Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn SINH LÝ THỰC VẬT. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn SINH LÝ THỰC VẬT. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, GS. TS. HOÀNG MINH TUẤN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I (HÀ NỘI)



"Sinh lý thực vật" là một khoa học nghiên cứu về các hoạt động sinh lý xảy ra trong cơ thể thực vật, mối quan hê giữa các điều kiên sinh thái với các hoạt động sinh lý của cây để cho ta khả năng điều chỉnh thực vật theo hướng có lợi cho con người.


■ Đối tượng và nhiệm vụ của môn học sinh lý thực vật


* Nghiên cứu các hoạt động sinh lý của cây. Các hoạt động sinh lý diễn ra trong cây rất phức tạp. Có 5 quá trình sinh lý riêng biệt xảy ra trong cây là:


1. Quá trình trao đoi nước của thực vát bao gồm quá trình hút nước của rễ cây, quá trình vận chuyển nước trong cây và quá trình thoát hơi nước trên bề mặt lá...


2. Quá trình quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động sống của cây và các sinh vật khác.


3. Quá trình ván chuyển và phân bố các chất hữu cơ từ nơi sản xuất trước tiên là lá đến tất cả các cơ quan cần thiết chất dinh dưỡng và cuối cùng chúng được tích lũy về các cơ quan dự trữ của cây để tạo nên năng suất kinh tế.


4. Quá trình hô hấp là quá trình phân giải oxi hóa các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống và tạo nên các sản phẩm trung gian cho các quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ khác của cây.


5. Quá trình dinh dưỡng chất khoáng gồm quá trình hút chất khoáng của rễ và đồng hóa chúng trong cây.


Kết quả hoạt động tổng hợp của 5 quá trình sinh lý đó trong cây làm cho cây lớn lên, đâm chồi, nảy lộc rồi ra hoa, kết quả, già đi và cuối cùng kết thúc chu kỳ sống của mình. Hoạt động tổng hợp đó gọi là sinh trưởng và phát triển của cây.


Sinh lý thực vật còn nghiên cứu phản ứng thích nghi của cây đối với điều kiện ngoại cảnh bất lợi để tồn tại và phát triển - Sinh lý tính chống chịu của cây.


Tất cả các hoạt động sinh lý của cây đều diễn ra trong đơn vị cơ bản là tế bào. Để nghiên cứu các hoạt động sinh lý của cây thì trước tiên chúng ta tìm hiểu các hoạt động sinh lý diễn ra trong tế bào.


* Sinh lý thực vát nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh (điều kiện sinh thái) đến các hoạt động sinh lý của cây như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, các chất dinh dưỡng trong đất, sâu bệnh... Ảnh hưởng này có thể tác động lên từng quá trình sinh lý riêng rẽ, hoặc ảnh hưởng tổng hợp lên toàn cây.


* Trên cơ sở những hiểu biết về các hoạt động sinh lý diễn ra trong cây mà con người có khả năng điều chỉnh cây trồng theo hướng có lợi cho con người.


Nhà sinh lý học thực vật nổi tiếng người Nga (Timiriadep) có nói: "Sinh lý thực vật là cơ sở của trồng trọt hợp lý”.


Nói như vậy có nghĩa là sinh lý thực vật nghiên cứu cơ sở lý luận để đề ra các biên pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý nhất nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản phẩm. Nói cách khác, tất cả các biên pháp kỹ thuật trồng trọt có hiệu quả thì đều phải dựa trên cơ sở lý luận của các nghiên cứu sinh lý thực vật. Ví dụ, các nghiên cứu về sinh lý sự trao đổi nước của cây giúp ta đề xuất các phương pháp tưới nước hợp lý cho cây; các nghiên cứu về quang hợp là cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật bố trí cây trồng sao cho cây sử dụng ánh sáng mặt trời có hiệu quả nhất hoặc các biện pháp bón phân hợp lý và hiệu quả cho từng loại cây trồng nhất đinh phải dựa trên các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây...


■ Vị trí của môn học Sinh lý thực vật


Trong chương trình học tập của ngành nông học, sinh lý thực vật được xem là môn học cơ sở nhất có quan hệ trực tiếp đến các kiến thức cơ sở và chuyên môn của ngành học.


Các kiến thức của môn: Hóa sinh học, công nghệ sinh học, sinh thái học, di truyền học, tài nguyên khí hậu, nông hóa, thổ nhưỡng... làm nền tảng cho việc nghiên cứu và tiếp thu kiến thức môn học sinh lý thực vật sâu sắc hơn. Ngược lại, các kiến thức sinh lý thực vật có quan hệ bổ trợ cho việc tiếp thu kiến thức của các môn học đó.


Với các môn học chuyên môn của ngành, sinh lý thực vật có vai trò cực kỳ quan trọng. Các kiến thức sinh lý thực vật chẳng những giúp cho việc tiếp thu môn học tốt hơn mà còn làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động lên cây trồng để tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.


Việc hiểu biết sâu sắc bản chất của cây trồng - các hoạt động sinh lý diễn ra trong chúng - là công việc trước tiên của những ai muốn tác động lên đối tượng cây trồng, bắt chúng phục vụ cho lợi ích của con người.


■ Kết cấu của giáo trình Sinh lý Thực vật


Giáo trình Sinh lý thực vật này được chúng tôi trình bày trong 8 chương:


Chương 1: Sinh lý tế bào thực vật


Chương 2: Sự trao đổi nước


Chương 3: Quang hợp


Chương 4: Hô hấp


Chương 5: Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hóa trong cây


Chương 6: Dinh dưỡng khoáng


Chương 7: Sinh trưởng và phát triển


Chương 8: Sinh lý tính chống chiu của cây với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.


Từ chương 2 đến chương 6, chúng tôi trình bày 5 chức năng sinh lý cơ bản xảy ra trong cây có tính độc lập tương đối. Chương 7 - Sinh trưởng và phát triển - là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý cơ bản trên. Chương 8 trình bày các hoạt động thích nghi về mặt sinh lý của cây để có thể tồn tại và phát triển trong các điều kiên ngoại cảnh luôn luôn biến động vượt quá giới hạn bình thường (Điều kiên stress). Tất nhiên, tất cá các hoạt động sinh lý của cây đều xảy ra trong đơn vị cơ bản là tế bào. Vì vậy mà chương đầu tiên của giáo trình Sinh lý thực vật (Chương 1) đề cập đến cấu trúc và chức năng sinh lý của tế bào thực vật (Sinh lý tế bào thực vật).


■ Cách trình bày của giáo trình


Để giúp cho sinh viên học tốt môn này, trong từng chương chúng tôi có nêu lên mục tiêu chung của chương. Sau mỗi chương, chúng tôi có tóm tắt lại nội dung cơ bản của chương, các câu hỏi cần thiết để trao đổi và ôn tập. Phần cuối cùng của từng chương, chúng tôi đưa ra phần trắc nghiêm kiến thức sau khi đã học xong. Phần trắc nghiêm này sẽ giúp cho sinh viên kiểm tra cuối cùng kiến thức của mình.


Chúng tôi hy vọng với các kiến thức và cách trình bày của chúng tôi, cuốn giáo trình này sẽ là tài liêu học tập tốt và rất bổ ích cho các sinh viên ngành Nông học (Cây trồng, Bảo vê thực vật, Giống cây trồng, Công nghê sinh học thực vật...) của các Trường Đại học Nông nghiệp. Đồng thời nó cũng là tài liêu tham khảo tốt cho các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có liên quan đến cây trồng.


