Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo ngày cho truy vấn SINH LÝ THỰC VẬT. Sắp xếp theo mức độ liên quan Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo ngày cho truy vấn SINH LÝ THỰC VẬT. Sắp xếp theo mức độ liên quan Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] CÔN TRÙNG HỌC (TẬP I - CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG SINH LÝ, SINH HỌC, SINH THÁI HỌC), NGUYỄN ANH DIỆP (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Côn trùng học là môn học ra đời từ trước những năm 1900, hiện đã trở thành chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học ở hầu hết các trường đại học của các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, môn Côn trùng học được chính thức giảng dạy ở một số trường đại học từ những năm 1960, hiện nay đã trở thành chuyên ngành đào tạo đại học, cao học và tiến sĩ.

Giáo trình Côn trùng học hiện đang được dùng làm giáo trình chính để giảng dạy đại học và sau đại học cho chuyên ngành Côn trùng học ở khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số trường, viện, các cơ sở đào tạo khác có liên quan. Giáo trình này còn được dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ nghiên cứu có liên quan. Trong giáo trình này, tập thể tác giả đã cố giảng hệ thống hóa và tổng quát hóa những kiến thức cơ bản về côn trùng học đã tích lũy được cho tới nay, với hy vọng giúp cho bạn đọc tiếp thu được dễ dàng và có khả năng vận dụng có hiệu quả trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất và đời sống.

Nội dung giáo trình Côn trùng học được biên soạn theo mục đích, yêu cầu và nội dung của các chương trình đào tạo đại học, cao học và tiến sĩ về côn trùng học, đã được Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Giáo trình Côn trùng học được biên soạn và phê duyệt gồm hai tập:

Tập I: Cấu trúc, chức năng sinh lý, sinh học và sinh thái học côn trùng;

Tập II: Phân loại côn trùng.

Tập I của giáo trình Côn trùng học gồm 5 phần: Mở đầu, Hình thái ngoài, Giải phẫu và chức năng sinh lý, Sinh sản và phát triển, Sinh thái học; và được chia thành 23 chương.

Nội dung của giáo trình chú trọng tính cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Phương pháp trình bày nhằm phát huy tính năng động, khả năng tư học, tự tìm tòi của người học về thế giới côn trùng đa dạng và phong phú, về vốn kiến thức khoa học đồ sộ đã được tích lũy của ngành Côn trùng học. Chúng tôi đặc biệt chú ý minh họa những tổng quan bằng các ví dụ cụ thể của nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng học, cố gắng cập nhật kiến thức liên quan đến các nội dung của côn trùng học với những kết quả nghiên cứu mới nhất trên thế giới và trong nước. Kinh nghiệm cho thấy, với phương pháp trình bày giáo trình như vậy đã giúp cho sinh viên cũng như cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu có liên quan dễ dàng tiếp thu các nội dung của giáo trình và có khả năng phát huy sáng kiến trong công tác.

Trong quá trình biên soạn giáo trình này, tập thể tác giả được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ thuộc Bộ môn Động vật học Không xương sống, Lãnh đạo khoa Sinh học, Lãnh đạo phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Trong giáo trình chắc chắn còn những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc.

[EBOOK] CÔN TRÙNG HỌC (TẬP I - CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG SINH LÝ, SINH HỌC, SINH THÁI HỌC), NGUYỄN ANH DIỆP (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, côn trùng học, giáo trình côn trùng học, Hình thái ngoài côn trùng, Giải phẫu và chức năng sinh lý côn trùng, Sinh sản và phát triển côn trùng, Sinh thái học côn trùng

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC SẦU RIÊNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học; suy giảm về số lượng và chất lượng nông sản do bão, lũ lụt, khô hạn, xâm nhập mặn,... làm tăng thêm nguy cơ tuyệt chủng của thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Biến đổi khí hậu sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất an ninh lương thực.

Trong những năm qua, Ngành Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được các thành tựu to lớn trong sản xuất nông sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, kỹ thuật tưới tiêu,. đã được nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn sản xuất, góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra trong những năm gần đây. Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là CSA) - là một trong những giải pháp để giảm nhẹ sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một tài liệu tổng hợp hướng dẫn thực hành CSA nào đối với từng cây trồng, bao gồm áp dụng tổng hợp các quy trình kỹ thuật canh tác như ICM, IPM, một phải năm giảm, ba giảm ba tăng, tưới khô ướt xen kẽ, tưới tiết kiệm.

Từ năm 2014 - 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP). Mục tiêu là nâng cao tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp có tưới, trong đó Hợp phần 3 của Dự án đã hỗ trợ các tỉnh vùng Dự án thiết kế và thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu gồm: Áp dụng các gói kỹ thuật về sản xuất giống cây trồng, gói kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, đánh giá nhu cầu và áp dụng các phương pháp tưới tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng; sử dụng nước tiết kiệm và tăng hiệu ích sử dụng nước; tăng thu nhập cho nông dân; giảm tính dễ tổn thương với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; tổ chức và liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân.

Cục Trồng trọt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ phối hợp với Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi và các tỉnh tham gia Dự án triển khai các nội dung liên quan đến nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA). Trên cơ sở tổng kết các kết quả, tài liệu liên quan, Cục Trồng trọt xin giới thiệu Bộ tài liệu “Sổ tay Hướng dẫn gói kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu cho một số cây trồng chủ lực như lúa, màu, rau, cây ăn quả có múi (cam, bưởi), chè, hồ tiêu, điều, cà phê, nhãn, vải, xoài, chuối, thanh long và sầu riêng”. Bộ tài liệu này được xây dựng trên cơ sở thu thập, phân tích, tổng hợp, chuẩn hóa các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật tưới, tiêu nước, để hoàn thiện Quy trình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng nhằm phổ biến đến các tổ chức, cá nhân và các địa phương tham khảo áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

Đây là một trong những tài liệu đầu tiên được chuẩn hóa về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, đơn vị chủ trì xin được lắng nghe các góp ý của quý vị để tiếp tục hoàn thiện.

Cục Trồng Trọt và Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng cảm ơn Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ Dự án VIAIP, tập thể đội dự án, tập thể biên soạn và các chuyên gia đã đồng hành trong việc xuất bản Bộ tài liệu này.

CỤC TRỒNG TRỌT

TS. Nguyễn Như Cường

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC SẦU RIÊNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng sầu riêng, kỹ thuật canh tác sầu riêng, trồng sầu riêng thích ứng biến đổi khí hậu, biện pháp tưới tiêu sầu riêng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT (TẬP 1 PHẦN LÝ THUYẾT), TS. KHƯƠNG THỊ THU HƯƠNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Môn Sinh lý thực vật cung cấp kiến thức cơ sở cho nhiều ngành đào tạo liên quan đến thực vật như Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Lâm học, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nông nghiệp công nghệ cao, Bảo vệ thực vật...

Nhằm đa dạng nguồn tài liệu học tập cho sinh viên, cũng như cập nhật thành tựu mới của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu sinh lý thực vật, được sự hỗ trợ của Trường Đại học Lâm nghiệp, TS. Khương Thị Thu Hương cùng tập thể tác giả biên soạn cuốn Giáo trình Sinh lý thực vật, tập I. Phần lý thuyết.

Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, trong đó TS. Khương Thị Thu Hương (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) làm chủ biên và biên soạn chính toàn bộ cuốn sách, với sự tham gia của TS. Trần Khánh Vân (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) trong chương 5 và TS. Lê Thị Vân Anh (Trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội) trong chương 6.

Cuốn sách được biên soạn theo hướng tiếp cận các chức năng sinh lý dựa trên đặc điểm cấu tạo giải phẫu - hình thái, làm rõ bản chất của các quá trình sinh lý trong cây và các liên hệ ứng dụng trong thực tiễn. Đặc biệt ở chương 3 mô tả khá chi tiết cấu trúc của bộ máy quang hợp, phần mà các giáo trình trước đây còn chưa đề cập đến.

Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã kế thừa các kiến thức kinh điển trong các nguồn tài liệu có độ tin cậy cao, đồng thời cập nhật các kết quả nghiên cứu mới trong các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn GS.TS. Vũ Văn Vụ (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), PGS. TS. Nguyễn Văn Mã (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã góp ý chỉnh sửa bản thảo cuốn sách.

Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên chắc cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả rất mong nhận được sự chia sẻ và ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được chỉnh sửa, hoàn thiện trong lần tái bản.

Trân trọng cảm ơn!


[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT (TẬP 1 PHẦN LÝ THUYẾT), TS. KHƯƠNG THỊ THU HƯƠNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, lý thuật sinh lý thực vật, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, PGS. TS. HOÀNG THỊ KIM HỒNG (CHỦ BIÊN) VÀ THS. TRẦN VŨ NGỌC THI, NXB ĐẠI HỌC HUẾ


Giáo trình “Sinh lý thực vật” được biên soạn theo chương trình đào tạo tín chỉ dùng làm giáo trình chính để giảng dạy cho sinh viên ngành Sinh học, Kỹ thuật sinh học và Công nghệ sinh học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu về lĩnh vực Sinh lý thực vật.

