Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI SINH VẬT TRONG NƯỚC, THỰC PHẨM VÀ MĨ PHẨM, TRẦN LINH THƯỚC, NXB GIÁO DỤC


Ngộ độc thực phẩm trong những năm gần đây được ghi nhận khá thường xuyên, trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm nhưng phần lớn các trường hợp là có nguồn gốc từ vi sinh vật, do sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh hay sự hiện diện của độc tố tiết ra bởi các vi sinh vật này trong nước uống, thực phẩm. Ngày nay, an toàn, nhất là về phương diện vi sinh vật, trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với chất lượng thực phẩm.

Việt Nam là một nước nông nghiệp có tiềm lực lớn về sản xuất nông sản, thủy hải sản, thực phẩm. Ngoài thị trường tiêu thụ nội địa cho gần 80 triệu dân, thực phẩm và thủy sản của nước ta cũng đã xuất khẩu được ra thị trường thế giới. Đặc biệt, thủy, hải sản chế biến của Việt Nam đã có được thị phần quan trọng tại Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản..., là một trong nhũng ngành kinh tế mang lại ngoại tệ quan trọng cho đất nước, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động ở cả nông thôn và thành thị. Do nhận thức ngày càng được nâng cao của người tiêu dùng trong nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và sự tăng cường về quản lý nhà nước, kiểm tra, giảm sát của các cơ quan chức năng, việc phân tích vi sinh vật gây bệnh và thực hiện các biện pháp đảm bảo sản xuất, chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn về vi sinh vật ngày càng được các đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm nội địa quan tâm. Đối với thủy hải sản xuất khẩu, để đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vi sinh của các thị trường thế giới và tăng cường năng lực cạnh tranh, trong những năm gần đây, các đơn vị sản xuất chế biến thủy hải sản xuất khẩu Việt Nam đã rất chú trọng đến việc đầu tư đối mới công nghệ, thực thi các chương trình quản lý đảm bảo chất lượng như HACCP, trong đó việc xây dựng phòng phân tích, kiểm định và đào tạo cán bộ phân tích, kiểm định vi sinh vật ngày càng được quan tâm.

Như vậy, hiện nay đang có một nhu cầu thực tiễn rất lớn về phía nhà sản xuất cũng như về phía người lao động về đào tạo cán bộ phân tích vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm. Nhà sản xuất có phòng thí nghiệm phân tích tốt, có đột ngũ phân tích có tay nghề cao sẽ dễ thuyết phục, tạo được niềm tin ở đối tác để ký kết các hợp đồng sản xuất quan trọng. Cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên được đào tạo, nâng cao kỹ năng về phân tích vi sinh vật sẽ dễ củng cố vai trò và sự cần thiết của mình đối với đơn vị. Thanh niên, học sinh, sinh viên được đào tạo về phân tích vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm sẽ có lợi thế hơn trong tìm việc làm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm, đặc biệt là thủy hải sản xuất khẩu.

Mặt khác, sau thực phẩm, nhu cầu về làm đẹp đã trở thành mối quan tâm rất quan trọng của xã hội khi đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện. Thị trường và chủng loại mỹ phẩm được sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam ngày càng được mở rộng. Mặc dù không được đưa vào đường tiêu hóa, nhưng sự tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên của mỹ phẩm lên da, mặt, mắt, cơ thể... là điều kiện rất tốt cho sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh, gây hại trên người sử dụng. Sự hiện diện của vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh trong mỹ phẩm tạo ra mối nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, rất đáng được quan tâm. Trên thực tế, ngày nay, các hãng mỹ phẩm lớn, có uy tín rất coi trọng việc kiểm soát vi sinh vật trong mỹ phẩm. Do vậy, tuy quy mô không được tương xứng như ở lĩnh vực thực phẩm, nhưng cũng đang có một nhu cầu thực tiễn khá lớn về đào tạo cán bộ phân tích vi sinh vật trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm.

Quyển sách "Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm" được biên soạn nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tiễn nêu trên Sách cung cấp các kiến thức cô đọng về các vi sinh vật gây bệnh, các chỉ tiêu vi sinh vật thường được kiểm soát trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm, các yêu cầu cơ bản trong việc thành lập và vận hành một phòng kiểm nghiệm vi sinh vật. Phần quan trọng nhất được dành cho các nội dung về phương pháp thu, bảo quản và chuẩn bị mẫu, các kỹ thuật cơ bản trong phân tích, kiểm nghiệm vi sinh vật, quy trình phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật thường được yêu cầu trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. Để tham khảo và tạo điều kiện tiếp cận các kỹ thuật và phương pháp mới. ngoài các phương pháp, quy trình chuẩn, sách cũng giới thiệu các phương pháp mới như các phương pháp thử nhanh, phương pháp miễn dịch, phương pháp lai phân tử, phương pháp PCR- được gọi chung là các phương pháp không truyền thống, đang ngày càng được sử dụng rộng rãi và có khả năng được công nhận là phương pháp chuẩn trong tương lai.

Đây là tài liệu được biên soạn trên cơ sở các tài liệu thực tập về vi sinh vật học đại cương, phân tích vi sinh vật trong thực phẩm được giảng dạy trong thời gian qua tại Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, cùng các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước khác. Sách có thể được sử dụng một phần hay toàn bộ làm giáo trình về phân tích, kiểm nghiệm vi sinh vật thực phẩm trong các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Sách cũng thích hợp cho kỹ thuật viên các phòng phân tích, sinh viên, học viên sau đại học đã được trang bị kiến thức về vi sinh học đại cương để thực hiện các thí nghiệm, phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật trong nước, thực phẩm hay mỹ phẩm.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Nhà Xuất bản Giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bản quyển sách này. Tác giả cũng cảm ơn các anh chị học viên cao học đã có nhiều đóng góp trong quá trình chuẩn bị bản thảo.