■ Tập thể tác giả biên soạn cuốn giáo trình này:


GS.TS. Hoàng Minh Tấn, chủ biên và biên soạn chính


GS.TS. Nguyễn Quang Thạch (tham gia biên soạn chương Sinh lý tế bào, chương dinh dưỡng khoáng và chương sinh lý tính chống chịu của cây với điều kiên ngoại cảnh bất thuận)


PGS.TS. Vũ Quang Sáng (tham gia biên soạn chương quang hợp) rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích để có thể bổ sung cho cuốn giáo trình Sinh lý thực vật này càng hoàn chỉnh hơn, phục vụ có hiêu quả cho viêc học tập và tham khảo của sinh viên ngành Nông học...


Xin chân thành cảm ơn!


(Các tác giả)


[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, GS. TS. HOÀNG MINH TUẤN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I (HÀ NỘI)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, sinh lý học thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý học thực vật, bảo vệ thực vật, BVTV, Sinh lý tế bào thực vật, Sự trao đổi nước, Quang hợp, Hô hấp của thực vật, Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hóa trong cây, Dinh dưỡng khoáng cây trồng, Sinh trưởng và phát triển của thực vật, Sinh lý tính chống chiu của cây với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận


EBOOK GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT ỨNG DỤNG, PGS.TS VŨ QUANG SÁNG (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI


Trong quá trình phát triển của mình, môn khoa học Sinh lý thực vật có hai hướng nghiên cứu chính:


- Hướng nghiên cứu Sinh lý – Hoá sinh: chuyên nghiên cứu bản chất các quá trình sống xảy ra trong cơ thể thực vật, từ đó tìm ra các biện pháp điều khiển một phần hay toàn bộ quá trình Sinh lý - Hoá sinh theo hướng có lợi cho con người trong điều kiện tự nhiên và nhân tạo như nghiên cứu các quá trình quang hợp, cố định nitơ phân tử (N2) và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây v.v…


- Hướng nghiên cứu Sinh lý – Sinh thái: chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý và các yếu tố sinh thái (nước, nhiệt độ, ánh sáng, O2, CO2 và dinh dưỡng, đất…). Trên cơ sở đó tìm ra được các quy luật hoạt động của các quá trình sinh lý trong các điều kiện sinh thái xác định nhằm xây dựng mô hình sinh thái tối ưu cho các quá trình sinh lý giúp cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, chất lượng tốt.  Sinh lý học thực vật còn được chia ra các chuyên khoa:


- Sinh lý thực vật đại cương: Chuyên nghiên cứu các chức năng sinh lý chung của thực vật.


- Sinh lý thực vật chuyên khoa: Nghiên cứu các quy luật sinh lý cho từng nhóm cây, từng cây như Sinh lý cây trồng, Sinh lý cây rừng, Sinh lý cây ăn quả, Sinh lý cây lúa, cây đậu tương, Sinh lý cây ngô, cây khoai tây v.v…


- Sinh lý thực vật ứng dụng.


+ Cơ sở biên soạn giáo trình


Những năm gần đây, Sinh lý học thực vật ngày càng tiếp cận với nhiệm vụ của thực tiễn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo quản và chế biến nông sản v.v… và nó có vai trò rất quan trọng cho các ngành sản xuất này. Do khuôn khổ giáo trình Sinh lý thực vật cơ bản có thời lượng giới hạn, không thể trình bày hết được những ứng dụng và khả năng ứng dụng của môn khoa học này vào sản xuất, trong khi những vấn đề ứng dụng vào thực tiễn sản xuất người kỹ sư nông học rất cần được trang bị.Trước bối cảnh đó môn học Sinh lý thực vật ứng dụng ra đời.


Đối tượng và nhiệm vụ của môn học Sinh lý thực vật ứng dụng


Hiểu rõ nguyên lý và ứng dụng vào đối tượng cây trồng. Vì vậy, nhiệm vụ chính của Sinh lý thực vật ứng dụng là nghiên cứu, ứng dụng những quy luật sinh lý của cây trồng đã biết vào thực tiễn sản xuất như :


• Các kiến thức về Sinh lý tế bào đã và đang được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả trong công nghệ nhân giống vô tính cây trồng bằng con đường nuôi cấy mô (in vitro), giâm chiết cành (in vivo) để cung cấp cho sản xuất cây giống có chất lượng cao.


• Các kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng được ứng dụng vào việc chuẩn đoán nhu cầu nước, dinh dưỡng  đối với cây.Từ đó có các biện pháp tưới nước, bón phân hợp lý cũng như ứng dụng trong công nghệ trồng cây không dùng đất, góp phần tạo nên một nền nông nghiệp sạch và bền vững.


• Các kiến thức về quang hợp giúp chúng ta đưa ra các biện pháp kỹ thuật điều khiển hệ quang hợp trong quần thể cây trồng để “kinh doanh” năng lượng ánh sáng mặt trời hiệu quả nhất.


• Những kiến thức về hô hấp đưa đến các biện pháp kỹ thuật bảo quản nông sản phẩm và ngâm ủ hạt giống, làm đất gieo hạt...


• Sự hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của thực vật cũng như các chất điều hoà sinh trưởng thực vật đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp để điều khiển cây sinh trưởng, phát triển theo hướng có lợi cho con người.
Ngoài ra những kiến thức hiểu biết về Sinh lý học thực vật còn được ứng dụng trong điều khiển và khai thác các hệ sinh thái tối ưu, liên quan đến việc bảo vệ môi trường bền vững.


Kết cấu của giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng: gồm 7 chương


Chương I : Nhân giống vô tính cây trồng .


Chương II: Điều khiển trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng đối với cây trồng .


Chương III: Trồng cây không dùng đất .


Chương IV: Quang hợp của quần thể cây trồng .


Chương V: Điều khiển hô hấp trong trồng trọt và bảo quản nông sản phẩm.


Chương VI: Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt.


Chương VII: Điều chỉnh phát sinh hình thái của cây.


Trong quá trình biên soạn giáo trình này nhóm tác giả đã kết hợp những kiến thức của Sinh lý học thực vật với sự hiểu biết về các ứng dụng và khả năng ứng dụng của môn học này trong sản xuất . Do đó cuốn giáo trình này không chỉ là tài liệu học tập cần thiết cho sinh viên ngành nông học mà còn là tài liệu tham khảo cho tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Để học tốt hơn môn học này, nên tham khảo thêm một số tài liệu sau:


1. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thị Muội. Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cây trồng. NXB nông nghiệp, Hà Nội, 1997.


2. Trần Minh Tâm. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002.


3. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn. Chất điều hoà sinh trưởng với cây trồng.  NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1993.


4. Vũ Văn Vụ. Sinh lý thực vật ứng dụng. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.


Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc!

EBOOK GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT ỨNG DỤNG,  PGS.TS VŨ QUANG SÁNG (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook về miễn phí TẠI ĐÂY.

Từ khoá: BẢO VỆ THỰC VẬT, chất điều hòa sinh trưởng, ebook, giáo trình, giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng, hô hấp cây trồng, quang hợp, sinh lý thực vật, sinh lý thực vật chuyên khoa, sinh lý thực vật ứng dụng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, PGS. TS. HOÀNG THỊ KIM HỒNG (CHỦ BIÊN) VÀ THS. TRẦN VŨ NGỌC THI, NXB ĐẠI HỌC HUẾ


Giáo trình “Sinh lý thực vật” được biên soạn theo chương trình đào tạo tín chỉ dùng làm giáo trình chính để giảng dạy cho sinh viên ngành Sinh học, Kỹ thuật sinh học và Công nghệ sinh học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu về lĩnh vực Sinh lý thực vật.

