Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn THUỶ NÔNG-THỔ NHƯỞNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THUỶ NÔNG-THỔ NHƯỞNG. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC THUỶ VĂN

CHƯƠNG I
 
KHẢO SÁT, CHỌN TUYẾN ĐO ĐẠC CÁC YẾU TỐ THUỶ VĂN 
§1-1 PHÂN CẤP, PHÂN LOẠI TRẠM THUỶ VĂN

Do yêu cầu phục vụ mà các trạm thuỷ văn có quy mô khác nhau, yếu tố đo đạc và thời gian hoạt động khác nhau... Các trạm thuỷ văn đuợc phân loại và phân cấp như sau :

I. Phân loại trạm thuỷ văn

Căn cứ vào đối tuợng phục vụ, trạm thuỷ văn có thể chia làm 3 loại :

1. Trạm thuỷ văn cơ bản : Là loại trạm nhằm mục đích thu thập số liêu phục vụ cho công tác điều tra cơ bản về nguồn nuớc. Trạm đặt ở vị trí phải có tính đại biểu tốt về quy luật thay đổi của một hay nhiều yếu tố thuỷ văn trong một khu vực nhất định. Thời gian hoạt động tuơng đối dài và do một cơ quan quản lý thống nhất: Tổng cục khí tuợng thuỷ văn.

2. Trạm thuỷ văn dùng riêng : Là loại trạm nhằm thu nhập số liêu phục vụ cho thiết kế, thi công, quản lý một công trình nào đó hoặc phục vụ cho nghiên cứu một đề tài mà tài liêu ở trạm thuỷ văn cơ bản chưa đáp ứng đuợc những yêu cầu riêng. Hiện nay số trạm dùng riêng này ngày một tăng lên do yêu cầu phục vụ của các ngành. Chế độ đo, yếu tố đo và thời gian hoạt động của các trạm thuỷ văn dùng riêng được quy định bởi cơ quan trực tiếp quản lý.

3. Trạm thuỷ văn thực nghiệm : Là loại trạm chuyên nghiên cứu phương pháp đo đạc, áp dụng các thiết bị đo đạc mới và kiểm nghiệm phương pháp tính toán thuỷ văn v.v. Hiện tại loại trạm này đang tạm ngừng hoạt động .

II. Phân cấp trạm thuỷ văn

Dựa vào các yếu tố và chế độ đo đạc, nguời ta có thể chia các trạm thuỷ văn ra làm ba cấp:

1. Trạm thuỷ văn cấp I : Là trạm đuợc quy định đo nhiều yếu tố thuỷ văn cơ bản như mực nước, lưu lượng, bùn cát... Chế độ đo đạc được quy định cụ thể tuỳ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố thuỷ văn theo thời gian tại từng trạm.

2. Trạm thuỷ văn cấp II : Chủ yếu là đo mực nước còn các yếu tố khác như lưu lượng, bùn cát ... chỉ đo một số thời đoạn nhất định trong năm.

3. Trạm thuỷ văn cấp III : Yếu tố đo đạc chủ yếu là đo mực nuớc. Ngoài các yếu tố trên các trạm còn đo đạc các yếu tố khác như nhiệt độ nuớc, nhiệt độ không khí, mưa ..v..v.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC THUỶ VĂN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình đo đạc thuỷ văn, đo đạc thuỷ văn, thuỷ nông, thuỷ văn, đo đạc thuỷ văn đại cương, tài nguyên môi trường, khảo sát thuỷ văn

[EBOOK] LÀM PHÂN Ủ THẬT ĐƠN GIẢN, TỔ CHỨC ADDA - ĐAN MẠCH VÀ TRUNG ƯƠNG HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM



1. Phân ủ là gì và tác dụng của nó như thế nào?

Phân ủ là vật chất hữu cơ gồm các tàn dư cây trồng và chất thải động vật được các vi khuẩn và vi sinh vật làm hoai mục sau môt khoảng thời gian nhất định. Có nhiều loại chất hữu cơ có thể dùng làm phân ủ như lá cây, rơm, rạ và bẹ rau, phân chuồng. Sử dụng các nguyên liệu đầu vào khác nhau sẽ cho những thành phẩm khác nhau. Phân ủ tốt có màu nâu sẫm, tơi và có mùi dễ chịu. Phân ủ rất rẻ tiền, dễ làm và rất có tác dụng làm cải thiện chất đất và chất lượng cây trồng.

- Phân ủ cải thiện cấu trúc đất, làm tăng lượng không khí trong đất, làm cho đất dễ thoát nước và giảm xói mòn.

- Phân ủ giúp giữ ẩm cho đất tránh bị khô kiệt khi gặp hạn hán.

- Thông qua việc cải thiện cấu trúc đất, phân ủ giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng trong đất dễ dàng hơn. Phân ủ cũng có thể cải thiện chất đất thông qua việc bổ sung dinh dưỡng. Điều đó sẽ giúp tăng năng suất cây trồng.

- Phân ủ có thể làm giảm bớt sâu bệnh trong đất cũng như trên cây trồng. Cây trồng sẽ khỏe mạnh hơn nên nó có khả năng chống chịu sâu bệnh và những điều kiện bất thuận tốt hơn.

Sử dụng phân ủ tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng tốt hơn so với sử dụng phân hoá học. Phân hoá học cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thường chỉ cải thiện năng suất cây trồng trong vụ được bón, nhưng không có tác dụng trong việc cải thiện cấu trúc đất và chất đất. Phân ủ không bị rửa trôi như phân hoá học nên có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất trong thời gian dài. Cây trồng được bón phân hoá học có sức hấp dẫn hơn đối với sâu bệnh do xanh, non hơn. Cây trồng được bón phân ủ sinh trưởng chậm hơn một chút, nhưng khoẻ mạnh hơn nên có khả năng chống chịu sự xâm nhập của sâu bệnh tốt hơn. Ngoài ra, phân ủ còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi có thể tấn công trực tiếp sâu hoặc bệnh.

2. Kỹ thuật ủ phân:

Có nhiều nguồn vật liệu được tạo ra trong sản xuất nông nghiệp có thể sử dụng làm phân ủ. Làm phân ủ sẽ tận dụng được những vật liệu là các chất thải trong sản xuất. Môt số chất thải cũng có thể sử dụng cho những mục đích khác nhau. Ví dụ, rơm, rạ có thể sử dụng làm chất đốt hoặc nuôi gia súc. Cần phải lựa chọn xem có nên sử dụng chất thải này để ủ phân hay không.

Có thể bạn đã làm phân ủ. Tài liệu này có thể giúp bạn cải tiến phương pháp của mình. Chất hữu cơ thường được chất đống mà không có sự kiểm soát. Như vậy cũng sẽ tạo thành phân ủ, nhưng vật liệu ủ sẽ mất nhiều thời gian phân huỷ hơn và một lượng lớn chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Nếu có thể đầu tư thời gian và công sức kiểm soát đống phân ủ thì kết quả rất đáng khích lệ.

Trong đống phân ủ có sự kiểm soát, lượng dinh dưỡng bị mất đi sẽ giảm đáng kể, nên khi phân ủ được sử dụng sẽ có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây hơn. Đống phân ủ kiểu này thường có nhiệt độ đủ lớn để tiêu diệt hạt cỏ và mầm bệnh cho cây trồng.