Lần xuất bản đầu tiên của quyển sách chắc chắn không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong được các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn.


[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI SINH VẬT TRONG NƯỚC, THỰC PHẨM VÀ MĨ PHẨM, TRẦN LINH THƯỚC, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong thực phẩm, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong mỹ phẩm

[EBOOK] QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á (Từ nghiên cứu đến thực hành), Reinhardt Howeler VÀ Tin Maung Aye, TRUNG TÂM QUỐC TẾ NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI


Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á đã tạo được sự đột phá có ý nghĩa toàn cầu. Sắn Việt Nam hiện được FAO (2013) ca ngợi là điển hình của sắn thế giới khi năm 2000 năng suất sắn Việt Nam đạt 8,35 tấn/ha, gần tương đương với năng suất sắn châu Phi (8,65 tấn/ha) nhưng đến năm 2011 sắn Việt Nam đã đạt năng suất 17,73 tấn/ha, vượt xa năng suất sắn bình quân châu Phi đạt 10,77 tấn/ha và cao hơn hẳn năng suất sắn hình quân châu Mỹ là 12,92 tấn/ ha. Tại Tây Ninh, nhiều hộ nông dân đã tăng năng suất sắn lên 400%, từ 8,35 tấn/ha lên trên 36,0 tấn/ha. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam hiện đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân và hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh. Dầu vậy, sắn Việt Nam cũng bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Thay mặt cho Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tôi vinh dự được viết lời giới thiệu cho cuốn sách “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành” của tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye, chủ biên dịch Hoàng Kim với sự cộng tác của Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai. Cuốn sách này đúng như lời tác giả “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. Mặt khác, cuốn sách cũng là cẩm nang nghề nghiệp cho những người làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất và hoạch định chính sách về cây sắn, là cầu nối để trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm trong quản lý đất và canh tác sắn bền vững ở châu Á.

Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch sắn bội thu.

Trịnh Khắc Quang

Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)


[EBOOK] QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á (Từ nghiên cứu đến thực hành), Reinhardt Howeler VÀ Tin Maung Aye, TRUNG TÂM QUỐC TẾ NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, quản lý bền vững sắn châu á, kỹ thuật trồng sắn, kỹ thuật canh tác sắn châu á, nghề trồng cây sắn

[EBOOK] SÂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ CÂY THUỐC HỌ NHÂN SÂM, PGS.TS. NGUYỄN THƯỢNG DONG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Nhân sâm đã được biết đến hàng trăm năm nay với tác dụng hồi phục sự suy giảm chức năng, đưa mọi hoạt động của cơ thể trở lại bình thường, mà y học cổ truyền gọi là "hồi dương". Nhân sâm còn có các tác dụng đại bổ nguyên khí, phục mạch, cố thoát, sinh tân, an thần, bổ tỳ, ích phế. Sách Bản kinh của Trung Quốc còn ghi nhân sâm chủ bổ ngữ tạng, chỉ kinh quý, trừ tà khí, minh mục, khai tâm, ích trí.

Từ "sâm" được dùng để chỉ cây nhân sâm (panax ginseng c. A. Meyer), một cây thuốc bổ hàng đầu của y học cổ truyền phương Đông. Nó còn được mở rộng để chỉ một số loài cùng chi panax, họ Nhân sâm (Araliaceae) có tác dụng tương tự nhân sâm, như sâm Mỹ, sâm tam thất, sâm Nhật, sâm Việt Nam.

Đến nay đã biết 14 loài và một số dưới loài thuộc chi panax. Vùng phân bố của chi này ở Bắc Bán cầu, từ Hymalaya đến Đông Bắc Trung Quốc, vùng Viễn Đông nước Nga, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam (panax Vietnamensis Ha et Grushv.) ở vùng núi cao Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kontum và Quảng Nam. Ngoài ra ở Việt Nam còn phát hiện thấy các loài sâm vũ diệp (panax bipinnatifidus Seem) mọc hoang ở phía Bắc, tam thất ịpanax pseudo - ginseng Wall.) được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc nhưng không rỏ xuất sứ và tam thất hoang (panax stifuleanatus H. T, Taai et K. M. Feng).

Họ Nhân sâm còn có một số loài thuộc các chi khác như Acanthopanax, Aralia, Schefflera, Polyscias như loài Acanthopanax senticosus, Harms mà ở Nga còn gọi là Eleutherococcus, được bán trên thị trường với tên Seberian ginseng, ở Việt Nam loài đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms và một số loài ngũ gia bì (Schefflera spp.) là những cây thuốc thay thế nhân sâm.

Trong thực tế còn có trên 40 cây thuốc khác mang tên sâm, nhưng không phải là sâm, như sâm Bố Chính, huyền sâm, đảng sâm, thổ cao ly sâm, cát sâm, sa sâm, sâm cau, sâm nam, sâm đất v...v...
Sâm có tác dụng tốt và được nhiều người ưa dùng, cho nên một số loài như nhân sâm đã được trồng hàng nghìn hecta tại Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc. Sâm Mỹ, ngoài mọc hoang tại vùng Đông Bắc, từ miền Nam Quebec đến Minesota và miền Nam từ Oklahoma đến bang Georgia, hiện nay còn được trồng lớn tại Ontario và British Colombia (Candana) và khắp Nhật Bản, vùng ôn đới Trung Quốc, miền Nam Ấn Độ, Nepal và Butan. Các loài sâm này đã mang lại một nguồn thu lớn cho các quốc gia.
Hiện nay, với phát triển của khoa học và công nghệ, sâm Việt Nam đã được chứng minh ngoài tác dụng bổ dưỡng còn có nhiều tác dụng rất đáng ghi nhận khác như: kích thích hoạt động não bộ, nội tiết tố sinh dục, tạo hồng cầu và hemoglobin, kháng khuẩn đặc hiệu với chủng Streptococcus, chống oxy hoá, chống lo âu, chống trầm cảm, bảo vệ gan, giảm cholesterol và lipid máu, hạ glucosa huyết, điều hoà tim mạch, điều hoà miễn dịch và phòng chống ung thư.