Giáo trình này cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành liên quan đến các quá trình sinh lý ở thực vật. Nội dung chính của phần lý thuyết sẽ trình bày và hướng dẫn các kiến thức liên quan đến các lĩnh vực sinh lý thực vật nhằm giúp học viên hiểu một cách sâu sắc hơn về bản chất, cơ chế, vai trò của các hoạt động sống và các quá trình sinh lý, hóa sinh xảy ra trong cơ thể thực vật.

Phần lý thuyết sẽ trình bày các kiến thức cơ bản liên quan đến các nội dung của 6 chương sau đây:

Chương I. Sinh lý tế bào thực vật

Chương II. Trao đối nước ở thực vật

Chương III. Quang hợp ở thực vật

Chương IV. Hô hấp thực vật

Chương V. Dinh dưỡng khoáng và trao đối nitrogen ở thực vật

Chương VI. Sinh trưởng và phát triển của thực vật

Phần thực hành sẽ cung cấp các bài thực hành liên quan trực tiếp đến các kiến thức cơ bản về lý thuyết của môn học Sinh lý thực vật. Nội dung của các bài thực hành này nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao hơn nữa các kiến thức cơ bản về các quá trình sinh lý xảy ra trong tế bào và cơ thể thực vật, giúp cho người học nắm vững và hiểu rõ bản chất của môn học Sinh lý thực vật, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với các thao tác và phương pháp thí nghiệm.

Hiện nay, đã có nhiều tài liệu hướng dẫn giảng dạy lý thuyết và thực hành môn Sinh lý thực vật do nhiều tác giả có kinh nghiệm trong và ngoài nước biên soạn để phục vụ cho nhiều đối tượng, với các điều kiện khác nhau. Đây thực sự là những tài liệu vô cùng quí giá để chúng tôi tham khảo trong quá trình biên soạn và giảng dạy môn học này. Chúng tôi chân thành cám ơn các tác giả trên.

Do nhu cầu đổi mới trong đào tạo, chương trình đào tạo mới đã được chuyển đối từ hệ thống đào tạo theo niên chế sang hệ thống đào tạo tín chỉ, vì thế chúng tôi biên soạn giáo trình này trên cơ sở có đổi mới, chỉnh sửa và thiết kế lại cho phù hợp với khung chương trình và thời gian giảng dạy đã quy định.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng trình bày các phần của giáo trình một cách hoàn chỉnh nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.

Huế, 2021

Nhóm tác giả


[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, PGS. TS. HOÀNG THỊ KIM HỒNG (CHỦ BIÊN) VÀ THS. TRẦN VŨ NGỌC THI, NXB ĐẠI HỌC HUẾ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, Sinh lý tế bào thực vật, Trao đối nước ở thực vật, Quang hợp ở thực vật, Hô hấp thực vật, Dinh dưỡng khoáng và trao đối nitrogen ở thực vật, Sinh trưởng và phát triển của thực vật

[EBOOK] SINH LÝ THỰC VẬT NÔNG NGHIỆP, PGS. TS. NGUYỄN QUANG PHỔ, KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ, TỦ SÁCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Sự phát triển của xã hội loài người, đầu tiên là bắt đầu từ sự phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt là cơ sở. Bởi vậy, càng ngày câu hỏi “ vì sao cây có thể lớn lên được, ra hoa kết quả và cho năng suất ?”. Câu hỏi đó ngày càng trở nên bức bách đối với sự hiểu biết của một con người trước một đối tượng vô cùng phong phú và đa dạng, đó là thế giới thực vật. Từ đó đã khởi đầu cho nhiều môn khoa học ra đời để nghiên cứu thực vật. Mỗi môn khoa học đều có đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Riêng phần mình, "sinh lý thực vật học" có đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu rất cụ thể, đó là:


+ Đối tượng nghiên cứu của sinh lý học thực vật là hiện tượng sống của thực vật bao gồm 3 phạm trù lớn xẩy ra trong cây;


Quá trình trao đổi chất


Quá trình trao đổi năng lượng


Sự biến đổi hình thái: là kết quả tổng hợp của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.


+ Nhiệm vụ nghiên cứu: Timriazev là người sáng lập ra khoa học "sinh lý thực vật " đã chỉ ra rằng:


Mục tiêu phấn đấu của môn sinh lý thực vật là nghiên cứu, giải thích các hiện tượng sống của cơ thể thực vật, nhưng không chỉ nghiên cứu và giải thích, mà nhờ nghiên cứu và giải thích ấy sẽ bắt các hiện tượng sống phải hoàn toàn phục tung ý chí mình mẩn của con người. Do đó con người có thể tự ý làm thay đổi, đình chỉ hay gây ra các hiện tượng sống ấy. Nhà sinh lý thực vật không thể thoả mãn với vai trò thụ động của một nhà quan sát, mà phải là một nhà thực nghiêm, một nhà hoạt động điêu khiển thiên nhiên”.


Từ thế kỷ 18 đến nay, đã biết bao nhiêu thế hệ nhà sinh lý thực vật đã nghiên cứu và đã ghi lại những thành tựu to lớn sẽ được trình bày một cách tổng hợp và rất tóm tắt. Từ những hiểu biết cơ bản ,cần tham khảo thêm nhiều tài liệu khác để bổ sung thêm lý thuyết hiện đại và úng dụng trong thực tiễn phong phú và đa dạng.


Chúng ta sẽ nghiên cứu môn khoa học này với ý nghĩa thực sự đi tìm “Cơ sở khoa học cho sự trồng trọt hợp lý”. Tin rằng môn học này sẽ mang lại cho các bạn một niềm vui đối với cây như tinh thần mà Timiriazev đã để lại.


[EBOOK] SINH LÝ THỰC VẬT NÔNG NGHIỆP, PGS. TS. NGUYỄN QUANG PHỔ, KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ, TỦ SÁCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khoá: ebook, giáo trình, ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, sinh lý học thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý học thực vật, bảo vệ thực vật, BVTV, sinh lý thực vật học, sinh lý thực vật nông nghiệp, giáo trình sinh lý thực vật nông nghiệp

[EBOOK] HỘI THẢO KHOA HỌC SINH LÝ THỰC VẬT TOÀN QUỐC: "SINH LÝ THỰC VẬT ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO", NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


"Sinh lý thực vật là cơ sở của trồng trọt hợp lý", câu nói đó của nhà Sinh lý thực vật nổi tiếng người Nga Timiriazev cách đây gần hai thế kỷ vẫn luôn đúng trong mọi thờị đại. Tất cả các biện pháp kỹ thuật trồng trọt đang được áp dụng đến được xây dựng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về sinh lý thực vật. Các nhà Sinh lý thực vật tiền bối của Việt Nam như cố GS. Bùi Huy Đáp, cố GS. Đào Thế Tuấn đều là những nhà khoa học nông nghiệp kiệt xuất có những đóng góp to lớn cho sự phát triển khoa học và sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Trên mỗi chặng đường phát triển của nông nghiệp nước nhà, các nhà sinh lý thực vật đều có mặt và có những đề xuất mang tính đột phá: Ra đời vụ lúa xuân, thâm canh lúa dựa trên cơ sở sinh lý của ruộng lúa năng suất cao, ra đời vụ đông... Và giờ đây, trong thời đại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chúng ta lại có các công trình nghiên cứu mới, đề xuất hàng loạt kỹ thuật mới như nhân giống in vitro cây trồng, công nghệ Hydroponic, Aqua ponic, Công nghệ điều khiển cây trồng qua dinh dưỡng và ánh sáng, công nghệ hữu cơ thế hệ mới....