[EBOOK] LÀM PHÂN Ủ THẬT ĐƠN GIẢN, TỔ CHỨC ADDA - ĐAN MẠCH VÀ TRUNG ƯƠNG HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, làm phân ủ thật đơn giản, kỹ thuật làm phân ủ, kỹ thuật ủ phân, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ, dinh dưỡng cây trồng, ủ phân bón cây trồng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM, TS.NGUYỄN THU HIỀN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI, NXB GIÁO DỤC

Nước ngầm là nguồn nước ngọt sẵn có lớn nhất trên trái đất; nó khá ổn định và có trữ lượng vượt xa so với nguồn nước mặt từ sông, suối, hồ, ao. Hiện nay, do sự phát triển của các ngành kinh tế và vấn đề bùng nổ dân số, nhu cầu dùng nước tăng lên không ngừng, mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp nước và nhu cầu dùng nước ngày càng gay gắt cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, nước ngẩm lại càng trở nên gần gũi và quan trọng hơn đối với cuộc sống con người. Tuy nhiên, viêc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự vận động của nước ngầm, và đặc biệt là việc phát triển và quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm, mới chỉ được quan tâm đến trong những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực cho việc nghiên cứu về lĩnh vực này, cuốn Giáo trình Phát triển và Quản lý Tài nguyên nước ngầm đã được đề xuất trong khuôn khổ Tiểu Hợp phẩn 1.3: “Hỗ trợ Tăng cường Năng lực Đào tạo cho Trường Đại học Thuỷ lợi”, thuộc Dự án Hỗ trợ Ngành Nước (WaterSPS) của DANIDA, để đưa vào chương trình đào tạo cao học ngành kỹ thuật tài nguyên nước và ngành cấp thoát nước.

Mục đích của cuốn Giáo trình là cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quan về quy luật vận động và truyền chất của nước dưới đất, về thuỷ lực giếng và cách xác định các thông số, về ứng dụng mô hình toán nước ngầm, kỹ thuật phân tích, về đánh giá trữ lượng cũng như chất lượng nước ngầm và việc áp dụng chúng trong thực tế, với các thông tin cập nhật nhất liên quan đến vấn đề phát triển và quản lý nước ngầm.

Nội dung chủ yếu của Giáo trình gồm 5 chương:

Chương 1: Cơ sở vận động và truyền chất trong nước ngầm

Chương 2: Vận động của nước ngầm tới lỗ khoan và phương pháp xác định các thông số của tầng chứa nước

Chương 3: Điều tra đánh giá nước ngầm

Chương 4: Mô hình toán nước ngầm

Chương 5: Quản lý nước ngầm

Đề cương Giáo trình được xây dựng với sự tư vấn và phối hợp của các chuyên gia tư vấn thuộc Dự án, còn Giáo trình được các giảng viên Trường Đại học Thuỷ lợi biên soạn, do TS. Nguyễn Thu Hiền làm chủ biên. Chương 1, 3 và 4 do TS. Nguyễn Thu Hiền viết, Chương 2 do TS. Trịnh Minh Thụ viết và Chương 5 do TS. Hồ Việt Hùng viết.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước, trong đó chủ yếu là các tài liệu nước ngoài liên quan đến lĩnh vực thuỷ văn nước ngầm, địa chất thuỷ văn, ô nhiễm nước ngầm và mô hình toán nước ngầm cập nhật nhất hiện nay với phương châm cố gắng giới thiệu được những nội dung cần thiết và mới, tiếp cận với quốc tế và thich ứng với điều kiện Việt Nam.

Chúng tôi xin bày tỏ sự cám ơn đặc biệt tới TS. Roger Chenevey, cố vấn trưởng Tiểu Hợp phần 1.3; tới GS.TS. Gupta, chuyên gia tư vấn quốc tế, về việc xây dựng đề cương Giáo trình; và tới PGS. TS. Đoàn Văn Cảnh, chuyên gia tư vấn trong nước, về xây dựng đề cương và sự giúp đỡ, tư vấn nhiệt tình, đặc biệt là sự cung cấp các thông tin quý giá về thăm dò và đánh giá trữ lượng nước ngầm ở Việt Nam của ông.

Chúng tôi xin bày tỏ sự cám ơn chân thành tới PGS. TS. Phạm Quý Nhân, chuyên gia phản biện của Giáo trình, đã có những ỷ kiến đóng góp quý báu đảm bảo chất lượng cho Giáo trình.

Chúng tôi xin cám ơn tập thể giảng viên Bộ môn Thuỷ lực cũng như Khoa Kỹ thuật Tài nguyên Nước, Trường Đại học Thuỷ lợi đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn.

Sự hoàn thành của cuốn giáo trình này cũng không thể thiếu sự quan tâm, chỉ dạo, động viên và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu Trường Đại học Thuỷ lợi và Văn phòng Dự án Hỗ trợ Ngành Nước (WaterSPS) của DANIDA. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Do Giáo trình xuất bản lần đầu, thời gian có hạn, nên không thể tránh khỏi những sai sót và chưa thực sự hoàn chỉnh. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của các bạn đọc. Mọi ý kiến xin gửi về: Bộ môn Thuỷ lực, Trường Đại học Thuỷ lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ  TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM, TS.NGUYỄN THU HIỀN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI, NXB GIÁO DỤC
 
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình phát triển và quản lý tài nguyên nước ngầm, Cơ sở vận động và truyền chất trong nước ngầm, Vận động của nước ngầm tới lỗ khoan và phương pháp xác định các thông số của tầng chứa nước, Điều tra đánh giá nước ngầm, Mô hình toán nước ngầm, Quản lý nước ngầm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN NƯỚC, GS. TS. HÀ VĂN KHỐI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC

Môn học Quy hoạch và Quàn lý Tài nguyên nước được giảng lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1993 - 1994 cho lớp cao học khoá 1 của Trường Đại học Thuỷ lợi. Đây là một môn học mới, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của kỹ thuật tài nguyên nước.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học, Giáo trình Quy hoạch và Phân tích hệ thống Tài nguyên nước được biên soạn trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ Ngành Nước, DANIDA. Tiểu hợp phần Hỗ trợ nâng cao Năng lực đào tạo cho Trường Đại học Thuỷ lợi do Chính phủ Đan mạch tài trợ. Giáo trình nhằm phục vụ giảng dạy môn học Quy hoạch Tài nguyên nước chương trình cao học và cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sinh thuộc lĩnh vực thủy văn, kỹ thuật tài nguyên nước và phát triển tài nguyên nước.

Mục tiêu của Giáo trình là giới thiệu những khái niệm cơ bản về quy hoạch, quản lý và áp dụng các phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật, phương pháp phân tích hệ thống trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. Nội dung của Giáo trình được trình bày theo hướng tiếp cận những phương pháp nghiên cứu hiện đại trên thế giới về quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. Ngoài những nguyên lý chung về phương pháp nghiên cứu lý thuyết, Giáo trình sẽ trình bày các bài toán về quy hoạch hệ thống hồ chứa lợi dụng tổng hợp, quy hoạch phòng lũ, các bài toán về quản lý khai thác hệ thống tài nguyên nước, quản lý chất lượng nước. Giáo trình gồm 9 chương:

Chương I. Hệ thống tài nguyên nước.
 
Chương II. Quy hoạch tài nguyên nước
 
Chương III. Phân tích kinh tế và tài chính

Chương IV. Số liệu và mô hình mô phỏng hệ thống
Chương V. Phương pháp tối ưu hóa ứng dụng trong phần tích hệ thống Tài nguyên nước.

Chương VI. Tinh toán điều tiết dòng chảy cho hệ thống hồ chứa lợi dụng tổng hợp

Chương VII. Áp dụng kỹ thuật phân tích hệ thống trong quy hoạch và phân tích hệ thống tài nguyên nước.