Giáo trình này cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành liên quan đến các quá trình sinh lý ở thực vật. Nội dung chính của phần lý thuyết sẽ trình bày và hướng dẫn các kiến thức liên quan đến các lĩnh vực sinh lý thực vật nhằm giúp học viên hiểu một cách sâu sắc hơn về bản chất, cơ chế, vai trò của các hoạt động sống và các quá trình sinh lý, hóa sinh xảy ra trong cơ thể thực vật.

Phần lý thuyết sẽ trình bày các kiến thức cơ bản liên quan đến các nội dung của 6 chương sau đây:

Chương I. Sinh lý tế bào thực vật

Chương II. Trao đối nước ở thực vật

Chương III. Quang hợp ở thực vật

Chương IV. Hô hấp thực vật

Chương V. Dinh dưỡng khoáng và trao đối nitrogen ở thực vật

Chương VI. Sinh trưởng và phát triển của thực vật

Phần thực hành sẽ cung cấp các bài thực hành liên quan trực tiếp đến các kiến thức cơ bản về lý thuyết của môn học Sinh lý thực vật. Nội dung của các bài thực hành này nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao hơn nữa các kiến thức cơ bản về các quá trình sinh lý xảy ra trong tế bào và cơ thể thực vật, giúp cho người học nắm vững và hiểu rõ bản chất của môn học Sinh lý thực vật, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với các thao tác và phương pháp thí nghiệm.

Hiện nay, đã có nhiều tài liệu hướng dẫn giảng dạy lý thuyết và thực hành môn Sinh lý thực vật do nhiều tác giả có kinh nghiệm trong và ngoài nước biên soạn để phục vụ cho nhiều đối tượng, với các điều kiện khác nhau. Đây thực sự là những tài liệu vô cùng quí giá để chúng tôi tham khảo trong quá trình biên soạn và giảng dạy môn học này. Chúng tôi chân thành cám ơn các tác giả trên.

Do nhu cầu đổi mới trong đào tạo, chương trình đào tạo mới đã được chuyển đối từ hệ thống đào tạo theo niên chế sang hệ thống đào tạo tín chỉ, vì thế chúng tôi biên soạn giáo trình này trên cơ sở có đổi mới, chỉnh sửa và thiết kế lại cho phù hợp với khung chương trình và thời gian giảng dạy đã quy định.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng trình bày các phần của giáo trình một cách hoàn chỉnh nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.

Huế, 2021

Nhóm tác giả


[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, PGS. TS. HOÀNG THỊ KIM HỒNG (CHỦ BIÊN) VÀ THS. TRẦN VŨ NGỌC THI, NXB ĐẠI HỌC HUẾ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, Sinh lý tế bào thực vật, Trao đối nước ở thực vật, Quang hợp ở thực vật, Hô hấp thực vật, Dinh dưỡng khoáng và trao đối nitrogen ở thực vật, Sinh trưởng và phát triển của thực vật

[EBOOK] ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG, TRẦN VĂN NHỊ, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Ánh sáng mặt trời là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của sự sống trên Trái Đất. Nguồn năng lượng này được các sinh vật quang dưỡng thu nhận và chuyển hóa thành các dạng năng lượng thích hợp cần thiết cho mọi cơ thể sống.

Ngoài ra ánh sáng còn là yếu tố điều hòa sinh trưởng cung cấp thông tin về môi trường xung quanh nhưng còn có thể gây tổn thương, thậm chí tử vong cho cơ thể sống.

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, giàu ánh sáng mặt trời. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của yếu tố này đến các đối tượng sống cần phải được chú trọng.

Quyển sách này cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về tác động của ánh sáng đến sinh vật. Sách có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu sinh học thực nghiệm cho học viên sau đại học các ngành Sinh học. Sinh Viên đại học chuyên ngành Lý Sinh và các bạn quan tâm.


[EBOOK] ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG, TRẦN VĂN NHỊ, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, ánh sáng và cơ thể sống, quang tự dưỡng, quang hợp, quang dưỡng, năng lượng mặt trời

[EBOOK] NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT, PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Phân loại học nói chung và Hệ thống học nói riêng chiếm vị trí đặc biệt trong các khoa học về Sinh học. Phân loại học không những cho phép xây dựng nên bức tranh về sự đa dạng của thế giới sinh vật mà còn cung cấp thông tin cần thiết để có thể dựng lại quá trình phát sinh và tiến hóa của sự sống. Nghiên cứu phân loại là cơ sở cho nhiều lĩnh vực sinh học khác như: hóa sinh học tiến hóa, miễn dịch học, sinh thái học, di truyền học, tập tính học, lịch sử địa chất. Hơn nữa, nghiên cứu phân loại là tiền đề cho nghiên cứu các sinh vật có ý nghĩa kinh tế và y học.

Ngoài ý nghĩa về mặt khoa học, nghiên cứu điều tra và phân loại động thực vật cho phép thống kê một cách có hệ thống nguồn tài nguyên sinh vật làm cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược khai thác và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên sinh vật của một quốc gia.

Công việc phân loại sinh vật nói chung và động vật nói riêng không những là một trong những kỹ năng cần thiết đối với những người làm công tác điều tra phân loại động vật mà nó còn cần thiết cho cả những người nghiên cứu sinh thái và sinh học thực nghiệm khác về động vật. Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn như trên những người nghiên cứu về sinh học nói chung và động vật học nói riêng cần được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành về phân loại học. Chính vì vậy mà Nguyên tắc phân loại động vật được coi là một trong những môn học bắt buộc trong các Chương trình đào tạo đại học và sau đại học của chuyên ngành Sinh học ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Nhằm cung cấp những kiến thức cập nhật và kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu phân loại động vật và quy trình tiến hành công bố phân loại học theo chuẩn quốc tế, PGS.TS Nguyễn Ngọc Châu, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã biên soạn tài liệu này.

Tài liệu Những nguyên tắc phân loại và Danh pháp động vật không những được sử dụng làm giáo trình cao học ngành Sinh học mà còn giúp cán bộ nghiên cứu và giảng dạy sinh học nói chung và động vật học nói riêng, những người muốn tìm hiểu, khám phá tự nhiên có được những hiểu biết một cách có hệ thống trong việc nghiên cứu và công bố về phân loại học động vật.


[EBOOK] NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT, PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Những nguyên tắc phân loại và Danh pháp động vật, Những nguyên tắc phân loại động vật, Danh pháp động vật, phân loại học, định danh, danh pháp khoa học động vật

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI SINH VẬT TRONG NƯỚC, THỰC PHẨM VÀ MĨ PHẨM, TRẦN LINH THƯỚC, NXB GIÁO DỤC


Ngộ độc thực phẩm trong những năm gần đây được ghi nhận khá thường xuyên, trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm nhưng phần lớn các trường hợp là có nguồn gốc từ vi sinh vật, do sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh hay sự hiện diện của độc tố tiết ra bởi các vi sinh vật này trong nước uống, thực phẩm. Ngày nay, an toàn, nhất là về phương diện vi sinh vật, trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với chất lượng thực phẩm.

Việt Nam là một nước nông nghiệp có tiềm lực lớn về sản xuất nông sản, thủy hải sản, thực phẩm. Ngoài thị trường tiêu thụ nội địa cho gần 80 triệu dân, thực phẩm và thủy sản của nước ta cũng đã xuất khẩu được ra thị trường thế giới. Đặc biệt, thủy, hải sản chế biến của Việt Nam đã có được thị phần quan trọng tại Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản..., là một trong nhũng ngành kinh tế mang lại ngoại tệ quan trọng cho đất nước, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động ở cả nông thôn và thành thị. Do nhận thức ngày càng được nâng cao của người tiêu dùng trong nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và sự tăng cường về quản lý nhà nước, kiểm tra, giảm sát của các cơ quan chức năng, việc phân tích vi sinh vật gây bệnh và thực hiện các biện pháp đảm bảo sản xuất, chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn về vi sinh vật ngày càng được các đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm nội địa quan tâm. Đối với thủy hải sản xuất khẩu, để đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vi sinh của các thị trường thế giới và tăng cường năng lực cạnh tranh, trong những năm gần đây, các đơn vị sản xuất chế biến thủy hải sản xuất khẩu Việt Nam đã rất chú trọng đến việc đầu tư đối mới công nghệ, thực thi các chương trình quản lý đảm bảo chất lượng như HACCP, trong đó việc xây dựng phòng phân tích, kiểm định và đào tạo cán bộ phân tích, kiểm định vi sinh vật ngày càng được quan tâm.

Như vậy, hiện nay đang có một nhu cầu thực tiễn rất lớn về phía nhà sản xuất cũng như về phía người lao động về đào tạo cán bộ phân tích vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm. Nhà sản xuất có phòng thí nghiệm phân tích tốt, có đột ngũ phân tích có tay nghề cao sẽ dễ thuyết phục, tạo được niềm tin ở đối tác để ký kết các hợp đồng sản xuất quan trọng. Cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên được đào tạo, nâng cao kỹ năng về phân tích vi sinh vật sẽ dễ củng cố vai trò và sự cần thiết của mình đối với đơn vị. Thanh niên, học sinh, sinh viên được đào tạo về phân tích vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm sẽ có lợi thế hơn trong tìm việc làm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm, đặc biệt là thủy hải sản xuất khẩu.