Như vậy, sự phát hiện loài sâm đặc hữu Việt Nam này vào lúc 16 giờ ngày 19 tháng 3 năm 1973 tại vùng Ngọc Lây, Đắc Tô, Kontum do dược sỹ Đào Kim Long và Đoàn điều tra dược liệu Ban Dân y, Quân khu 5, đã được ghi nhận như một sự kiện đáng nhớ của chuyên ngành Dược liệu nói riêng và ngành Dược nói chung. Tiếp nhiều năm sau đó là sự lao động miệt mài của rất nhiều cán bộ khoa học tại Trung tâm Sâm và các viện, trường trong và ngoài nước, nghiên cứu về thực vật, kỹ thuật trồng và tái sinh, hoá học và đánh giá tác dụng sinh học của loài sâm quý và đặc hữu của Việt Nam. Chúng tôi cố gắng tập hợp và thống kê một số kết quả nghiên cứu trong hơn 30 năm qua của nhiều thế hệ cán bộ khoa học. Song, không tránh khỏi thiếu sót. Mong bạn đọc góp ý, bổ sung để lần xuất bản sau được đầy đủ, tốt hơn.


[EBOOK] SÂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ CÂY THUỐC HỌ NHÂN SÂM, PGS.TS. NGUYỄN THƯỢNG DONG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sâm Việt Nam, một số cây thuốc họ nhân sâm, cây dược liệu, cây thuốc, cây sâm Việt Nam, nhân sâm Việt Nam

[EBOOK] SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI VÀ NHÂN DÒNG BẤT DỤC, NGUYỄN CÔNG TẠN, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


Phần một

SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI

Sản xuất lúa dựa vào các tổ hợp lai nhằm sử dụng ưu thế lai đời 1 để đạt năng suất cao, từ thế hệ thứ 2 sẽ có phân ly. Do đó hạt lúa lai không làm được giống, phải hàng năm sản xuất hạt giống.

Trong sản xuất hạt giống lúa lai, dùng dòng bất dục làm mẹ, dùng dòng hồi phục làm bố, được trồng xen các hàng theo tỷ lệ quy định, để dòng bất dục nhận được phấn hoa của dòng hồi phục, thụ tinh kết hạt tạo ra hạt lúa lai. Năng suất và chất lượng của hạt lúa lai ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và phát triển sản xuất lúa lai.

Từ năm 1973 dựa vào kết quả của việc áp dụng hệ thống "3 dòng" bằng loại hình thui đực của lúa indica, trong quá trình tổ chức sản xuất hạt lúa lai, Trung Quốc đã nghiên cứu và tích lũy được nhiều kinh nghiệm rất phong phú, năng suất của hạt giống lai đã được nâng cao nhiều. Vào năm 1973, khi bắt đầu sản xuất hạt lúa lai, năng suất chỉ đạt 90 kg/ha, đến 1982, diện tích sản xuất hạt lúa lai đã lên tới 150.000 ha, năng suất đạt 8,93 tạ/ha, đến năm 1983, diện tích sản xuất hạt lúa lai 120.000 ha, năng suất đã vượt 15 tạ/ha. Hồ Nam là một trong những tỉnh đạt năng suất hạt giống cao nhất cả nước, năm 1981 trên 7,5 tạ/ha, năm 1983 trên 15 tạ/ha, đến năm 1985 diện tích sản xuất hạt giống toàn tỉnh 16.400 ha, năng suất đạt 20,7 tạ/ha (btèu 9-1). Có 3 địa khu, thị trấn và 32 huyện năng suất trên 22,5 tạ/ha, có 3 huyện năng suất trên 30 tạ/ha, có thửa năng suất cao đã đạt 54,2 tạ/ha.


[EBOOK] SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI VÀ NHÂN DÒNG BẤT DỤC, NGUYỄN CÔNG TẠN, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, sản xuất hại giống lúa lai, kỹ thuật sản xuất giống lúa lai, kỹ thuật nhân dòng bất dục giống lúa lai

[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG LÚA CẠN (A Farmer’s Primer on Growing Upland Rice), M. A. Arraudeau và B. S. Vergara, NXB NÔNG NGHIỆP

"Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa cạn" (A Farmer's Primer on Growing Upland Rice) của M. A. Arraudeau và B. S. Vergara là cuốn sách trong bộ sách:

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa cạn

Do Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) xuất bản và phát hành đã được phổ biến rộng khắp trên thế giới với gần 40 thứ tiếng nhằm góp phần thực hiện Chiến lược lương thực toàn cầu của Viện.

Cuốn sách đề cập đến tất cả các khâu, các bước trong lĩnh vục trồng lúa cạn dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn phong phú, được diễn đạt rất dễ hiểu như một cuốn sách hướng dẫn tay nghề. Sách thích hợp và bổ ích với nhiều đối tượng bạn đọc - nhất là đối với nông dân.