Chương VIII. Các vấn đề quan tâm về môi trường, tổ chức xã hội

Chương IX. Lý thuyết quyết định

Giáo trình do GS. TS Hà Văn Khối chủ biên, đồng thời biên soạn các chương từ I - II - VII và tham gia viết Chương IX. PGS. TS Lê Đình Thành biên soạn Chương VIII TS. Ngô Lê Long biên soạn Chương IX và tham gia viết Chương IV.

Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thuỷ lợi, Dự án DANIDA đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành tài liệu này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến và những nhận xét cho bản thảo.

Giáo trình này lần đầu tiên được biên soạn ở Việt Nam chắc chắn còn có những hạn chế nhất định. Rất mong người đọc đóng góp nhiều ý kiến để giáo trình có chất lượng cao hơn trong những lần xuất bản sau.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN NƯỚC, GS. TS. HÀ VĂN KHỐI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình quy hoạch tài nguyên nước, giáo trình phân tích hệ thống tài nguyên nước, hệ thống tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch hệ thống hồ chứa lợi dụng tổng hợp, quy hoạch phòng lũ, các bài toán về quản lý khai thác hệ thống tài nguyên nước, quản lý chất lượng nước, tài nguyên môi trường

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, PGS. TS. LÊ QUANG TRÍ

Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng nhanh. Do đó, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lỹ giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống.

Qui hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này. Đây là một thành phần cơ sở có liên quan đến hệ sinh thái các vùng núi, sa mạc hoang vu, hay các vùng đồng bằng ven biển, đồng thời lại nằm trong mục tiêu phát triển và bảo vệ rừng, đất trồng và tài nguyên ven biển. Qui hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) là yếu tố chính trong tất cả yêu cầu phát triển và bảo vệ các vùng đất đai nông nghiệp.

Có những sự mâu thuẫn trong sử dụng đất đai ở hiện tại. Nhu cầu về đất nông nghiệp, đồng cỏ, bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị lớn hơn nhiều so với nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Ở các quốc gia đang phát triển thì nhu cầu này ngày càng cấp bách hơn theo từng năm. Dân số thế giới lệ thuộc vào số lượng/diện tích đất cho ra lương thực, nguyên liệu và việc làm sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 25 đến 50 năm tới. Ngay cả ở một số vùng đất đai đầy đủ, người dân vẫn không đạt đến nhu cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai đó. Trong khi đó, sự suy thoái đất đai ở các nông trang, rừng hay nguồn tài nguyên nước ngày càng thấy rõ, nhưng trong từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có biện pháp riêng nào để hạn chế hoặc chấm dứt tình trạng suy thoái này.

Do đó, giáo trình Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai được biên soạn như là một giáo trình chuyên khảo nhằm mục đích trang bị cho sinh viên các ngành liên quan có kiến thức cơ bản về qui hoạch và những quan điểm quan trọng trong Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai bền vững. Tuy nhiên, trên cơ sở của những quan điểm và những qui trình qui hoạch của FAO (1993), mỗi quốc gia đã tự soạn ra những hướng dẫn riêng cho quốc gia mình để phù hợp trong việc qui hoạch của từng giai đoạn. Do đó để trang bị cho sinh viên có kiến thức và kỷ năng trong qui hoạch sử dụng đất đai khi ra trường trong điều kiện thực tế, giáo trình Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai được soạn thảo hoàn toàn dựa trên các tài liệu cơ bản về qui hoạch của FAO, Tài liệu Hướng dẫn về công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Viện điều tra qui hoạch đất đai thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (Tổng Cục Địa Chính Việt Nam, Hà Nội, tháng 10/1998), Luật đất đai năm 2003 và Thông tư 30 - 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2004. 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, PGS. TS. LÊ QUANG TRÍ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình quy hoạch sử dụng đất, giáo trình quản lý đất đai, quản lý đất đai, tài nguyên đất, tài nguyên môi trường, quy hoạch và sử dụng đất đai

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC, NGUYỄN ĐÌNH HUẤN VÀ NGUYỄN LAN PHƯƠNG, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

I - ĐỊNH NGHĨA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

a/ Định nghĩa:


HTCN 1 là tập hợp các công trình kỹ thuật dùng để thu, xử lý, dự trữ, điều hòa vận chuyển và phân phối nước đến các đối tượng sử dụng.

b/ Phân loại:

- Theo đối tượng sử dụng nước: HTCN đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, đường sắt...

- Theo mục đích sử dụng nước: HTCN sinh hoạt, sản xuất, chửa cháy.

- Theo phương pháp sử dụng nước: HTCN trực tiếp (thẳng), tuần hoàn, liên tục,...

- Theo loại ngụồn nước: HTCN mặt , ngầm,...

- Theo ngụyên tắc làm việc của hệ thống: HTCN có áp, không áp, tự chảy.

- Theo phương pháp chữa cháy: HTCN chữa cháy có áp lực cao, thấp,...

- Theo phạm vi cấp nước: HTCN bên ngoài nhà, HTCN bên trong nhà.

Việc phân loại này chỉ mang tính chất tương đối mà thôi vì chúng có thể có ý nghĩa đan xen nhau, không tách rời nhau, trong cái này có cái kia và ngược lại.

Ta có thể kết hợp các hệ thống đó lại với nhau, ví dụ HTCN sinh hoạt + chữa cháy, sản xuất + chữa cháy hoặc cả sinh hoạt + sản xuất và chữa cháy làm một. Đối với các khu đô thị và khu dân cư, người ta thường kết hợp HTCN sinh hoạt và chữa cháy làm một. Còn đối với các xí nghiệp công nghiệp (XNCN) có thể xây dựng một HTCN sản xuất riêng và một HTCN cho sinh hoạt và chữa cháy riêng. 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC, NGUYỄN ĐÌNH HUẤN VÀ NGUYỄN LAN PHƯƠNG, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình cấp thoát nước, cấp thoát nước, thuỷ nông, cấp thoát nước nông nghiệp, hệ thống tưới tiêu, hệ thống cấp thoát nước, tài nguyên môi trường, tài nguyên nước

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỦY NÔNG (TẬP 2): QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG THỦY NÔNG, NGUYỄN VĂN HIỆU (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB HÀ NỘI

Giáo trình Quản lý hệ thống thủy nông được biên soạn theo chương trình đào tạo phục vụ công tác giảng dạy và học tập thuộc chuyên ngành Thủy lợi của Trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội, đồng thời để thích hợp với tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta.

Giáo trình cung cấp cho học sinh một cách hệ thống những kiến thức cần thiết tạo điều kiện khi học sinh ra trường sẽ đảm nhiệm được chức năng, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực quản lý nước và khai thác hệ thống thủy nông.

Giáo trình dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên dạy ở các trường trung học chuyên nghiệp, cán bộ ngành thủy lợi, nông nghiệp đang công tác làm nhiệm vụ quản lý nước và khai thác công trình ở các xí nghiệp, công ty...

Giáo trình đã được các chuyên gia: KS. Nguyễn Hồng Phương, PGS.TS. Trần Đức Dũng, TS. Trần Như Khuyên, KS. Nguyễn Đắc Lê... Thuộc chuyên ngành thủy lợi, nông nghiệp của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội đóng góp ý kiến.

Giáo trình Quản lý hệ thống thuỷ nông gồm 2 tập, do tập thể Trung tâm Nghiên cứu Máy thủy khí và Cơ giới hóa tưới tiêu - Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch biên soạn. Chủ biên KS. Nguyễn Văn Hiệu cùng cán bộ phòng Cơ giới hóa tưới tiêu và các bạn đồng nghiệp giúp đỡ.

Tập 1: Quản lý tưới (gồm 4 chương).

Tập 2: Quản lý công trình và khai thác hệ thống thủy nông (gổm 5 chương)

 
Do trình độ và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, trong quá trình sử dụng rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để giáo trình này ngày càng hoàn chỉnh phục vụ cho việc giảng dạy trong các trường trung học chuyên nghiệp được tốt hơn.

Quý bạn đọc có thể xem tiếp Tập 1 của bộ sách này TẠI ĐÂY.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỦY NÔNG (TẬP 2): QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG THỦY NÔNG, NGUYỄN VĂN HIỆU (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình quản lý hệ thống thuỷ nông, quản lý tưới, thiết kế hệ thống thuỷ nông, hệ thống thuỷ nông, thuỷ nông, thuỷ nông công trình, tài nguyên nước, thuỷ lợi, quản lý nước, quản lý thuỷ lợi, quản lý công trình thuỷ lợi, khai tháo hệ thống thuỷ nông, quản lý công trình thuỷ nông

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ HỆ THỐNG THUỶ NÔNG (TẬP 1): QUẢN LÝ TƯỚI, NGUYỄN VĂN HIỆU (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB HÀ NỘI

Giáo trình Quản lý hệ thống thủy nông được biên soạn theo chương trình đào tạo phục vụ công tác giảng dạy và học tập thuộc chuyên ngành Thủy lợi của Trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội, đồng thời để thích hợp với tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta.

Giáo trình cung cấp cho học sinh một cách hệ thống những kiến thức cần thiết tạo điều kiện khi học sinh ra trường sẽ đảm nhiệm được chức năng, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực quản lý nước và khai thác hệ thống thủy nông.

Giáo trình dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên dạy ở các trường trung học chuyên nghiệp, cán bộ ngành thủy lợi, nông nghiệp đang công tác làm nhiệm vụ quản lý nước và khai thác công trình ở các xí nghiệp, công ty...

Giáo trình đã được các chuyên gia: KS. Nguyễn Hồng Phương, PGS.TS. Trần Đức Dũng, TS. Trần Như Khuyên, KS. Nguyễn Đắc Lê... Thuộc chuyên ngành thủy lợi, nông nghiệp của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội đóng góp ý kiến.

Giáo trình Quản lý hệ thống thuỷ nông gồm 2 tập, do tập thể Trung tâm Nghiên cứu Máy thủy khí và Cơ giới hóa tưới tiêu - Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch biên soạn. Chủ biên KS. Nguyễn Văn Hiệu cùng cán bộ phòng Cơ giới hóa tưới tiêu và các bạn đồng nghiệp giúp đỡ.

Tập 1: Quản lý tưới (gồm 4 chương).

Tập 2: Quản lý công trình và khai thác hệ thống thủy nông (gổm 5 chương)


Do trình độ và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, trong quá trình sử dụng rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để giáo trình này ngày càng hoàn chỉnh phục vụ cho việc giảng dạy trong các trường trung học chuyên nghiệp được tốt hơn.

Quý bạn đọc có thể xem tiếp Tập 2 của bộ sách này TẠI ĐÂY.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ HỆ THỐNG THUỶ NÔNG (TẬP 1): QUẢN LÝ TƯỚI, NGUYỄN VĂN HIỆU (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình quản lý hệ thống thuỷ nông, quản lý tưới, thiết kế hệ thống thuỷ nông, hệ thống thuỷ nông, thuỷ nông, thuỷ nông công trình, tài nguyên nước, thuỷ lợi, quản lý nước, quản lý thuỷ lợi, quản lý công trình thuỷ lợi, khai tháo hệ thống thuỷ nông, quản lý công trình thuỷ nông

[EBOOK] VI SINH VẬT ĐẤT, KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Vi sinh vật đất là môn học nghiên cứu về các vi sinh vật tồn tại trong hệ sinh thái đất, và tác động qua lại giữa các vi sinh vật này và môi trường đất.

Mời quý bạn đọc tham khảo.

[EBOOK] VI SINH VẬT ĐẤT, KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, vi sinh vật đất, giáo trình vi sinh vật đất, hệ sinh thái đất, đất trồng trọt, môi trường đất, thổ nhưỡng, sinh học đất, hệ thống vi sinh vật đất, tác động qua lại giữa vi sinh vật và môi trường đất

[EBOOK] GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG, THS. PHAN TẤN TRIỀU, KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG



CHƯƠNG I: SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT

1. Phong hoá và sự hình thành đất

1.1. Khái niệm về đất

Đất được hình thành và tiến hoá chậm hàng thế kỷ do sự phân huỷ xác thực vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường . Một số đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa song, biển hay gió. Đất có bản chất chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu và tạo sản pẩm cây trồng.

Đất được xem như sản phẩm hoạt động của khí hậu (Cl) trên đá mẹ (p) uược làm thay đổi dưới ảnh hưởng của thực vật và các cơ thể sống khác (o), địa hình (r) và phụ thuộc vào thời gian (t). Jenny đã biểu diễn mối quan hệ sau:

Đất = f(p, Cl, t, r, o), bao gồm 5 biến số và người ta gọi là 5 yếu tố hình thành đất.

Người ta khẳng định đất thực tế là hệ thống hở cuối cùng mà trong đó các quá trình hoạt động:

* Hoạt động thêm vào đất:

- Nước, mưa, tuyết, sương

- O2, CO2 từ khí quyển

- N, Cl, S từ khí quyển theo mưa

- Vật chất trầm tích

- Năng lượng từ mặt trời.

* Mất khỏi đất:

 - Bay hơi nước

- Bay hơi N do quá trình phản ứng nitrat hoá

- C và CO2 do oxy hoá chất hữu cơ

- Mất vật chất do xói mòn

- Bức xạ năng lượng.

- Chuyển dịch vị trí trong đất:

- Chất hữu cơ, sét, sét quioxit

- Tuần ho àn sinh học các nguyên tố dinh dưỡng

- Di chuyển muối tan

- Di chuyển do động vật đất.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG, THS. PHAN TẤN TRIỀU, KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình tài nguyên đất và môi trường, thổ nhưỡng, sa cấu đất trồng, cấu tạo đất trồng, tài nguyên đất, phong hoá và sự hình thành đất, sự hình thành đất, 5 yếu tố hình thành đất

[EBOOK] TÀI LIỆU HỌC TẬP KHOA HỌC ĐẤT CƠ BẢN, LÊ VĂN DŨ, KHOA NÔNG HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

1. Tổng quan

1. 1 Đất là một tài nguyên tự nhiên
Đất của chúng ta là một lọai tài nguyên tự nhiên có giới hạn, Việt nam chỉ có hơn 33 triệu ha đất tự nhiên. Trong đó đất sử dụng trong nông nghiệp khoảng 10 triệu ha, đất lâm nghiệp khỏang hơn 11 triệu ha, còn lại là đất sử dụng với các mục đích khác.

Do vấn đề tăng dân số, một phần đất, nhất là đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, như đất ở, xây dựng, công nghiệp...., nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, nhất là tỉ lệ diện tích đất/ đầu người.

1.2 Các quan điểm về khoa học đất

- Pedology (phát sinh học đất): ngành khoa học nghiên cứu các yếu tố và tiến trình hình thành đất, bao gồm việc mô tả, giải thích các phẩu diện đất, cá thể đất và các lọai đất trên bề mặt vỏ quả đất. Từ pedology được sử dụng đồng nghĩa với khoa học đất và với một tên khác là phát sinh học đất. Vì vậy, phát sinh học đất xem đất là một thực thể tự nhiên.