Mặt khác, sau thực phẩm, nhu cầu về làm đẹp đã trở thành mối quan tâm rất quan trọng của xã hội khi đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện. Thị trường và chủng loại mỹ phẩm được sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam ngày càng được mở rộng. Mặc dù không được đưa vào đường tiêu hóa, nhưng sự tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên của mỹ phẩm lên da, mặt, mắt, cơ thể... là điều kiện rất tốt cho sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh, gây hại trên người sử dụng. Sự hiện diện của vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh trong mỹ phẩm tạo ra mối nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, rất đáng được quan tâm. Trên thực tế, ngày nay, các hãng mỹ phẩm lớn, có uy tín rất coi trọng việc kiểm soát vi sinh vật trong mỹ phẩm. Do vậy, tuy quy mô không được tương xứng như ở lĩnh vực thực phẩm, nhưng cũng đang có một nhu cầu thực tiễn khá lớn về đào tạo cán bộ phân tích vi sinh vật trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm.

Quyển sách "Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm" được biên soạn nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tiễn nêu trên Sách cung cấp các kiến thức cô đọng về các vi sinh vật gây bệnh, các chỉ tiêu vi sinh vật thường được kiểm soát trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm, các yêu cầu cơ bản trong việc thành lập và vận hành một phòng kiểm nghiệm vi sinh vật. Phần quan trọng nhất được dành cho các nội dung về phương pháp thu, bảo quản và chuẩn bị mẫu, các kỹ thuật cơ bản trong phân tích, kiểm nghiệm vi sinh vật, quy trình phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật thường được yêu cầu trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. Để tham khảo và tạo điều kiện tiếp cận các kỹ thuật và phương pháp mới. ngoài các phương pháp, quy trình chuẩn, sách cũng giới thiệu các phương pháp mới như các phương pháp thử nhanh, phương pháp miễn dịch, phương pháp lai phân tử, phương pháp PCR- được gọi chung là các phương pháp không truyền thống, đang ngày càng được sử dụng rộng rãi và có khả năng được công nhận là phương pháp chuẩn trong tương lai.

Đây là tài liệu được biên soạn trên cơ sở các tài liệu thực tập về vi sinh vật học đại cương, phân tích vi sinh vật trong thực phẩm được giảng dạy trong thời gian qua tại Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, cùng các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước khác. Sách có thể được sử dụng một phần hay toàn bộ làm giáo trình về phân tích, kiểm nghiệm vi sinh vật thực phẩm trong các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Sách cũng thích hợp cho kỹ thuật viên các phòng phân tích, sinh viên, học viên sau đại học đã được trang bị kiến thức về vi sinh học đại cương để thực hiện các thí nghiệm, phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật trong nước, thực phẩm hay mỹ phẩm.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Nhà Xuất bản Giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bản quyển sách này. Tác giả cũng cảm ơn các anh chị học viên cao học đã có nhiều đóng góp trong quá trình chuẩn bị bản thảo.

Lần xuất bản đầu tiên của quyển sách chắc chắn không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong được các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn.


[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI SINH VẬT TRONG NƯỚC, THỰC PHẨM VÀ MĨ PHẨM, TRẦN LINH THƯỚC, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong thực phẩm, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong mỹ phẩm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN SỐ LƯỢNG, BÙI CHÍ BỬU VÀ NGUYỄN THỊ LANG, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


Sự phát triển của khoa học di truyền bắt đầu từ những khám phá lại công trình của Mendel vào những năm 1900. Tuy nhiên lúc bấy giờ cũng có những nghiên cứu di truyền khác hoạt động rất tích cực: những nghiên cứu nầy đã góp phần vào sự phát triển ngành di truyền học. Đầu tiên là Francis Galton, ông cho xuất bản một công trình khái quát về phương pháp những phát hiện về "Tính di truyền tự nhiên" vào năm 1889. Sau đó Karl Pearson và các học trò của ông đã tiếp tục công trình nầy. Nhờ công trình của họ, ngành toán thống kê được áp dụng vào trong sinh học, điều nầy được xem như là một sự kiện vĩ đại đánh dấu một bước phát triển vô cùng có ý nghĩa về sự trưởng thành của ngành sinh học số lượng (di truyền số lượng).

Sự thành công không trọn vẹn của công trình nầy trong vài trường hợp đã thừa nhận mục tiêu mà sự quan hệ giữa bố mẹ và con cái về tính di truyền khá rõ ràng. Chính Mendel tự thấy sự thất bại của mình do các thí nghiệm không xác định được số lượng mô hình khác nhau của những con lai, hoặc không sắp xếp được những mô hình theo các thế hệ phân ly của nó, hoặc khẳng định một cách chắc chắn các quan hệ có tính thống kê. Trong khi công trình của Galton có thể được xem như khắc phục được những vấn đề thuộc về thống kê, bản chất của những vật liệu mà ông chọn lựa giúp ông thành công trong việc xác định số lượng mô hình con lai, và các thế hệ phân ly của nó. Việc áp dụng của ông về các số liệu trên con người của một số gia đình và tổ tiên có quan hệ huyết thống cho thấy hết sức khó khăn, nhưng điều phải lựa chọn là những tính trạng đo lường được (tính trạng số lượng) như kích thước của một người cho phép ông xây dựng một quan điểm về các định luật di truyền. Những tính trạng nầy cho thấy có những biến thiên liên tục (continuous gradations) biểu thị trong một quãng khá rộng, ở giữa nó tập hợp một biểu thị chung nhất của gia đình hay quần thể, và tần suất của nó cao nhất so với hai cực biên. Sự phân bố tần suất của các biến số, đôi khi có dạng của phân bố chuẩn (normal), nhưng trong vài trường họp khác nó có dạng phân bố không đối xứng (asymmetrical). Tỷ lệ phân ly Mendel trong tính chất không liên tục về mặt kiến trúc di truyền và sự truyền tín hiệu tùy thuộc vào việc sử dụng những tính trạng di truyền mà cá thể trong con lai thể hiện tính trạng đó thuộc vào nhóm rất hiếm, vì nó không do sự biến thiên liên tục mà ra. Thực vậy Mendel đã phủ nhận loại biến dị như thế trong các vật liệu của ông với lý do: đó chỉ là một ảnh hưởng có tính chất bất thường (distracting influences) trong phân tích.

Sự biến thiên liên tục nầy không thể dự kiến một cách hoàn toàn. Chính Darwin đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các giai đoạn tích lũy rất nhỏ trong quá trình tiến hóa, đặc biệt là đối với con người, có rất nhiều liên tục biến dị đã tồn tại. Do đó, tính chất toán sinh học trong khảo cứu càng ngày càng bức thiết hơn đối với các nhà di truyền, Galton và Pearson đã chứng minh biến dị như vậy là một phần của di truyền học. Ngay cả lúc bấy giờ, họ vẫn chưa thành công trong việc giải thích cách truyền lại tính trạng như thế nào. Cả hai phương pháp của Galton và Mendel đều chưa mang lại một kết quả rõ ràng. Sự hiểu biết về các biến dị liên tục phải chờ một sự phối hợp kết quả của hai phương pháp di truyền học và toán sinh học, cái nầy bổ sung cái kia. Di truyền Mendel cho chúng ta những nguyên tắc phân tích có cơ sở, toán sinh học cho chúng ta cách xử lý biến dị liên tục, cách biểu hiện nó trong mô hình để phân tích có hiệu quả.

Tuy nhiên việc phối hợp hai phương pháp nầy phải kéo dài mãi đến khi công trình của Mendel được mọi người tái phát hiện. Bấy giờ, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn với nhiều ý kiến khác nhau về biến dị liên tục và biến dị không liên tục trong quá trình tiến hóa. Nhiều cuộc bút chiến đã xảy ra giữa đôi bên. Cùng lúc ấy, mọi nổ lực nhằm hòa giải hai quan điểm đều tỏ ra kính trọng đối với cả hai nhóm. Sự bất đồng cơ bản xuất phát từ sự biểu hiện chưa biết về nội dung căn bản của Mendel đối với việc khẳng định ảnh hưởng cả kiểu gen và kiểu hình. Các nhà toán sinh học dường như chỉ quan tâm đến biến dị liên tục của tế bào soma như là điểm đặc sắc của sự biến dị di truyền liên tục. Các nhà thuộc trường phái Mendel xem xét sự biến dị di truyền không liên tục như một tính chất không tương hợp (incompatible) với bất cứ cái gì, ngoại trừ sự biến dị không liên tục của tế bào soma. Thật vậy, de Vries đã lấy sự liên tục của biến dị trong kiểu hình làm chỉ tiêu khẳng định sự không di truyền (non-heritability).

Như vậy có hai giai đoạn xảy ra trước khi kết hợp hai phương pháp di truyền học và toán học xích lại với nhau. Vào năm 1909, Johansen xuất bản quyển Elemente der exakten Erblichkeitslehre. Trong đó ông mô tả các thí nghiệm trên cây đậu và ông đã đề ra lý thuyết chọn dòng thuần. Đặc biệt là ông đã nhận thấy các tính trạng di truyền và không di truyền đều đáp ứng với sự biến dị ở trọng lượng hạt mà ông rất quan tâm. Sự tương quan giữa kiểu gen và kiểu hình trở nên rõ ràng hơn. Ảnh hưởng của sự không liên tục của kiểu gen có thể ít hơn và sự biến dị không liên tục của kiểu hình do ảnh hưởng ngoại cảnh xảy ra nhiều hơn.

