và điều kiện thời tiết biến động ở từng địa phương. Những ngành nghề có đặc điểm nhạy cảm với biến đổi khí hậu như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, y tế, quản lý tài nguyên nước, rừng, biển và đa dạng sinh học, ... cần có những biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng phù hợp. Việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển bền vững.


Hiện nay đã có một số công cụ để giúp cho các địa phương thực hiện việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển cụ thể của địa phương với sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các cấp chính quyền và các tổ chức Phi chính phủ khác. Để giúp cho cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ kỹ thuật và các tổ chức xã hội dân sự địa phương một phương pháp tiếp cận tương đối phù hợp với cộng đồng, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD), Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ (Viện DRAGON), Mạng lưới Bảo vệ Môi trường và Ứng phó với Biến đổi Khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (MekongNet) với sự tài trợ của Tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung (CHLB Đức) đã liên kết xuất bản quyển sách này như một cẩm nang hướng dẫn cho các bước thực hành việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cuốn cẩm nang này do Tiến sỹ Lê Anh Tuấn biên soạn.


Hy vọng cuốn sách này là một tài liệu thực hành cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi được xem là một trong ba đồng bằng chịu tác động của biến đổi khí hậu cực kỳ lớn nhất trên thế giới lên sinh kế của người dân. Tài liệu khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự đóng góp của người đọc để có những chỉnh sửa và cải tiến tốt hơn cho các lần xuất bản sau.


Trân trọng giới thiệu.

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG, TS. LÊ ANH TUẤN, VIỆN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, biến đổi khí hậu, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thích nghi với biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn

[EBOOK] CÁC CÔNG NGHỆ Ủ SINH HỌC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN HỮU CƠ, GS.TS NGUYỄN THỊ KIM THÁI - TH.S TRẦN HOÀI LÊ - TH.S TRẦN THỊ HOA, TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN XANH (GREENHUB)

Dự án “Hướng đến các thành phố kiểu mẫu về quản lý rác thải ở khu vực ven biển phía bắc Việt Nam” - “Vịnh Xanh” (GreenBays) nằm trong Chương Trình Tái Chế Rác Thải Đô Thị (MWRP) được tài trợ bởi Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Tập Đoàn Sáng Tạo Phát Triển (DIG). Dự án được thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) cùng các đối tác. Mục tiêu chính của dự án là giảm ô nhiễm rác nhựa, đặc biệt là rác xốp trên biển và hỗ trợ các thực hành giảm rác thải tại các khu vực dự án. Nhận thấy rác hữu cơ nếu không được phân loại và xử lý, sẽ chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ quá tải các bãi chôn lấp do trọng lượng chiếm đến hơn 50% tổng trọng lượng các loại rác thải sinh hoạt, gây khó khăn cho quá trình phân loại rác cũng như làm giảm nỗ lực biến rác thải thành tài nguyên, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất của các lò đốt rác do độ ẩm cao. Trong khuôn khổ dự án Vịnh Xanh, GreenHub đỡ làm việc với các chuyên gia thuộc trường Đại học Xây dựng cùng các đối tác để nghiên cứu quá trình sinh học để xử lý chất thải rắn.


Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt đang áp dụng tại Việt Nam khá đa dạng chủ yếu như chôn lấp, thiêu đốt, và chế biến phân vi sinh. Phương pháp thiêu đốt giúp giảm nhanh thể tích và khối lượng rác cần xử lý trong thời gian ngắn (80-90%), yêu cầu diện tích đất thấp, nhưng chi phí đầu tư và xử lý rất cao. Trong khi đó, chôn lấp được nhiều đô thị lớn áp dụng do công nghệ vận hành đơn giản, chi phí đầu tư ở mức trung bình và chi phí vận hành thấp, dễ dàng gia tăng công suất nhưng tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước trong khu vực bãi chôn lấp. Do đó ứng dụng các quá trình sinh học để xử lý chất thải rắn đang mở ra một hướng công nghệ mới nhiều tiềm năng theo định hướng tái sử dụng chất thải.


Trong hơn 20 năm qua, sản xuất phân hữu cơ là công nghệ xử lý chất thải phổ biến ở Việt Nam. Mục đích chính của việc sản xuất phân hữu cơ là thu hồi thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn trong rác thải rắn sinh hoạt và biến nó thành phân bón hữu cơ có thể dùng trong nông nghiệp và cải thiện cấu trúc đất. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở phân hữu cơ vẫn dựa trên việc sản xuất phân từ rác hỗn hợp, dẫn đến sản phẩm phân hữu cơ kém chất lượng, với hàm lượng tạp chất cao như thủy tinh vụn, nhựa và các chất gây ô nhiễm khác, khiến cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho phân hữu cơ trở nên khó khăn.