Nhằm tập hợp và phát triển hoạt động của Hội Sinh Lý Thực Vật trong giai đoạn mới - giai đoạn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ bền vững, nông nghiệp ứng phó với sự biến đổi khi hậu. Ban chấp hành Hội SLTV đã quyết định tổ chức Hội Nghị Khoa học toàn quốc lần thứ hai với tiêu đề: Sinh lý thực vật ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao. Ban tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước, các trường Đại học. Học viện, Viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý và đặc biệt của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học cây trồng.


Cuốn kỷ yếu khoa học của hội nghị trình bày các kết quả nghiên cứu mới nhất về sinh lý thực vật của các nhà nghiên cứu tham gia hội nghị. Các đề tài đều nhằm phục vụ cho sự phát triển một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các biện pháp phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với sự biến đổi khí hậu.


Ban biên tập và nhóm thư ký đã làm việc rất tận tình, khẩn trương nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế, cuốn sách không tránh khỏi một số khiếm khuyết. Kính mong các bạn đọc lượng thứ.


Xin chân thành cám ơn.


[EBOOK] HỘI THẢO KHOA HỌC SINH LÝ THỰC VẬT TOÀN QUỐC: "SINH LÝ THỰC VẬT ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO", NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, sinh lý thực vật ứng dụng, Sinh lý thực vật ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ bền vững, nông nghiệp ứng phó với sự biến đổi khi hậu, nhân giống in vitro cây trồng, công nghệ Hydroponic, Aqua ponic, Công nghệ điều khiển cây trồng qua dinh dưỡng và ánh sáng, công nghệ hữu cơ thế hệ mới

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT ỨNG DỤNG, VŨ VĂN VỤ, NXB GIÁO DỤC



"Sinh lý học thực vật" - một môn học về các quá trình sống xảy ra trong cơ thể và quần thể thực vật, từ lâu đã là một môn học liên quan chặt chẽ với các môn học cơ sở của Sinh học như : Di truyền học, Hóa sinh học, Lý sinh học, Sinh thái học và có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các kiến thức cơ sở cho các ngành Trồng trọt, Lâm học, Dược học,...


Trong những năm gần đây, nhất là khi phát triển các ngành mới như công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, sinh học môi trường, ... thì Sinh lý học thực vật, đặc biệt là những cơ sở lý luận và thực tiễn của nó đa được ứng dụng rộng rãi và rất có hiệu quả trong những ngành mới xuất hiện này. Chẳng hạn: các kiến thức về sinh lý tế bào đã được ứng dụng thành công trong công nghệ nuôi cấy mô - tế bào thực vật; các kiến thức về dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ đã được ứng dụng trong công nghệ trồng cây không cần đất trong công nghệ thủy canh, khí canh, góp phần tạo nên một nền nông nghiệp sạch và bền vững, các kiến thức về quang hợp đã đưa đến các biện pháp kỹ thuật điều khiển hệ quang hợp cây trồng nhằm mục đích "kinh doanh” năng lượng Mặt Trời sao cho hiệu quả nhất, song song với việc nghiên cứu một công nghệ quang hợp nhân tạo; các kiến thức về sinh trưởng và phát triển thực vật, về các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đã được ứng dụng rộng rãi và mang lại lợi ích nhiều mặt cho nền nông nghiệp các nước, và quan trọng hơn nữa các kiến thức sinh lý thực vật còn được ứng dụng trong việc nghiên cứu, xây dựng, điều khiển và khai thác các hệ sinh thái tối ưu trong mối liên quan với việc bảo vệ môi trường bền vững. Đó chính là nội dung của cuốn sách : "Sinh lý thực vật úng dụng" và mục đích ra đời của nó là góp phần cung cấp các kiến thức nêu trên cho người đọc.


Vì thời gian có hạn, cuốn sách chưa đề cập đến các phần ứng dụng của chế độ nước thực vật, hô hấp thực vật, cũng như chưa đưa vào cuốn sách những phương pháp chủ yếu trong quang hợp ứng dụng và chắc chắn cuốn sách còn nhiều thiếu sót. Tác giả xin cám ơn những ý kiến đóng góp để cuốn sách đuợc hoàn thiện dần, đáp ứng yêu cầu người đọc.


(Tác giả)


[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT ỨNG DỤNG, VŨ VĂN VỤ, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, sinh lý thực vật ứng dụng, giáo trình sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng, Di truyền học, Hóa sinh học, Lý sinh học, Sinh thái học, nuôi cấy mô, nuôi cấy mô tế bào, invitro, quang hợp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, PGS. TS. NGUYỄN BÁ LỘC ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUẾ

"Sinh lý học thực vật" là khoa học sinh học nghiên cứu về các hoạt động sống của thực vật. Đây là môn khoa học thực nghiệm và là khoa học cơ sở cho các ngành khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

Do ý nghĩa quan trọng của lĩnh vực khoa học này cho nên từ khi ra đời vào cuối thế kỷ XVIII đến nay nó được phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp to lớn cho khoa học cũng như cho sản xuất và đời sống con người.

Sinh lý học thực vật là khoa học đã được giảng dạy ở các trường Đại học hàng trăm năm nay. Cũng đã có nhiều giáo trình Sinh lý học thực vật được viết phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu lĩnh vực khoa học này.

Ở Việt Nam, "Sinh lý học thực vật" cũng đã được giảng dạy ở nhiều trường Đại học (ĐHSP, ĐHKHTN, ĐHNL ...) và cũng đã có nhiều giáo trình Sinh lý học thực vật được phát hành. Trên cơ sở những giáo trình hiện có, để có tư liệu học tập, nghiên cứu cho sinh viên, trước hết là sinh viên của Đại học Huế, chúng tôi biên soạn giáo trình Sinh lý học thực vật này. Sách được dùng làm giáo trình cho sinh viên các khoa Sinh ĐHSP, ĐHKH và ĐHNL thuộc Đại học Huế và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ các ngành liên quan.

Giáo trình do một tập thể các nhà Sinh lý học thực vật ở ĐH Huế biên soạn do PGS.TS. Nguyễn Bá Lộc chủ biên và biên soạn các Chương 4, Chương 5, Chương 7. PGS.TS. Trương Văn Lung biên soạn Chương 2, ThS. Lê Thị Trĩ biên soạn Chương 1, ThS. Lê Thị Hoa biên soạn Chương 6. ThS. Lê Thị Mai Hương biên soạn Chương 3.

Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả cố gắng cập nhật những kiến thức hiện đại và thực tiễn vào. Tuy nhiên, do thời gian, trình độ, nguồn tư liệu có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của độc giả để lần tái bản sau giáo trình có chất lượng tốt hơn.

