Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyện lạ có thật về thực vật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyện lạ có thật về thực vật. Hiển thị tất cả bài đăng

CHUYỆN LẠ CÓ THẬT VỀ THỰC VẬT: TAO ĐÙN, NÓ DẪN, MÀY KÉO NHÉ!

https://tailieunongnghiep.com/ - chia sẻ tài liệu nông nghiệp miễn phí
 
Ngày xưa, thế giới còn hỗn loạn, bát nháo.

Một hôm, ngồi buồn, Trời bèn tí toáy nắn ra Trái Dất. Thương Trái Đất tăm tối, Trời làm thêm Mặt Trời, Mặt Trăng, rồi vô số các vì sao. Thấy đất được chiếu sáng mà vẫn cứ đen đủi, xấu xí, Trời liền phủ cho nó một thảm cây xanh.

Chán cảnh đất đá, cây cối cứ im lìm như chết, Trời lại nặn thêm hàng đàn, hàng lũ động vật. Xong việc, Trời định bỏ đi, nhưng bỗng nghĩ lại : Bỏ mặc cả giang sơn gấm vóc thế kia thì uổng quá ! Hay là cho chúng một tên quản lí ? Và, Trời vội vã làm ra con người !

Nhưng ngay hôm đầu, người đã than phiền với Trời : Động vật có chân, còn tự đi kiếm mồi mà ăn. Còn thực vật không có chân, thì ăn gì ? Trời suy nghĩ một lát rồi phán : ''Chôn rể của nó xuống đất, để rể hút nước, chuyển lên cho lá. Lá hít thêm khí trời rồi hòa với nước để tự làm ra cái cho cỏ cây ăn".

Người làm theo lời Trời dặn, đem trồng cây xuống đất. Rễ cần cù hút nước. Hút một lúc thấy mệt và đói, rể đòi lá cho ăn.

Lá chăm chỉ hít khí tròi đã lâu, đang sốt ruột cho rể chuyển nước lên. Nghe rể càu nhàu, lá quát : "Nước chẳng chuyển lên, lấy gì hòa với khí trời, mà làm ra cái ãn ? Mày tưòng tao no hả?

Rể nghĩ ra, cưòi thầm một mình rồi dấu dịu :

- Thôi xin lỗi vậy ! Nhưng thức ăn nặng, mày đổ cho chạy xuống thì dể. Nưóc cũng năng, tao làm sao "đổ" ngược lên cho mày, hở lá ? Tao vừa "thấm hút" vừa "đùn đẩy", cũng chỉ dồn được nước lên khoảng nửa mét thôi. Lá cũng bí, liền dấm dẳng :
 
- Cứ bào thằng thân giải quyết. Việc chúng mày, chúng mày lo !

Thân nẫy giờ ngồi nghe, liền phân trần :
 
Thì tớ đã chẳn lo xong phần tớ làm gì ? Toàn ống dẫn loại "xịn", đã xếp cẩn thận thành nhiều bó riêng rẽ rồi đấy nhé. Đây, bó "gỗ" để dẫn nước lên. Còn đây, bó "Li Be" để dẫn thức ăn lỏng xuống. Thôi, đừng cãi nhau nữa. Cái hóc búa là bơm nước lên. Tao sẽ dùng sức "mao dẩn". Nêu ống thật bé, riêng tao sẽ đưa nước lên được khoảng một mét rưỡi, nhưng chỉ thế thôi đấy nhé !

Lá thừ người suy nghĩ. Một lát sau, lá bảo :

- Thôi được, phần còn lại, để tụi tao lo. Ê, họ hàng nhà lá, có tí nước nào thì cho bốc hơi ngay đi để tạo một sức "lôi cuốn" mạnh. Nước vốn có sẳn sức kết dính. Hút được nước nằm ở trên lên, cả cột nước trong ống dẫn sẽ lên theo. Nào !

Thế là hàng trăm, hàng nghìn chiếc lá trên cây làm theo răm rắp và bốc hơi xả láng, đại để cũng như người ... toát mồ hôi cho bốc hơi lúc lao động nặng ở nơi khô nóng. Chỉ khác là người nặng khoảng 50 kg cả toát mồ hôi, cả ... tè, mỗi ngày cũng chỉ thải được khoảng ba lít nước. Còn một cây mà nặng khoảng 50 kg thì mỗi ngày cơ thể bốc hơi năm mươi lít nước, mỗi ki-lô-gam một lít nhiều và nhanh gấp 17 lần người !

Đoàn kết là sức mạnh, các em ạ.
Những ống dẫn bằng gỗ của cây (nhìn dưới kính hiển vi điện tử)
Nhờ phối hợp sức dồn (đẩy) của rễ, sức dẫn của thân và nhất là sức hút của lá, cây đã đưa được nước lên cao, lên thật cao, có lúc lên tới ... lên tới bao nhiêu nào ? Cây cao nhất cao bao nhiêu mét nào ? Để các em tự nhớ lại nhé !


Nguồn: Chuyện lạ có thật về thực vật (Lê Quang Long và Nguyễn Thị Thanh Huyền)
 

CHUYỆN LẠ CÓ THẬT VỀ THỰC VẬT: BÔI NHỌ, ĐỂ... CỨU MẠNG



Một viên gạch không bao giờ lại sinh sôi nẩy nở thành một cái nhà. Thế nhưng một viên gạch sống gọi là "bào tử”, thì lại có thể thoải mái sinh con đẻ cháu, chắt, chiu, chít... để thành một ngôi nhà hẳn hoi, gọi là ”cây nấm". Nấm có thể lan tràn trên khắp Quả Đất, lan đến đâu, lại tranh dành quyết liệt "miếng cơm manh áo" của người đến đấy.

Nước Pháp vốn trồng nho (cũng như ta trồng nho ở Phan Rang vậy). Quả nho ăn tươi rất ngon, dùng làm rượu vang, uống càng ngon. Nhưng cây nho lại bị một loài rệp ăn mất rễ. Vì vậy nước Pháp mới nhập khẩu từ nước Mĩ sang một loại nho chống được rệp, để trồng làm gốc, rồi ghép nho Pháp lên đấy thành nho lai. Đáng buồn là "tránh được ma, thì lại gặp quỷ".

Một giống nấm mới gọi là "nấm mốc hại nho”, nhờ bám trên mấy gốc nho Mĩ, nên đã "lọt lưới” vào Pháp.

Trong những năm bảy mươi ẩm ướt của thế kỉ trước, mốc nho Mĩ đã thả sức hoành hành trên các cánh đồng trồng nho của nước Pháp và làm điêu đứng, tàn lụi cả ngành trồng nho Pháp !

Khoảng mười năm sau, cụ thể là vào năm 1882, bỗng nhiên xuất hiện một vị cứu tinh ! Số là dạo đó, ở ngoại ô thành phố Boóc-đô, có một ngưòi trông được mấy dàn nho. Nho cho quả tròn trịa, mọng nước ngọt, màu xanh lá mạ mơn mởn. Chủ trồng nho rất sợ người qua lại thấy những chùm nho "ngon mát" quá, sẽ cầm lòng không đậu, e ngứa tay ngắt trộm mất. Anh ta liền nảy ra một sáng kiến : sẳn nước quét vôi, pha thêm bột màu xanh lơ của sun-phát đồng, anh ta liền cho vào máy bơm tay, bơm lên các chùm nho, để thay thế màu xanh dịu của trái nho chín bằng một thứ màu lem luốc, loang lổ, trông vừa bẩn, vừa xấu xí. Người qua lại thoạt nhìn, đã ngao ngán bỏ đi ! Chỉ có một người tò mò đứng lại, trố mắt quan sát cái màu lạ lùng và bất ngờ đó. Ấy là giáo sư Mi-lac-đê, ở trường Đại học Tổng hợp thành phố Boóc-đô. Đôi mắt sắc bén và từng trải của giáo sư, đã phát hiện một chi tiết hết sức quan trọng : Trên những chùm nho phủ một lớp vôi không lấy gì làm hấp dẫn đó, hoàn toàn vắng bóng... "quân kẻ cướp" mốc trắng. Người dân nông thôn chất phác và... ki bo đó (mà một số kẻ thiếu ý thức và độc mồm độc miệng vẫn quen gọi chệch một cách mỉa mai là "nông... thộn") đã tình cờ "làm ra" một phát minh tầm cỡ, chặn đứng được dịch bệnh nho và cứu nghề trồng nho của nước Pháp : Anh ta đã tìm thấy thuốc trừ nấm trăng hại nhọ ! Cho mãi tới bây giờ, hơn một trăm mười năm sau, nước vôi trộn sun-phát đồng vẫn giữ nguyên giá trị, là "thuốc trừ mốc" đầu tiên và số một trên Trái Đất cho cả nho, khoai tây và nhiều loại cây khác. Để nhớ ơn thành phổ có người nông dân và nhà bác học đã tìm ra nó, thứ thuốc kì diệu ấy được đặt tên là "nước Boóc-đô"...

Nguồn: Chuyện lạ có thật về thực vật (Lê Quang Long và Nguyễn Thị Thanh Huyền)

CHUYỆN LẠ CÓ THẬT VỀ THỰC VẬT: LỜI CÁM ƠN CỦA LÁ



https://tailieunongnghiep.com/ - chia sẻ tài liệu nông nghiệp miễn phí

 Có một ngưòi kêu đói. Em thương tình, mới dọn ra một mâm..., không, một thau cơm, có đù cá, thịt, canh, rau, nước mắm... Xong, em ân cần ngâm... cả hai hàn tay của người đó vào trong thau thức ăn. Liệu anh ta có hết đói, có no được không ? Khéo lại làm ơn, mắc oán ! Anh ta sẽ trợn mát nhìn em rồi quát : "Đồ đứa rồ !" Đúng không ?


Thế nhưng nếu em chu đáo, làm đúng như vậy với cây cối, thì chúng sẽ trân trọng nghiêng mình, lao xao, rì rào trong gió : "Cám ơn !"


Vì sao ?

Vì lá cũng ăn uống được chút ít, cũng hấp thụ được chất nuôi dưỡng, các em ạ. Tất nhiên, bảo "ăn" là sai. Lá chỉ "uống" thôi, uống thức ăn hòa tan trong nước, nhất là các loại đường, vì cây cũng "ưa của ngọt" đấy. Mà nói "lá" tức là nói cả hoa, vì cánh hoa cũng là lá, đã tô son điểm phấn dể làm đẹp cho cây trong mùa cưới, đúng không ?

Các em có đoán được vì sao khi thời tiết khô hạn, cây héo hon ủ dột, nhưng cứ sáng đến, hoa và lá trên cành lại bỗng xanh tươi mơn mỡn, khoe sắc, phô màu không ? Đó là vì hoa và lá đã uống một ít sương mai long lanh và mát dịu, còn đọng trên cành đấy ! Mùa hè oi bức, sau những cơn dông bất ngờ và ngắn ngủi, hoa lá cũng vậy, tươi tốt hẳn lên, nhờ đã uống nước mưa trên trời, trước khi nhận nước mưa dưới đất, do rể đã vội vã chuyển lên. Và cả khi em vẩy một ít nước lên một cành cây bị ngắt hay một bó hoa chờ đem tặng, thì em không chỉ làm nó mát, mà còn làm cho nó đỡ khát đấy.

Những người trồng cây biết điều này rất rõ. Có những loại sâu rất quỷ quyệt, luồn lách vào giữa các bẹ lá, hoặc chui tọt vào các khe hở của lá. Ai chẳng nghĩ là chúng sẽ an toàn !

Nhưng các em hãy cứ yên chí phun thuốc trù sâu lên đám lá. Thuốc trừ sâu sẽ được lá hấp thụ (ta nói là "đã ngấm vào trong lá”) rồi chuyển đến mọi ngóc ngách. Và thế là đi đời cái lũ ăn hại ! Và một lần nữa, cây sẽ nhờ cơn gió thoảng, thì thầm bên tai em lời chào thanh lịch : ”Cám ơn ! Cám ơn !...”



Nguồn: Chuyện lạ có thật về thực vật (Lê Quang Long và Nguyễn Thị Thanh Huyền)

CHUYỆN LẠ CÓ THẬT VỀ THỰC VẬT: VÌ CON EM CHÚNG TA

https://tailieunongnghiep.com/ - chia sẻ tài liệu nông nghiệp miễn phí
Nói tới phân bón cho cây trồng, ai cũng nghĩ ngay đến 3 chữ cái : N. P. K.
N là nitơ ; K là kali ; còn P là phốt phát, ta còn gọi là lân. Ai làm ruộng, trồng cây mà chẳng biết nhà máy "Su-pe lân Lâm Thao”, Phú Thọ?
Lân có 2 loại. Một loại là lân bình thường, ta gọi tắt là P (31). Loại thứ hai hơi đặc biệt, ta gọi tắt là P (32). P (32) là một chất "phóng xạ”, nghĩa là liên tục bắn ra những tia vật chất khá mạnh, có thể xuyên qua nhiều thứ vật cản và đê lại dấu vết, trên giấy ảnh chẳng hạn. Cho nên, P (32) đã đi đâu, đến đâu, ở đâu thì dù có được che dấu kĩ, chẳng qua cũng chỉ dối với người trần mắt thịt thôi, vì nó đã "dấu đầu hở đuôi", tự chụp hình mình trên mấy trắng mực đen rồi.
Hình 1. Phân lân tự chụp ảnh: thức ăn được tập trung cho lá non
Các em có muốn khai thác cái sơ hở của P (32), để thử làm "thám tử" và lần mò, dò theo dấu vết của phân lân, sau khi bị rể bắt cóc, tống vào trong cây không ? Nhiều pha bất ngờ lắm, các em ạ.
Để mở đầu, ta hãy pha chế một ít phân lân chứa P (32) vào trong một chậu nước, rồi ngâm bộ rể một cây đậu vừa nảy mầm được 5-6 lá vào trong đó. Xong, ta chờ một thời gian, cho P (32) ngấm vào rể và thử xem từ đó, nó được phân phối đi đâu ? Muốn vậy, chỉ cần nhìn phần in đen đậm nét nhất của hình 1 : đó là ảnh P (32) tự chụp.

Hình 2. Phân lân tự chụp ảnh: Lá non đã lớn thành lá trưởng thành
Thì ra, phân lân được tích lũy trong rể, từ đó một phần đã theo thân lên các lá non nhất, cũng là những lá đang cần nguyên vật liệu nhất để lớn lên ! Bây giờ ta hãy lấy cây đậu ra khỏi chậu nước chứa phân lân và ngâm nó vào một chậu nước không chứa phân lân. Nói cách khác, ta hãy cắt đứt nguồn tiếp tế phân lân mới, để xem cây sẽ xoay xở như thế nào ?
Cây tiếp tục sống - Các lá non cứ lớn dần thành lá trưởng thành. Cây đâm chồi, nảy lộc và sinh ra những lá non mới. Các em hãy nhìn vào hình 2. Hay thật !
Phân lân lần này đã được chuyển sang phân phối ưu tiên cho lá non mới ! Vì bây giờ thì chính chúng mới cần thức ăn nhất, để lớn lên... Xem ra, về mặt này, xã hội các loài cây thực hiện khầu hiệu “Vì con em chúng ta”. Vậy là, nó còn nghiêm túc hơn xã hội loài người nhỉ ?
Nguồn: Chuyện lạ có thật về thực vật (Lê Quang Long và Nguyễn Thị Thanh Huyền)

CHUYỆN LẠ CÓ THẬT VỀ THỰC VẬT: TOẢ HƯƠNG, PHÔ SẮC ĐỂ CHÀO MỜI...MỐI LÁI

https://tailieunongnghiep.com/ - chia sẻ tài liệu nông nghiệp miễn phí
Khoảng năm mươi năm về trước, nhà thơ lớn của Việt Nam là Xuân Diệu, có viết một tập truyện ngắn, đặt tên là "Phấn thông vàng”. Phấn của nhị hoa phải hòa làm một với noãn của nhụy hoa, thì hoa mới kết được hạt và biến thành quả. Nghe chữ "phấn”, ai cũng thích và nhớ ngay đến "son phấn”, đến "mặt hoa da phấn”. Thực ra phấn chỉ đẹp khi nhìn bằng mắt trần. Nếu đặt dưới kính hiển vi để nhìn rõ to (như trong các ảnh kèm theo) thì hạt phấn hoa cẩm chướng (hình 1) giống một con súc sắc có nhiều "ổ gà" ; hạt phấn hoa thục quỳ (hình 2) trông như một quả bóng bàn tua tủa gai, còn hạt phấn cây trinh nữ (hình 3) thì nhìn hệt như một quả bóng đá... vụng khâu !
Hình 1. Hạt phấn hoa cẩm chướng

Hình 2. Hạt phấn hoa thục quỳ (trên), Hình 3. Hạt phấn hoa trinh nữ (dưới)
Nhưng cái cần nhớ nhất là cả ba loại phấn vừa kể (cũng như phấn của hầu hết các cây hoa khác) đều không có... chân, không có... cánh, nên không tự mình vác xác đến nhà nhụy, để "tìm hiểu" noãn được ! Đến mùa cưới, thông phải tung ra từng đám lớn bụi phấn, để dát vàng cả rừng thông, là vì vậy. Tuy nhiên, thông cũng rầu rĩ than thở là đã "gửi phấn hương cho gió phũ phàng", vì biết gió sẻ hùng hục thổi bạt đám mây phấn đi khắp bốn phương, chắc chẳng còn mấy hạt đưọc đưa tối đúng nơi hò hẹn ! Lặng phí bao nhiêu là phấn lạc, hương thừa...
Cho nên, những loài cây sinh sau đẻ muộn so với thông, "con hơn cha là nhà có phúc", mới có sáng kiến nhờ cậy những "ông mai, bà mối" đưa rể đến tận ngõ ! Đó là các côn trùng (như ong, bướm) và các động vật có xương sống (như chim, dơi và cả chuột nữa !) Nhưng mối mai cừ khôi nhất là các loài ong. Trước hết, họ hàng nhà ong, có nhiều vô kể ! Hơn mười vạn loài khác nhau, các bạn ạ, mà loài nào cũng đông đúc, có mặt khắp nơi. Thứ hai, ong rất chăm chỉ bay từ hoa này tới hoa kia. Thật tình mà nói, nó cũng chẳng có ý thức gì trong chuyện chuyển phấn hoa này đến noãn hoa kia. Nhưng đối với nhiều loài ong, mật hoa là nguồn thức ăn duy nhất để tự nuôi sống mình và nuôi sâu ong trong tổ. Vì "miếng cơm" đó mà ong cất công bay xa tổ có lúc hàng chục cây số. Mà đã gặp hoa, là ong hạ cánh xuống ngay để tìm cách hút nhụy. Và thế là phấn hoa sẽ bám đầy ngưòi ong (hình 4). Khi ong đến thăm hoa khác, một số hạt phấn sẽ dính vào đầu nhụy.
Và vậy là "hôn lễ hoa" được cử hành !
Hình 4. Bụi phấn trên mình ong
 Mà hoa cũng thật là khéo chiều ông mối ! Hoa tỏa hưong thơm ngát để chào mời ong. Hoa lại làm ra mật ngọt ngào để chiêu đãi ong. Nhiều hoa như hoa thuốc phiện còn "đánh dấu màu" trung tâm của sân bay để ong hạ cánh an toàn ! (hình 5). Và đặc biệt, phong lan còn ngụy trang hoa thành... ong, để gọi đàn bay tới (hình 6). Thế có ranh ma không chứ!
Hình 5. Đánh dấu nơi hạ cánh

Hình 6. Biến hoa thành ong để gọi đàn



CHUYỆN LẠ CÓ THẬT VỀ THỰC VẬT: CHỊ NGÃ, EM NÂNG

https://tailieunongnghiep.com/ - chia sẻ tài liệu nông nghiệp miễn phí
Cây rất biết đùm bọc nhau, và chia ngọt xẻ bùi với nhau trong cơn hoạn nạn.
Số là để phủ xanh đồi trọc, trong những năm ba mươi, ở Mĩ đã dấy lên một phong trào trồng thông trên các triền núi "vách đá cheo leo", quanh năm giá rét, bốn mùa gió lộng. Để giúp chúng bám trụ vững chắc ở những chốn heo hút, khắc nghiệt đó, người ta trồng thông khá dày, để chúng mục quây quần thành từng cụm nhỏ. Tất nhiên, trong mỗi cụm, có những cây to khỏe nhưng cũng có những cây khẳng khiu. Mươi năm sau, không may xảy ra một vụ hạn hán kéo dài. Thiếu nước trầm trọng, cây xác xơ, khô héo, tàn lụi dần...
Đố các em thử đoán số phận của từng cây trong mỗi nhóm xem nào ?
Rõ ràng, cây yếu chết trước, cây khỏe chết sau, chứ gì ? Đúng, theo luật rừng với đời thường của con người, thì như vậy đấy ! "Sống chết mặc bay" mà !
Thế nhưng đối với các tập thể cây thông thì, lạ quá, không như vậy, các em ạ.
Các nhà khoa học lúc đầu đã tò mò, về sau đã ngạc nhiên và cuối cùng đã bâng khuâng theo dõi một hiện tượng bất ngờ: từng nhóm thông đã kiên cường, chung thủy nương tựa vào nhau mà cầm cự vói khô hạn, đúng là trên tinh thần "hễ sống thì cùng sống, đã chết hãy cùng chết".
Và thực tế, tất cả các cây thông trong một cụm, đều khô quắt lại trong vòng năm bảy ngày, không phân biệt to khỏe hay khẳng khiu. Hoặc ngược lại, tất cả các cây trong cùng một cụm đều tai qua nạn khỏi và sống sót, chẳn nề nhỏ bé hay lớn mạnh.
Về sau, các nhà nghiên cứu đã tìm ra bí quyết sinh học của hiện tượng chung lưng đấu cật đó. Thì ra, rể cũng như thân đều không ngừng mọc dài thêm và to ra. Hệ rể của những cây trong cùng một cụm cứ thế tiến lại gần nhau, tiếp xúc với nhau và cuối cùng kết dính với nhau, thành một hệ rể chung, duy nhất. Khi hạn hán, đám rể nào mọc ở vùng đất còn rơi rớt chút ít nước, sẽ chắt chiu chút it nước đó, để chia đều cho cả nhóm, theo tinh thần "lá lành đùm lá rách". Chỉ khi nào mọi nguồn nước đều cạn kiệt, cả tập thể cây mới bó tay chịu cùng chết. Các em nghĩ sao, khi ta tiếp tục ăn ở với nhau theo lối:
Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai hay chị ngã em bưng miệng cười!
Nguồn: Chuyện lạ có thật về thực vật (Lê Quang Long và Nguyễn Thị Thanh Huyền)