Hiện tại đã có những nỗ lực sản xuất ra một sản phẩm phân hữu cơ chất lượng cao dựa trên chất thải phân loại tại nguồn từ chợ và những nguồn phát thải đơn lẻ khác. Chất thải sinh hoạt hữu cơ từ các hộ gia đình cũng có thể được sử dụng để sản xuất phân hữu cơ trong tương lai nếu việc phân loại tại nguồn có thể được áp dụng, mặc dù để đạt điều này sẽ là một thách thức lớn. Báo cáo này được thực hiện nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về quá trình xử lý sinh học chất thải rắn hữu cơ, so sánh và đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp. Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra đánh giá thực trạng, các tồn tại và cơ hội đối với công nghệ ủ sinh học để xử lý chất thải rắn. Từ đó giúp cho các cơ quan quản lý, cơ sở xử lý chất thải rắn có những lựa chọn phương thức xử lý phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình.


[EBOOK] CÁC CÔNG NGHỆ Ủ SINH HỌC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN HỮU CƠ, GS.TS NGUYỄN THỊ KIM THÁI - TH.S TRẦN HOÀI LÊ - TH.S TRẦN THỊ HOA, TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN XANH (GREENHUB)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, các công nghệ ủ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ, công nghệ ủ sinh học chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thải rắn hữu cơ, tài nguyên môi trường

[EBOOK] TIẾN TỚI QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI CỎ BIỂN VIỆT NAM (APPROACHES TO MANAGEMENT OF SEAGRASS ECOSYSTEM IN VIETNAM), NGUYỄN VĂN TIẾN (CHỦ BIẾN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Ebook "Tiến tới quản lý hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam" do Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) biên soạn trình bày các nội dung sau: Mở đầu, tình hình nghiên cứu hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam, sinh thái và sinh thái cỏ biển, hiện trạng sử dụng và đánh giá giá trị kinh tế. Những mối đe dọa đối với hệ sinh thái cỏ biển và những vấn đề đặt ra cho quản lý; đề xuất kế hoạch hành động tiến tới bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái cỏ biển; định hướng nhiệm vụ phát triển hệ sinh thái cỏ biển ở một số vùng trọng điểm; kết luận.

Mời quý bạn đọc tham khảo.


[EBOOK] TIẾN TỚI QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI CỎ BIỂN VIỆT NAM (APPROACHES TO MANAGEMENT OF SEAGRASS ECOSYSTEM IN VIETNAM), NGUYỄN VĂN TIẾN (CHỦ BIẾN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tiến tới quản lý hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam, APPROACHES TO MANAGEMENT OF SEAGRASS ECOSYSTEM IN VIETNAM, hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam, hệ sinh thái, hệ sinh thái cỏ biển, quản lý hệ sinh thái cỏ biển

[EBOOK] TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VIỆT NAM: SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta được Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam thông qua năm 2001 đã xác định quan điểm là: "Phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" (Văn kiện Đại hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 162).


Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã viết: "Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở môi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới.


Những năm vừa qua, hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta đã đạt những kết quả bước đầu tương đối tốt. Đã xuất hiện những kết quả bước đầu tương đối tốt. Đã xuất hiện những đơn vị, xí nghiệp làm tốt công tác môi trường nhiều địa phương đã chú ý đến việc giữ gìn tài nguyên, sử dụng tài nguyên hợp lý và tiết kiệm hơn. Nhiều gương người tốt, việc tốt về công tác môi trường đã có ở một số địa phương. Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường tương đối kịp thời có hiệu quả.


Tuy vậy, các hoạt động tài nguyên môi trường ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Ở nhiều nơi môi trường vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi suy thoái nghiêm trọng. Một số địa phương thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh, ý thức tự giác bảo vệ và gìn giữ môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.


Rừng tiếp tục bị tàn phá, nạn cháy rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá để mở rộng diện tích nuôi tôm. Khoáng sản bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch, gây lãng phí tài nguyên và huỷ hoại môi trường.


Đất đai bị rữa trôi, xói mòn. Nhiều diện tích đất rừng và đất nông nghiệp bị thoái hoá. Một số diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học. Nhiều diện tích đất canh tác bị thoái hoá, suy giảm các chất dinh dưỡng, giảm sút độ phì nhiêu.


Nhiều diện tích mặt nước, nhiều nguồn nước ngầm đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt. Ở nhiều vùng, nước sinh hoạt cung cấp cho nhân dân ít nhiều có được cải thiện, nhưng nhiều nơi đang thiếu nước nghiêm trọng. Một số vùng, nước biển đã có hiện tượng bị ô nhiễm.


Nhiều đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn...Việc thu gom, xử lý các loại chất thải làm chưa được nhiều và chưa thường xuyên.


Điều kiện vệ sinh môi trường ở nông thôn quá thấp kém. Nhiều vấn đề môi trường ở nông thôn có liên quan đến việc gìn giữ bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an toàn thực phẩm, ngày càng tăng và có nơi trở nên nghiêm trọng.


Các sự cố môi trường ngày càng tăng. Những năm gần đây lũ ống, lũ quét gây nhiều thiệt hại ở các tỉnh miền núi. Nước sông dâng cao gây úng ngập ở nhiều tỉnh miền Trung. Lũ dâng cao ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại cho mùa màng, tài sản, nhà cửa và tính mạng của nhân dân. Sự cố tràn dầu xảy ra ở một số cảng biển, cảng sông.