Nhà xuất bản hy vọng cuốn sách này (cũng như trọn bộ hai tập của nó) sẽ được sự đón nhận nhiệt tình của đông đảo bạn đọc và người trồng lúa Việt Nam để cùng với các bạn góp phần vào việc thực hiện thắng lợi "Chương trình lương thực thực phẩm" của nước ta.

Nhân lần xuất bản hai tập sách này, Nhà xuất bản Nông nghiệp xin chân thành cảm ơn Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và Tiến sĩ Thomas R. Hargrove (Trung tâm thông tin xuất bản của IRRI) đã tạo điều kiện thuận lợi để bộ sách đến với độc giả và người trồng lúa ở Việt Nam. Hy vọng sự cộng tác và giúp đỡ giúa Viện nghiên cứu lúa Quốc tế và Nhà xuất bản Nông nghiệp Việt Nam ngày càng chặt chẽ và mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG LÚA CẠN (A Farmer’s Primer on Growing Upland Rice), M. A. Arraudeau và B. S. Vergara, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng lúa cạn, Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa cạn, kỹ thuật canh tác lúa cạn, trồng và chăm sóc lúa cạn, sâu bệnh hại cây lúa cạn

[EBOOK] ỨNG DỤNG SAS PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CẦY TRỒNG, PGS. TS. LÊ QUANG HƯNG, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


SAS (Statistical Analysis Systems) áp dụng ngôn ngữ lập trình để phân tích số liệu. Riêng SAS/STAT bao gồm trên 60 phương thức phân tích số liệu áp dụng cho phân tích phương sai, hồi qui, phân tích tổng hợp, và phân tích đa biến.

Dữ liệu lập trình trên word để xử lý thống kê của SAS ngắn gọn, khoảng 9 hàng với 24 từ, được thiết kế trước và số liệu được chuyển trực tiếp từ file word, excel, là dạng lưu trữ số liệu thống kê phổ biến nhất. Ngoài ra có thể sử dụng số liệu lưu trữ từ file text, file của SAS để phân tích thống kê. Cách sắp xếp bảng số liệu excel theo cột hay hàng, mã hóa bằng số hay tên giống cây trồng, tên phương pháp, xử lý nhiều chỉ tiêu rất thuận tiện trong file mẫu word.

Sau khi lập trình đầy đủ số liệu để tạo file mẫu (sample), xử lý bằng lệnh RUN với thời gian rất nhanh, chỉ một vài giây cho tất cả các cách xử lý 1 lần như: phân tích phương sai, xếp nhóm các nghiệm thức của các yếu tố, tính ma trận tương tác các yếu tố, vẽ đồ thị... Kết quả phân tích được giải thích rất rõ ràng về so sánh các nghiệm thức và xếp nhóm (grouping) theo ký tự A, B cho yếu tố có hai nghiệm thức và A, B, C, D, E cho yếu tố có nhiều nghiệm thức. Các giá trị xác suất cho các yếu tố đơn và tổ hợp đều thể hiện rõ trong bảng ANOVA.

Quyển sách này trình bày một số phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm thông dụng trong ngành nông sinh học liên quan đến khoa học cây trồng, căn cứ trên các bài tập mẫu bao gồm các phương thức xử lý ANOVA, tương quan, hồi qui thực hiện cho thí nghiệm phổ biến nhất. Các bài tập mẫu thống kê về các lĩnh vực khác như y học, hóa học, xã hội, cơ học ... có thể tham khảo trong chương trình của phần mềm SAS (phần Help > Using this windows > Sample SAS Programs and Applications). Ngoài ra SAS có thể xử lý số liệu với nhiều lệnh, bắt đầu từ thanh công cụ với lệnh Solutions > Analysis > Analyst > open với file Excel, file SAS> Statistics > ANOVA.

Rất mong được sự góp ý để quyển sách được sử dụng thuận tiện hơn.

Các góp ý xin gửi về: PGS.TS Lê Quang Hưng

Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm TP HCM. Liên hệ E-mail: lqlqhung@yahoo.com

Trân trọng,


[EBOOK] ỨNG DỤNG SAS PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CẦY TRỒNG, PGS. TS. LÊ QUANG HƯNG, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, nghiên cứu khoa học nông nghiệp, thí nghiệm khoa học cây trồng, phân tích số liệu thí nghiệp nông nghiệp, khoa học cây trồng

[EBOOK] CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA CÁC PHÉP XỬ LÝ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP, PGS. TS. PHAN THANH KIẾM, NXB NÔNG NGHIỆP


Thống kê toán học ra đời rất sớm và có mặt ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người, từ khoa học tự nhiên, kinh tế học đến khoa học xã hội và nhân văn. A. Ketle (1796 - 1874), F. Galton (1822 - 1911), K. Pearson (1857 - 1936), w. s. Gosset (Student, 1876 - 1937), R. A. Fisher (1890 - 1962), M. Mitrel (1874 - 1948) là những người đặt nền móng cho thống kê sinh học hiện đại.

Trong quá trình phát triển, thống kê sinh học không dừng lại ở việc mô tả, suy đoán mà đã trở thành môn “khoa học về các tiêu chuẩn của việc tính toán”. Trong sự lớn mạnh của thống kê sinh học có sự đóng góp đáng kể của các nhà khoa học thực nghiệm.

Năm 1973, khi đề cập đến công tác cải cách giáo dục, UNESCO đã khẳng định rằng Xác suất - Thống kê là một trong 9 vấn đề chủ chốt để xây dựng nền học vấn hiện đại.

Để giúp cho các sinh viên, học viên cao học và những nghiên cứu viên am hiểu cơ sở toán học của các phép xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp, cuốn sách này được biên soạn. Nội dung của sách gồm hai phần:

- Phần đầu là các phương pháp lấy mẫu, điều tra thu thập và xử lý số liệu, từ thống kê mô tả, ước lượng các tham số thống kê đến việc so sánh và phân tích mối quan hệ giữa các tham số.

- Phần hai là các kiểu bố trí thí nghiệm, các phương pháp xử lý số liệu và cách trình bày báo cáo khoa học.

Để giúp bạn đọc không chuyên ngành thống kê có thể dễ nắm bắt được các nội dung, trong phần đầu tác giả đã trình bày dưới dạng ứng dụng, hạn chế việc lạm dụng các thuật ngữ thống kê. Tuy nhiên các nội dung vẫn đảm bảo tính khoa học, tính logic và tính thực tiễn, ở phần hai tác giả đã cố gắng để làm rõ cơ sở lý luận của các kiểu bố trí thí nghiệm, phương pháp phân tích số liệu giúp cho người đọc có thể nắm bắt được và ứng dụng để bố trí và xử lý số liệu các thí nghiệm trong chậu, trong phòng và thí nghiệm đồng ruộng.

Mặc dù ngày càng có nhiều phần mềm tính toán ra đời làm cho việc xử lý các số liệu tiến hành nhanh chóng, nhưng những hiểu biết về cơ sở của các phép tính toán là rất quan trọng, nó giúp cho việc kiểm tra các kết quả tính toán, phân tích và đánh giá đúng các hiện tượng trong nghiên cứu, tránh những sai sót trong sử dụng các phần mềm thống kê.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Đình Hiền Đại học Nông nghiệp Hà Nội, người đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho nội dung của cuốn sách.

Không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức, rất mong được sự góp ý của bạn đọc. Mọi góp ý xin gửi về:

Bộ môn Di truyền - Chọn giống

Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Tp. HCM.

hoặc E-mail: ptkiem@hotmail.com ptkieml@gmail.com

Xin giới thiệu cùng bạn đọc.


[EBOOK] CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA CÁC PHÉP XỬ LÝ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP, PGS. TS. PHAN THANH KIẾM, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, di truyền chọn giống, tin sinh học, toán học trong nông nghiệp, thống kê nông nghiệp, khoa học nông nghiệp

[EBOOK] NHỮNG THIỆT HẠI CỦA RUỘNG LÚA NHIỆT ĐỚI, NHIỀU TÁC GIẢ, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ IRRI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Lần xuất bản thứ nhất (1970) của quyển "Những Thiệt Hại Trên Ruộng Lúa Nhiệt Đới" đã do K.E.Mueller, chuyên viên tư vấn về nghiên cứu lúa của Tổ chức Ford soạn thảo. Lần xuất bản thứ hai này được các nhà khoa học của IRRI duyệt lại và mở rộng thêm.

Quyền sách nhỏ này được soạn ra để giúp các cán bộ nông nghiệp hoạt động thực tế dễ nhận diện những tác nhân gây hại phổ biến nhất trên ruộng lúa nhiệt đới. Nội dung được viết theo lối không chuyên môn ; danh từ thông dụng được sử dụng tối đa, nhưng tên khoa học của côn trùng, và những tác nhân gây bịnh cũng được ghi vào, cỏ được ghi nhận bằng tên khoa học vì tên thông dụng mỗi nơi gọi cách khác. Biện pháp phòng trị đối với từng thiệt hại không được đề cập đến vì mỗi địa phương sử dụng những loại phân bón và thuốc trừ sâu, trừ bịnh và trừ cỏ, và những giống lúa khác nhau.


[EBOOK] NHỮNG THIỆT HẠI CỦA RUỘNG LÚA NHIỆT ĐỚI, NHIỀU TÁC GIẢ, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ IRRI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, những thiệt hại của ruộng lúa nhiệt đới, kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật canh tác lúa nước, sâu hại cây lúa, bệnh hại cây lúa, cỏ dại trong ruộng lúa

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN SỐ LƯỢNG, BÙI CHÍ BỬU VÀ NGUYỄN THỊ LANG, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


Sự phát triển của khoa học di truyền bắt đầu từ những khám phá lại công trình của Mendel vào những năm 1900. Tuy nhiên lúc bấy giờ cũng có những nghiên cứu di truyền khác hoạt động rất tích cực: những nghiên cứu nầy đã góp phần vào sự phát triển ngành di truyền học. Đầu tiên là Francis Galton, ông cho xuất bản một công trình khái quát về phương pháp những phát hiện về "Tính di truyền tự nhiên" vào năm 1889. Sau đó Karl Pearson và các học trò của ông đã tiếp tục công trình nầy. Nhờ công trình của họ, ngành toán thống kê được áp dụng vào trong sinh học, điều nầy được xem như là một sự kiện vĩ đại đánh dấu một bước phát triển vô cùng có ý nghĩa về sự trưởng thành của ngành sinh học số lượng (di truyền số lượng).

Sự thành công không trọn vẹn của công trình nầy trong vài trường hợp đã thừa nhận mục tiêu mà sự quan hệ giữa bố mẹ và con cái về tính di truyền khá rõ ràng. Chính Mendel tự thấy sự thất bại của mình do các thí nghiệm không xác định được số lượng mô hình khác nhau của những con lai, hoặc không sắp xếp được những mô hình theo các thế hệ phân ly của nó, hoặc khẳng định một cách chắc chắn các quan hệ có tính thống kê. Trong khi công trình của Galton có thể được xem như khắc phục được những vấn đề thuộc về thống kê, bản chất của những vật liệu mà ông chọn lựa giúp ông thành công trong việc xác định số lượng mô hình con lai, và các thế hệ phân ly của nó. Việc áp dụng của ông về các số liệu trên con người của một số gia đình và tổ tiên có quan hệ huyết thống cho thấy hết sức khó khăn, nhưng điều phải lựa chọn là những tính trạng đo lường được (tính trạng số lượng) như kích thước của một người cho phép ông xây dựng một quan điểm về các định luật di truyền. Những tính trạng nầy cho thấy có những biến thiên liên tục (continuous gradations) biểu thị trong một quãng khá rộng, ở giữa nó tập hợp một biểu thị chung nhất của gia đình hay quần thể, và tần suất của nó cao nhất so với hai cực biên. Sự phân bố tần suất của các biến số, đôi khi có dạng của phân bố chuẩn (normal), nhưng trong vài trường họp khác nó có dạng phân bố không đối xứng (asymmetrical). Tỷ lệ phân ly Mendel trong tính chất không liên tục về mặt kiến trúc di truyền và sự truyền tín hiệu tùy thuộc vào việc sử dụng những tính trạng di truyền mà cá thể trong con lai thể hiện tính trạng đó thuộc vào nhóm rất hiếm, vì nó không do sự biến thiên liên tục mà ra. Thực vậy Mendel đã phủ nhận loại biến dị như thế trong các vật liệu của ông với lý do: đó chỉ là một ảnh hưởng có tính chất bất thường (distracting influences) trong phân tích.

Sự biến thiên liên tục nầy không thể dự kiến một cách hoàn toàn. Chính Darwin đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các giai đoạn tích lũy rất nhỏ trong quá trình tiến hóa, đặc biệt là đối với con người, có rất nhiều liên tục biến dị đã tồn tại. Do đó, tính chất toán sinh học trong khảo cứu càng ngày càng bức thiết hơn đối với các nhà di truyền, Galton và Pearson đã chứng minh biến dị như vậy là một phần của di truyền học. Ngay cả lúc bấy giờ, họ vẫn chưa thành công trong việc giải thích cách truyền lại tính trạng như thế nào. Cả hai phương pháp của Galton và Mendel đều chưa mang lại một kết quả rõ ràng. Sự hiểu biết về các biến dị liên tục phải chờ một sự phối hợp kết quả của hai phương pháp di truyền học và toán sinh học, cái nầy bổ sung cái kia. Di truyền Mendel cho chúng ta những nguyên tắc phân tích có cơ sở, toán sinh học cho chúng ta cách xử lý biến dị liên tục, cách biểu hiện nó trong mô hình để phân tích có hiệu quả.

Tuy nhiên việc phối hợp hai phương pháp nầy phải kéo dài mãi đến khi công trình của Mendel được mọi người tái phát hiện. Bấy giờ, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn với nhiều ý kiến khác nhau về biến dị liên tục và biến dị không liên tục trong quá trình tiến hóa. Nhiều cuộc bút chiến đã xảy ra giữa đôi bên. Cùng lúc ấy, mọi nổ lực nhằm hòa giải hai quan điểm đều tỏ ra kính trọng đối với cả hai nhóm. Sự bất đồng cơ bản xuất phát từ sự biểu hiện chưa biết về nội dung căn bản của Mendel đối với việc khẳng định ảnh hưởng cả kiểu gen và kiểu hình. Các nhà toán sinh học dường như chỉ quan tâm đến biến dị liên tục của tế bào soma như là điểm đặc sắc của sự biến dị di truyền liên tục. Các nhà thuộc trường phái Mendel xem xét sự biến dị di truyền không liên tục như một tính chất không tương hợp (incompatible) với bất cứ cái gì, ngoại trừ sự biến dị không liên tục của tế bào soma. Thật vậy, de Vries đã lấy sự liên tục của biến dị trong kiểu hình làm chỉ tiêu khẳng định sự không di truyền (non-heritability).

Như vậy có hai giai đoạn xảy ra trước khi kết hợp hai phương pháp di truyền học và toán học xích lại với nhau. Vào năm 1909, Johansen xuất bản quyển Elemente der exakten Erblichkeitslehre. Trong đó ông mô tả các thí nghiệm trên cây đậu và ông đã đề ra lý thuyết chọn dòng thuần. Đặc biệt là ông đã nhận thấy các tính trạng di truyền và không di truyền đều đáp ứng với sự biến dị ở trọng lượng hạt mà ông rất quan tâm. Sự tương quan giữa kiểu gen và kiểu hình trở nên rõ ràng hơn. Ảnh hưởng của sự không liên tục của kiểu gen có thể ít hơn và sự biến dị không liên tục của kiểu hình do ảnh hưởng ngoại cảnh xảy ra nhiều hơn.

Cũng trong năm 1909, Nilsson - Ehle đã thực hiện một công trình khác. Các yếu tố di truyền có những hoạt động rất giống nhau trong thí nghiệm đối với lúa mì và kiều mạch. Thí dụ có ba yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi màu hạt đỏ trở thành trắng và ngược lại. Một trong ba yếu tố khi phân ly đơn độc đều cho tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng ở F2. Hai trong ba yếu tố, khi phân ly sẽ cho tỉ lệ 15 đỏ : 1 trắng, và khi cả ba phối hợp với nhau, sự phân ly sẽ có ti lệ 63 đỏ : 1 trắng. Cây có hạt đỏ trong thể F2 có thể cho biết cấu trúc di truyền khác nhau, bằng cách trông thế hệ F3. Một vài cây hạt đỏ cho tỷ lệ 3 đỏ : 1 trắng, số khác cho tỷ lệ 15 đỏ : 1 trắng, và 63 đỏ : 1 trắng, còn lại chỉ có hạt đỏ hoàn toàn. Như vậy không có sự khác biệt dự đoán về màu sắc giữa những cây có hạt màu đỏ đối với yếu tố khác nhau. Chắc chắn có vài khác biệt nào đó trong tính trạng màu đỏ, nhưng nó xuất hiện với nhiều yếu tố hơn là yếu tố được biết. Mức độ thứ nhất giữa tính trạng màu đỏ xảy ra đồng thời với ba kiếu gen Aabbcc, aaBbcc và aabbCc. Mức độ thứ hai là 6 kiểu gen AAbbcc, aaBBcc, aabbCC, AaBbcc, AabbCc, và aaBbCc. Cứ như thế tiếp tục. Các yếu tố khác nhau có thể có những hoạt động giống nhau và những hoạt động ấy tích lũy lại thành số lượng.

Các yếu tố giống nhau của hoạt động cá thể nhỏ hơn có thể là biến dị số lượng liên tục trong khi phân ly. Mỗi yếu tố này vẫn được di truyền theo luật Mendel và sự thay đổi của nó sẽ không liên tục (discontinuous) hoặc sẽ thay đổi chất lượng (qualitative). Với hàng loạt các yếu tố như vậy, và có sự hoạt động tích luỹ như nhau, sẽ có các lượng đổi (dosages) khác nhau trong đó cái trung bình là cái phổ biến nhất. Qua phân số biểu hiện kiểu hình đối với số lượng yếu tố (factor dosage), biến dị trở nên có tính trạng số lượng (quantitative), theo đường biểu diễn tần suất của Galton và nó trở nên liên tục (continuous). Sự liên tục sẽ hoàn toàn do ảnh hưởng của các đặc tính không di truyền, những đặc tính nầy sẽ tạo ra các mức độ về kiểu hình (phenotype range) của sự trùng lắp những kiểu gen khác nhau.

Muời năm sau đó, giả thuyết đa yếu tố này được áp dụng trong sinh vật do East và cộng tác viên của ông. Họ cho rằng di truyền của một số tính trạng có biến số liên tục trong thuốc lá và bắp có thể được tính toán (East 1915, Emerson và East 1913). Còn Fisher thực hiện sự tổng hợp của toán sinh học và di truyền. Ông chứng minh rằng: kết quả của toán sinh học, phần nào đó có quan hệ khi xem xét mối liên hệ bà con họ hàng của loài người, là quan điểm rất mới mẽ (Fisher 1918). Từ số liệu của các nhà toán sinh học ông có thể chứng minh tính chất trội (dominance) của đa yếu tố.

Tóm lại:

Di truyền số lượng có thể được hiểu: tính trạng di truyền của những khác biệt giữa các cá thể với nhau ở mức độ số lượng hơn là chất lượng. Theo Darwin, đây là sự khác biệt giữa các cá thể trong chọn lọc tự nhiên đã xảy ra và tích tụ dần trong quá trình tiến hóa. Sự khác biệt về chất lượng, phân chia những cá thể bằng những dạng hình khác nhau, bởi mức độ ít hoặc không có kiểu liên kết do các dạng trung gian. Tỉ lệ Mendel chỉ được xem xét khi có sự khác biệt một gen ở một locus đơn độc.

Sự khác biệt về số lượng tùy thuộc vào số gen mà ảnh hưởng của nó trong mối quan hệ với biến dị gây nên từ các lý do khác. Sự khác biệt về số lượng bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt gen ở nhiều loại, đặc biệt ảnh hưởng của môi trường có tác động mạnh mẽ. Do đó các gen riêng biệt không thể được xác định bằng sự phân ly của nó, phương pháp phân tích của Mendel không áp dụng được trong trường họp nầy.

Việc triển khai di truyền Mendel vào di truyền số lượng có thể thực hiện được qua hai bước:

- Đưa các khái niệm mới có quan hệ đến độ phong phú di truyền của quần thể.

- Đưa các khái niệm về các tính trạng di truyền đo đếm được (the inheritance of measurements).

Trong thí nghiệm di truyền số lượng, có ba định luật:

1. Nghiên cứu về quần thể: cho phép xác định mức độ phong phú của các gen phối hợp ra sự biến đổi số lượng.

2. Lai phân tích: cho phép chúng ta thử nghiệm giá trị của lý thuyết.

3. Một vài kết quả về quy trình chọn giống: nhiều cái không thể dự đoán bằng lý thuyết, mà phải bằng kết quả của sự chọn lọc trong thí nghiệm.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN SỐ LƯỢNG, BÙI CHÍ BỬU VÀ NGUYỄN THỊ LANG, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình di truyền số lượng, sinh học di truyền, di truyền số lượng, di truyền quần thể, lai phân tích, chọn giống cây trồng

[EBOOK] CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC, LÊ ĐÌNH LƯƠNG VÀ PHAN CỰ NHÂN, NXB GIÁO DỤC


Cuốn sách "Cơ sở di truyền học" này được biên soạn theo chương trình môn học giai đoạn I và giai đoạn II của Đại học Quốc gia Hà Nội. Sách dùng làm giáo trình cho sinh viên các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Đại học Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Y, Dược và cho các ngành liên quan.

Phân công biên soạn :

* Giáo sư Lê Đình Lương biên soạn :

Chương II - Mã di truyền

Chương III - Di truyền thực khuẩn thể

Chương IV- Di truyền vi khuẩn

Chương V - ADN tái tổ hợp

Chương VI - Di truyền nhiễm sắc thể

Chương VII - Di truyền vi nấm

Chương VIII - Di truyền ngoài nhiễm sắc thể

Chương IX - Di truyền quần thể

Chương XI - Cơ sở di truyền của chọn giống

Thuật ngữ chuyên dụng

* Giáo sư Phan Cự Nhân biên soạn :

Chương I - Vật chất di truyền

Chương X - Di truyền học người và di truyền y học.

Cuốn sách ra mắt bạn đọc, chắc không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Các tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp xây dựng để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.

Ý kiến đóng góp xin gửi về Nhà xuất bản Giáo dục 81 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.


[EBOOK] CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC, LÊ ĐÌNH LƯƠNG VÀ PHAN CỰ NHÂN, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cơ sở di truyền học, sinh học di truyền, Mã di truyền, Di truyền thực khuẩn thể, Di truyền vi khuẩn, ADN tái tổ hợp, Di truyền nhiễm sắc thể, Di truyền vi nấm, Di truyền ngoài nhiễm sắc thể, Di truyền quần thể, Cơ sở di truyền của chọn giống, thuật ngữ chuyên dụng di truyền, Vật chất di truyền, Di truyền học người và di truyền y học

[EBOOK] CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM, TS. LÊ VĂN BẢNH, NXB NÔNG NGHIỆP


Cơ giới hóa canh tác lúa là “cốt lõi” của công nghiệp hóa và hiện đại hóa nghề trồng lúa ở Việt Nam, đưa nền sản xuất lúa gạo hàng hóa ở nước ta lên tầm cao mới, góp phần quyết định làm cho đất nước ta đến năm 2020 thành nước công nghiệp. Cơ giới hóa sản xuất lúa cũng là biện pháp khoa học kỹ thuật “then chốt” cho an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người nông dân sản xuất lúa, trong khi diện tích và người lao động sản xuất lúa giảm dần theo xu thế chung.


Đã có một số ấn phẩm về cơ giới hóa sản xuất lúa, như gần đây những phần về cơ giới hóa sản xuất lúa trong 6 tập sách Nhà nước đặt hàng về CÂY LÚA Việt Nam trong thập kỉ đầu của thế kỷ 21, một số ấn phẩm khác có nội dung rất tốt, mang tính chung và chuyên đề... Tuy nhiên, những ấn phẩm về đến tay nông dân, cán bộ khuyến nông và cán bộ quản lý cần thiết thì còn khá khiêm tốn.


Việc xuất bản cuốn sách “Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam” với nội dung đầy đủ, hình thức “bắt mắt” lúc này là đáp ứng kịp thời nhu cầu hiện nay. Quá trình cơ giới hóa sản xuất từng khâu, từ chuẩn bị ruộng, làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và sau thu hoạch đã được trình bày mạch lạc một cách có hệ thống, từ dụng cụ thô sơ cổ xưa, như chọc lổ bỏ hạt, đến máy móc tự hành hiện đại, giúp cho người đọc dễ dàng hơn hình dung chung và nhận biết kỹ thuật cụ thể đến mức có thể áp dụng vào sản xuất.


Cuốn sách “Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Vỉệt Nam” được soạn thảo bởi TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL. Đến nay, TS. Bành đã trải qua bốn thập kỷ nghiên cứu từ ngay sau khi tốt nghiệp kỹ sư cơ khi nông nghiệp ở Đại học Cần Thơ, lấy bằng tiến sỹ Cơ khí Nông nghiệp ở Viện Cơ điện Nông nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình bởi GS. TSKH. Phạm Văn Lang, là một trong 10 nhà khoa học của Viện Lúa ĐBSCL được Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Tài trợ xuất bản cuốn sách là Công ty CP Phân bón Bình Điền, in ấn và phát hành bởi Nhà xuất bản Nông nghiệp.


Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách "Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam".


[EBOOK] CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM, TS. LÊ VĂN BẢNH, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam, máy nông nghiệp, máy nông nghiệp trong sản xuất lúa, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa

[EBOOK] BÀI GIẢNG CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG CHỐNG CHỊU ĐIỀU KIỆN BẤT LỢI, VŨ VĂN LIẾT (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP


Bài giảng “Chọn giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận” được biên soạn dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Di truyền và Chọn giống cây trồng, Khoa học cây trồng tham khảo.


Nhóm tác giả biên soạn bài giảng với mong muốn cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phản ứng của cây trồng với điều kiện bất thuận, những thành tựu và phương pháp chọn tạo giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận.


Cuốn bài giảng được biên soạn gồm 7 chương, bao gồm những khái niệm cơ bản về môi trường bất thuận, cơ chế di truyền tính chống chịu điều kiện bất thuận và phương pháp chọn tạo giống một số cây trồng như lúa, ngô,... chống chịu điều kiện bất thuận.


Nhóm tác giả đã cố gắng biên soạn và cập nhật những kiến thức mới nhất về di truyền và chọn giống chống chịu điều kiện bất thuận. Tuy nhiên, bài giảng được biên soạn lần đầu nên khó tránh khỏi nhũng khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến quý báu của các nhà khoa học, người học, bạn đọc để dần hoàn thiện bài giảng này thành giáo trình, giảng dạy trong các trường Đại học trong tương lai.


Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học phản biện cuốn bài giảng đã có những góp ý quí báu để chúng tôi sửa chữa, bổ sung và hoàn chỉnh cuốn bài giảng trước khi xuất bản.


Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Nông học, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp và Lãnh đạo Trường Đại học. Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ để Bài giảng được xuất bản.


Xin trân trọng cảm ơn.


[EBOOK] BÀI GIẢNG CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG CHỐNG CHỊU ĐIỀU KIỆN BẤT LỢI, VŨ VĂN LIẾT (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Chọn giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận, giáo trình Chọn giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận, bài giảng Chọn giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận, môi trường bất thuận, cơ chế di truyền tính chống chịu điều kiện bất thuận và phương pháp chọn tạo giống một số cây trồng