Cũng trong năm 1909, Nilsson - Ehle đã thực hiện một công trình khác. Các yếu tố di truyền có những hoạt động rất giống nhau trong thí nghiệm đối với lúa mì và kiều mạch. Thí dụ có ba yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi màu hạt đỏ trở thành trắng và ngược lại. Một trong ba yếu tố khi phân ly đơn độc đều cho tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng ở F2. Hai trong ba yếu tố, khi phân ly sẽ cho tỉ lệ 15 đỏ : 1 trắng, và khi cả ba phối hợp với nhau, sự phân ly sẽ có ti lệ 63 đỏ : 1 trắng. Cây có hạt đỏ trong thể F2 có thể cho biết cấu trúc di truyền khác nhau, bằng cách trông thế hệ F3. Một vài cây hạt đỏ cho tỷ lệ 3 đỏ : 1 trắng, số khác cho tỷ lệ 15 đỏ : 1 trắng, và 63 đỏ : 1 trắng, còn lại chỉ có hạt đỏ hoàn toàn. Như vậy không có sự khác biệt dự đoán về màu sắc giữa những cây có hạt màu đỏ đối với yếu tố khác nhau. Chắc chắn có vài khác biệt nào đó trong tính trạng màu đỏ, nhưng nó xuất hiện với nhiều yếu tố hơn là yếu tố được biết. Mức độ thứ nhất giữa tính trạng màu đỏ xảy ra đồng thời với ba kiếu gen Aabbcc, aaBbcc và aabbCc. Mức độ thứ hai là 6 kiểu gen AAbbcc, aaBBcc, aabbCC, AaBbcc, AabbCc, và aaBbCc. Cứ như thế tiếp tục. Các yếu tố khác nhau có thể có những hoạt động giống nhau và những hoạt động ấy tích lũy lại thành số lượng.

Các yếu tố giống nhau của hoạt động cá thể nhỏ hơn có thể là biến dị số lượng liên tục trong khi phân ly. Mỗi yếu tố này vẫn được di truyền theo luật Mendel và sự thay đổi của nó sẽ không liên tục (discontinuous) hoặc sẽ thay đổi chất lượng (qualitative). Với hàng loạt các yếu tố như vậy, và có sự hoạt động tích luỹ như nhau, sẽ có các lượng đổi (dosages) khác nhau trong đó cái trung bình là cái phổ biến nhất. Qua phân số biểu hiện kiểu hình đối với số lượng yếu tố (factor dosage), biến dị trở nên có tính trạng số lượng (quantitative), theo đường biểu diễn tần suất của Galton và nó trở nên liên tục (continuous). Sự liên tục sẽ hoàn toàn do ảnh hưởng của các đặc tính không di truyền, những đặc tính nầy sẽ tạo ra các mức độ về kiểu hình (phenotype range) của sự trùng lắp những kiểu gen khác nhau.

Muời năm sau đó, giả thuyết đa yếu tố này được áp dụng trong sinh vật do East và cộng tác viên của ông. Họ cho rằng di truyền của một số tính trạng có biến số liên tục trong thuốc lá và bắp có thể được tính toán (East 1915, Emerson và East 1913). Còn Fisher thực hiện sự tổng hợp của toán sinh học và di truyền. Ông chứng minh rằng: kết quả của toán sinh học, phần nào đó có quan hệ khi xem xét mối liên hệ bà con họ hàng của loài người, là quan điểm rất mới mẽ (Fisher 1918). Từ số liệu của các nhà toán sinh học ông có thể chứng minh tính chất trội (dominance) của đa yếu tố.

Tóm lại:

Di truyền số lượng có thể được hiểu: tính trạng di truyền của những khác biệt giữa các cá thể với nhau ở mức độ số lượng hơn là chất lượng. Theo Darwin, đây là sự khác biệt giữa các cá thể trong chọn lọc tự nhiên đã xảy ra và tích tụ dần trong quá trình tiến hóa. Sự khác biệt về chất lượng, phân chia những cá thể bằng những dạng hình khác nhau, bởi mức độ ít hoặc không có kiểu liên kết do các dạng trung gian. Tỉ lệ Mendel chỉ được xem xét khi có sự khác biệt một gen ở một locus đơn độc.

Sự khác biệt về số lượng tùy thuộc vào số gen mà ảnh hưởng của nó trong mối quan hệ với biến dị gây nên từ các lý do khác. Sự khác biệt về số lượng bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt gen ở nhiều loại, đặc biệt ảnh hưởng của môi trường có tác động mạnh mẽ. Do đó các gen riêng biệt không thể được xác định bằng sự phân ly của nó, phương pháp phân tích của Mendel không áp dụng được trong trường họp nầy.

Việc triển khai di truyền Mendel vào di truyền số lượng có thể thực hiện được qua hai bước:

- Đưa các khái niệm mới có quan hệ đến độ phong phú di truyền của quần thể.

- Đưa các khái niệm về các tính trạng di truyền đo đếm được (the inheritance of measurements).

Trong thí nghiệm di truyền số lượng, có ba định luật:

1. Nghiên cứu về quần thể: cho phép xác định mức độ phong phú của các gen phối hợp ra sự biến đổi số lượng.

2. Lai phân tích: cho phép chúng ta thử nghiệm giá trị của lý thuyết.

3. Một vài kết quả về quy trình chọn giống: nhiều cái không thể dự đoán bằng lý thuyết, mà phải bằng kết quả của sự chọn lọc trong thí nghiệm.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN SỐ LƯỢNG, BÙI CHÍ BỬU VÀ NGUYỄN THỊ LANG, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình di truyền số lượng, sinh học di truyền, di truyền số lượng, di truyền quần thể, lai phân tích, chọn giống cây trồng

[EBOOK] PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CHUYỂN GEN Ở VIỆT NAM, LÊ TRẦN BÌNH, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ


Các kỹ thuật tạo giống truyền thống như lai tạo và chọn lọc nhân tạo đã được con người sử dụng hàng ngàn năm qua để tạo ra các cây trồng có đặc tính nông học thích hợp và riêng biệt. Tuy nhiên, những kỹ thuật này đòi hỏi nhiều thời gian và có thể phải trải qua nhiều thế hệ mới có được những tính trạng mong muốn và loại bỏ những tính trạng không mong muốn. Công nghệ sinh học (CNSH) sử dụng kỹ thuật di truyền để biến đổi cây trồng bằng cách đưa trực tiếp những gen có giá trị vào bộ gen của cây nhận (kể cả gen của các loài vốn không có quan hệ họ hàng) và nhanh chóng tạo ra cây trồng biến đổi gen (GMC) mang những đặc tính mong muốn. Hiện nay, CNSH hiện đại và các cây trồng biến đổi gen đang được ứng dụng rộng rãi và đã có những đóng góp đáng kể. Theo thông báo tóm tắt của tổ chức Tổ chức Dịch vụ Quốc tế ứng dụng Công nghệ sinh học vào Nông nghiệp (International Service for the Acquisition of the AgriBiotech Applications, ISAAA) chỉ mới trong thời gian chưa đầy 10 năm, bắt đầu từ 1995 với 0,5 triệu ha cây trồng chuyển gen đầu tiên được gieo trồng, đến năm 2003 đã có đến trên 67 triệu ha và cuối năm 2005 có tới gàn 100 triệu ha cây chuyển gen được trồng trên qui mô toàn cầu. Riêng trong giai đoạn 1986 -1997, trên toàn cầu có tới 25000 thử nghiệm trên đồng ruộng đối với các cây trồng biến đổi di truyền. Trong đó, gần 3/4 các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Mỹ, tiếp đến là Canada, châu Âu, châu Mỹ la tinh và châu Á. Các thử nghiệm này tập trung vào 10 loại tính trạng trên đối tượng là 60 loại cây trồng. Đến nay phần lớn các quốc gia ở Đông Nam Á cũng đang nhập cuộc.


Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu tạo sinh vật GM đang được tiếp cận, đầu tư và triển khai nghiên cứu. Nhiều gen quý có giá trị ứng dụng như năng suất, chất lượng, chống chịu được phân lập và nghiên cứu nhằm chuyển vào cây trồng. Những vấn đề như: thiết kế vector, hoàn thiện hệ thống tái sinh cây khởi đầu cho nghiên cứu chuyển gen cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhóm tác giả. Một số công trình nghiên cứu chuyển gen chọn lọc và sàng lọc như gen kháng kanamycine, hygromycine, gen mã hóa p-glucuronidase (GƯS) vào thuốc lá, lúa cũng được tiến hành nhằm mục đích hoàn thiện các quy trình chuyển gen làm cơ sở cho các bước chuyển gen có giá trị vào các đối tượng cây trồng này v...v... Các phương pháp chuyển gen khác nhau như dùng súng bắn gen, chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens đã được áp dụng thành công trên một loạt các đối tượng cây trồng quan trọng như: lúa, khoai lang, cà chua, thuốc lá v...v...


Cụ thể là trong Chương trình CNSH giai đoạn 1996 - 2000, Viện Công nghệ sinh học đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước có nội dung về chuyển gen ở cây trồng trong đó gen Xa21 kháng bạc lá ở lúa và gen cry đã được chuyển thành công vào giống lúa C71. Trong khuôn khổ chương trình Nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học giai đoạn 2001 - 2005 Viện CNSH lại tiếp tục chủ trì và thực hiện đề tài KC.04.13 với nội dung "Nghiên cứu áp dụng công nghệ gen để tạo cây chuyển gen nâng cao sức chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi". Ngoài ra, trong khuôn khổ các đề án hợp tác trong nước Viện Công nghệ sinh học đã tiến hành thực hiện với Viện Nghiên cứu và Phát triển cây Bông nội dung chuyển gen kháng sâu vào cây bông vải, với Viện Di truyền Nông nghiệp về phân lập và chuyển gen kháng bọ hà vào cây khoai lang. Cũng trong khuôn khổ hợp tác khoa học với nước ngoài Viện Công nghệ sinh học cùng Trường Đại học Tự do Brussel, Bỉ; Trường Đại học Tổng hợp Valencia, Tây Ban Nha và Viện CIRAD Monpellier, Pháp nghiên cứu chuyển gen chịu hạn vào cây lúa, với Viện Max Plank về Sinh lý thực vật phân tử Golm, Đức chuyển gen chất lượng vào lúa; hợp tác với các quốc gia ASEAN là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippin về chuyển gen kháng virus đốm vòng vào cây đu đủ v...v...


Nhằm giới thiệu những kết quả ban đầu của quá trình nghiên cứu về lĩnh vực nêu trên, cuốn sách này được biên soạn như một tài liệu chuyên khảo dành cho cán bộ nghiên cứu, sinh viên và giảng viên, cán bộ quản lý và những người quan tâm đến lĩnh vực phát triển cây trồng chuyển gen ở Việt Nam.


[EBOOK] PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CHUYỂN GEN Ở VIỆT NAM, LÊ TRẦN BÌNH, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây trồng biến đổi gen, phát triển cây trồng biến đổi gen, phát triển cây trồng chuyển gen, cây trồng GMC, công nghệ sinh học, công nghệ gen thực vật

[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN, HOÀNG ĐỨC ĐẠT, NXB NÔNG NGHIỆP


Hiện nay, người ta đã biết có hơn 4000 loài cua. Chúng phân bố ở biển, trong nước ngọt và trên cạn. Các loài cua sống ở biển có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao, đặc biệt là giá trị xuất khẩu. Do vậy, chúng là đối tượng quan trọng của nghề khai thác hải sản và cường độ khai thác ngày một tăng. Theo số liệu của FAO (cơ quan nông nghiệp và thực phẩm của Liên Hiệp Quốc), hai thập niên qua sản lượng cua khai thác của thế giới tăng gấp hai lần : 1970-390.000 tấn, 1989-1.146.000 tấn. Trong đó Trung Quốc có 528.000 tấn, Mỹ : 203.000 tấn, Liên Xô (cũ) : 42.000 tấn, Thái Lan : 25.000 tấn, Philippine : 17.000 tấn, Việt Nam : 15.000 tấn. Điều đó làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi nhiều loài cua, thậm chí một số loài có nguy cơ diệt chủng. Do vậy, mấy thập niên gần đây nhiều Quốc gia và tổ chức Quốc tế đã một mặt thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn lợi một cách gắt gao, mặt khác tích cực nghiên cứu phát triển nghề nuôi cua nhân tạo và đã đạt được những kết quả khả quan.


Hiện nay trên thế giới có nhiều hình thức nuôi cua. Nuôi cua theo chu kỳ hở: sản xuất ra cua giống bằng con đường nhân tạo rồi thả chúng ra biển tới khi đạt kích thước thương phẩm thì khai thác có quản lý. Đây là hình thức nuôi tiến bộ có hiệu quả kinh tế cao. Nhật Bản, Mỹ, Chilê,... đã nuôi theo hình thức này. Hình thức nuôi cua theo chu kỳ kín đang được một số nước nghiên cứu thực nghiệm, một số kết quá đã được công bố. Một số nước Châu Á: Đài Loan, Philippin, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam... nuôi loài cua biển (Scylla serrata) theo hình thức nuôi đơn (trong ao, trong lồng), nuôi ghép với cá [cá măng biển (Chanos chanos)] với rong câu (Gracilaria).


Nước ta có nguồn lợi cua biển phong phú. Những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng nên cùng với việc khai thác, nghề nuôi cua biển (chủ yếu là loài cua biển Scylla serrata) đã phát triển ở nhiều địa phương: nuôi cua thịt từ cua con (loại cua con có trọng lượng từ 30-100g/ con); nuôi cua ốp (có trọng lượng từ 200g/ con trở lên) thành cua thịt và cua gạch; nuôi cua lột (con cua từ 30-80g / con) đã đem lại những kết quả bước đầu. Công việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo và sản xuất cua giống đang được xúc tiến thực nghiệm ở nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học.


Tài liệu Kỹ thuật nuôi cua biển (Scylla serraia, Forskal) này được biên soạn dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi từ năm 1990 đến nay, cùng với việc khảo sát tình hình nuôi cua biển ở các vùng khác nhau trong nước thời gian qua. Tài liệu giới thiệu tổng quát các đặc điểm sinh học của loài cua biển (Scylla serrata), sự sinh sản, phát triển cá thể và kỹ thuật sản xuất cua giống. Tài liệu tập trung giới thiệu kỹ thuật và các hình thức nuôi cua: Nuôi cua tổng hợp (nuôi ghép); nuôi chuyên (nuôi đơn), nuôi cua ốp (nuôi béo), nuôi cua lột, các hình thức nuôi : quảng canh trong ao đầm lớn, thâm canh trong ao nhỏ, trong đăng chắn, lồng, bè v.v... Phần cuối của tài liệu đề cập đến phòng bệnh trong nuôi cua. Cua biển là một đối tượng nuôi mới, nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ, tài liệu này chắc chắn không thể tránh khỏi các khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến phê bình góp ý kiến của các độc giả.


Nhân dịp này chúng tôi xin chân thành cảm ơn Sở khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, ủy ban nhân dân Huyện Cần Giờ, Công ty phát triển thủy sản Cần Giờ (COFIDEC), Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư Cần Giờ, Công ty hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật (Bộ giáo dục - Đào tạo) và các đồng nghiệp Phân viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện giúp đỡ, hợp tác trong quá trình nghiên cứu.


[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN, HOÀNG ĐỨC ĐẠT, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật nuôi cua biển, nuôi cua biển,  đặc điểm sinh học của loài cua biển (Scylla serrata), sự sinh sản, phát triển cá thể và kỹ thuật sản xuất cua giống, kỹ thuật nuôi cua tổng hợp (nuôi ghép); kỹ thuật nuôi chuyên (nuôi đơn), kỹ thuật nuôi cua ốp (nuôi béo), kỹ thuật nuôi cua lột, nuôi cua quảng canh trong ao đầm lớn, nuôi cua thâm canh trong ao nhỏ, nuôi cua trong đăng chắn, lồng, bè;  kỹ thuật phòng bệnh trong nuôi cua

[EBOOK] GIÁO TRÌNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG - CÔNG NGHỆ THÚ Y, NGUYỄN THỊ MỸ LINH (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Để nâng cao nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, việc biên soạn giáo trình cho các môn học là một yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã ban hành và những kinh nghiệm đã rút ra từ thực tế đào tạo, Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ thống và cập nhập những kiến thức thực tiên phù với đối tượng ngành nghề đào tạo.


Giáo trình Vi sinh đại cương là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất về vi sinh vật có liên quan đến ngành nghề chăn nuôi và thú y. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản cho làm cơ sở để sinh viên tiếp thu kiến thức các môn học chuyên ngành như Vi sinh thú y, Chẩn đoán, Bệnh truyền nhiêm.


Trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các đọc giả để xuất bản lần sau được hoàn thiện tốt hơn.


Nội dung giáo trình gồm 7 chương:


Chương 1. Đại cương về vi sinh vật học.


Chương 2. Hình thái, cấu tạo các nhóm vi sinh vật.


Chương 3. Sinh lý học của vi sinh vật.


Chương 4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.


Chương 5. Virus học.


Chương 6. Di truyền học của vi khuẩn


Chương 7. Sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những tác giả (phần tài liệu tham khảo) đã có những công trình nghiên cứu, biên soạn những giáo trình, sách, bài báo và tài liệu quý giá về lĩnh vi sinh vật học.


Cảm ơn Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Trường CĐCĐ Đồng Tháp cùng khoa Nông Nghiệp Thủy Sản, Bộ môn CNTY đã hướng dẫn, giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG - CÔNG NGHỆ THÚ Y, NGUYỄN THỊ MỸ LINH (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình vi sinh đại cương, giáo trình công nghệ thú y, Đại cương về vi sinh vật học, Hình thái, cấu tạo các nhóm vi sinh vật, Sinh lý học của vi sinh vật, Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, Virus học, Di truyền học của vi khuẩn, Sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên


[EBOOK] PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TỔNG HỢP (IPM), GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Tổng hợp bảo vệ cây phương hướng hiện đại của công tác phòng trừ sân bệnh tổng hợp bảo vệ cây trồng. Phương hướng này vừa đảm bảo ngăn ngừa được tác hại của sâu bệnh, vừa góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe người lao động nông nghiệp và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.


Hướng bảo vệ thực vật này là kết quả những thành công, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các hoạt động phòng trừ sâu bệnh của tất cả các nước trên thế giới trong thế kỷ XX đặc biệt là từ những năm sau đại chiến thế giới lần thứ 2, khi các loại hóa chất BVTV được sử dụng rộng rãi và ồ ạt trong nông nghiệp.