- Edaphology (thổ nhưỡng học): là ngành khoa học nghiên cứu những ảnh hưởng của đất đến sinh vật, đặc biệt là cây trồng. Các môn học như độ phì nhiêu đất đai, bảo tồn đất nẳm trong quan điểm này

1.3 Các định nghĩa về đất. 

Từ các quan điểm trên nên có 1 số định nghĩa về đất. Đối với nông nghiệp thường định nghĩa đất theo quan điểm thổ nhưỡng học.

2. Vai trò của đất

Trong bất cứ một hệ sinh thái nào, đất cũng đều có 5 vai trò quan trọng nhất. Các vai trò đó là:

2.1.Môi trường sinh trưởng của thực vật

a. Giúp thực vật đứng vững: Đất là nơi bộ rễ cây trồng ăn sâu vào, và giữ cây đứng vững.

b. Cung cấp O2 và thải khí CO2 của rễ cây: Sự phát triển của rễ cây phụ thuộc vào tiến trình hô hấp để nhận năng lượng. Do rễ hô hấp nên sẽ nhận khí O2 và thải khí CO2 vào đất, đây là vai trò quan trọng của đất đối với rễ.

c. Giữ nước và cung cấp nước: Một vai trò quan trọng khác là đất luôn có độ rỗng nhất định nên có khả năng giữ lại được nước và cung cấp cho cây trồng.

d. Điều chỉnh ẩm độ và nhiệt độ: Khi ẩm độ đất thay đổi, nhiệt độ đất cũng thay đổi một phần, do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ.

e. Nơi chứa một số chất gây độc: có nhiều nguyên nhân có thể hình thành nên các chất gây độc cho rễ. Các chất độc này có thể tạo ra bởi con người, rễ cây, vi sinh vật hay do các phản ứng hóa học tự nhiên.

f. Cung cấp các chất dinh dưỡng: đất cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng dưới dạng các ion. Con ng ười và động vật sẽ sử dụng các ion này làm thức ăn, vì vây có thể nói các chất khoáng con ng ười sử dụng gián tiếp thông qua đất. Một vai trò cơ bản của đất trong sự sinh trưởng phát triển của cây trồng là đất có khả năng cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Có khoảng 92 nguyên tố hóa học trong tự nhiên cây trồng có thể hấp thu, trong đó 18 nguyên tố là tối cần thiết.

[EBOOK] TÀI LIỆU HỌC TẬP KHOA HỌC ĐẤT CƠ BẢN, LÊ VĂN DŨ, KHOA NÔNG HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình khoa học đất, khoa học đất cơ bản, thổ nhưỡng, phát sinh học đất, thổ nhưỡng học, sinh học đất, dinh dưỡng cây trồng, môi trường sinh trưởng của sinh vật đất

[EBOOK] Mineral Fertilizer Use and the Environment, By .F.Isherwood, International Fertilizer Industry Association United Nations Environment Programme

This document aims to present a balanced view of. on the one hand, the benefits of using mineral fertilizers and on the other hand the environmental risks involved. It is not intended to be a scientific document, but it aims to be technically correct.

Chapter 14 of Agenda 21. agreed at the UNCED "Earth Summit" held in Brazil in 1992. states 'The world's capacity to feed a growing population is uncertain ...agriculture has to meet the challenge mainly by increasing food production on land that is already in use, and avoid encroachment on land that is only marginally suitable for cultivation ",

This review presents the evidence supporting the view that the use of mineral fertilizers is a necessary condition for achieving these objectives. Their use is necessary but they do have an impact on the soil, water, air. plant and human health.

All human activities alfcct the natural environment either adversely or beneficially: and what is adverse or beneficial may depend on one's point of view. The long-term sustainability of any system requires complicated trade-offs between benefits and losses. Almost always, there are w ays of minimizing losses while retaining benefits. The use of fertilizers is no exception, but both the policy maker and the farmer must have the necessary knowledge. Farmers must know how to use fertilizers efficiently under their own particular circumstances. Most of the adverse effects of fertilizer use result from inadequate know ledge among farmers.

The review highlights the importance of using mineral fertilizers efficiently. Inefficient use not only increases their negative environmental impact unnecessarily, but also represents a large waste of natural resources and a substantial economic loss.

To improve the efficiency of fertilizer use is a major challenge. There is also scope for improved products, but the greatest medium-term gain could be had from improving the way in which currently available fertilizers arc used. Many techniques for achieving this arc known, but often they arc not put into practice. The task of communicating information on the correct techniques to farmers, and of persuading them to adopt them, is formidable. Of the world population of 5.7 billion in 1995. the agricultural population accounted for 2.6 billion.

[EBOOK] Mineral Fertilizer Use and the Environment, By .F.Isherwood, International Fertilizer Industry Association United Nations Environment Programme


Keyword: ebook, giáo trình, Mineral Fertilizer Use and the Environment, Mineral Fertilizer, the Environment, tài nguyên môi trường, phân khoáng, phân bón, thổ nhưỡng, môi trường, tài nguyên môi trường, sử dụng phân khoáng và môi trường

[EBOOK] HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG, CHU THỊ THƠM - PHAN THỊ LÀI - NGUYỄN VĂN TÓ, NXB LAO ĐỘNG

Hiện nay, một nền nông nghiệp bảo đảm được hiệu quả cao và lâu bền, không làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái và huỷ hoại môi trường, không tạo ra khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo, không làm bần cùng hoá nông dân là khái niệm về một nền nông nghiệp bền vững.

Vấn đề nông nghiệp bền vững ở nông thôn nước ta hiện nay đã được đặt ra và có một số triển khai nhất định, chẳng hạn như việc phát triển hệ sinh thái VAC, chương trình dùng phân vi sinh, quản lý tổng hợp sâu bệnh, trồng khoanh và nuôi rừng, xử lý nước và rác thải. Tuy nhiên, nhiều vấn đề tổn tại về ô nhiễm môi trường, lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn là vấn đề nhức nhối ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nông dân và sức khoẻ cộng đồng.

Một trong những vấn đề về nông nghiệp bền vững là việc khai thác và sử dụng hợp lý đất đai, tránh các chất thải và ô nhiễm nước ngấm xuống đất, tránh các hoá chất thuốc trừ sâu sử dụng và thẩm thấu xuống đất quá ngưỡng cho phép, đấy cũng là vấn đề cần quan tâm khi xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Cuốn ”Hướng dẫn sử dụng đất đai theo nông nghiệp bền vững” trình bày các vấn đề chung về nông nghiệp bền vững, đưa ra các giải pháp khi sử dụng và khai thác đất đai, giúp cho nhà nông những kiến thức cần thiết để bảo vệ chính môi trường mà họ đang sống, đảm bảo sức khoẻ, không làm kiệt quệ đất và trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

[EBOOK] HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG, CHU THỊ THƠM - PHAN THỊ LÀI - NGUYỄN VĂN TÓ, NXB LAO ĐỘNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, hướng dẫn sử dụng đất đai theo nông nghiệp bền vững, sử dụng đất đai, tài nguyên đất, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sinh thái bền vững

[EBOOK] SỔ TAY TƯỚI NƯỚC CHO NGƯỜI TRỒNG TRỌT, PGS.TS NGUYỄN ĐỨC QUÝ, NXB THANH HOÁ

Để sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, cây trồng cần được cung cấp đủ 5 yếu tố, đó là: Dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, không khí và nước. Trong các yếu tố trên, trừ ánh sáng, nước có thể điều tiết các yếu tố còn lại. Lượng nước trong đất nhiều hay ít đều có ảnh hưởng tới việc cung cấp dinh dưỡng, chế độ nhiệt, độ thoáng khí của đất. Vì vậy, có thể nói tưới nước hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật chăm sóc cây trồng.