(Các tác giả)

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, PGS. TS. NGUYỄN BÁ LỘC ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUẾ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, sinh lý học thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý học thực vật, bảo vệ thực vật, BVTV, hình thái thực vật, giải phẫu thực vật

[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH SINH LÝ ĐỘNG THỰC VẬT, TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG VÀ KS. PHẠM MINH NHẬT, KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Bài giảng “Thực hành sinh lý động thực vật” dành cho sinh viên năm thứ hai khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học, trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM. Đây là môn thực hành tiếp theo của môn Thực hành Sinh học đại cương. Sinh viên làm quen với các cấu trúc mô thực vật, thực hành đếm trực tíêp tế bào eukaryote dưới kính hiển vi và khảo sát enzyme trích ly từ mô động vật từ đó tìm hiểu chức năng mô cơ quan. Bài giảng bao gồm 4 bài thực hành phân bố theo các tíêt học như sau:


Bài số 1: Khảo sát mô thực vật (5 tiết)


Bài số 2: Khảo sát Cấu trúc hình thái thực vật có hoa (10 tiết)


Bài số 3: Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu (5 tiết)


Bài số 4: Khảo sát enzyme catalase trong gan (5 tiết)


[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH SINH LÝ ĐỘNG THỰC VẬT, TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG VÀ KS. PHẠM MINH NHẬT, KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, sinh lý động vật, sinh lý động thực vật, thực hành sinh lý thực vật, thực hành sinh lý động vật, thực hành sinh lý động thực vật, giáo trình thực hành sinh lý thực vật, giáo trình thực hành sinh lý động vật, giáo trình thực hành sinh lý động thực vật, Khảo sát mô thực vật, Khảo sát Cấu trúc hình thái thực vật có hoa, Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, Khảo sát enzyme catalase trong gan

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC THỰC VẬT, PGS. NGUYỄN BÁ LỘC ET AL., ĐẠI HỌC HUẾ

Sinh lý học thực vật là khoa học sinh học nghiên cứu về các hoạt động sống của thực vật. Đây là môn khoa học thực nghiệm và là khoa học cơ sở cho các ngành khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

Do ý nghĩa quan trọng của lĩnh vực khoa học này cho nên từ khi ra đời vào cuối thế kỷ XVIII đến nay nó được phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp to lớn cho khoa học cũng như cho sản xuất và đời sống con người.

Sinh lý học thực vật là khoa học đã được giảng dạy ở các trường Đại học hàng trăm năm nay. Cũng đã có nhiều giáo trình Sinh lý học thực vật được viết phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu lĩnh vực khoa học này.

Ở Việt Nam Sinh lý học thực vật cũng đã được giảng dạy ở nhiều trường Đại học (ĐHSP, ĐhKhTN, ĐHNL ...) và cũng đã có nhiều giáo trình Sinh lý học thực vật được phát hành.

Trên cơ sở những giáo trình hiện có, để có tư liệu học tập, nghiên cứu cho sinh viên, trước hết là sinh viên của Đại học Huế, chúng tôi biên soạn giáo trình Sinh lý học thực vật này. Sách được dùng làm giáo trình cho sinh viên các khoa Sinh ĐHSP, ĐHKH và ĐHNL thuộc Đại học Huế và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ các ngành liên quan.

Giáo trình do một tập thể các nhà Sinh lý học thực vật ở ĐH Huế biên soạn do PGS.TS. Nguyễn Bá Lộc chủ biên và biên soạn các Chương 4, Chương 5, Chương 7. PGS.TS. Trương Văn Lung biên soạn Chương 2, ThS. Lê Thị Trĩ biên soạn Chương 1, ThS. Lê Thị Hoa biên soạn Chương 6. ThS. Lê Thị Mai Hương biên soạn Chương 3.

Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả cố gắng cập nhật những kiến thức hiện đại và thực tiễn vào. Tuy nhiên, do thời gian, trình độ, nguồn tư liệu có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của độc giả để lần tái bản sau giáo trình có chất lượng tốt hơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC THỰC VẬT, PGS. NGUYỄN BÁ LỘC ET AL., ĐẠI HỌC HUẾ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh lý học thực vật, sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý học thực vật, khoa học kỹ thuật nông nghiệp, thực vật học

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH LÝ HỌC THỰC VẬT (Methods in plant physiology), NGUYỄN VĂN MÃ - LA VIỆT HỒNG - ONG XUÂN PHONG, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Sinh lý học thực vật là cơ sở khoa học của sự trồng trọt hợp lý, hiệu quả. Những năm gần đây, sự phát triển mnh mẽ của trồng trọt và chăn nuôi đã đem lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Đồng hành với những thay đổi này là các nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học, trong đó có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của Sinh lý học thực vật. Từ những nghiên cứu cơ bản ban đầu, sinh lý học thực vật đã dần đi sâu vào các nghiên cứu theo hướng ứng dụng với sự trợ giúp của các thiết bị máy móc đo lường hiện đại gắn với các nghiên cứu in vitro và in vivo ở các mức độ khác nhau: từ mức độ phân tử đến mức độ cơ quan, cơ thể hay quần thể.

Sự phát triển của khoa học cơ bản và ứng dụng theo hướng này đòi hỏi phải có những phương pháp nghiên cứu phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời nó được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, cho phép sử dụng các thiết bị hiện đại trong nghiên cứu các quá trình sinh lý bên trong cơ thể thực vật ở các mức độ cấu trúc khác nhau.

Những nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thuộc lĩnh vực Sinh lý học thực vật gần đây được tăng cường khá mạnh mẽ tại các các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, nhằm hoàn thiện các đề tài nghiên cứu, các quy trình công nghệ phục vụ cho thực tiễn trồng trọt, song song với việc đào tạo sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các chuyên gia nghiên cứu.

Trước nhu cầu ngày càng cao về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Sinh lý học thực vật, chúng tôi tập hợp và biên soạn tài liệu "Phương pháp nghiên cứu Sinh lý học thực vật" nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu ở mức độ ngày càng cao của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tài liệu này hy vọng sẽ là cuốn cẩm nang bổ ích giúp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh trong chặng đường học tập, nghiên cứu để đạt được các mục tiêu mong muốn.

Tài liệu được biên soạn có thể còn những vấn đề chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của người sử dụng, chúng tôi mong muốn nhận được các ý kiến góp ý để kịp thời bổ sung hoàn thiện hơn cho những lần tái bản sau phục vụ tốt hơn yêu cầu của người đọc.

Xin trân trọng cảm ơn!

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH LÝ HỌC THỰC VẬT (Methods in plant physiology), NGUYỄN VĂN MÃ - LA VIỆT HỒNG - ONG XUÂN PHONG, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, sinh lý học thực vật, sinh hoá trong bảo vệ thực vật, phương pháp nghiên cứu sinh lý thực vật, Methods in plant physiology, ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT (TẬP 1 PHẦN LÝ THUYẾT), TS. KHƯƠNG THỊ THU HƯƠNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Môn Sinh lý thực vật cung cấp kiến thức cơ sở cho nhiều ngành đào tạo liên quan đến thực vật như Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Lâm học, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nông nghiệp công nghệ cao, Bảo vệ thực vật...

Nhằm đa dạng nguồn tài liệu học tập cho sinh viên, cũng như cập nhật thành tựu mới của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu sinh lý thực vật, được sự hỗ trợ của Trường Đại học Lâm nghiệp, TS. Khương Thị Thu Hương cùng tập thể tác giả biên soạn cuốn Giáo trình Sinh lý thực vật, tập I. Phần lý thuyết.

Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, trong đó TS. Khương Thị Thu Hương (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) làm chủ biên và biên soạn chính toàn bộ cuốn sách, với sự tham gia của TS. Trần Khánh Vân (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) trong chương 5 và TS. Lê Thị Vân Anh (Trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội) trong chương 6.

Cuốn sách được biên soạn theo hướng tiếp cận các chức năng sinh lý dựa trên đặc điểm cấu tạo giải phẫu - hình thái, làm rõ bản chất của các quá trình sinh lý trong cây và các liên hệ ứng dụng trong thực tiễn. Đặc biệt ở chương 3 mô tả khá chi tiết cấu trúc của bộ máy quang hợp, phần mà các giáo trình trước đây còn chưa đề cập đến.

Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã kế thừa các kiến thức kinh điển trong các nguồn tài liệu có độ tin cậy cao, đồng thời cập nhật các kết quả nghiên cứu mới trong các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn GS.TS. Vũ Văn Vụ (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), PGS. TS. Nguyễn Văn Mã (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã góp ý chỉnh sửa bản thảo cuốn sách.

Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên chắc cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả rất mong nhận được sự chia sẻ và ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được chỉnh sửa, hoàn thiện trong lần tái bản.

Trân trọng cảm ơn!


[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT (TẬP 1 PHẦN LÝ THUYẾT), TS. KHƯƠNG THỊ THU HƯƠNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, lý thuật sinh lý thực vật, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, GS. TS. HOÀNG MINH TẤN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Sinh lí thực vật là một khoa học nghiên cứu về các hoạt động sinh lí xảy ra trong cơ thể thực vật, mối quan hệ giữa các điều kiện sinh thái với các hoạt động sinh lí của cây để cho ta khả năng điều chỉnh thực vật theo hướng có lợi cho con người.


Đối tượng và nhiệm vụ của môn học Sinh lí thực vật


* Nghiên cứu các hoat động sinh lí của cây. Các hoạt động sinh lí trong cây rất phức tạp. Có 5 quá trình sinh lí riêng biệt xảy ra trong cây là:


1. Quá trình trao đổi nước của thực vật bao gồm quá trình hút nước của rễ cây, quá trình vận chuyển nước trong cây và quá trình thoát hơi nước trên bề mặt lá...


2. Quá trình quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt tròi thành năng lương hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ cung cấp cho các hoạt động sông của cây.


3. Quá trình vận chuyển các chất hữu cơ từ nơi sản xuất đầu tiên là lá đến tất cả các cơ quan cần thiết và tích lũy về các cơ quan dự trữ của cây.


4. Quá trình hô hấp, oxi hóa các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây.


5. Quá trinh dinh dưỡng chất khoáng gồm quá trình hút khoáng và đồng hóa chúng trong cây.


Kết quả hoạt động tổng hợp của 5 quá trình sinh lí đó trong cây làm cho cây lớn lên, đâm chồi, nảy lộc rồi ra hoa, kết quả, già đi và cuối cùng kết thúc chu kì sổng của mình. Hoạt động tổng hợp đó gọi là sinh trưởng và phát triển của cây.


Sinh lí thực vật còn nghiên cứu phản ứng thích nghi của cây đối với điều kiện ngoại cảnh bất lợi - sinh lí tính chống chịu của cây.


* Sinh lí thưc vát nghiên cứu ảnh hưởng của các diêu kiên ngoai cảnh (điều kiện sinh thái) đến các hoạt động sinh lí của cây như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, các chất dinh dưỡng trong đất, sâu bệnh... Ảnh hưởng này có thể tác động lên từng quá trình sinh lí riêng rẽ, hoặc ảnh hưởng tổng hợp lên toàn cây.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, GS. TS. HOÀNG MINH TẤN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, sinh lý học thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý học thực vật, bảo vệ thực vật, BVTV

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, NGUYỄN ĐÌNH SÂM, TRƯỜNG ĐẠI HỌCLÂM NGHIỆP


Sách này được soạn nhằm phục vụ chương trình mới của Trường Đại học Lâm nghiệp. Sách cố gắng phản ánh tình hình hiểu biết hiện nay, kinh nghiệm giảng dạy thu đuợc trong mấy chục năm qua của các thế hệ giáo viên và những nghiên cứu trong ngành.


Sách chủ yếu dùng cho sinh viên nhóm ngành 3 của trường Đại học Lâm nghiệp. Sách cũng có thể dùng làm tài liệu tự bồi dưỡng cho những sinh viên đã ra trường trước đây.


Trong lần in lại này chúng tôi được nhà trường giúp đỡ. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.


(Tác giả)


[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, NGUYỄN ĐÌNH SÂM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khoá: ebook, giáo trình, ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, sinh lý học thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý học thực vật, bảo vệ thực vật, BVTV, sinh lý thực vật học, sinh lý thực vật nông nghiệp, giáo trình sinh lý thực vật nông nghiệp

[EBOOK] SINH LÝ HỌC THỰC VẬT, BIÊN SOẠN: NGUYỄN DU SANH

Sự sống khởi đầu sau 1 tỉ năm. Sinh vật đầu tiên chỉ gồm có protein và acid nucleic.

Ngày nay thế giới sinh vật chia thành 5 giới (kingdom):

1)    Monera (giới vi khuẩn = prokaryot) xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm.

2)    Protista (sinh vật đơn bào nhân thật : eukaryot) xuất hiện cách nay 1,5 tỉ năm.

3)    Fungi (giới nấm)

4)    Plantae (giới TV)

5)    Animalia (giới Động vật)

Tất cả mọi sinh vật đều có chung 4 đặc trưng cơ bản (trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động).

PHÂN LOẠI THỰC VẬT
 
Rong: sống trong nước

Địa y: do rong và nấm hợp lại

Đài Thực vật (rêu): sống cho âm, có cơ quan sinh bào tử rõ

Khuyết TV: có rễ thật (cây), có mạch, chưa có cơ quan hoa (quyển bá, mộc

tặc, ráng: dương xỉ , ).

Cây có hoa:

Hạt trần (loã tử: thông, thiên tuế, tùng bách)

Hạt kín (bí tử: xòai, lúa, ... )

VỊ TRÍ PHÂN LOẠI

Giới (Plantae)

Ngành (-phyta)

Lớp : (song tử diệp: Dicotyledonae hai lá mầm; đơn tử diệp: Monocotyledonae một lá mầm)

Bộ (-ales)

Họ (-aceae)

Giống (Chi):

Loài: (thường hai từ và viết in nghiêng)

[EBOOK] SINH LÝ HỌC THỰC VẬT, BIÊN SOẠN: NGUYỄN DU SANH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, bài giảng sinh lý thực vật, phân loại thực vật, sinh học thực vật, cấu tạo thực vật, đặc tính hình thái giải phẫu thực vật

ĐÁM MÂY TỪ KHOÁ TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN BLOG TÀI LIỆU NÔNG NGHIỆP



4 đúng 06/2017/TT-BNNPTNT 20-10. QUỐC TẾ PHỤ NỮ 20/10 101 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2016 abiotic stress Anh-Việt an toàn atlas côn trùng biến đổi khí hậu biểu hiện bệnh cây BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI biện pháp phòng trừ cỏ dại biện pháp phòng trừ sâu bệnh dưa hấu biện pháp phòng trừ tuyến trùng biện pháp xử lý ra hoa bonsai bvtv BÁC SỸ CÂY TRỒNG bài giảng cây dược liệu bài giảng cây rau bài giảng cây thuốc bài giảng khuyến nông bài giảng khuyến nông khuyến lâm bách khoa toàn thư bác sĩ cây trồng BĐKH bưởi BẠN CỦA NHÀ NÔNG bạc màu đất BẢO QUẢN NÔNG SẢN BẢO VỆ THỰC VẬT bảo quản bảo quản nông sản sau thu hoạch bảo quản sau thu hoạch bấm huyệt bền vững bệnh cât trồng bệnh cây bệnh cây chuyên khoa bệnh cây học bệnh cây nông nghiệp bệnh cây đại cương bệnh do tuyến trùng bệnh héo rũ bệnh héo rũ lỡ cổ rể bệnh héo rũ trắng gốc bệnh héo vàng bệnh héo xanh bệnh héo xanh vi khuẩn bệnh hại bệnh hại cây trồng bệnh nấm bệnh tristeza bệnh tuyến trùng bệnh vi khuẩn bệnh virus bệnh vàng lá greening bệnh vàng lá gân xanh bốc thoát hơi nước bộ NN&PTNT C.A.Q c.a.t CA CAO cam canh tác rau an toàn CAQ cat chanh Chia sẻ chiếc CHON GIỐNG CÂY TRỒNG chuẩn đoán bệnh cây chuột châu thổ chôm chôm chăm sóc mai chăm sóc rau chất lượng gạo xuất khẩu chất lượng lúa gạo chất điều hòa sinh trưởng chất điều hòa sinh trưởng thực vật Chế biến chế biến chè chế biến nông sản chọn giống chọn giống lúa lai CNSH ctu CÀ PHÊ CÂU HỎI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÂU HỎI VỀ SÂU BỆNH HẠI CÂU HỎI VỀ SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG CÂY CỎ CÂY CỎ VIỆT NAM CÂY DƯỢC LIỆU CÂY LÚA CÂY RAU CÂY XOÀI CÂY ĂN TRÁI các giống xoài cách sử dụng thuốc BVTV cách trồng nấm dược liệu cách trồng nấm ăn cách trồng rau các nguyên lý bệnh hại cây trồng cán bộ khuyến nông cây bắp cây cam cây chè cây có múi cây cảnh cây cảnh trong nhà trường cây dược liệu trong nhà trường cây hoa cây lúa nước cây ngô cây rau cây thuốc cây rau làm thuốc cây thuốc cây thuốc nam cây trà cây trồng cây trồng thiếu dinh dưỡng cây táo cây ăn quả cây ăn quả đặc sản cây ăn trái công dụng nấm dược liệu công dụng nấm ăn công nghệ công nghệ gen công nghệ sinh học công nghệ sinh học trong BVTV công nghệ sinh học trong nông nghiệp công nghệ trong trồng rau côn trùng côn trùng chuyên khoa côn trùng gây hại côn trùng gây hại cây có múi côn trùng gây hại cây thực phẩm côn trùng gây hại cây trồng côn trùng gây hại ở ĐBSCL côn trùng phần A côn trùng phần B côn trùng trong nông nghiệp côn trùng việt nam côn trùng đại cương côn trùng ở đồng bằng sông cửu long CĂN ĂN TRÁI cơ khí nông nghiệp cơ sở di truyền cơ sở di truyền lúa lai cơ sở di truyền sức chống chịu cất giữ nông sản cẩm nan chuẩn đoán bệnh cây cẩm nang cẩm nang bón phân cho năng suất cao cẩm nang phát triển nông thôn cẩm nang phối trộn phân bón cẩm nang PTNT cẩm nang sử dụng phân bón cẩm nang trồng cây ăn trái cỏ dại cỏ dại trong ruộng lúa cửu long da cám da lu danh mục thuốc danh mục thuốc bvtv danh mục thuốc bvtv 2017 day ấn dinh dưỡng cây trồng DI TRUYỀN HỌC DI TRUYỀN HỌC ĐẠI CƯƠNG DI TRUYỀN TRONG NÔNG NGHIỆP DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG di truyền di truyền chọn giống di truyền chọn giống thực vật di truyền phân tử di truyền sinh học di truyền số lượng di truyền sức chống chịu của cây lúa di truyền thực vật di truyền vi sinh vật và ứng dụng DIỆT RẦY NÂU dưa hấu dư lượng dưỡng chất dịch hại dịch hại cây trồng dứa ebook ebook bách khoa toàn thư ebook chuẩn đoán bệnh cây ebook từ điển bách khoa EC epidemiology Fusarium oxysporum g.a.p gap gen gene General Plant Pathology genomics GHÉP CÂY ĂN QUẢ GHÉP CÂY ĂN TRÁI ghép ghép xoài ghẻ nham ghẻ sẹo gieo trồng lúa lai GIÁO TRUYỀN DI TRUYỀN HỌC ĐẠI CƯƠNG GIÁO TRÌNH CHỌN GIỐNG GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN giáo trình giáo trình bảo quản nông sản giáo trình bảo quản sau thu hoạch giáo trình bệnh cây giáo trình bệnh cây học giáo trình chất điều hòa sinh trưởng thực vật giáo trình chọn giống cây trồng giáo trình chọn giống lúa lai giáo trình cây bắp giáo trình cây chè giáo trình cây dược liệu giáo trình cây hoa giáo trình cây lúa giáo trình cây ngô giáo trình cây rau giáo trình cây thuốc giáo trình cây ăn quả giáo trình cây ăn trái giáo trình công nghệ gen giáo trình côn trùng giáo trình côn trùng trong nông nghiệp giáo trình cơ khí nông nghiệp giáo trình di truyền chon giống giáo trình di truyền học giáo trình di truyền học đại cương giáo trình di truyền sinh học giáo trình di truyền đại cương giáo trình hoá BVTV giáo trình hệ sinh thái giáo trình hệ sinh thái nông nghiệp giáo trình hệ sinh thái đồng ruộng giáo trình hệ thống canh tác giáo trình khuyến nông giáo trình khuyến nông khuyến lâm giáo trình khí tượng giáo trình khí tượng nông nghiệp giáo trình khí tượng thuỷ văn giáo trình kỹ thuật nông nghiệp giáo trình kỹ thuật trồng lúa giáo trình nông học giáo trình nông học đại cương giáo trình phát triển nông thôn giáo trình PTNT giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn giáo trình quy hoạch PTNT giáo trình sinh học phân tử giáo trình sinh học đại cương giáo trình sinh học đất giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng giáo trình sinh thái học đồng ruộng giáo trình sử dụng thuốc bvtv giáo trình thực tập đánh giá đất giáo trình trồng chè giáo trình trồng hoa giáo trình trồng lúa giáo trình trồng rau giáo trình vi sinh giáo trình vi sinh vật giáo trình vi sinh vật học giáo trình vi sinh vật học đại cương giáo trình vi sinh vật và ứng dụng giáo trình vi sinh đại cương giáo trình xử lý ra hoa giáo trình đánh giá đất giáo trình đánh giá đất đai giá trị cây rau giâm cành GIỐNG RAU giống giống cây trồng giống kháng giống lai giống lúa giống lúa chuyên mùa giống lúa lai giống lúa tốt giống nguyên chủng giống tốt giống xác nhận greening gạo