Hướng BVTV này dựa chủ yếu vào việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật phát sinh, phát triển gây hại của sâu bệnh, các quy luật tương lai giữa các loài sinh vật, giữa các thành tố cấu tạo hệ sinh thái nông, lâm nghiệp, các quy luật tác động và thể hiện hiệu quả của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Các quy luật này là các quy luật khách quan, vốn tồn tại trong các hệ sinh thái - nhân văn. Khoa học công nghệ phát triển đạt đến trình độ cao vào những năm cuối của thế kỷ XX, cho phép các nhà khoa học nắm được một số lớn các quy luật khách quan tồn tại và tác động trong các hệ sinh thái nông, lâm nghiệp. Mặt khác những tác động tiêu cực của phương pháp hóa học BVTV đã gây nên nhiều hậu quả tai hại đã thúc đẩy các nhà khoa học đi đến hướng bảo vệ thực vật mới: Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM).


Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) được bắt đầu hình thành từ những năm 70 của thế kỷ XX. Đó là sự kế tục của những thành công trong BVTV và được nâng lên trên cơ sở tổng hợp toàn diện, đồng bộ. Sau hơn 30 năm phát triển, cho đến nay phương hướng này đã được hoàn thiện, nâng cao, trở thành phổ biến và phổ cập trong đội ngũ cán bộ làm công tác BVTV và trong nhân dân.


Đến nay, Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) không còn xa lạ đối với nông dân nước ta. Nông dân Vĩnh Phúc đã có câu: "IPM-tên lạ đã thành quen". Để đạt được tình hình này là do nhiều nổ lực, cố gắng đầy sáng tạo và quyết tâm của đội ngũ cán bộ BVTV nước ta.


Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề hiểu biết, nhận thức và vận dụng PTSBTH vào thực tế sản xuất. Còn có những nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào kết quả của PTSBTH. Có người cho rằng PTSBTH chỉ là niềm mơ ước, là công cụ tuyên truyền mà không thể thực hiện được trong thực tế sản xuất.


Cuốn sách: “Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp” được viết dưới dạng phổ thông nhằm cung cấp những hiểu biết, những luận cứ giúp người đọc nắm được những nội dung cơ bản của hướng BVTV hiện đại cùng với những kiến thức cần thiết, những việc cần làm để ứng dụng PTSBTH vào thực tiễn. Sách được viết thành 5 phần, với số trang hạn chế của một cuốn sách phổ thông, không có điều kiện để trình bày đầy đủ và trọn vẹn những vấn đề khoa học và thực tiễn có liên quan đến PTSBTH, sách chỉ dừng lại ở việc trình bày những vấn đề cơ bản nhất, thiết thực nhất.


PTSBTH là một hướng mới của BVTV, vì vậy có nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách đầy đủ và trọn vẹn. Còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau là chuyện bình thường. Trong cuốn sách tập trung nêu những thành công đã đạt được trong PTSBTH mà không đi sâu vào những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau, không trình bày nhiều về những vấn đề đã được nói khá đầy đủ trong cuốn sách khác.


PTSBTH là vấn đề mới, tác giả mong nhận được những góp ý của các nhà khoa học, của bạn đọc xa gần. Mọi góp ý đều rất quý và được trân trọng. Xin được gửi đến bạn đọc lời cám ơn chân thành.


[EBOOK] PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TỔNG HỢP (IPM), GS. TS. ĐƯỜNG HỔNG DẬT, NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, IPM, Integrated Pests Management, quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý sâu dịch hại tổng hợp

[EBOOK] QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI GIÀ XUẤT KHẨU, KS. VÕ THÀNH THUẬN, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây chuối có tầm quan trọng trên thế giới, cũng là trái cây được buôn bán nhiều nhất; người ta đánh giá chuối có giá trị thực phẩm cao vì lượng calori cao; nhiều vitamine, nhất là vitamine A, B1, c ...; dễ tiêu hóa nhất là đối với trẻ em và người già.


Trước đây cây chuối già được trồng rải rác trong các hộ gia đình, ít được chăm sóc, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên không cần có sự đầu tư về chất lượng và mẫu mã trái phù hợp cho xuất khẩu. Những năm gần đây, trái chuối già của Việt Nam đã được tiêu thụ trên nhiều quốc gia, mở ra một triển vọng mới cho các nhà vườn. Trong tương lai nó mang lại lợi ích thiết thực và tăng nguồn thu nhập cho nông dân, góp phần ổn định về mặt kinh tế cho nông thôn.


Để đáp ứng cho yêu cầu thâm canh, tăng sản lượng của chuối già, tài liệu nhỏ này giúp cho người làm vườn nắm được các đặc tính sinh thái, sinh lý, kỹ thuật trồng và bảo vệ thực vật; từng bước giúp nông dân có cơ sở nâng cao kỹ thuật để đạt được tối đa về sản lượng và yêu cầu cho xuất khẩu.


[EBOOK] QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI GIÀ XUẤT KHẨU, KS. VÕ THÀNH THUẬN, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây chuối già, kỹ thuật trồng chuối già xuất khẩu, đặc tính sinh thái cây chuối già, sinh lý cây chuối già, kỹ thuật trồng cây chuối già, phòng trừ sâu bệnh hại cây chuối già

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG BÔNG VẢI, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, NXB NÔNG NGHIỆP

Ngày nay, khi nền công nghiệp tơ, sợi nhân tạo trên thế giới thống lĩnh các sản phẩm may mặc của con người, thì ở các nước phát triển xu thế dùng vải mặc từ sợi bông tự nhiên ngày càng tăng cao bởi tính ưu việt của nó mà các sợi tổng hợp khác không có được. Loài người văn minh đang trở về với sản phẩm may mặc truyền thống.


Nước ta có lợi thế về khí hậu, đất đai, về bố trí cơ cấu cây trồng và lao động... để phát triển bông. Diện tích trồng bông vải tập trung của nước ta có khoảng 35 ngàn hecta với sản lượng 13 ngàn tấn bông xơ, đáp ứng khoảng 15% theo yêu cầu của ngành dệt cả nước.


So với các cây trồng khác, cây bông vải có thị trường tiêu thụ trong nước rất lớn, ổn định và ngày càng cao cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm tới.


Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển bông công nghiệp toàn quốc đến năm 2010” với mục tiêu cả nước trồng khoảng 230 ngàn hecta bông, đạt sản lượng 180 ngàn tấn bông xơ, đáp ứng đủ nhu cầu cho ngành dệt may cả nước. Như vậy đến năm 2010 diện tích trồng bông vải tăng 6,5 lần và sản lượng tăng 14 lần so với hiện nay.


Qua nhiều năm tham gia nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất cây bông vải, chúng tôi biên soạn và giới thiệu cuốn “Kỹ thuật trồng bông vải” với mục đích cung cấp cho cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cơ sở và nông dân những kiến thức cơ bản, kỹ thuật mới để trồng bông vải đạt hiệu quả kinh tế cao.


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu để cuốn sách hoàn thiện hơn.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG BÔNG VẢI, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật trồng bông vải, sinh lý thực vật cây bông vải, kỹ thuật chăm sóc cây bông vải, phòng trừ sâu bệnh hại cây bông vải

[EBOOK] TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM (UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM), LEONID V. AVERYANOV VÀ ANNA L. AVERYANOVA, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI




Chúng tôi đã nhận được các nguồn tài trợ sau để tiến hành những nghiên cứu ngoài thực địa cũng như trong Phòng thí nghiệm từ đó dẫn đến các kết quả trình bày trong tài liệu này, và chúng tôi xin chân thành cảm ơn:


Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (các tài trợ số 5094-93. 5803-96 và 6383-98 cho đề tài "Hệ thực vật Tây Nguyên" của GS. TSKH. L. Avêrianốp, số 6300-98 cho để tài "Hệ thực vật núi đá vôi Cao Bằng, bác Việt Nam" của TS. Nguyễn Tiếp Hiệp và số 6733-00 cho đề tài "Kiểm kể thực vật tại các vùng chưa được nghiên cứu ở bắc Việt Nam" của TS. D. Harder);


Hội Lan Hoa Kỳ (tài trợ cho các đề tài "Điều tra phát hiện các loài Lan hài đang bị tiêu diệt ở Việt Nam", "Điều tra phát hiện khu hệ Lan sống trên núi đá vôi đang bị tiêu diệt ở một số vùng núi hiểm trở của Bắc Việt Nam" và "Nghiên cứu quần chủng các loài Lan hài đặc hữu của Bắc Việt Nam" của GS. TSKH L. Avêrianốp;


Quỹ khoa học cơ bản Hoa Kỳ (tài trợ số DEB-987023 cho đề tài "Hợp tác nghiên cứu kiểm kê một số taxôn bị đe doạ tiêu diệt ở một số vùng cần bảo tồn của Việt Nam" của TS E. Sterling và TS D. Harder);


Tổ chức động thực vật quốc tế FFI (tài trợ 100% của FFI cho đề tài "Sự phân bố của Paphiopedilum vietnamense và hiện trạng trong hoang dại" và Chương trình FFI Việt Nam cho đề tài "Bảo tồn trên cơ sở cộng đồng hệ sinh thái ở núi Hoàng Liên, Việt Nam");


Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, Việt Nam (tài trợ số 6.110.01 cho đề tài "Điều tra phát hiện các loài Tuế và Thông bị đe doạ tiêu diệt ở Việt Nam" của GS. TS. Phan Kế Lộc và TS. Nguyễn Tiến Hiệp);


Nghiên cứu tính đa dạng sinh vật của Việt Nam và Lào: Chương trình ICBG đặt tại UIC (Tài trợ l-UOl-TWO 1015-01, thông qua quỹ của Các Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ, Quỹ khoa học cơ bản Hoa Kỳ và Dịch vụ nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho GS. TS. D.D. Soejarto);


Ủy ban bảo tồn của Hội Lan Xan Diêgô (tài trợ cho đề tài "Khảo sát các loài Lan hài sống trên núi đá vôi Bắc Việt Nam đang bị tiêu diệt" của GS. TSKH. L. Avêrianốp).


Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu thực vật, lãnh đạo Viện thực vật học Cômarốp thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đã cho phép chúng tôi hoàn thành tài liệu này trong giờ làm việc và lãnh đạo Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã cho phép thu thập mẫu vật nghiên cứu.


Chúng tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Hiệp và GS. TS. Phan Kế Lộc, những người đã đóng vai trò chủ yếu trong việc tổ chức tất cả các đợt nghiên cứu thực địa dẫn đến các kết quả được trình bày ở đây, TS. AlêxAnđrơ Senicốp đã chỉnh lý phần mô tả tiếng la tinh. TS. Jacinto Regalado đã hiệu đính phần tiếng Anh. và GS. TS. Phan Kế Lộc đã hiệu đính bản thảo và dịch sang tiếng Việt Nam.


Tài liệu này đã không có thể công bố được nếu không có sự tài trợ của Chương trình Bảo tồn thực vật Việt Nam, một chương trình hợp tác giữa Vườn thực vật Mítxuri, Hoa Kỳ và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Việt Nam, và của Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, Việt Nam.


[EBOOK] TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM (UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM), LEONID V. AVERYANOV VÀ ANNA L. AVERYANOVA, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM, UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM, phân loại các loài hoa lan ở Việt Nam, hoa lan ở Việt Nam, phân loại lan Việt Nam

[EBOOK] TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG TRỪ THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐIỂN HÌNH CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)


Từ lâu các nhà khoa học ở nhiều nước đã ghi nhận hiện tượng xâm lấn và phát triển mạnh mẽ của các loài sinh vật khi du nhập đến nơi ở mới (IUCN, 2003). Các loài thực vật ngoại lai được du nhập đến nơi ở mới có thể do ngẫu nhiên và cũng có thể do cố ý. Trường hợp du nhập cố ý là do những quan tâm về kinh tế, môi trường và xã hội thúc đẩy. Thí dụ, năm 1947 Thái Lan nhập cây mai dương từ In-đô-nê-sia về để trồng làm cây phân xanh, chống xói mòn đất và đến năm 1982 cây mai dương bắt đầu lan rộng và đến nay xâm lấn hầu hết các tỉnh của Thái Lan (Suasa-ard và nnk, 2004). Bèo tây được đưa về Úc vào thập niên 1890 như là cây thực vật cảnh (NSW, 2012). Bèo tây lần đầu tiên được nhập vào Việt Nam vào năm 1902 qua Nhật Bản để làm cây cảnh, sau đó lan tràn khắp cả nước và trở thành loài thực vật ngoại lai xâm hại (IUCN, 2003). Loài cỏ lào cũng được du nhập đi một số nước như cây cảnh và ngày nay trở thành loài thực vật ngoại lai xâm hại ở nhiều nước trên thế giới (IUCN/SSG/ISSG, 2004).

Cây mai dương xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng giữa thế kỷ XX hoặc sớm hơn, nhưng chỉ từ thập niên 1980 loài cây này mới lây lan nhanh ở một số vùng và có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước (IUCN, 2003). Trong những năm cuối của thập niên 1990, sự xâm lấn của cây mai dương ở lưu vực sông La Ngà, lòng hồ Trị An cũng như ở các vùng đất trống thuộc các Vườn quốc gia Cát Tiên, Tràm Chim là vấn đề báo động. Tại những nơi này cây mai dương đã mọc dày tạo thành những thảm cây rộng lớn, cản trở hoạt động kinh tế, biến các vùng đất canh tác thành các vùng hoang hoá, làm nghèo khu hệ động thực vật bản địa ở các khu bảo tồn thiên nhiên, ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường. Đây là đối tượng cỏ dại môi trường nguy hiểm khó phòng trừ. Nước ta đang gặp khó khăn trong việc đối phó với loài thực vật ngoại lai này.

Những thông tin về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của cây mai dương là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng và đề xuất các giải pháp phòng chống một cách hiệu quả loài sinh vật ngoại lai này. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về sinh học sinh thái của cây mai dương ở nước ta còn quá khiêm tốn.

Để có được một chiến lược phòng chống một cách hiệu quả đối với sự lây lan xâm lấn của cây mai dương rất cần phải có các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, các phương pháp phòng chống cây mai dương đã có ở trên thế giới. Tài liệu này cung cấp các thông tin như vậy về cây mai dương.

[EBOOK] TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG TRỪ THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐIỂN HÌNH CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)


Qúy bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, quản lý cây mai dương, kiểm oast cây mai dương, phòng trừ cây mai ương, thực vật ngoại lai, cây mai dương ngoại lai, Mimosa pigra L.

[EBOOK] CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐỂ PHỤC HỒI SINH THÁI - LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUNG HÒA GIỮA BẢO TỒN VÀ SẢN XUẤT (Agroforestry system for Ecological Restoration)

Thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng môi trường chưa từng có. Trong vài thế kỷ qua, việc sử dụng đất đã làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và làm tổn thương xã hội ngày càng nghiêm trọng ở một số khu vực trên toàn thế giới.


Ở các vùng nông thôn, nạn phá rừng và bóc lột nông nghiệp đã khiến các loài thực vật và động vật bị tuyệt chủng, giảm số lượng và chất lượng của lượng nước hữu dụng, nhiệt độ tăng lên, lượng mưa biến đổi, sản lượng nông nghiệp bị giảm sút, đất bị xói mòn và thậm chí là đất đai rộng lớn bị sa mạc hóa. Sự suy thoái đó đe dọa sự hiện diện của con người, đẩy dân cư nông thôn di cư vào các thành phố' để tìm việc làm và phát sinh một vòng luẩn quẩn về các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường và thậm chí văn hóa, dẫn đến mất bản sắc của người nông dân.


Trong khi đó, nông dân, cán bộ khuyến nông và các nhà khoa học đã phát triển và đưa vào các hình thức sản xuất thực tế nhằm mục đích đẩy lùi các quá trình suy thoái này. Trong nhiều trường hợp, tự nhiên có thể phục hồi các khu vực đã bị biến đổi. Tuy nhiên, con người có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi các khu vực đó, chăm sóc đất và nước, đồng thời giới thiệu và quản lý các loài thực vật và động vật mà khó có thể tự thiết lập quần thể trong hoàn cảnh đó.


Cộng đồng nông thôn, người dân bản địa và cộng đồng truyền thống cũng có thể được hưởng lợi trực tiếp từ thảm thực vật được quản lý tốt, mà không nhất thiết gây ra suy thoái. Những chiến lược như vậy có thể là nền tảng cho việc duy trì các chức năng của hệ sinh thái - được gọi là dịch vụ / lợi ích môi trường - bằng cách điều chỉnh chu kỳ nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát xói mòn và vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng. Các khu vực trải qua quá trình phục hồi cũng có thể tạo ra các lợi ích chính về môi trường xã hội bao gồm bao gồm chủ quyền và an ninh lương thực, dinh dưỡng, tạo thu nhập, chất lượng cuộc sống cao hơn, bảo tồn tài nguyên nước, cân bằng khí hậu và đa dạng sinh học. Khi họ tiến hành phục hồi sinh thái cùng với sinh kế của chính họ, nông dân chuyển từ những kẻ gây ra sự cố thành những người giải quyết vấn đề.


Mặc dù nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của việc liên quan đến con người trong các quá trình phục hồi sinh thái bền vững - tức là bảo tồn - có nhiều sáng kiến để "khôi phục lại các khu vực bị suy thoái", hoặc để "cải tạo thảm thực vật bản địa", bác bỏ nhu cầu và tiềm năng của người dân và cộng đồng sống ở đó. Chi phí cao và thiếu hoàn vốn tài chính cho các dự án khôi phục bảo tồn tiêu chuẩn buộc chúng tôi phải tìm ra các hình thức phục hồi hiệu quả hơn có tính đến những người sống ở đó và ảnh hưởng đến khu vực, để khiến họ tham gia vĩnh viễn trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Các hệ thống nông lâm kết hợp - vườn rừng (AFS) cung cấp một loạt các cơ hội để đưa mọi người vào các quy trình nhằm khôi phục các khu vực bị biến đổi, cũng như bao gồm các cây trong khu vực canh tác nông nghiệp.


Để ấn phẩm này trở nên hữu ích, chúng tôi gợi ý nên phân phát cho nông dân, cho các cán bộ và tổ chức chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông, phát triển nông thôn, tín dụng nông nghiệp, xây dựng năng lực và quản trị môi trường. Chúng tôi cũng khuyến khích các nhà hoạch định chính sách quốc gia và địa phương tranh luận, điều chỉnh và tiếp thu các đề xuất nhằm phát triển và thúc đẩy các hệ thống và thực tiễn có thể dung hòa việc sản xuất thực phẩm với các lợi ích và dịch vụ môi trường thông qua các hệ thống nông lâm kết hợp.


Các định hướng kỹ thuật được trình bày ở đây tập trung chủ yếu vào bối cảnh của nông dân gia đình. Tuy nhiên, các kỹ thuật và phương án khác nhau cũng có thể được áp dụng bởi những người nông dân có quy mô trang trại từ trung bình đến lớn hơn muốn phục hồi khu vực dự trữ theo luật (LRs) của họ và / hoặc các khu vực bị thay đổi khác bên ngoài Khu vực bảo tồn vĩnh viễn (PPA) bằng hệ thố'ng nông lâm kết hợp. Những nguyên tắc, tiêu chí và định hướng này thực sự áp dụng cho bat kỳ nông dân nào muốn dung hòa việc sản xuất và các lợi ích xã hội khác với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Chúng cũng hữu ích cho bất kỳ ai có nghĩa vụ khôi phục lại đất của họ và vẫn muốn có được lợi ích kinh tế và / hoặc xã hội 141. Mặc dù ấn phẩm này tập trung vào các vùng Cerrado và Caatinga của Brazil, những người mong muố'n cũng có thể’ sửa lại các phương án được trình bày cho phù hợp với các quần xã sinh vật khác, miễn là họ chọn loài và sửa đổi một số' thực tiễn quản lý phù hợp với bối cảnh của họ.


Cuốn sách này được chia thành 5 phần. Sau phần giới thiệu và bối cảnh chung, chúng tôi thảo luận về các lợi ích đối với môi trường xã hội và các thách thức đối với vườn rừng dựa trên các phân tích trên giây (Phần 1), cũng như các chiến lượng để’ vượt qua các thách thức này (Phần 2). Phần 3 và 4 tập trung vào các phương pháp và kỹ thuật để’ triển khai các khu vườn rừng theo định hướng phục hồi, bắt đầu bằng cách tiếp cận phân tích môi trường xã hội nhằm tìm hiểu các hạn chế khác nhau cũng như tiềm năng của từng bối cảnh (Phần 3). Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành các bước trong lập kế hoạch tài chính và thiết kế vườn rừng với nhiều phương pháp thực tế để’ thực hiện và quản lý hệ thống (Phần 4). Trong Phần 5, chúng tôi mô tả mười một mô hình cho các hệ thống nông lâm kết hợp có thể’ được áp dụng trong một số bối cảnh phổ biến nhất được tìm thấy trong hai quần xã này, bao gồm các đặc điể’m chính của từng bối cảnh: mục tiêu của nông dân, các giống loài quan trọng và hướng dẫn về thực tiễn quản lý. Sau đó, chúng tôi mô tả 19 chủng loài quan trọng để’ phục hồi các khu vực bị suy thoái, các đặc tính chủ đạo và các đặc điểm chức năng của chúng, cũng như hướng dẫn về cách quản lý chúng, theo sau là Bảng Tổng hợp gồm 130 chủng loài được đề cập trong Sách hướng dẫn này và được xem là phần quan trọng để’ phục hồi bằng vườn rừng trong quần xã sinh vật Cerrado và Caatinga.


Các diễn giải miêu tả chủng loài có chứa cả tên phổ biến và khoa học trong Bảng Tổng hợp các Chủng loài chung, ngoại trừ một loài chỉ được đề cập một lần trong văn bản. Trong những trường hợp như vậy, tên phổ biến và khoa học được cung cấp trong văn bản. Trong suốt cuốn sách, một số phần đóng khung mang đến những lời khuyên và trích dẫn thiết thực của nông dân và những nhà khuyến nông đã tham gia vào các chuyến thăm thực địa và hội thảo, cũng như các ví dụ về kinh nghiệm thành công.


Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ là một công cụ hữu ích để’ vượt qua những thách thức trong việc khôi phục các khu vực bị biến đổi, bao gồm cả những khu vực được pháp luật quy định. Mục tiêu chính của nó là giúp các nhà nghiên cứu, khuyến nông và hộ gia đình nông dân phát triển và thực hiện các giải pháp bao gồm khía cạnh con người trong việc khôi phục và bảo tồn các khu vực được bảo vệ hợp pháp (PPAs và LRs), đồng thời hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách cho phép đưa cây vào khu vực canh tác, tạo ra lợi ích môi trường xã hội cho các trang trại và cho xã hội nói chung.


Mong rằng bạn thấy thú vị khi đọc cuốn sách này và thành công trong vụ thu hoạch vườn rừng của bạn!


[EBOOK] CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐỂ PHỤC HỒI SINH THÁI - LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUNG HÒA GIỮA BẢO TỒN VÀ SẢN XUẤT (Agroforestry system for Ecological Restoration)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vườn rừng, phục hồi sinh thái, Các hệ thống nông lâm kết hợp - vườn rừng, hệ sinh thái, bảo tồn và sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ hệ sinh thái, Agroforestry system for Ecological Restoration

[EBOOK] DINH DƯỠNG, ỨNG DỤNG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP




Nông thôn Việt Nam những năm gần đây đang có những thay đổi, không chỉ là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay mà bước đầu đã hình thành, những vùng chuyên canh lớn rau, quả và cây công nghiệp. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt phát triển mạnh mẽ đã là tiền đề để ngành chăn nuôi và ngành đánh bắt thủy, hải sản phát triển theo. Tuy chua nhiều nhưng chúng ta đã có thịt và thủy hải sản xuất khẩu. Những điều này báo trước việc hình thành và phát triển ngành thực phẩm công nghệ.


Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn, chúng tôi dịch cuốn "DINH DƯỠNG ỨNG DỤNG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM" của tác giả Jesse D. Dagoon do nhà xuất bản REX ấn hành lần đầu năm 1995 (nguyên bản bằng tiếng Anh) nhằm cung cấp cho các bạn trẻ ở nông thôn chút ít khái niệm về việc bảo quản và chế biến nông sản để đón trước xu thế đổi mới này. Sách gồm mười chương với nội dung:


Chương 1. Giới thiệu chung về khoa dinh dưỡng ứng dụng và công nghệ bảo quản thực phẩm. Qua chương nầy, người đọc nắm được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chế biến lương thực và thực phẩm đối với dinh dưỡng và sức khoẻ của con người trong bữa ăn hàng ngày.


Chương 2. Cung cấp những kiến thức cơ bản về độc tính, chức năng các nguồn vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác trong thực phẩm. Đọc xong chương này, người đọc biết được những nguyên nhân dẫn đến mắc một sỗ bệnh do ăn uống không hạp tỷ gây ra như tê phù, kém mắt, nứt da...


Chương 3. Giúp người đọc có những hiểu biết về nguyên tắc và thực tiễn trong bảo quản rau, quả.


Chương 4 và chương 5. Đọc kỹ, bạn đã có thể nắm được các phương pháp dự trữ, bảo quản rau, quả tại nhà.


Với các thiết bị đơn giản, dễ kiếm, có thể làm lấy được, bạn có thể đóng hộp, làm khô, ướp lạnh hoặc nấu mứt quả có sẳn trong vườn nhà như chuối, đu đủ, ổi, cam, dưa chuột, dứa, xoài, hồng xiêm...


Chương 6. Hướng dẫn cách muối các loại dưa, một món ăn quen thuộc của nhân dân ta.


Chương 7 và chương 8. Nói về cách chế biến cà phê, ca cao; đây là những nông sản "mới" nhưng đang phát triển rất mạnh ở trung du và miền núi, nơi đất rộng nhưng còn thưa dân.


Cách sản xuất giấm, một loại gia vị không thể thiếu trong việc đóng hộp rau, quả và cách sản xuất rượu bằng những dụng cụ đơn giản và có thể tận dụng các phế phẩm của việc chế biến rau, quả cũng là một việc phù hợp với kinh tế nông hộ.


Chương 9 và chương 10. Viết về việc bảo quản, chế biến thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trong hai chương này, ngựời đọc nhận được những khuyến cáo về việc bảo quản thịt, cá từ trước khi giết mổ hoặc từ lúc mới đánh bắt được cho đến việc sản xuất đồ ăn nguội và sản phẩm đóng hộp. Bạn đọc có thể tìm thấy ửo đây cách sản xuất phomát, bơ là những chế phẩm cao cấp từ sữa mà vùng trung du và miền núi nước ta có nhiều tiềm năng.


Như vậy, cuốn sách này có thể coi là một giáo trình hướng nghiệp lý thú về chế biến thực phẩm ở quy mô hộ gia đình cho học sinh các trường phổ thông trung học và những ai muốn làm kinh tế nông hộ bằng việc chế biến thực phẩm tại nhà. Sách cũng gợi ý một số hướng để nhà nông tự giải quyết đầu ra cho sản phẩm của mình và làm quen với việc đưa công nghiệp vào nông thôn.

[EBOOK] DINH DƯỠNG, ỨNG DỤNG VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, chế biến nông sản, công nghệ thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, dinh dưỡng, ứng dụng và chế biến thực phẩm