Cuốn “Sổ tay tưới nước cho người trồng trọt ” được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản và những tra cứu cần thiết giúp người trồng trọt hiểu bản chất của việc tưới nước và thực hiện tốt việc điều tiết nước tưới hợp lý cho cây trồng.

Trong thực tiễn làm việc, người làm công tác trồng trọt gặp phải hàng loạt vấn đề về tưới nước mà họ có thề tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách này: Đất trồng là đất gì và khả năng giữ nước của nó như thế nào? Loại nước nào trong đất cây có thể sử dụng được? Cây hấp thu và cần bao nhiêu nước? Khi nào cần tưới? Lượng nước tưới bao nhiêu? Chất lượng nước tưới? Cách chọn phương pháp tưới hợp lý, giá đầu tư và còn nhiều vấn đề khác...

Ngoài ra, cuốn sách cũng cập nhật một số kỹ thuật tưới nước đang được phát triển mạnh ở những nước phát triển như tưới phun mưa với ống nối di động, tưới phun mưa với thiết bị phun nhỏ, tưới nhỏ giọt... Những kỹ thuật này có thể ứng dụng ở nước ta hiện nay.

Hy vọng cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho những người làm công tác trồng trọt và liên quan.

Khi gặp các vướng mắc phát sinh, bạn đọc có thể đặt câu hỏi và nhận được những giải đáp của tác giả bằng cách gửi thư tới địa chỉ:

Nguyễn Đức Quý

Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ xuất bản

Số 12, ngõ 30/18 Tạ Quang Bửu, Bách Khoa,

Hai Bà Trưng, Hà Nội.

[EBOOK] SỔ TAY TƯỚI NƯỚC CHO NGƯỜI TRỒNG TRỌT, PGS.TS NGUYỄN ĐỨC QUÝ, NXB THANH HOÁ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sổ tay tưới nước cho người trồng trọt, kỹ thuật tưới nước cho cây trồng, biện pháp tưới tiêu, Đất trồng là đất gì và khả năng giữ nước của nó như thế nào, Loại nước nào trong đất cây có thể sử dụng được, Cây hấp thu và cần bao nhiêu nước, Khi nào cần tưới, Lượng nước tưới bao nhiêu, Chất lượng nước tưới, Cách chọn phương pháp tưới hợp lý, giá đầu tư hệ thống tưới

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH HỌC ĐẤT, PGS. TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC

Sinh vật trong đất rất phong phú, đa dạng. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và có vai trò to lớn trong việc cải tạo đất trồng trọt. Nếu biết được hệ sinh vật đất có thể đánh giá được tính chất cơ bản của đất và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Hoạt động của hệ sinh vật này đã làm cho đất thành một thể sống, việc nghiên cứu chúng có tác dụng rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.

Giáo trình Sinh học đất được biên soạn nhằm trang bị cho sinh viên Nông nghiệp nói chung, đặc biệt là sinh viên các ngành Cây trồng, Khoa học đất, Nông hoá thổ nhưỡng, Bảo vệ thực vật, Dâu tằm, Làm vườn, Thuỷ nông, Cải tạo đất, Canh tác, Lâm nghiệp, Nuôi trồng thuỷ hải sản,... có những kiến thức cần thiết về hoạt động sống của hệ sinh vật trong đất.

Trong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã cố gắng biên soạn ngắn gọn, tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản nhất của môn học Sinh học đất, có những kết quả nghiên cứu khá công phu của các nhà khoa học để làm minh chứng, với hy vọng giúp cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành Nông - Lâm - Ngư được hiệu quả hơn.

Chúng tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý của nhiều nhà khoa học ở các trường đại học, đặc biệt trong khối Nông - Lâm - Ngư. Đây là vấn đề mới và phức tạp, nên trong biên soạn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và sinh viên để chất lượng giáo trình ngày càng tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH HỌC ĐẤT, PGS. TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC

Quý bạn có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình sinh học đất, sinh học đất, cải tạo đất trồng trọt, hệ vi sinh vật đất, khoa học đất, khoa học cây trồng, tài nguyên đất, tính chất cơ bản của cây trồng, thổ nhưỡng, dinh dưỡng cây trồng

[EBOOK] PHÂN VI KHUẨN NỐT SẦN VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHO CÂY ĐẬU ĐỖ, NGÔ THẾ DÂN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Từ lâu nhân dân ta đã biết trồng luân canh lúa với cây họ đậu làm cho đát tốt hơn. Trong sách "Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn có viết "... phép làm tốt ruộng, thứ nhất là trồng đậu tương, sau đó là đậu hạt nhỏ hoặc vừng, tháng 5 tháng 6 gieo (trồng) các thứ đó, tháng 7 tháng 8 cày úp cho chết đi, làm như vậy đối với lúa xuân, mỗi mẫu thu 10 tạ (thóc) tốt ngang bón xác tằm, phân bắc hoai...".

Ngày nay dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, người ta đã biết bản chất của quá trình trên. Trong các nốt sần ở rễ cây họ đậu có hàng triệu vi khuẩn có tên là Rhizobium. Chúng sống cộng sinh với cây họ đậu và có khả năng sử dụng nitơ của không khí để tổng hợp thành chất đạm cung cấp cho cây trồng và cho đất. Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn nốt sần Rhizobium, chế tạo thành chế phẩm tẩm nhiễm vào hạt giống hoặc vào đất để thúc đẩy quá trình cố định nitơ khí quyến ngày nay đã trở thành công nghệ. Chế phẩm vi khuẩn Rhizobium được đặt dưới nhiều tên khác nhau như : Nitragin, Rhizoda, phân vi khuẩn nốt sần (VKNS) chế phẩm vi sinh vật cố định đạm cho cây họ đậu v.v ...
 
Để quảng bá những kiến thức phổ thông, giúp các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cũng như nông dân hiểu rõ cơ sở khoa học và phương pháp sử dụng phân vi khuẩn nốt sần, chúng tôi cho xuất bản cuốn sách này trong khuôn khổ của chương trình khuyến nông.

Trong cuốn sách, chúng tôi có sử dụng tư liệu của Tổ chức Nông Lương thực Liên hợp quốc (FAO); của tiến sĩ Joe Buston thuộc Chương trình cố định nitơ cho cây họ đậu (NIFTAL) của Mỹ và những tài liệu Việt Nam trong các báo cáo khoa học của các đề tài về cộng sinh cố định nitơ khí quyển đã được nghiệm thu cấp quốc gia thuộc 2 chương trình cấp nhà nước "Sinh học phục vụ nông nghiệp'' và "Công nghệ sinh học" và công trình khoa học của các cán bộ nghiên cứu khác đặc biệt là các công trình nghiên cứu khoa học của Bộ môn vi sinh vật Viện KHKTNNVN.

Cuốn sách nhỏ này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.

[EBOOK] PHÂN VI KHUẨN NỐT SẦN VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHO CÂY ĐẬU ĐỖ, NGÔ THẾ DÂN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, phân vi khuẩn nốt sần cây họ đậu, vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nốt sần cây họ đậu, Rhizobium, cách sử dụng phân vi khuẩn nốt sần cây họ đậu, sinh học phục vụ nông nghiệp, công nghệ sinh học

[EBOOK] A Guide to Identifying and Managing Nutrient Deficiencies in Cereal Crops, By Manoj Kumar Sharma and Prakash Kumar, Published by IPNI

An element ts considered essential to plants when it Is Involved In plant metabolic functions, and its absence prevents plants Irom completing their life cycle (I.e., to grow and reproduce!. Seventeen elements are most commonly identified as essential. These are. In order of relative concentration In plants: carhon (C). hydrogen <10. oxygen IO>. nitrogen (Nl. potassium 00, calcium ICa). magnesium (Mg). phosphorus IPI, sulphur (S), chloride (Cf), Iron (fe!. horon IB), manganese <Mn), zinc (Zn). copper <Cu). molybdenum (Mo), and nickel (Ni). Other elements that have been identified as beneficial, but not necessarily essential to all plants, include coball (Co), selenium (Sc), silicon (Si), sodium (Na). vanadium (VI, and aluminium (All. Among this list, N. p, and K are considered the primary macronutrients; Ca, Mg, and s are considered secondary macronutrients; and the remaining ate micronutrients. but this does not mean that they are less important. All the essential nutrients are required by plants in balanced proportions for optimum growth.