Việc gia tăng dân số, việc di cư tự do diễn ra ồ ạt và không kiểm soát được, làm cho môi trường sinh thái ở một số vùng bị suy kiệt. Việc khai thác có tính chất hủy diệt các nguồn lợi sinh vật trên cạn và dưới nước đang là vấn đề gay cấn, những thách thức gay gắt về tài nguyên, môi trường ở một số địa phương.


Các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô dôn, mực nước biển dâng cao, ô nhiễm xuyên biên giới, suy giảm chất lượng nước các dòng sông lớn và các thảm rừng chung biên giới, các trận mưa axit, hiện tượng Elnino, Lanina... ngày càng có những ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các địa phương nước ta.


Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng đạt nhiều kết quả to lớn, quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, nhiều vần đề tài nguyên môi trường được đặt ra, đòi hỏi có những giải quyết thỏa đáng.


Cuốn sách nhỏ "Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam - sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững" không có tham vọng trình bày đầy đủ các vấn đề và khía cạnh rộng lớn của môi trường, mà chỉ nêu lên những đặc điểm cần được lưu ý và đề xuất một số vấn đề để gợi ý cho các nhà quản lý, các nhà sản xuất kinh doanh cũng như các cộng đồng nông thôn thấy được tính chất cấp bách và ý nghĩa to lớn của công tác bảo vệ môi trường, góp phần phát triển đất nước.


[EBOOK] TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VIỆT NAM: SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam, sử dụng hợp lý Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam, bảo vệ và phát triển bền vững Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHẤT THẢI, GS. TS. NGUYỄN ĐÌNH HƯƠNG (CHỦ BIÊN), NXB GIÁO DỤC



Kinh tế chất thải là một môn học mới, đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong quá trình Đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá, vấn đề chất thải, ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề cấp bách, một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.

 

Cùng với nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ môi trường, Việt Nam đã cam kết với thế giới cùng nhau hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để phát hiển bền vững. Hiện nay, Nhà nước ta đang nỗ lực hoàn chỉnh hệ thống Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế trước mắt và lâu dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt chương trình môn học Kinh tế chất thải và thẩm định nội dung để giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng ở nước ta. Giáo trình Kinh tế chất thải được hoàn thành để đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học có ý nghĩa lớn về nhận thức và hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở nước ta.

 

Giáo trình gồm 3 phẩn, 12 chương:

 

Phần thứ nhất: Đại cương về kinh tế học và kinh tế môi trường (gồm 2 chương)

 

Phần thứ hai: Kinh tế chất thải (gồm 3 chương)

 

Phần thứ ba : Những vấn đề cơ bản về kinh tế chất thải và quản lý chất thải (gồm 7 chương)

 

Sau mỗi chương đều có liệt kê những thuật ngữ quan trọng, tóm tắt nội dung và câu hỏi ôn tập.

 

Giáo trình Kinh tế chất thải do nhóm giáo sư, cán bộ khoa học ở một số trường Đại học, Viện nghiên cứu biên soạn :
 

• GS. TS. Nguyễn Đình Hương (Chủ biên) và biên soạn các Chương 1, 2, 3, 5, 10
 

• PGS. TS. Đặng Kim Chi - Chương 8
 

• GS.TSKH. Bùi Văn Ga - Chương 6
 

• TS. Phạm Khôi Nguyên - Chương 12
 

• GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ - Chương 7
 

• TS. Nguyễn Danh Sơn - Chương 4,5


• TS. Nguyễn Thị Anh Thu - Chương 11
 

• GS.TS. Lâm Minh Triết, Nguyễn Xuân Trường - Chương 9

 

Tập thể tác giả biên soạn Giáo trình Kinh tế chất thải chân thành cám ơn GS.TS. Virginia Maclaren, GS.TS. Philip Byer cùng các giáo sư khác của Trường Đại học Toronto, Đại học Waterloo - Canada, tổ chức CIDA, Ban quản lý và cán bộ văn phòng Dự án Kinh tế chất thải, Nhà xuất bản Giáo dục đã đóng góp vào quá trình biên soạn giáo trình để sớm ra mắt bạn đọc, phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở các trường và các viện. Đặc biệt nhóm tác giả chân thành cám ơn nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh đã đọc và giới thiệu cuốn sách.

 

Trong quá trình sử dụng Giáo trình Kinh tế chất thải, tuỳ theo mục tiêu và chương trình đào tạo mà các trường, các viện có thể lựa chọn những nội dung trong các phần cho phù hợp với đối tượng đào tạo của mình.
 

Kinh tế chất thải là một môn học rất mới mẻ ở nước ta và trên thế giới nên trong quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót.

 

Rất mong được bạn đọc góp ý để cuốn sách tiếp tục được hoàn chỉnh. 

 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHẤT THẢI, GS. TS. NGUYỄN ĐÌNH HƯƠNG (CHỦ BIÊN), NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, Kinh tế chất thải, giáo trình Kinh tế chất thải, tài nguyên môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tái chế chất thải, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường