Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn cây chè. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn cây chè. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] CÂY CHÈ ĐẮNG: GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG, TÀI LIỆU PHỔ BIẾN KHOA HỌC KỸ THUẬT, SỞ KHCN&MT TỈNH CAO BẰNG



Cây chè đang là cây mọc tự nhiên quý hiếm, có giá trị kinh tế nhiều mặt mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Cao Bằng. Khác với các loại cây chè đang ở các vùng khác cây chè đắng Cao Bằng có ngọn búp lá non mau hồng tía, lá dày và bóng. Từ những đặc điểm trên theo kết quả phân tích khoa học của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cây chè đắng Cao Bằng có tác dụng: Điều hòa huyết áp, ổn định thần kinh, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, giảm tỷ lệ tăng mỡ trong máu, giúp tiêu hóa tốt, chữa cảm nắng, tiêu viêm, giải độc, giải rượu, giảm đau, chữa ly mụn nhọt mẩn ngứa, lợi tiểu, chống lảo hóa làm tăng tuổi thọ. Như vậy ngoài tác dụng là chè uống, nó có giá trị cao về mặt dược liệu.


Với giá trị đó, ở trên thế giới và ở Trung Quốc từ lâu đời người ta đã biết khai thác và sử dụng chè đắng và sản xuất thành hàng hóa thu lợi cao. Theo nhà y học kiệt xuất đời nhà Minh là Lý Thời Trân đã miêu tả cây này trong sách: Bách thảo Cương mục "Đây là loại trà mà người Trung Quốc đã sử dụng cách đây hơn 200 năm; đây là lể vật quý mà ngày xưa nhân dân Quảng Tây (tỉnh Quảng Tây ngày nay) vẫn dùng để tiến vua".


Việc phát hiện và nghiên cứu toàn diện về cây chè đắng Cao Bằng có ý nghĩa khoa hoc và kinh tế - xã hội rất lớn: Bảo tồn khôi phục được quỷ gen quý hiếm có giá trị, mở ra một hướng mới trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Hiện nay xưởng chế biến chè đắng tại huyện Thạch An đã đi vào hoat động, sản phẩm sản xuất đã tạo được uy tín và được thị trường chấp nhận, tiêu thụ ngày một nhiều cả trong và ngoài nước. Yêu cầu về nguồn nguyên liệu cho sản xuất cũng ngày một tăng, dự định là trong những năm tới Nhà máy chế biến chè đắng được thành lập yêu cầu mở rộng và phát triển vùng nguyên liệu là rất cần thiết.


Để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cũng như chủ trương phát triển cây chè đắng của tỉnh Cao Bằng và thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh, Sở khoa học Công nghệ & Môi trường Cao Bằng xuất bản tài liệu chuyên đề: Cây chè đắng giá trị kinh tế và kỹ thuật trồng, nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn cho nhân dân một số phương pháp kỹ thuật nhân giống và canh tác, thu hoạch..., góp phần đưa cây chè đắng Cao Bằng trở thành một cây trồng hàng hóa và ngày càng phát triển, để người dân trong tỉnh có thể làm giàu.


Trong quá trình biên soạn tài liệu chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để cuốn sách hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


BAN BIÊN TẬP


[EBOOK] CÂY CHÈ ĐẮNG: GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG, TÀI LIỆU PHỔ BIẾN KHOA HỌC KỸ THUẬT, SỞ KHCN&MT TỈNH CAO BẰNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 | PART 2.


Từ khoá: ebook, giáo trình, cây chè, chè, trà cây trà, chè đắng, cây chè đắng, cây chè đắng Cao Bằng, kỹ thuật trồng chè, kỹ thuật canh tác chè, thu hoạch chè, chế biến chè, giá trị kinh tế cây chè

[EBOOK] QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY CHÈ (TÀI LIỆU DÙNG CHO NÔNG DÂN), DỰ ÁN HỢP TÁC GIỮA CIDSE VÀ CHI CỤC BVTV THÁI NGUYÊN - PHÚ THỌ



Trong sản xuất chè, người trồng chè luôn mong muốn nương chè của mình phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao, thu được nhiều lợi nhuận. Nhưng điều mong muốn chính đáng ấy không phải lúc nào cũng thành hiện thực. Ngoài sâu bệnh, cây chè còn chịu nhiều tác động ảnh hưởng của thời tiết, đất đai, phân bón, các cây trồng xung quanh khác nữa, và kể cả sự tác động của con người thông qua biện pháp đốn hái, chăm sóc... các yếu tố đó có tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng ở một mức độ nhất định.


Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu, xây dựng một phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng, đó là phương pháp IPM. Sử dụng phương pháp IPM là áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý, duy trì cân bằng hệ sinh thái, duy trì đa dạng sinh học, các loại dịch hại được duy trì ở mức độ thấp dưới mức gây hại có ý nghĩa kinh tế; cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.


Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè đã được triển khai, huấn luyện hàng trăm lớp nông dân. Thông qua huấn luyện, người nông dân được học tập và trang bị các kiến thức tổng hợp về IPM, trên cơ sở đó họ có thể tự áp dụng trên nương chè của mình, đồng thời giúp đỡ các nông dân khác biết và làm theo.


Được sự giúp đỡ của tổ chức CIDSE (Tổ chức hợp tác vì sự đoàn kết và phát triển), chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ và tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp biên soạn cuốn tài liệu "Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè". Tham gia biên soạn cuốn tài liệu này gồm tập thể lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của 2 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Thái Nguyên và Phú Thọ, và có sự tham gia của ông Michael Zeiss, cố vấn nông nghiệp và bà Nguyễn Thị Hoà, cán bộ văn phòng CIDSE Hà Nội. Chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu này sẽ giúp nông dân tự học tập, nghiên cứu và áp dụng IPM trên cây chè.


Nội dung cuốn tài liệu gồm 4phần:


Phần 1: Một số khái niệm cơ bản về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) chè.


Phần 2: Kỹ thuật IPM chè.


Phần 3: Những hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV


Phần 4: Các ứng dụng IPM chủ yếu trong sản xuất chè


Đây là lần biên soạn đầu tiên, chắc chắn cuốn tài liệu này còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia góp ý kiến của các bạn để chúng tôi hoàn chỉnh thêm nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc và nông dân trồng chè.


[EBOOK] QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY CHÈ (TÀI LIỆU DÙNG CHO NÔNG DÂN), DỰ ÁN HỢP TÁC GIỮA CIDSE VÀ CHI CỤC BVTV THÁI NGUYÊN - PHÚ THỌ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, cây chè, chè, cây trà, trà, trồng chè, kỹ thuật trồng chè, IPM, quản lý dịch hại tổng hợp, IPM trên cây chè, quản lý dịch hại tổng hợp trên cây chè, chăm sóc chè, quản lý sâu bệnh cây chè, sâu bệnh hại chè, một số khái niệm cơ bản về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) chè, kỹ thuật IPM chè, những hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV, các ứng dụng IPM chủ yếu trong sản xuất chè, thuốc BVTV sử dụng trên cây chè

[EBOOK] CÂY CHÈ VÀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN, PGS. TS. TRỊNH XUÂN NGỌ, NXB TP. HCM



Cây chè có tên khoa học là Camelia Sinensis O.Ktze. Chè là một loại thức uống phổ biến của hầu hết các dân tộc trên thế giới. Con người đã sớm nhân biết được tính ưu việt và tính đa chức năng của loại nước uống này. Người Trung Quốc đã từng đánh giá:” Chè là loại nước uống bổ dưỡng, có giá trị sinh học cao nhờ chữa được một số bệnh về tim mạch, là loại thuốc về tiêu hóa, lợi tiểu và chống nhiễm xạ..


Là một trong những quê hương của cây chè với những vùng chè nổi tiếng như Thái Nguyên, Vĩnh Phú, Tây Nguyên, Lâm Đồng,cây chè có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế và trong đời sống của người dân Việt Nam. Đã từ lâu, chè Việt Nam được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới đem lại lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước.ở việt nam chè là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của nền nông nghiệp. Hàng năm kim nghạch xuất khẩu chè lên đến hàng trăm triệu USD. Việt Nam nằm trong top 10 nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới. Đến 2005 diện tích trồng chè toàn quốc đã đạt 110.000 ha và sản lượng chè ước tính là 80.000 tấn, trong đó trên 70% là chè đen để xuất khẩu. Trong lượng chè đen xuất khẩu, sản phẩm chè Orthodox (OTD) chiếm 90% và 10% là chè CTC ( chè CTC là chè được sản xuất bằng Phương pháp CTC ( Crushing (ép) tearing (cắt ) và curling ( vò ) . Các sản phẩm chè đen OTD xuất khẩu là OP, P, FBOP, BPS, PS, F, D trong đó những mặt hàng tốt là OP, P, FBOP thường 55 - 60%. ( 3 mặt hàng tốt :OP, FBOP, P ; 4 mặt hàng cấp thấp : PS , BPS , F, D . Mặt hàng FBOP là đấu trộn của 3 mặt hàng chè gồm 50% chè BP, 25% chè BOP , 25% chè F ) ; Chè sơ chế (BTP )


Bởi vây cây chè đã được xây dựng thành một trong mười chương trình trọng điểm phát triển nông nghiệp trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước Việt Nam đến năm 2010.


Sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam bắt đầu hòa nhâp vào khu vực và thế giới, sản phẩm chè không chỉ xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Liên Bang Nga và Đông Âu, mà còn tới nhiều thị trường mới ờ Trung Đông, Tây Âu và Bắc Mĩ. Muốn thâm nhâp vào các thị trường xuất khẩu này và giữ vững ngay cả thị trường trong nước, chè Việt Nam phải có tính cạnh tranh về chất lượng, giá cả, phương thức kinh doanh và công nghệ chế biến.


[EBOOK] CÂY CHÈ VÀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN, PGS. TS. TRỊNH XUÂN NGỌ, NXB TP. HCM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, cây chè, chè, trồng chè, kỹ thuật trồng chè, kỹ thuật chế biến chè, cây công nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, kỹ thuật canh tác chè, sơ chế chè, sâu bệnh hại chè, phòng trừ sâu bệnh trên chè

[EBOOK] CÂY CHÈ: SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ, GS. ĐỖ NGỌC QUÝ, CHỦ ĐỀ: NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN, TỦ SÁCH HỒNG PHỔ BIẾN KIẾN THỨC BÁCH KHOA, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC BÁCH KHOA, NXB NGHỆ AN



Cây chè có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế và trong đời sống của người dân Việt Nam. Đã từ lâu, trà Việt Nam được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới đem lại lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Bởi vậy, cây chè đã được xây đựng thành một trong mười chương trình trọng điểm phát triển nông nghiệp trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước Việt Nam.


Sau thời kì đổi mới, Việt Nam bắt đầu hoà nhập vào khu vực và thế giới, sản phẩm trà không chỉ xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Liên bang Nga và Đông Âu, mà còn tới nhiều thị trường mới ở Trung Đông, Tây Âu và Bắc Mỹ. Muốn thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu này và giữ vững ngay cả thị trường trong nước, trà Việt Nam phải có tính cạnh tranh về chất lượng, giá cả và phương thức kinh doanh.


Trong 3 năm 1997-2000, tác giả đã viết và xuất bản 2 cuốn sách "Cây chè Việt Nam" và "Giáo trình cây chè (dùng cho cao học)", nhằm cung cấp tư liệu cập nhật cho các nhà nghiên cứu khoa học-kỹ thuật và giảng viên tại các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học Nông nghiệp. Những sách này chỉ in với số lượng rất ít (vài trăm cuốn) nên chỉ mới lưu hành trong giới nghiên cứu và giảng dạy. Do đó chúng tôi rất hoan nghênh sự ra đời của Viện nghiên cứu và Phổ biến kiến thức bách khoa (IRUBK) nhằm phục vụ rộng rãi các bạn đọc say mê khoa học, và nói riêng, yêu mến cây chè Việt Nam muốn tìm hiểu và phát triển cây chè Việt Nam.


Nội dung cuốn sách này bao gồm những kiến thức cơ bản về cây chè, như nguồn gốc và lịch sử phát triển; kế hoạch và chính sách kinh tế của Nhà nước; tác dụng cây chè trong nền kinh tế, đời sống và xã hội; đặc diểm sinh vật học; kỹ thuật trồng trọt; công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ xuất khẩu. Các kiến thức giới thiêu đều là kết quả của các công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn sản xuất đồng thời tiếp thu thông tin khoa học-kỹ thuật trong nước và trên thế giới giai đoạn 1995-2000. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Bộ môn nghiên cứu giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, sinh hoá chế biến của Viện Nghiên cứu chè, các Phòng Công nghệ và Hợp lác - Đối ngoại của Tổng công ty chè Việt Nam và Hiệp Hội chè Việt Nam đã cung cấp tư liệu trong khi biên soạn cuốn sách này.


Cuốn sách này không phải là một cẩm nang hay một quy trình kỹ thuật áp dụng rập khuôn cho mọi địa bàn trồng chè cả nước, mà bao gồm những kiến thức cơ bản cần nắm vững, vận dụng vào thực tiễn của cơ sở, để phát triển cây chè có hiệu quả và bền vững, về biện pháp cụ thể, ứng dụng cho từng cơ sở sản xuất-kinh doanh, thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và xã hội hiện có của địa phương, phải được vận dụng sáng tạo của người sản xuất tại chỗ. Nếu muốn đi sâu hơn, cần tham khảo thêm những tư liệu chuyên đề về cây chè của các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học Nông nghiệp.


Tài liệu này chắc chắn còn có phần hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu rất đa dạng của bạn đọc, tác giả hi vọng nhận được những chỉ dẫn của bạn đọc bổ sung cho cuốn sách ngày càng hoàn chỉnh, với mong muốn được góp phần nhỏ, trang bị thêm những kiến thức bách khoa cập nhật, cần và đủ để phát triển Ngành chè Việt Nam mạnh mẽ mà bền vững.


Lời tác giả, PGS. ĐỖ NGỌC QUÝ


[EBOOK] CÂY CHÈ: SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ, GS. ĐỖ NGỌC QUÝ, CHỦ ĐỀ: NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN, TỦ SÁCH HỒNG PHỔ BIẾN KIẾN THỨC BÁCH KHOA, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC BÁCH KHOA, NXB NGHỆ AN


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 | PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng chè, cây chè, sản xuất chè, kỹ thuật chế biến chè, tiêu thụ chè, sản xuất chế biến và tiêu thụ chè, kỹ thuật canh tác chè

[EBOOK] MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CHÈ, KỸ THUẬT SẢN XUẤT TRÀ XANH, MATCHA



Cây Trà hay cây Chè có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà - đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea boheaThea viridis.


Trà xanh, Trà ô long và Trà đen tất cả đều được chế biến từ loài này, nhưng được chế biến ở các mức độ ôxi hóa khác nhau. Bột trà xanh và bột matcha đều được làm từ lá cây trà xanh. Sự khác nhau xảy ra là do quy trình trồng trọt và chế biến khác nhau. Với quy trình chế biến đòi hỏi kĩ thuật cao và khắt khe hơn, giá bột matcha luôn đắt hơn 3-4 lần so với bột trà xanh.


Nhằm giúp quý bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè cũng như kỹ thuật sản xuất trà xanh, trong đó có trà matcha, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc một số đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học về cây chè.

Để đọc thêm nhiều sách về cây chè, quý bạn đọc vui lòng truy cập vào đây: CÂY CHÈ.

[EBOOK] MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CHÈ, KỸ THUẬT SẢN XUẤT TRÀ XANH, MATCHA
Từ khoá: ebook, giáo trình, cây chè, cây trà, chè, trà, trà xanh, trà matcha. matcha, Camellia sinensis, Thea bohea và Thea viridis, kỹ thuật trồng và chăm sóc chè, kỹ thuật trồng và chăm sóc trà

[EBOOK] CÂY CHÈ VIỆT NAM: NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN, TS. NGUYỄN HỮU KHẢI, NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã đề ra phương hướng: “Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ. Trồng cây công nghiệp kết hợp với chương trình phủ xanh đất trồng, đồi trọc theo hình thức nông lâm kết hợp, coi trọng các biện pháp thâm canh tăng năng suất; áp dụng công nghệ sinh học...”. Nhận định trên nói lên sự đặc biệt quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực cây công nghiệp, trong đó có cây chè. Với ưu thế về khí hậu, nguồn tài nguyên đất đai, lao động và sự ưa chuộng của thị trường thế giới, sản xuất chè đã trở thành tập quán canh tác của nông dân Việt Nam và ngày càng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu chè đạt 93 triệu USD, góp phần quan trọng cho việc tạo nguồn vốn bang ngoại tệ để nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. Đây cũng là khu vực đang trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập không nhỏ và kích thích, kéo theo hàng loạt các ngành nghề khác cùng phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Mặc dù có nhiều ưu thế và đạt được những thành quả cao, nhưng thực tiễn hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của nước ta nhiều năm qua cho thấy quy mô còn nhỏ, vẫn mang tính chất của một nền sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất còn thấp kém dẫn đến năng suất cây trồng thấp, công nghệ chế biến còn lạc hậu. Đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu chưa thích hợp, cơ chế quản lý chưa kích thích được sản xuất và kinh doanh, thị trường xuất khẩu mặc dù đã khá đa dạng nhưng chưa vững chắc. Do đó, phân tích thực trạng và tìm ra những giải pháp đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu là một vấn đề mang tính chất thời sự, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu.

Mục tiêu của cuốn sách này nhằm: Giới thiệu về nguồn gốc và quá trình phát triển cây chè ở Việt Nam; Hệ thống hoá những vấn đề lý luận, xây dựng các chỉ tiêu, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu; Đưa ra những nhận xét tổng quan về thị trường chè thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu về sản xuất và xuất khẩu chè của Ấn Độ và SriLanka; Đưa ra những dự báo quan trọng về cung, cầu, giá cả đối với mặt hàng chè cho những năm đầu thế kỷ 21. Trên cơ sở đó xây dựng được các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nội dung cuốn sách được chia thành 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu về cây chè Việt Nam

Chương 2: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh

Chương 3: Tổng quan về thị trường chè thế giới

Chương 4: Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam

Chương 5: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam

Tác giả hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp những thông tin, tư liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các thầy cô giáo và các em sinh viên đang nghiên cứu, học tập liên quan đến vấn đề này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, Trường Đại học Ngoại thương, Phòng quản lý Khoa học, Bộ môn Kinh tế ngoại thương. Đặc biệt là Thạc sỹ Đào Ngọc Tiến, giảng viên Trường Đại học Ngoại thương đã cung cấp tài liệu và tham gia viết cuốn sách này.

Xin chân thành cảm ơn ý kiến góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau, cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.

[EBOOK] CÂY CHÈ VIỆT NAM: NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN, TS. NGUYỄN HỮU KHẢI, NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng chè, triển vọng cây chè, Giới thiệu về cây chè Việt Nam, Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh, Tổng quan về thị trường chè thế giới, Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam, Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ VÀ CHẾ BIẾN CHÈ NĂNG SUẤT CAO - CHẤT LƯỢNG TỐT, PGS. TS. ĐỖ NGỌC QUỸ VÀ TS. ĐỖ THỊ NGỌC OANH, NXB NÔNG NGHIỆP



Từ chổ chưa có vị thế trên thị trường trà quốc tế, năm 2006 Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về sản xuất kinh doanh và xúc tiến thương mại, nên đã trở thành nước thứ 7 về sản xuất và thứ 6 về xuất khẩu trong 30 nưóc trồng chè thế giới. So với năm 1999, diện tích trồng chè tăng 1,5 lần, đạt 123.000 ha. chè kinh doanh đạt 110.000 ha, sản lượng đạt trên 143.000 tấn trà khô, năng suất tăng 1,7 lần đạt 1,27 tấn trà khô/ha, xuất khẩu tăng 2,5 lần đạt 105.116 tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 111 triệu USD. Cây chè là cây xoá đói giảm nghèo, trên đất dốc đã đạt 1000 USD/ha/năm và 25 triệu đồng/ha. Nhưng chất lượng trà và giá bán còn thuộc loại trung bình trên sàn đấu giá quốc tế.


Mục tiêu đến năm 2010 là 120.000 ha chè kinh doanh mật độ đông đặc, năng suất bình quân 7 - 8.000 kg búp/ha, tổng sản phẩm 200.000 tấn, tổng doanh thu 300 triệu USD kim ngạch xuất khẩu 250 triệu USD.


* Từ đầu năm 2007, Việt Nam là thành viên chinh thức cùa WTO nên đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức mới, trong xu thế hội nhập, đa cực đa văn hoá của chính trường thế giới sau thời kỳ hai phe của chiến tranh lạnh toàn cầu. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về chất lượng và tăng khối lượng và giá bán trà xuất khẩu, cuốn sách này giới thiêu những thành tựu nghiên cứu mới nhất của Viện nghiên cứu chè, những kinh nghiệm thực tiễn của các cơ sở sản xuất - kinh doanh, những thông tin mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới và những hoạt động xúc tiến thương mại của Hiệp Hội chè Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005, với mong muốn cung cấp thông tin cập nhập, đa dạng, nhiều chiều cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh tự định hướng và các cơ sở đào tạo nâng cao kiến thức nghiệp vụ của nguồn nhân lực mà Ngành chè đang đòi hỏi cấp hbch để vươn ra sân chơi khu vực và thế giới.


* Nội dung bổ sung mới gồm các tư liệu mới sưu tầm được về lịch sử phái triển chè thế giới và Việt Nam, mục tiêu kế hoạch phát triển chè đến 2010, giá trị dinh dưỡng, dược liệu và giá trị phi vật thể của cây chè Việt Nam, nhất là vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm mà các tài liệu xuất bản trước 2005 còn rất ít thông tin. Cuốn sách mong muốn trang bị một tầm nhìn tổng quát về cây chè Việt Nam đồng thời giới thiệu một số kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh cụ thể có hiệu quả thực tiễn của một số điểm sáng như chè Slum miền núi phía bắc, trà thái, trà ô long, trà đen OTD và CTC, trà túi, trà an toàn ...


* Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chương trình chè và cây ăn quả Bộ NN PTNT, Viện nghiên cứu chè, Phòng công nghệ, Phòng Hợp tác đầu tư của Tổng công ty chè và Hiệp Hội chè Việt Nam đã cung cấp tư liệu để biên tập cuốn sách này. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế chưa giải đáp đầy đủ được tất cả những vấn đề mới nẩy sinh trong thực tiễn, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến bổ sung quý giá của bạn đọc.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ VÀ CHẾ BIẾN CHÈ NĂNG SUẤT CAO - CHẤT LƯỢNG TỐT, PGS. TS. ĐỖ NGỌC QUỸ VÀ TS. ĐỖ THỊ NGỌC OANH, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khoá: ebook, giáo trình, cây chè, chè, trồng chè, kỹ thuật trồng chè, kỹ thuật canh tác chè, chế biến chè, kỹ thuật chế biến chè, chế biến chè năng suất cao, chế biến chè chất lượng tốt, chè Slum miền núi phía bắc, trà thái, trà ô long, trà đen OTD và CTC, trà túi, trà an toàn

[EBOOK] TỦ SÁCH DÀNH CHO NÔNG NGHIỆP: BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG - BÍ QUYẾT TRỒNG TRÀ XANH HIỆU QUẢ, MINH NGỌC, NXB ĐỒNG NAI

Theo tài liệu, cây chè Atsam có năng suất trong vòng 50 năm, nếu thu hái nhiều thì chỉ được 30 - 40 năm. Xem vậy giống chè Việt Nam chẳng thua kém các giống chè khác, đặc biệt là chè Tân Cương Thái Nguyên. Điều đáng quý nữa là búp lá chè cổ thụ ở Suối Giàng to mập gấp 2 - 3 lần so với búp chè ở những nơi khác, chất lượng chè lại cao, vị đậm, ngon nước. Chè Suối Giàng rất được nước, màu nước trong xanh rất đẹp. Không phải chỉ ở nước thứ nhất, mà nước thứ hai và thứ ba vẫn còn thơm ngon.

Chè không chỉ được trồng nhiều ở miền bắc nước ta mà còn phát triển mạnh ở các vùng cao nguyên phía Nam. Theo chân người Pháp, chè có mặt ở Bảo Lộc từ những năm 1930, trải qua hơn 80 năm lịch sử, giờ đây chè đã là một trong ba cây công nghiệp quan trọng nhất của vùng đất này.

Cây chè hiện đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải tạo và nâng cao đời sống cho người dân trong nước, diện tích canh tác loại cây này đang không ngừng tăng nhanh từng ngày. Từ nhu cầu, lợi ích, hiệu quả và những tính năng kinh tế vượt trội do cây chè mang lại, tác giả đã biên soạn và giới thiệu cuốn sách "Kỹ Thuật Trồng Trà Xanh Hiệu Quả". Hy vọng cuốn sách sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, hữu dụng và cần thiết trong việc trồng và kinh doanh cây chè.

[EBOOK] TỦ SÁCH DÀNH CHO NÔNG NGHIỆP: BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG - BÍ QUYẾT TRỒNG TRÀ XANH HIỆU QUẢ, MINH NGỌC, NXB ĐỒNG NAI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng chè xanh, trồng và chăm sóc chè, sâu bệnh hại cây chè, phòng trị sâu bệnh hại cây chè, kỹ thuật trồng chè đạt năng suất cao

[EBOOK] CƠ SỞ KHOA HỌC SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG, TS. NGUYỄN VĂN TOÀN VÀ GS.TS. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây chè (Camellia sinensis Kuntze) phân bổ từ 45° vĩ Bắc đến 45° vĩ Nam. Hiện nay có 58 nước sản xuất chè, trong đó tại châu Á có 20 nưowsc, châu Phi: 21 nước, châu Mỹ: 12 nước, châu Đại Dương: 3 nước, châu Âu: 2 nước. Sản phẩm lừ cây chè có thị trường rộng lớn ở trên thế giới. Toàn thế giới có 115 nước sử dụng chè làm nước uống, gồm 28 nước châu Âu, 28 nước châu Mỹ, 29 nước châu Á, 34 nước châu Phi và 5 nước châu Đại Dương.

Trên thế giới có diện tích trồng chè khoảng 2,55 triệu ha. Ấn Độ là nước sản xuất chè lớn nhất, với sản lượng 870.000 tấn/năm. Nước sản xuất chè lớn thứ hai là Trung Quốc, với sản lượng đạt 685.000 tấn/năm. Sri Lanka và Kenya đứng thứ ba và thứ tư về sản lượng chè, tương ứng đạt 320.000 tấn/năm và 290.000 tấn/năm.

Theo FAO, trong 20 năm (1978-1998), sản xuất chè trên thế giới có xu hướng gia tăng. Sản lượng chè tăng từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên gần 3 triệu tấn năm 1998, tức là tăng khoảng 65%. Trong những năm gần đây, sản lượng chè trên thế giới đạt mức kỷ lục với khoảng 3 triệu tấn/năm. Trong đó, sản lượng chè ở Trung Quốc tăng gấp đôi, sản lượng chè ở Kenya tăng gấp ba (dẫn theo Nguyễn Văn Toàn và nnk., 2007).

Ngoài sự cạnh tranh truyền thống giữa chè với cà phê cùng các đồ uống khác, với đà tăng trưởng như trên, các nước xuất khẩu chè càng cạnh tranh gay gắt với nhau. Theo FAO, chè có mức tăng chậm trong các loại đồ uống, xuất khẩu chè thế giới chỉ tăng gần 2% trong thập niên qua. Thị trường xuất khẩu chè có nhiều biến động. Trong 20 năm qua, thị phần xuất khẩu chè của châu Á từ 72% giảm xuống còn 64% năm 1998; thị phần châu Phi tăng từ 22% lên 33% trong cùng thời gian (dẫn theo Nguyễn Văn Toàn và nnk., 2007).

Trong thời gian gần đây, những nghiên cứu trên thế giới cho thấy uống chè có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đồng thời FAO cũng quảng cáo mạnh mẽ về tác dụng của chè đối với sức khỏe con người. Đây là yếu tố thay đổi cái nhìn mới đối với chè trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển, những nước mà vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu, phần đông người tiêu dùng chuyển sang dùng chè theo xu hướng "chè với sức khỏe". Do đó, chè an toàn và chè hữu cơ được sản xuất để phục vụ xu hướng này.

Việt Nam hiện có 131.500ha chè. Sản lượng chè búp tươi năm 2008 đạt 753.000 tấn, tương đương 167.000 tấn chè khô (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009).

Hàng năm, lượng chè xuất khẩu chiếm 70-80% tổng sản lượng chè trong nước. Giá chè xuất khẩu của chúng ta còn thấp, chỉ bằng 60-70% giá chè thế giới, thị trường chưa ổn định (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất chè của Việt Nam còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm chè của Việt Nam chất lượng chưa cao, dư lượng một số hóa chất còn vượt quá mức cho phép do sử dụng lan tràn thuốc hóa học trừ sâu và phân bón hóa học, vệ sinh trong chế biến chưa tốt,...

Trên thế giới, nhiều nước đã tiến hành nghiên cứu sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ với chất lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngành Chè Việt Nam cũng không thể khác, muốn cạnh tranh được thị trường thì cũng phải nghiên cứu sản xuất chè an toàn với chất lượng cao. Cuốn sách "Cơ sở khoa học sản xuất chè an toàn, chất lượng" bước đầu cung cấp một số cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống biện pháp sản xuất chè an toàn và chất lượng cao. Rất mong nhận được các ý kiến góp ý của độc giả để cho các vấn đề trình bày trong sách được hoàn thiện hơn khi được tái bản.

[EBOOK] CƠ SỞ KHOA HỌC SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG, TS. NGUYỄN VĂN TOÀN VÀ GS.TS. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Cơ sở khoa học sản xuất chè an toàn chất lượng, kỹ thuật trồng chè, kỹ thuật sản xuất chè an toàn, kỹ thuật sản xuất chè chất lượng, kỹ thuật trồng chè sạch, kỹ thuật trồng chè hữu cơ

ĐÁM MÂY TỪ KHOÁ TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN BLOG TÀI LIỆU NÔNG NGHIỆP



4 đúng 06/2017/TT-BNNPTNT 20-10. QUỐC TẾ PHỤ NỮ 20/10 101 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2016 abiotic stress Anh-Việt an toàn atlas côn trùng biến đổi khí hậu biểu hiện bệnh cây BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI biện pháp phòng trừ cỏ dại biện pháp phòng trừ sâu bệnh dưa hấu biện pháp phòng trừ tuyến trùng biện pháp xử lý ra hoa bonsai bvtv BÁC SỸ CÂY TRỒNG bài giảng cây dược liệu bài giảng cây rau bài giảng cây thuốc bài giảng khuyến nông bài giảng khuyến nông khuyến lâm bách khoa toàn thư bác sĩ cây trồng BĐKH bưởi BẠN CỦA NHÀ NÔNG bạc màu đất BẢO QUẢN NÔNG SẢN BẢO VỆ THỰC VẬT bảo quản bảo quản nông sản sau thu hoạch bảo quản sau thu hoạch bấm huyệt bền vững bệnh cât trồng bệnh cây bệnh cây chuyên khoa bệnh cây học bệnh cây nông nghiệp bệnh cây đại cương bệnh do tuyến trùng bệnh héo rũ bệnh héo rũ lỡ cổ rể bệnh héo rũ trắng gốc bệnh héo vàng bệnh héo xanh bệnh héo xanh vi khuẩn bệnh hại bệnh hại cây trồng bệnh nấm bệnh tristeza bệnh tuyến trùng bệnh vi khuẩn bệnh virus bệnh vàng lá greening bệnh vàng lá gân xanh bốc thoát hơi nước bộ NN&PTNT C.A.Q c.a.t CA CAO cam canh tác rau an toàn CAQ cat chanh Chia sẻ chiếc CHON GIỐNG CÂY TRỒNG chuẩn đoán bệnh cây chuột châu thổ chôm chôm chăm sóc mai chăm sóc rau chất lượng gạo xuất khẩu chất lượng lúa gạo chất điều hòa sinh trưởng chất điều hòa sinh trưởng thực vật Chế biến chế biến chè chế biến nông sản chọn giống chọn giống lúa lai CNSH ctu CÀ PHÊ CÂU HỎI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÂU HỎI VỀ SÂU BỆNH HẠI CÂU HỎI VỀ SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG CÂY CỎ CÂY CỎ VIỆT NAM CÂY DƯỢC LIỆU CÂY LÚA CÂY RAU CÂY XOÀI CÂY ĂN TRÁI các giống xoài cách sử dụng thuốc BVTV cách trồng nấm dược liệu cách trồng nấm ăn cách trồng rau các nguyên lý bệnh hại cây trồng cán bộ khuyến nông cây bắp cây cam cây chè cây có múi cây cảnh cây cảnh trong nhà trường cây dược liệu trong nhà trường cây hoa cây lúa nước cây ngô cây rau cây thuốc cây rau làm thuốc cây thuốc cây thuốc nam cây trà cây trồng cây trồng thiếu dinh dưỡng cây táo cây ăn quả cây ăn quả đặc sản cây ăn trái công dụng nấm dược liệu công dụng nấm ăn công nghệ công nghệ gen công nghệ sinh học công nghệ sinh học trong BVTV công nghệ sinh học trong nông nghiệp công nghệ trong trồng rau côn trùng côn trùng chuyên khoa côn trùng gây hại côn trùng gây hại cây có múi côn trùng gây hại cây thực phẩm côn trùng gây hại cây trồng côn trùng gây hại ở ĐBSCL côn trùng phần A côn trùng phần B côn trùng trong nông nghiệp côn trùng việt nam côn trùng đại cương côn trùng ở đồng bằng sông cửu long CĂN ĂN TRÁI cơ khí nông nghiệp cơ sở di truyền cơ sở di truyền lúa lai cơ sở di truyền sức chống chịu cất giữ nông sản cẩm nan chuẩn đoán bệnh cây cẩm nang cẩm nang bón phân cho năng suất cao cẩm nang phát triển nông thôn cẩm nang phối trộn phân bón cẩm nang PTNT cẩm nang sử dụng phân bón cẩm nang trồng cây ăn trái cỏ dại cỏ dại trong ruộng lúa cửu long da cám da lu danh mục thuốc danh mục thuốc bvtv danh mục thuốc bvtv 2017 day ấn dinh dưỡng cây trồng DI TRUYỀN HỌC DI TRUYỀN HỌC ĐẠI CƯƠNG DI TRUYỀN TRONG NÔNG NGHIỆP DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG di truyền di truyền chọn giống di truyền chọn giống thực vật di truyền phân tử di truyền sinh học di truyền số lượng di truyền sức chống chịu của cây lúa di truyền thực vật di truyền vi sinh vật và ứng dụng DIỆT RẦY NÂU dưa hấu dư lượng dưỡng chất dịch hại dịch hại cây trồng dứa ebook ebook bách khoa toàn thư ebook chuẩn đoán bệnh cây ebook từ điển bách khoa EC epidemiology Fusarium oxysporum g.a.p gap gen gene General Plant Pathology genomics GHÉP CÂY ĂN QUẢ GHÉP CÂY ĂN TRÁI ghép ghép xoài ghẻ nham ghẻ sẹo gieo trồng lúa lai GIÁO TRUYỀN DI TRUYỀN HỌC ĐẠI CƯƠNG GIÁO TRÌNH CHỌN GIỐNG GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN giáo trình giáo trình bảo quản nông sản giáo trình bảo quản sau thu hoạch giáo trình bệnh cây giáo trình bệnh cây học giáo trình chất điều hòa sinh trưởng thực vật giáo trình chọn giống cây trồng giáo trình chọn giống lúa lai giáo trình cây bắp giáo trình cây chè giáo trình cây dược liệu giáo trình cây hoa giáo trình cây lúa giáo trình cây ngô giáo trình cây rau giáo trình cây thuốc giáo trình cây ăn quả giáo trình cây ăn trái giáo trình công nghệ gen giáo trình côn trùng giáo trình côn trùng trong nông nghiệp giáo trình cơ khí nông nghiệp giáo trình di truyền chon giống giáo trình di truyền học giáo trình di truyền học đại cương giáo trình di truyền sinh học giáo trình di truyền đại cương giáo trình hoá BVTV giáo trình hệ sinh thái giáo trình hệ sinh thái nông nghiệp giáo trình hệ sinh thái đồng ruộng giáo trình hệ thống canh tác giáo trình khuyến nông giáo trình khuyến nông khuyến lâm giáo trình khí tượng giáo trình khí tượng nông nghiệp giáo trình khí tượng thuỷ văn giáo trình kỹ thuật nông nghiệp giáo trình kỹ thuật trồng lúa giáo trình nông học giáo trình nông học đại cương giáo trình phát triển nông thôn giáo trình PTNT giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn giáo trình quy hoạch PTNT giáo trình sinh học phân tử giáo trình sinh học đại cương giáo trình sinh học đất giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng giáo trình sinh thái học đồng ruộng giáo trình sử dụng thuốc bvtv giáo trình thực tập đánh giá đất giáo trình trồng chè giáo trình trồng hoa giáo trình trồng lúa giáo trình trồng rau giáo trình vi sinh giáo trình vi sinh vật giáo trình vi sinh vật học giáo trình vi sinh vật học đại cương giáo trình vi sinh vật và ứng dụng giáo trình vi sinh đại cương giáo trình xử lý ra hoa giáo trình đánh giá đất giáo trình đánh giá đất đai giá trị cây rau giâm cành GIỐNG RAU giống giống cây trồng giống kháng giống lai giống lúa giống lúa chuyên mùa giống lúa lai giống lúa tốt giống nguyên chủng giống tốt giống xác nhận greening gạo xuất khẩu hoa hoa cúc hoa lan hoa mai hoa viên hoa viên cây cảnh hoa vạn thọ hoá bvtv hoá bảo vệ thực vật hoạt chất hybrid rice hydrid rice Hydroculture Hydroponics héo xanh vi khuẩn Hình thể hình ảnh hình ảnh thiếu dinh dưỡng hô hấp hô hấp cây trồng hướng dẫn thâm canh lúa hạt giống lúa tốt hệ sinh thái hệ sinh thái nông nghiệp hệ sinh thái đồng ruộng hệ thống canh tác hệ thống chăn nuôi hệ thống kết hợp hệ thống nông nghiệp hệ thống thuỷ sản hệ thống trồng trọt hệ thống tưới tiêu học thuật học tập HỎI ĐÁP BVTV HỎI ĐÁP NÔNG NGHIỆP hồng Ingtegrateđ Pest Management in vitro IPM iso KHAO HỌC NÔNG NGHIỆP KHOA HỌC ĐẤT khoa nông nghiệp khuyến lâm khuyến nông khuyến nông là gì khuyến nông lâm khuyến nông trong kinh tế nông nghiệp kháng thuốc khí tượng nông nghiệp khí tượng thuỷ văn kinh tế nông nghiệp KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG kích thích ra hoa ký sinh KỸ THUẬT GHÉP KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÓ MÚI KỸ THUẬT TRỒNG GIỐNG RAU kỹ thuật chăm sóc cây kỹ thuật gen kỹ thuật gieo kỹ thuật sấy kỹ thuật trồng bonsai kỹ thuật trồng bưởi kỹ thuật trồng bắp kỹ thuật trồng cam quýt kỹ thuật trồng chè kỹ thuật trồng cây cảnh kỹ thuật trồng cây dược liệu kỹ thuật trồng cây thuốc kỹ thuật trồng cây ăn quả kỹ thuật trồng cây ăn trái kỹ thuật trồng dưa hấu kỹ thuật trồng dứa kỹ thuật trồng hoa kỹ thuật trồng hồng kỹ thuật trồng hồng xiem kỹ thuật trồng lúa kỹ thuật trồng lúa cao sản kỹ thuật trồng lúa lai kỹ thuật trồng lúa mùa kỹ thuật trồng lúa xuân kỹ thuật trồng mai kỹ thuật trồng mận kỹ thuật trồng na kỹ thuật trồng ngô kỹ thuật trồng nhãn kỹ thuật trồng phong lan kỹ thuật trồng rau kỹ thuật trồng rau sạch kỹ thuật trồng rau thuỷ canh kỹ thuật trồng táo kỹ thuật trồng vải kỹ thuật trồng xoài kỹ thuật trồng xương rồng kỹ thuật trồng đậu kỹ thuật trồng đậu cô ve kỹ thuật trồng đậu que kỹ thuật trồng đậu đũa kỹ thuật tưới nước kỹ thuật tưới tiêu lai LAI TẠO GIỐNG lai tạo giống lúa làm mạ lúa cao sản lúa gạo xuất khẩu lúa lai lúa lai 2 dòng lúa lai ba dòng lúa lai f1 lúa lai hai dòng lúa lai một dòng lúa lai trung quốc lúa mùa lúa xuân lưu dẫn lưu trữ nông sản lập vườn c.a.t mai bonsai mai chiếu thủy mai tết mai tứ quý mai vàng mango miên trạng màng phủ nông nghiệp máy nông nghiệp na nghiên cứu nguyên sinh động vật nhan giống xoài nhanh nhu cầu nước của cây trồng nhân giống nhân giống cây ăn quả nhân giống vô tính thực vật nhãn nhện nhện đỏ NN & PTNT NN&SHUD NN và PTNT nuôi cấy mô NÔNG HÓA HỌC NÔNG HỌC NÔNG LÂM NÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ NÔNG NGHIỆP SẠCH NÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN Nông dân Việt Nam nông hóa nông học đại cương nông nghiệp bền vững nông nghiệp nông thôn Nông nghiệp Việt Nam nông sản nông thôn nông thôn mới nông thôn Việt Nam nước vùng khô hạn nấm dược liệu nấm ăn nẩy mầm nội hấp OD Organic pathogens phong lan Phytopathology PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÂN CHUỒNG PHÂN HỮU CƠ PHÂN PHỨC HỢP PHÂN VI SINH PHÂN Ủ PHÒNG TRỪ RẦY NÂU phát triển phân bón phân loại cây cỏ phân loại thực vật phân tích cấy trồng phân tích nước phân tích phân bón phân tích đất phân vô cơ phì nhiêu đất phòng trị sâu hại cây có múi phòng trừ dịch hại tổng hợp phương pháo trồng hoa phương pháp chọn giống phương pháp chọn giống cây trồng phương pháp phân tích đất phương pháp tưới phẩm chất gạo xuất khẩu phẩm chất hạt phối trộn phân vô cơ PHỤ NỮ VIỆT NAM PHỨC HỢP HỮU CƠ VI SINH Plant Diseases Plant Pathology plant – pathogen interaction Pseudomomas solanacearum PTNT quang hợp que quy hoạch phát triển nông thôn quy hoạch PTNT quy trình chăm sóc quy định rau an toàn quýt quả quản lý dịch hại tổng hợp quản lý nguồn nước tưới tiêu quản lý tổng hợp dịch hại ra hoa ra hoa mùa nghịch ra hoa rãi vụ Rau rau an toàn rau dược liệu rau hữu cơ rau quả rau sạch rau thuốc nam rau thuỷ canh rải vụ RẦY CÁM RẦY NÂU RẦY NÂU HẠI LÚA rầy chổng cánh rụng trái non SC sinh học sinh học đại cương sinh học đất sinh lý sinh lý ra hoa sinh lý thực vật sinh lý thực vật chuyên khoa sinh lý thực vậy ứng dụng sinh sản sinh thái học đồng ruộng sinh trưởng sinh ý ra hoa SP synteny SÂU BỆNH CÂY CÓ MÚI sâu bệnh sâu bệnh cây rau sâu bệnh cây ăn trái sâu bệnh hại cây có múi sâu bệnh hại xoài sâu bệnh trên dưa hấu sâu hại cây trồng sượng sản xuất chè sản xuất giống lúa sản xuất giống lúa lai sản xuất hạt giống rau sản xuất rau an toàn sấy bắp sấy lúa sấy ngô sấy nông sản sấy đậu sầu riêng sổ tay khuyến nông sức chống chịu SỬ DỤNH PHÂN BÓN sử dụng phân bón sử dụng thuốc bvtv sử dụng đất đai sự ra hoa thiên địch thiếu dinh dưỡng thiếu kali thiếu lân thiếu vi lượng thiếu đạm thong tư 06 thu hoạch thuần hoá thuật ngữ sinh học thuốc BVTV thuốc bvtv cấm sử dụng thuốc BVTV được phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuốc cấm 2017 thuốc nam thuốc trừ dịch hại thành phần năng suất tháp tháp xoài thâm canh thâm canh cây lúa thâm canh lúa chuyên mùa thông tin nông nghiệp thư viện nông nghiệp THỔ NHƯỠNG ĐẠI CƯƠNG thổ nhưỡng thử nghiệm thực hành nông nghiệp tốt Thực phẩm thực tập đánh giá đất thực vật TIÊU TIÊU CHUẨN ISO tiêu bản tiêu chuẩn gạo xuất khẩu tiêu thụ chè TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT tiếp xúc tiết kiệm nước tra cứu tra cứu thông tin trang trại trang web tra cứu tristeza trái cây trần văn hâu TRỒNG NẤM TRỒNG RAU TRỒNG XOÀI trồng cây ăn trái trồng cây ăn trái hộ gia đình trồng hoa trồng lúa trồng rau an toàn trồng rau giàu vitamin trồng rau hữu cơ trồng rau quả giàu dinh dưỡng trồng rau sạch trồng rau thuỷ canh trồng trau trong vườn trồng trọt trồng táo trồng và chăm sóc táo tuyến trùng tuyến trùng ký sinh tài liệu tài liệu chuẩn đoán bệnh cây tài liệ unông nghiệp tài liệu nông nghiệp tách chồi tính chống chịu khô hạn tính chống chịu lạnh tính chống chịu mặn tính chống chịu ngập hoàn toàn tính chống chịu thiếu lân tính chống chịu độc sắt tính chống chịu độ độc nhôm tính trang tưới nước cây trồng tưới tiêu tập huấn hội thảo tập huấn khuyến nông TỪ ĐIỂN CÂY CỎ TỪ ĐIỂN THỰC VẬT từ ngữ chuyên ngành sinh học từ điển từ điển bách khoa toàn thư tiếng việt từ điển sinh học v-a-c vi-rút video VIETNAMESE DIAGNOSTIC MANUAL FOR PLANT vi khuẩn Vi khuẩn lam vi nấm vi sinh vật vi sinh vật học vi sinh vật nước vi sinh vật đại cương vi sinh đại cương vùng khô hạn Văn hóa nông nghiệp Văn hóa nông thôn Văn hóa Việt Nam VƯỜN CÂY ĂN QUẢ VƯỜN CÂY ĂN TRÁI VƯỜN ƯƠM vườn-ao-chuồng vải vị độc WP XLRH XLRH xoài xoa bóp xoài xói mòn đất xông hơi xử lý ra hoa xử lý ra hoa cây ăn quả xử lý ra hoa cây ăn trái xử lý ra hoa mai xử lý ra hoa xoài ZIZYPHUS MAURITIANA L. ĐBSCL ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG ĐIỀU KHIỂN RA HOA ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP ĐỘ PHÌ ĐỘ PHÌ VÀ PHÂN BÓN đhct điều tiết nước đào tạo khuyến nông đào tạo thông tin PTNT đánh giá đất đánh giá đất đai đại học cần thơ đất đất nước phân bón đất đai đậu đậu que đậu trái đậu đũa đặc điểm cây lúa định nghĩa khuyến nông đồng bằng sông cửu long độc chất độ hữu hiệu động lực trong nông nghiệp độ phì của đất độ trở hồ độ ẩm đất độ ẩm đất với cây trồng đời sống cây trồng ưu thế lai ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp ảnh hưởng của BĐKH ẩm độ đất ốc bươu vàng Ủ PHÂN ứng dụng công nghệ trồng rau

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ VÀ CÂY ĐẶC SẢN Ở VÙNG NÚI CAO, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, BỘ NN&PTNT, NXB NÔNG NGHIỆP



Để góp phần chuyển đổi cơ cấu của cây trồng và khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu... rất phong phú và đa dạng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Nhà xuất bản Nông nghiệp cùng với Cục khuyến nông và khuyến lâm giới thiệu cuốn sách "Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả và cây đặc sản ở vùng núi cao" nhằm cung cấp cho cán bộ khuyến nông và bà con nông dân có thêm thông tin, nắm rõ hơn đặc điểm và kỹ thuật trồng từng loại cây để áp dụng vào sản xuất đạt kết quả cao hơn.


Tuy vậy do còn nhiều hạn chế, cuốn sách này chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc và bà con nông dân.


Nhà xuất bản Nông nghiệp


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ VÀ CÂY ĐẶC SẢN Ở VÙNG NÚI CAO, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, BỘ NN&PTNT, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, cây ăn trái, cây ăn quả, CAT, CAQ, kỹ thuật trồng cây ăn trái, kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng cây đặc sản vùng núi cao, cây mận, cây lê, cây đào ăn quả, cây chè, chè, chè ku đinh, cây ngân hạnh, cây hạch đào, kỹ thuật trồng cây mận, kỹ thuật trồng cây lê, kỹ thuật trồng cây đào ăn quả, kỹ thuật trồng cây chè, kỹ thuật trồng chè, kỹ thuật trồng chè ku đinh, kỹ thuật trồng cây ngân hạnh, kỹ thuật trồng cây hạch đào

[EBOOK] KỸ THUẬT TƯỚI TIÊU NƯỚC CHO MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP (CÂY BÔNG, CÀ PHÊ, CHÈ, ĐẬU TƯƠNG, LẠC, MÍA...), GS. TS. BÙI HIẾU VÀ TS. LÊ THỊ NGUYÊN, NXB NÔNG NGHIỆP


Việt Nam là một nước có điều kiện thuận lợi sản suất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất các cây đặc sản nhiệt đới có giá trị như: Cà phê, chè, bông, mía, hồ tiêu, lạc, hạt điều, cam, quýt, vải thiều, nhãn, chuối... và các loại rau, hoa... trên các vùng đất cao, trung du và các vùng đồng bằng trải rộng trên khắp mọi miền của đất nước.

Những năm gần đây, khi kinh tế Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường với sự hòa nhập ngày càng tăng vào kinh tể khu vực và thế giới, diện tích cây trồng cạn đã tăng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng trồng trọt nhất là tỷ lệ xuất khẩu. Trong 10 năm qua, sản xuất cà phê tăng 20 lần, chè 1,8 lần, hạt điều 11 lần... Khi đã chuyến mạnh sang nền sản xuất hàng hóa với mục tiêu "làm để bán" thì những yêu cầu tất yếu để đạt được là năng suất cao, sản lượng phải ổn định, chất lượng sản phẩm tốt và giá thành phải hạ để có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế (vốn khắc nghiệt và luôn biến động), xuất phát từ yêu cầu đó nhiều công ty, trang trại, tập đoàn sản xuất và hộ gia đình nông dân đã tăng cường đầu tư kỹ thuật trong thâm canh tăng năng suất cây trồng, trong đó một khâu canh tác quan trọng hàng đầu là tưới nước đã được đặc biệt chú ý do hiệu quả tưới nước cho cây trồng cạn công nghiệp rất cao và thuyết phục. Kết quả tưới cho chè ở Thái Nguyên cho lợi nhuận thuần gấp 2 - 3 lần so với không tưới. Trại thực nghiệm mía đường Bourbon - Tây Ninh cho năng suất đường giữa mía có tưới và không tưới chênh nhau từ 1,2 - 4,6 lần. Nhiều vùng cà phê được tưới với kỹ thuật và chế độ hợp lý đã cho năng suất ẩn định 4 tấn 1 ha (tăng 4 - 5 lần). Những trang
trại vải thiều ở Lục Ngạn - Bắc Giang và Hải Dương đã đạt thành công lớn trước tiên nhờ được tưới nước. Tuy nhiên, sự phát triển tưới nước câỵ trồng cạn còn chậm, mang tính tự phát, thiếu cơ sở khoa học và đầu tư kỹ thuật như hiện nay, đã hạn chế nhiều đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm các cây trồng công nghiệp, không đáp ứng được các yếu cầu của sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng.

Nghị quyết của Chính phủ số 09/2000/NQ - CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã nêu rõ để phục vụ mục tiêu trong 10 năm tới, về cơ bản, hoàn thành đầu tư phát triển thủy lợi phục vụ yêu cầu tưới, tiêu nước đối với các cây trồng có giá trị kinh tế cao... Phải đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi công nghệ tưới tiết kiệm nước như: tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm... cho các loại cây trồng cần thiết ở các vùng sinh thái thích hợp.

Trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, đã có chỉ thị số 66/2000/CT/BNN-KH nêu rõ cần chuyển mạnh đầu tư thủy lợi phục vụ tưới cho các cây cà phê, chè, mía, lạc, thuốc lá... và các cây trồng cạn khác.

Để góp phần thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ thị nêu trên của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT thì việc xác định và thực hiện tưới, tiêu nước hợp lý cho các cây công nghiệp và cây trồng cạn có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và phát triển nông nghiệp.

Vì vậy cuốn sách “Kỹ thuật tưới tiêu nước cho một số cây công nghiệp” được xuất bản giới thiệu với bạn đọc để áp dụng trong thực tế.

[EBOOK] KỸ THUẬT TƯỚI TIÊU NƯỚC CHO MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP (CÂY BÔNG, CÀ PHÊ, CHÈ, ĐẬU TƯƠNG, LẠC, MÍA...), GS. TS. BÙI HIẾU VÀ TS. LÊ THỊ NGUYÊN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây công nghiệp, kỹ thuật tưới nước cho cây trồng, biện pháp tưới tiêu cho cây trồng, thuỷ nông, kỹ thuật tưới nước cho cây trồng, kỹ thuật tưới tiêu cho cây bông, kỹ thuật tưới tiêu cho cây cà phê, kỹ thuật tưới tiêu cho cây chè, kỹ thuật tưới tiêu cho cây đậu tương, kỹ thuật tưới tiêu cho cây lạc, kỹ thuật tưới tiêu cho cây mía

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ THEO ISO: CÂY CÓ MÚI, GS. TSKH. TRẦN THẾ TỤC ET AL., TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU XUẤT BẢN SÁCH VÀ TẠP CHÍ (RPC), DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CHÈ VÀ CÂY ĂN QUẢ, NXB LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI



Việt Nam là một nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều loại cây trái phong phú. Trải dài từ Bắc vào Nam, sự đa dạng về khí hậu, đất đai đã tạo ra tính đa dạng về chủng loại hoa quả cho từng vùng. Trong những giống cây trái đó, có nhiều loại rất được ưa chuộng trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Theo số liệu thống kê của Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn, đến năm 2001 cả nước có trên 425.000ha cây ăn quả với tổng sản lượng ước đạt 3,8 triệu tấn/năm. Trong số đó, sản lượng quả qua chế biến rất thấp (chỉ chiếm khoảng 5 – 7%), số còn lại chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng tươi.


Với tỉ lệ gần 80% dân số là nông dân, các nhà vườn thường phân tán, diện tích trồng nhỏ, chưa được tiếp cận với các phương pháp trồng trọt mới cho năng suất cao. Mặt khác, thời vụ thu hoạch quả thường ngắn, người nông dân lại không đủ điều kiện đầu tư các cơ sở vật chất kỹ thuật bảo quản xử lý sau thu hoạch. Điều này dẫn đến một nghịch lý là khi được mùa thì người nông dân lại bị thua thiệt do bị thương lái ép giá. Mặt khác, chất lượng quả kém và không đồng đều đã ngăn cản quả Việt Nam tham gia vào các thị trường lớn và khó tính. Các thị trường hoa quả nước ngoài thường yêu cầu nhà cung cấp phải cung ứng sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ổn định.


Để giải quyết vấn đề này, trong tương lai, các nhà: nhà nông, nhà thu mua và phân phối, nhà quản lý, nhà khoa học phải cùng nhau xây dựng một hệ thống bảo đảm chất lượng của từng loại quả nhằm đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Song song với việc có giống tốt, kỹ thuật bảo quản sản phẩm sau thu hoạch hợp lý thì việc xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng cũng rất quan trọng. Điều này là cần thiết để sản phẩm quả Việt Nam xâm nhập và đáp ứng được với các thị trường lớn và ổn định. Thiếu sự hiểu biết này, dù mọi khâu có cố gắng đến đâu cũng không thể đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho người sử dụng. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ người nông dân cần phải được tiếp cận với các phương pháp trồng trọt mới phù hợp nhằm đảm bảo sản phẩm của các nhà vườn có năng suất, chất lượng ổn định và mang lại thu nhập cao.


Nhằm duy trì và phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nước ta, chúng tôi cho ra mắt bà con nông dân bộ tài liệu “Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả phù hợp với hệ thống đảm bảo chất lượng ISO ” nằm trong bộ sách “cẩm nang khuyến nông“. Bộ tài liệu “Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả phù hợp với hệ thống đảm bảo chất lượng ISO ” bao gồm 10 quyển: cây có múi, cây dứa, cây vải, cây nhãn, cây xoài, cây chôm chôm, cây măng cụt, cây sầu riêng, cây vú sữa, và một số cây ăn quả khác (cây thanh long, nho,…). Phần lớn nội dung bộ tài liệu này thuộc dự án Phát triển chè và cây ăn quả thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ. Chúng tôi chân thành cám ơn ông Đào Văn Kháng, giám đốc dự án Phát triển chè và cây ăn quả trong công văn số 371DANN/DACQ-CV ký ngày 26 tháng 4 năm 2004 đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng một số nội dung các cuốn sổ tay kỹ thuật về chè và cây ăn quả của dự án để đưa vào bộ tài liệu này.


Bộ sách này xuất bản nhằm giúp nhà nông:


– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, góp phần đẩy nhanh chương trình xoá đói giảm nghèo.


– Giảm chi phí không đáng có cho người sản xuất.


– Giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm.


– Làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.


– Tạo tiền đề cho công tác áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vực và trên thế giới.


Trên từng cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc từng loài cây cụ thể, chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề:


– Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong nước và trên thế giới của loài cây đó.


– Giống và sản xuất giống phù hợp với tiêu chuẩn.


– Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản phù hợp hệ thống đảm bảo chất lượng.


– ISO và ứng dụng trong trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản sản phẩm.


Các phụ lục kèm theo.


Trong công tác biên tập, dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không thể loại trừ hết các thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp từ độc giả xa gần để bộ tài liệu được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.


Trung tâm nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí (RPC)


CÁC TÁC GIẢ:
 
GS. TS. Lê Văn Tố, ThS. Nguyễn Duy Đức, CN. Nguyễn Ngữ, KS. Nguyễn Vũ Hồng Hà, PGS. TS. Vũ Mạnh Hải, TS. Đỗ Đình Ca, KS. Nguyễn Quốc Hùng, TS. Phạm Minh Cương, ThS. Bùi Quang Đãng, ThS. Nguyễn Văn Dũng, KS. Nguyễn Đình Hùng, TS. Nguyễn Minh Châu,
TS. Lê Thị Thu Hồng, ThS. Phạm Ngọc Liễu, ThS. Huỳnh Trí Đức, ThS. Lâm Thị Mỹ Nương, KS. Nguyễn Hữu Thành, KS. Phạm Văn Vui, ThS. Bùí Thị Mỹ Hồng, KS. Lê Thị Khoẻ, KS. Huỳnh Văn Tân, NCS. Huỳnh Văn Thành, ThS. Võ Hữu Thoại, ThS. Võ Thế Truyền


Hiệu đính:


GS.TSKH. Trần Thế Tục


Quý bạn đọc có thể đọc lại ebook "Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả theo ISO: Cây xoài" của cùng nhóm tác giả tại link sau:


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ THEO ISO: CÂY XOÀI, GS. TSKH. TRẦN THẾ TỤC ET AL., TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU XUẤT BẢN SÁCH VÀ TẠP CHÍ (RPC), DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CHÈ VÀ CÂY ĂN QUẢ, NXB LAO ĐỘNG VÀ XàHỘI



[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ THEO ISO: CÂY CÓ MÚI, GS. TSKH. TRẦN THẾ TỤC ET AL., TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU XUẤT BẢN SÁCH VÀ TẠP CHÍ (RPC), DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CHÈ VÀ CÂY ĂN QUẢ, NXB LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 | PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây có múi, kỹ thuật chăm sóc cây có múi, phòng trừ dịch hại cây có múi, kỹ thuật phòng trừ dịch hại cây có múi, kỹ thuật canh tác cây có múi

[EBOOK] NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA ĐIỀU, CHÈ VÀ CÀ PHÊ VIỆT NAM, GS. TSKH. LÊ DOÃN DIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Trong mười lăm năm qua, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhờ sự cởi trói những chính sách ràng buộc, nền nông nghiệp Việt Nam đã phát huy được những tiềm năng sẵn có, tạo điều kiện ổn định và phát triển tương đối toàn diện. Từ chỗ nhiều loại sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chỉ đủ tiêu dùng trong nước đến nay đã xuất khẩu được với số lượng lớn. Nhìn chung tỷ trọng hàng hóa nông lâm thuỷ sản đã chiếm khoảng trên 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, góp phần rất lớn vào việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, đồng thời góp phần vào tỷ trọng tăng trưởng xuất khẩu cho đất nước.


Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, sau lúa gạo, các cây công nghiệp như điều, cà phê, chè đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Ví dụ kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cà phê đạt khoảng trên 500 triệu USD, của hạt điều khoảng 150-200 triệu USD và chè là 100 triệu USD. Chúng ta có thể đưa trường hợp cây điều, loại cây mới được phát triển ở nước ta khoảng 20 năm để làm ví dụ minh họa cho vấn đề này.


Qua 2 thập niên phát triển, đến nay cây điều Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp mạnh, ngành chế biến và xuất khẩu nhân điều Việt Nam đã có vị trí đáng kể trên thị trường quốc tế. Cây điều được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là một cây công nghiệp quan trọng đứng vị trí thứ tư sau lúa gạo, cà phê, cao su về diện tích, sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu.


Tại Hội nghị quốc tế về cây điều được tổ chức ở Brazil, có nhiều quốc gia trồng, chế biến và tiêu thụ nhân điều tham dự đã tổng kết và nhận định: Cây điều Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới sau Ấn Độ và Brazil về diện tích, sản lượng và công nghiệp chế biến. Sản lượng nhân điều xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ. Hội nghị đã hết sức ngạc nhiên về tốc độ phát triển quá nhanh của ngành điều Việt Nam. sản phẩm nhân điều xuất khẩu cũng được đánh giá rất cao về chất lượng, đồng thời Hội nghị cũng nhận định ngành điều Việt Nam trong những thập niên tới còn phát triển hơn nữa và sau năm 2000 có thể đứng thứ hai thế giới, vượt cả Brazil.


Đối với cây cà phê và cây chè, chúng ta cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Đây là một thành công rất đáng khích lệ đối với nền nông nghiệp nước ta nói chung và đối với các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao nói riêng.


Tuy nhiên phải thấy rằng, kết quả xuất khẩu của 3 loại cây công nghiệp quan trọng này vẫn chưa xứng với tiềm năng của đất nước ta và các mặt hàng xuất khẩu của điều, cà phê, chè Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau:

Chất lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu còn thấp, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Cơ cấu mặt hàng lại tương tự như nhiều nước trong khu vực cho nên cũng bị cạnh tranh quyết liệt.


Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn ở dạng thô, tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến để xuất khẩu còn thấp, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khối ASEAN đã đạt trên 50%, do đó hiệu quả không cao, thu nhập của người xuất khẩu và người sản xuất hàng hóa xuất khẩu còn thấp.


Cơ cấu mặt hàng chậm thay đổi, chưa được đa dạng hóa, thị trường xuất khẩu chưa vững chắc và còn "hẹp".


Việc tổ chức khai thác nguồn nguyên liệu, việc thâm nhập vào các thị trường và việc mở rộng thị trường một cách có hiệu quả cũng như việc tìm các đối tác mới trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng cà phê, chè, điều còn nhiều lúng túng.


Đặc biệt công tác nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng của các mặt hàng cà phê, chè, điều để đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới còn chưa được chú ý đúng mức.


Tất cả những tồn tại này cần phải được khắc phục trong thời gian tới bằng việc xây dựng một chiến lược xuất khẩu mang tính hệ thống, khoa học, đồng bộ và toàn diện từ các công nghệ sản xuất trước thu hoạch (giống tốt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh v.v...), bảo quản, chế biến sau thu hoạch đến các dịch vụ thông tin, công tác dự báo, xúc tiến thị trường cũng như việc xây dựng các cơ chế chính sách, công tác quản lý. Nói một cách khác, việc quản lý toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất, bảo quản, chế biến, vận chuyển, lưu thông, phân phối, thương mại, tiêu dùng các sản phẩm cà phê, chè, điều phải thực hiện theo phương châm từ cái cày đến cái đĩa (de la charrue à l'assiette) hoặc từ trang trại đến bàn ăn (from the farm to the dinning table)... Thực hiện được điều này sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp nhằm phát huy tot nhất nội lực, đảm bảo cho công tác xuất khẩu các sản phẩm chè, cà phê, điều đạt hiệu quả cao nhất, góp phần đắc lực vào thành công chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.


Nhằm góp phần khiêm tốn của mình trong việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm cà phê, chè, điều phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, chúng tôi đã mạnh dạn soạn thảo cuốn sách mang tiêu đề: "Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu của điều, chè và cà phê Việt Nam".


Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với các nhà khoa học, các cán bộ của Trung tâm Tư vấn Đầu tư Nghiên cứu Phát triển nông thôn Việt Nam (INCEDA) và Thạc sĩ Nguyễn Thị Quý đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình soạn thảo cuốn sách này.


Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Vãn Hưng, chuyên viên Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều tài liệu và những thông tin hữu ích có liên quan.


Xin cảm ơn kỹ sư Lê Thị Bích Nga đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn sách này.


Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của độc giả. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.


[EBOOK] NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA ĐIỀU, CHÈ VÀ CÀ PHÊ VIỆT NAM, GS. TSKH. LÊ DOÃN DIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu của điều, chè và cà phê Việt Nam, Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu điều, Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu chè, Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu cà phê

[EBOOK] GIÁO TRÌNH HOA CÂY CẢNH, THS. ĐỖ ĐÌNH THỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ



1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỀ HOA, CÂY CẢNH

1.1. Khái niệm

Cây hoa cây cảnh còn gọi là cây trang trí. Đó là những cây có hoa đẹp hoặc thân, lá, cành, củ quả, hấp dẫn hoặc có một dáng vẻ mang ý nghĩa tinh thân, tình cảm, thẩm mỹ nào đó được trồng lấy hoa c ắt hoặc trang trí cả cây để làm đẹp hoặc cải thiện mỹ quan cảnh trí một không gian giới hạn nào đó như một khu nhà ở, vườn sân, nội thất.

1.2. Phân loại hoa, cây cảnh

1.2.1 Một số cách phân loại hoa cây cảnh phổ biến

* Phân loại theo kiểu, cỡ cây

- Cây lớn và cây nhỡ: Bách tán, tùng, vạn tuế, mai, đ ào,...

- Cây bụi: Mẫu đơn, trà, trúc, quất, ngâu, nguyệt quế, đinh lăng cảnh,...

- Cây thân thảo: Cúc, thược dược, lay ơn, huyết dụ, cẩm tú cầu, cẩm chướng...

- Cây ký sinh: phong lan,...

- Cây leo: Thiên lý, vạn niên thanh, tigôn, đăng tiêu, bìm bìm, bướm bạc...

* Phân loại theo cách trưng bày và mục đích sử dụng

- Cây cắt hoa trưng bày

- Cây trưng bày cả cây: Cây để hoa tự nhiên, cây thế, cây Bonsai

- Cây c ảnh kết hợp lấy bóng mát hoặc các tác dụng khác

* Phân loại theo môi trường sống

- Cây sống trong môi trường đất cạn

- Cây sống trong môi trường nước: Sen, súng,...

* Phân loại theo thời gian thu hoa

- Hoa thời vụ (hoa ngắn ngày)

- Hoa quanh năm, hoa lâu năm

1.2.2. Phân loại theo phân loài thực vật

* Căn cứ vào các nhóm cây làm cảnh trong hệ thực vật làm cảnh (Trần Hợp - Cây cảnh hoa Việt Nam - 2003)

- Nhóm cây leo, cây hàng rào

- Nhóm cây làm cảnh bằng thân

- Nhóm cây làm cảnh bằng lá

- Nhóm cây làm cảnh bằng hoa

- Nhóm cây làm cảnh bằng quả

- Nhóm cây làm cảnh ở nước

* Phân loại theo phân loại thực vật áp dụng cho từng cây

Cách phân loại này sẽ giới thiệu trong từng cây hoa và cây cảnh cụ thể

1.2.3. Một số loài hoa, cây cảnh phổ biến ở Việt Nam

- Họ lão mai (Ochnaceae): Phổ biến ở miền Nam như cây mai vàng (Ochna intergerrima).

- Họ hoa hồng (Rosaceae): Phổ biến như cây hoa hồng (Rosa sp.)

- Họ cam quýt (Rutaceae), hay họ phụ cam quýt (Aurantoideae): Phổ biến như: cam, quýt, quất.

- Họ hoa cúc Asteraceae (Chrysantaceae): Cây hoa cúc (Chrysanthenum indicum).

- Họ chè (Theaceae): Sơn trà (Camellia Japonica L ). Hải đường.

- Họ phụ mận (Prunoideae) như cây đào (Prunmuspresia).

- Họ long cốt (Cactaceae) như cây thanh long (Hylocereus undulatus).

- Họ trúc đào (Apocynaceae) như cây sứ Thái Lan (Adenium obesum).

- Họ phi lao (Casuarinaceae).

- Họ hoa tím (Violaceae).

- Họ dâu tằm (Moraceae): Si (Ficus benjamina L ), sanh (Ficus retusa), đề (Ficus reliogia), gừa (Lâm vồ, Sộp miền Trung - Ficus microcarpa Blume), duối, ôrô.

- Họ Thầu dầu (Euphobiaceae): cây chè trồng làm hàng rào (Acalypha sianensis), cây liễu đỏ (Excoecaria cochinchinensis), cây sơn liễu (Phillantus Fasciculatus), cây kim mộc (Securinega spirei).

- Họ ho à thảo (Poaceae): Tre, trúc (vàng, đen), trúc Nhật.

- Họ nhài (Oleaceae): Cây nhài (Jasminum), cây mộc (Osmanthus Fragrans). 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH HOA CÂY CẢNH, THS. ĐỖ ĐÌNH THỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình hoa cây cảnh, giáo trình hoa viên cây cảnh, kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, phân loại hoa cây cảnh, giá trị kinh tế của hoa cây cảnh, giá trị tinh thần của hoa cây cảnh

[EBOOK] KỸ THUẬT, CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ THEO ISO: CÂY XOÀI, GS. TSKH. TRẦN THẾ TỤC ET AL., TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU XUẤT BẢN SÁCH VÀ TẠP CHÍ (RPC), DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CHÈ VÀ CÂY ĂN QUẢ, NXB LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI



Việt Nam là một nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều loại cây trái phong phú. Trải dài từ Bắc vào Nam, sự đa dạng về khí hậu, đất đai đã tạo ra tính đa dạng về chủng loại hoa quả cho từng vùng. Trong những giống cây trái đó, có nhiều loại rất được ưa chuộng trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Theo số liệu thống kê của Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn, đến năm 2001 cả nước có trên 425.000ha cây ăn quả với tổng sản lượng ước đạt 3,8 triệu tấn/năm. Trong số đó, sản lượng quả qua chế biến rất thấp (chỉ chiếm khoảng 5 - 7%), số còn lại chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng tươi.


Với tỉ lệ gần 80% dân số là nông dân, các nhà vườn thường phân tán, diện tích trồng nhỏ, chưa được tiếp cận với các phương pháp trồng trọt mới cho năng suất cao. Mặt khác, thời vụ thu hoạch quả thường ngắn, người nông dân lại không đủ điều kiện đầu tư các cơ sở vật chất kỹ thuật bảo quản xử lý sau thu hoạch. Điều này dẫn đến một nghịch lý là khi được mùa thì người nông dân lại bị thua thiệt do bị thương lái ép giá. Mặt khác, chất lượng quả kém và không đồng đều đã ngăn cản quả Việt Nam tham gia vào các thị trường lớn và khó tính. Các thị trường hoa quả nước ngoài thường yêu cầu nhà cung cấp phải cung ứng sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ổn định.


Để giải quyết vấn đề này, trong tương lai, các nhà: nhà nông, nhà thu mua và phân phối, nhà quản lý, nhà khoa học phải cùng nhau xây dựng một hệ thống bảo đảm chất lượng của từng loại quả nhằm đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Song song với việc có giống tốt, kỹ thuật bảo quản sản phẩm sau thu hoạch hợp lý thì việc xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng cũng rất quan trọng. Điều này là cần thiết để sản phẩm quả Việt Nam xâm nhập và đáp ứng được với các thị trường lớn và ổn định. Thiếu sự hiểu biết này, dù mọi khâu có cố gắng đến đâu cũng không thể đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho người sử dụng. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ người nông dân cần phải được tiếp cận với các phương pháp trồng trọt mới phù hợp nhằm đảm bảo sản phẩm của các nhà vườn có năng suất, chất lượng ổn định và mang lại thu nhập cao.


Nhằm duy trì và phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nước ta, chúng tôi cho ra mắt bà con nông dân bộ tài liệu “Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả phù hợp với hệ thống đảm bảo chất lượng ISO ” nằm trong bộ sách “cẩm nang khuyến nông". Bộ tài liệu “Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả phù hợp với hệ thống đảm bảo chất lượng ISO " bao gồm 10 quyển: cây có múi, cây dứa, cây vải, cây nhãn, cây xoài, cây chôm chôm, cây măng cụt, cây sầu riêng, cây vú sữa, và một số cây ăn quả khác (cây thanh long, nho,...). Phần lớn nội dung bộ tài liệu này thuộc dự án Phát triển chè và cây ăn quả thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ. Chúng tôi chân thành cám ơn ông Đào Văn Kháng, giám đốc dự án Phát triển chè và cây ăn quả trong công văn số 371DANN/DACQ-CV ký ngày 26 tháng 4 năm 2004 đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng một số nội dung các cuốn sổ tay kỹ thuật về chè và cây ăn quả của dự án để đưa vào bộ tài liệu này.


Bộ sách này xuất bản nhằm giúp nhà nông:


- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, góp phần đẩy nhanh chương trình xoá đói giảm nghèo.


- Giảm chi phí không đáng có cho người sản xuất.


- Giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm.


- Làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.


- Tạo tiền đề cho công tác áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vực và trên thế giới.


Trên từng cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc từng loài cây cụ thể, chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề:


- Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong nước và trên thế giới của loài cây đó.


- Giống và sản xuất giống phù hợp với tiêu chuẩn.


- Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản phù hợp hệ thống đảm bảo chất lượng.


- ISO và ứng dụng trong trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản sản phẩm.


Các phụ lục kèm theo.


Trong công tác biên tập, dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không thể loại trừ hết các thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp từ độc giả xa gần để bộ tài liệu được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.


Trung tâm nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí (RPC)


CÁC TÁC GIẢ:
GS. TS. Lê Văn Tố, ThS. Nguyễn Duy Đức, CN. Nguyễn Ngữ, KS. Nguyễn Vũ Hồng Hà, PGS. TS. Vũ Mạnh Hải, TS. Đỗ Đình Ca, KS. Nguyễn Quốc Hùng, TS. Phạm Minh Cương, ThS. Bùi Quang Đãng, ThS. Nguyễn Văn Dũng, KS. Nguyễn Đình Hùng, TS. Nguyễn Minh Châu,
TS. Lê Thị Thu Hồng, ThS. Phạm Ngọc Liễu, ThS. Huỳnh Trí Đức, ThS. Lâm Thị Mỹ Nương, KS. Nguyễn Hữu Thành, KS. Phạm Văn Vui, ThS. Bùí Thị Mỹ Hồng, KS. Lê Thị Khoẻ, KS. Huỳnh Văn Tân, NCS. Huỳnh Văn Thành, ThS. Võ Hữu Thoại, ThS. Võ Thế Truyền


Hiệu đính:


GS.TSKH. Trần Thế Tục

Quý bạn đọc có thể đọc lại ebook "Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả theo ISO: Cây có múi" của cùng nhóm tác giả tại link sau:



[EBOOK] KỸ THUẬT, CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ THEO ISO: CÂY XOÀI, GS. TSKH. TRẦN THẾ TỤC ET AL., TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU XUẤT BẢN SÁCH VÀ TẠP CHÍ (RPC), DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CHÈ VÀ CÂY ĂN QUẢ, NXB LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 | PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng xoài, kỹ thuật chăm sóc xoài, phòng trừ dịch hại xoài, kỹ thuật phòng trừ dịch hại xoài, kỹ thuật canh tác xoài 

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRÊN ĐẤT DỐC - KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO (TẬP I): CÂY CHÈ, CÂY NGÂN HẠNH, CÂY TRE LẤY MĂNG, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

 Đất nước ta chạy dài theo dãy Trường Sơn, nghiêng dần ra biển theo hướng từ Tây sang Đông. Địa hình đất đai tạo nên một thế dốc dần với những dòng chảy kéo trôi phân bón và độ màu mở của đất mỗi khi có mưa to. Điều này phần nào hạn chế sự phát triển của nghề làm vườn đang cố gắng thoả mãn thị trường tiêu thụ nông sản phẩm trong và ngoài nước với yêu cầu ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng.

Nâng cao khả năng canh tác, quy hoạch và bố trí giống cây trồng hợp lý, phù hợp với tinh thần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phù hợp với tiềm năng đất đai khí hậu của từng địa phương củng như tiềm năng của từng khu vực sẳn có là mục tiêu chung của Nhà nước ta. Xuất phát từ thực tế đó, Trung tâm Nghiên cứu, Xuất bản Sách (thuộc Viện Tư vấn Phát triển KT - XH Nông thôn và Miền núi - CIS-DOMA) giới thiệu bộ sách "Kỹ thuật trồng cây trên đất dốc" nhằm cung cấp cho bà con nông dân và cán bộ khuyến nông nắm rõ hơn kỹ thuật canh tác trên địa hình đất dốc của từng loại cây, giúp bà con thu được những vụ mùa bội thu. Bộ sách gồm cộ các tập:

Kỹ thuật trồng căy ăn quả, tập I

Kỹ thuật trồng.câỵ ăn quả, tập II

Kỹ thuật trồng cây đặc sản .

Kỹ thuật trồng cây có dầu

Trong thời gian biên tập và biên soạn có thể không tránh khỏi những thiếu sót, Vì thế, chúng tôi mong nhận được những ý kiến phản hồi tích cực từ đọc giả xa gần để bộ sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản tiếp theo. Mọi ý kiến đóng góp của bà con và bạn đọc gần xa, xin gửi về cho chủng tôi theo địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Xuất bản sách, 105/66 Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội. Chúng tội xin chân thành cám ơn!

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRÊN ĐẤT DỐC - KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO (TẬP I): CÂY CHÈ, CÂY NGÂN HẠNH, CÂY TRE LẤY MĂNG, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây trên đất dốc, kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng cây ăn trái, kỹ thuật trồng cây chè, kỹ thuật trồng cây ngân hạnh, kỹ thuật trồng tre lấy măng