Nutrient deficiencies occur when Insufficient quantities are available to meet the requirements of a growing plant and are often manifested as visual symptoms on plan) parts. Such visual symptoms could take several forms, such as stunting, chlorosis, discoloration, or necrosis. They mav be observed In the older or younger parts of the plant depending on the mobility of the nutrient within the plant.

Recognizing nutrient deficiency In crop plants Is often difficult fot even the most experienced eyes. Multiple nutrient deficiencies can occur at the same lime and some symptoms are similar for different elements, making it even more confusing. Nutrient deficiencies can also be confused with symptoms of disease, drought, excess water, genetic abnormalities, herbicide and pesticide damages, and Insect attack. However, each defi-ciency symptom is related to some function of the nutrient in the plant, for example, stunting of plants occurs w hen a nutrient Involved In plant functions such as stem elongation, photosynthesis and protein production is deficient. So understanding the basics of nutrient deli-clency and sufficient field experience can make the task of nutrient deficiency identification easier.

Mulll-nutrlent deficiencies In Indian soils are a major concern. Besides the obvious implication of yield loss of crops, such deficiencies. If not corrected with adequate external Inputs, could cause serious damage to the soil quality. Along with the dependence on soil and plant testing, emphasis must be given to walking Ihe fields and developing d trained eye to detect and interpret nutrient deficiency symptoms. Early detection of nutritional disorders through recognition of visual symptoms can allow quick correction of opted nutrient management strategies and prevent yield loss.

This booklet on nutrient deficiencies of cereal crops, developed by the International Plant Nutrition Institute (IPNII and International Maize and Wheat Improvement Center (CLMMVTI. Is designed as a field guide to identify nutrient deficiency symptoms of the major cereal crops in the field, to understand the underlying causes of such deficiencies and how they might be prevented or remedied Excellent deficiency photographs provided by Dr Manoj Kumar Sharma and Dr. Prakash Kumar of Depart-ment of Agriculture. Government of Rajasthan, and IPNI, win allow the user of this field guide to understand the development of nutrient deficiency symptoms Ihrough the growth stages of the crop. We expea that this book will be a useful reference for researchers and extension staff Involved In cereal production and knowledge dlv semination and will help minimize cereal yield losses due to nutrient deficiencies.

Dr. Kaushlk Majumdar

[EBOOK] A Guide to Identifying and Managing Nutrient Deficiencies in Cereal Crops, By Manoj Kumar Sharma and Prakash Kumar, Published by IPNI


Keyword: ebook, giáo trình, A Guide to Identifying and Managing Nutrient Deficiencies in Cereal Crops, Nutrient Deficiencies in Cereal Crops, Hướng dẫn xác định và quản lý sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cây trồng ngũ cốc, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cây trồng ngũ cốc

[EBOOK] MẪU XẨY DỰNG HỆ THỐNG THUỶ NÔNG CHO LÚA, RAU, MÀU, PTS. ĐỖ TRỌNG HÙNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Đối với việc trồng trọt, tưới và tiêu nước giữ một vị trí quan trọng vào bậc nhất, yêu cầu tưới tiêu nước ở mỗi cây trồng là rất khác nhau. Trong điều kiện khí hậu nước ta có hai mùa nắng và mưa rất rõ rệt, cho nên yêu cẩu tưới, tiêu ở hai mùa cũng rất khác nhau. Nhưng cũng do có hai mùa mưa và nắng rõ rệt nên việc bố trí cây trồng trong một năm cũng xuất phát từ điều kiện khí hậu hai mùa này. Tức là ở nước ta hằng năm gieo trồng được 3-4 vụ và trong đó có hai vụ lúa có nơi gieo trồng một vụ màu có nơi còn gieo trồng được hai vụ màu, có những vùng có thể còn cấy 3-4 vụ lúa. Ở vùng chuyên sản xuất rau, hoa do thời gian sinh trưởng ngắn họ còn trồng được nhiều vụ hơn. Cũng do sự canh tác một năm nhiều thời vụ nhiều cây trồng khác nhau cho nên không thể xây dựng hệ thống thuỷ nông riêng cho một loại cây nào hoặc lấy cây nào làm chủ yếu, mà phải xây dựng một hệ thống chung nhất và đồng thời phải vận dụng kiến thức không những về một lĩnh vực mà trên nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật khác nhau để phục vụ cho việc tưới tiêu và cải tạo đất.

Thuỷ nông là bộ môn khoa học và kỹ thuật bao gồm ba lĩnh vực kỹ thuật tưới tiêu, phương pháp tưới tiêu và các hệ thống tưới tiêu. Tuy nó gồm 3 lĩnh vực, nhưng nó có một mối quan hệ khăng khít: các hệ thống thuỷ nông thực hiện các phương pháp tưới tiêu khác nhau để có thể cung cấp nước, hoặc tiêu nước thuận tiện và hiệu quả nhất. Các phương pháp tưới tiêu thực hiện các kỹ thuật cần thiết theo chế độ tưới, tiêu của lừng loại cây trồng. Vì vậy, khi vận hành hệ thống thuỷ nông chúng ta cần biết cơ sở cơ bản nhất về phương pháp tưới và kỹ thuật tưới tiêu.

Trong việc xây dựng hệ thống thuỷ nông không chỉ có mục đích để tưới, tiêu nước mà hệ thống thuỷ nông còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đất (đây là biện pháp quan trọng trong ba biện pháp cải tạo đất). Và có thể ở từng vùng nó lại là biện pháp cải tạo đất quan trọng nhất. Để có thể xã hội hoá nền sản xuất chúng tôi trình bày các mẫu xây dựng hệ thống thuỷ nông tưới, tiêu chung cho cả lúa, rau, màu. Tuy nhiên nếu như nhà nước có chủ trương về họp tác hoá dựa trên cơ sở tài sản đất đai liền bờ, liền thửa thì việc xây dựng cơ sở cho việc xã hội hoá nên sản xuất sẽ thuận lợi hơn. Song ta biết rằng khi sản xuất có tính riêng biệt sẽ nảy sinh mâu thuẫn thì yêu cầu xã hội hoá nền sản xuất và yêu cầu hợp tác hoá nền sản xuất sẽ xuất hiện, dẫn đến việc đổi ruộng để có thể xây dựng hệ thống thuỷ nông chung cho các cánh đồng sẽ là cơ sở đầu tiên cho xã hội hoá nền sản xuất trong nông nghiệp. Vì vậy:

Xây dựng hệ thống thuỷ nông không hoàn toàn chỉ còn là vấn đề kỹ thuật, mà nó còn là vấn đề tổ chức lại sản xuất theo con đường xã hội hoá nền sản xuất.

[EBOOK] MẪU XẨY DỰNG HỆ THỐNG THUỶ NÔNG CHO LÚA, RAU, MÀU, PTS. ĐỖ TRỌNG HÙNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, thuỷ nông, hệ thống thuỷ nông, thiết kế hệ thống thuỷ nông, kỹ thuật thiết kế hệ thống thuỷ nông, mẫu xây dựng hệ thống thuỷ nông, xây dựng hệ thống thuỷ nông cho lúa, xây dựng hệ thống thuỷ nông cho rau màu

[EBOOK] WATER QUALITY MANAGEMENT FOR IRRIGATION IN THE MEKONG RIVER DELTA, VIETNAM, LE ANH TUAN ET AL., CAN THO UNIVERSITY


The Mekong River Delta (MD), the most downstream part of the Mekong river, is known as the biggest "rice bowl" of Vietnam. Currently, 2.4 million ha are used for agriculture. During the rainy season part of the Delta is flooded. Along the 600 km-coast, the sea tide strongly influences the water quality by sea water intrusion. In addition, an area of 2-million ha is covered by acid sulfate soils. Also, the MD is very densely populated with intense associated water pollution. The combination of the hydrological regime, sea, soil-type and pollution poses original water quality management problems for irrigation. Along the river and canals in the MD, the water quality parameters are generally related to the use of fertilizers and pesticides in agriculture, of nutrient-rich effluents from aquaculture and animal husbandry and of wastewater from industrial plants and human populations. In the dry season and early rainy period, the polluted water seriously impacts the agricultural cultivation and domestic water supply.
 
Presently water-abstractions from the Mekong river are mainly used to irrigate the rice and upland crops, curb salinity intrusion and leave acid sulfate soil layers with sufficient wetness. These objectives are mainly agricultural. Current irrigation calendars, soil maps and fluctuation of water quality parameters are discussed in this paper. The need for a better water quality management and monitoring network in the river system are presented. Not only irrigation control but also for industrial and population use is considered. The existing discharge and water level recording stations should be the preferred locations for water quality sampling. The classical parameters like pH, salinity, total suspended solid (TSS), total Fe, Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-, Dissolved Oxygen (DO), Biochemical Oxygen Demand (BOD5), Chemical Oxygen Demand (COD), Allumium (NH4+), Nitrate (NO3-), Phosphorous (PO43-), heavy metal, coliform have to be supplemented with bio-indicators like zooplankton and phytoplankton. Initial results show that bio-indicators in the MD give a good indication of water quality.

[EBOOK] WATER QUALITY MANAGEMENT FOR IRRIGATION IN THE MEKONG RIVER DELTA, VIETNAM, LE ANH TUAN ET AL., CAN THO UNIVERSITY


Keywords: ebook, giáo trình, irrigation, saline intrusion, acid sulfate soil, water quality management, WATER QUALITY MANAGEMENT FOR IRRIGATION IN THE MEKONG RIVER DELTA VIETNAM, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐỂ XỬ LÝ Ở CÁC SÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VIỆT NAM, tài nguyên nước, tài nguyên môi trường, thuỷ nông

[EBOOK] WATER QUALITY, SOIL AND MANAGING IRRIGATION OF CROPS, Edited by Teang Shui Lee, Published by INTECHOPEN

This book, Water Quality, Soil and Managing Irrigation of Crops, consists of twelve chapters written by experts in various disciplines covering topics regarding quality of water for re-use in agriculture, plant agronomy, soils and its properties, health issues pertaining to soil pollution, infiltration, as well as irrigation systems. Chemical and biochemical properties of water in water bodies are indeed important for water ecosystems management. Guidelines for quality of water for re-use in irrigated agriculture are important not only for the short-term measure of replenishing much needed water resources for plants, but suffice to say, that the long term use of such waters, if not carefully handled, can lead to permanent destruction of good agricultural land and may further aggravate water conditions of water bodies and wetlands downstream, where an environmental disaster is waiting to accumulate and recovery may be too difficult thereafter. Thus, for those involved with irrigation and drainage engineering practices, the totality of provision of prudent water resources and soil management is the order of the day if no detrimental after-effects are to surface. Development of appropriate irrigation management strategies in order to produce crops of high quality without wastage of water is the way forward in our future world wherein global warming is a foregone conclusion. Consequent to it may be floods and droughts that seemingly do not follow historical patterns and thus are difficult to cope with. With more than 70% of the water resources going to agriculture and where more than 40% of global food is produced on irrigated soils, it would be a disastrous scenario where too much water unexpectedly washes away much needed crops whilst the onset of unexpected droughts will play havoc with no way out. Another aspect that has been the focus of many researches is the introduction of salt-tolerant varieties of crops. This is particularly so in areas where the accumulation of salts in precious soils is beginning to take its toll on crops. This incremental accumulation of salt concentration through use and re-use of saline waters is building up salinity levels to the extent of eventually rendering the land irrevocable. This is also evident in many areas where seawater saline intrusion occurs and the fresh saline interface keeps encroaching higher up the water table. But such use and re-use of saline waters is the only way that crops can be irrigated, and thus a vicious cycle repeats. Although the growing of crops out of thin air and with irrigation (aeroponics) is possible and hydroponics technology has been established, these technologies are reserved for growing expensive crops as well as in small scale production in view of the high energy costs involved. Therefore, to grow stable food crops in tonnage appropriate to the demands for the masses, we may have to develop drought-resistant crops that can grow with high productivity in poorer soils and environment and less water, but also having the taste and texture that at least is considered passable by the populace.

Water problems in many parts of the world are chronic and without a crackdown on waste, will ultimately worsen as demand for food rises and the vagaries of climate change intensify. Many daunting challenges lie ahead, including providing clean water and sanitation, feeding a world population that is set to rise from 7 billion to 9 billion by 2050 and coping with the impacts of global warming. Pressure for freshwater is rising, from the expanding needs of agriculture, food production and energy consumption to pollution and the weaknesses of water management. Climate change is a real and growing threat and unless humankind can deal with the onslaught or have timely controls of the emissions of global warming gases in place, this phenomenon will not self-diminish but will rather aggravate into a potentially harder one to cope with, temporarily or spatially. Without the benefits of good planning and adaptation, hundreds of millions of people are at risk of hunger, diseases, energy shortages, etc. The spotlight is on the competition for water between cities, farmers and ecosystems, and between countries as well. The water rights issue is set to trouble many adjacent countries. It is estimated that 148 countries have international water basins within their territory and 21 countries actually lie entirely within them. The challenges in accessing water are therefore real and could probably make or break a country. With temperatures arising in almost all the continents over the last decades, the demand and competition for water will be greater, not only for potable water, overcoming droughts in agriculture, but also needed for other demands like firefighting etc. With global warming, it is not impossible that droughts and floods occurring within a short time span of each other or within short distance apart, like what had happened recently in Australia where it has been recorded as getting hotter by the year, and like the unusual big floods that inundated rice fields and the city of Bangkok at the end of 2011. Thus, for the agricultural engineer engaged with irrigation and drainage, the task is ever more daunting and the need to grasp knowledge to deal with all the possible water scenarios is never more demanding. From seeking more efficient and energy effective systems to nurture crops, to seeking solutions with water re-use, the irrigation scientist and specialist will really have a lot at hand.

[EBOOK] WATER QUALITY, SOIL AND MANAGING IRRIGATION OF CROPS, Edited by Teang Shui Lee, Published by INTECHOPEN


Keyword: ebook, giáo trình, WATER QUALITY, SOIL AND MANAGING IRRIGATION OF CROPS, WATER QUALITY, SOIL QUALITY, MANAGING IRRIGATION OF CROPS, chất lượng nước, chất lượng đất, thuỷ nông, thuỷ lợi, quản lý thuỷ nông, quản lý thuỷ lợi, quản lý thuỷ lợi cho cây trồng