xuất khẩu hoa hoa cúc hoa lan hoa mai hoa viên hoa viên cây cảnh hoa vạn thọ hoá bvtv hoá bảo vệ thực vật hoạt chất hybrid rice hydrid rice Hydroculture Hydroponics héo xanh vi khuẩn Hình thể hình ảnh hình ảnh thiếu dinh dưỡng hô hấp hô hấp cây trồng hướng dẫn thâm canh lúa hạt giống lúa tốt hệ sinh thái hệ sinh thái nông nghiệp hệ sinh thái đồng ruộng hệ thống canh tác hệ thống chăn nuôi hệ thống kết hợp hệ thống nông nghiệp hệ thống thuỷ sản hệ thống trồng trọt hệ thống tưới tiêu học thuật học tập HỎI ĐÁP BVTV HỎI ĐÁP NÔNG NGHIỆP hồng Ingtegrateđ Pest Management in vitro IPM iso KHAO HỌC NÔNG NGHIỆP KHOA HỌC ĐẤT khoa nông nghiệp khuyến lâm khuyến nông khuyến nông là gì khuyến nông lâm khuyến nông trong kinh tế nông nghiệp kháng thuốc khí tượng nông nghiệp khí tượng thuỷ văn kinh tế nông nghiệp KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG kích thích ra hoa ký sinh KỸ THUẬT GHÉP KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÓ MÚI KỸ THUẬT TRỒNG GIỐNG RAU kỹ thuật chăm sóc cây kỹ thuật gen kỹ thuật gieo kỹ thuật sấy kỹ thuật trồng bonsai kỹ thuật trồng bưởi kỹ thuật trồng bắp kỹ thuật trồng cam quýt kỹ thuật trồng chè kỹ thuật trồng cây cảnh kỹ thuật trồng cây dược liệu kỹ thuật trồng cây thuốc kỹ thuật trồng cây ăn quả kỹ thuật trồng cây ăn trái kỹ thuật trồng dưa hấu kỹ thuật trồng dứa kỹ thuật trồng hoa kỹ thuật trồng hồng kỹ thuật trồng hồng xiem kỹ thuật trồng lúa kỹ thuật trồng lúa cao sản kỹ thuật trồng lúa lai kỹ thuật trồng lúa mùa kỹ thuật trồng lúa xuân kỹ thuật trồng mai kỹ thuật trồng mận kỹ thuật trồng na kỹ thuật trồng ngô kỹ thuật trồng nhãn kỹ thuật trồng phong lan kỹ thuật trồng rau kỹ thuật trồng rau sạch kỹ thuật trồng rau thuỷ canh kỹ thuật trồng táo kỹ thuật trồng vải kỹ thuật trồng xoài kỹ thuật trồng xương rồng kỹ thuật trồng đậu kỹ thuật trồng đậu cô ve kỹ thuật trồng đậu que kỹ thuật trồng đậu đũa kỹ thuật tưới nước kỹ thuật tưới tiêu lai LAI TẠO GIỐNG lai tạo giống lúa làm mạ lúa cao sản lúa gạo xuất khẩu lúa lai lúa lai 2 dòng lúa lai ba dòng lúa lai f1 lúa lai hai dòng lúa lai một dòng lúa lai trung quốc lúa mùa lúa xuân lưu dẫn lưu trữ nông sản lập vườn c.a.t mai bonsai mai chiếu thủy mai tết mai tứ quý mai vàng mango miên trạng màng phủ nông nghiệp máy nông nghiệp na nghiên cứu nguyên sinh động vật nhan giống xoài nhanh nhu cầu nước của cây trồng nhân giống nhân giống cây ăn quả nhân giống vô tính thực vật nhãn nhện nhện đỏ NN & PTNT NN&SHUD NN và PTNT nuôi cấy mô NÔNG HÓA HỌC NÔNG HỌC NÔNG LÂM NÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ NÔNG NGHIỆP SẠCH NÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN Nông dân Việt Nam nông hóa nông học đại cương nông nghiệp bền vững nông nghiệp nông thôn Nông nghiệp Việt Nam nông sản nông thôn nông thôn mới nông thôn Việt Nam nước vùng khô hạn nấm dược liệu nấm ăn nẩy mầm nội hấp OD Organic pathogens phong lan Phytopathology PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÂN CHUỒNG PHÂN HỮU CƠ PHÂN PHỨC HỢP PHÂN VI SINH PHÂN Ủ PHÒNG TRỪ RẦY NÂU phát triển phân bón phân loại cây cỏ phân loại thực vật phân tích cấy trồng phân tích nước phân tích phân bón phân tích đất phân vô cơ phì nhiêu đất phòng trị sâu hại cây có múi phòng trừ dịch hại tổng hợp phương pháo trồng hoa phương pháp chọn giống phương pháp chọn giống cây trồng phương pháp phân tích đất phương pháp tưới phẩm chất gạo xuất khẩu phẩm chất hạt phối trộn phân vô cơ PHỤ NỮ VIỆT NAM PHỨC HỢP HỮU CƠ VI SINH Plant Diseases Plant Pathology plant – pathogen interaction Pseudomomas solanacearum PTNT quang hợp que quy hoạch phát triển nông thôn quy hoạch PTNT quy trình chăm sóc quy định rau an toàn quýt quả quản lý dịch hại tổng hợp quản lý nguồn nước tưới tiêu quản lý tổng hợp dịch hại ra hoa ra hoa mùa nghịch ra hoa rãi vụ Rau rau an toàn rau dược liệu rau hữu cơ rau quả rau sạch rau thuốc nam rau thuỷ canh rải vụ RẦY CÁM RẦY NÂU RẦY NÂU HẠI LÚA rầy chổng cánh rụng trái non SC sinh học sinh học đại cương sinh học đất sinh lý sinh lý ra hoa sinh lý thực vật sinh lý thực vật chuyên khoa sinh lý thực vậy ứng dụng sinh sản sinh thái học đồng ruộng sinh trưởng sinh ý ra hoa SP synteny SÂU BỆNH CÂY CÓ MÚI sâu bệnh sâu bệnh cây rau sâu bệnh cây ăn trái sâu bệnh hại cây có múi sâu bệnh hại xoài sâu bệnh trên dưa hấu sâu hại cây trồng sượng sản xuất chè sản xuất giống lúa sản xuất giống lúa lai sản xuất hạt giống rau sản xuất rau an toàn sấy bắp sấy lúa sấy ngô sấy nông sản sấy đậu sầu riêng sổ tay khuyến nông sức chống chịu SỬ DỤNH PHÂN BÓN sử dụng phân bón sử dụng thuốc bvtv sử dụng đất đai sự ra hoa thiên địch thiếu dinh dưỡng thiếu kali thiếu lân thiếu vi lượng thiếu đạm thong tư 06 thu hoạch thuần hoá thuật ngữ sinh học thuốc BVTV thuốc bvtv cấm sử dụng thuốc BVTV được phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuốc cấm 2017 thuốc nam thuốc trừ dịch hại thành phần năng suất tháp tháp xoài thâm canh thâm canh cây lúa thâm canh lúa chuyên mùa thông tin nông nghiệp thư viện nông nghiệp THỔ NHƯỠNG ĐẠI CƯƠNG thổ nhưỡng thử nghiệm thực hành nông nghiệp tốt Thực phẩm thực tập đánh giá đất thực vật TIÊU TIÊU CHUẨN ISO tiêu bản tiêu chuẩn gạo xuất khẩu tiêu thụ chè TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT tiếp xúc tiết kiệm nước tra cứu tra cứu thông tin trang trại trang web tra cứu tristeza trái cây trần văn hâu TRỒNG NẤM TRỒNG RAU TRỒNG XOÀI trồng cây ăn trái trồng cây ăn trái hộ gia đình trồng hoa trồng lúa trồng rau an toàn trồng rau giàu vitamin trồng rau hữu cơ trồng rau quả giàu dinh dưỡng trồng rau sạch trồng rau thuỷ canh trồng trau trong vườn trồng trọt trồng táo trồng và chăm sóc táo tuyến trùng tuyến trùng ký sinh tài liệu tài liệu chuẩn đoán bệnh cây tài liệ unông nghiệp tài liệu nông nghiệp tách chồi tính chống chịu khô hạn tính chống chịu lạnh tính chống chịu mặn tính chống chịu ngập hoàn toàn tính chống chịu thiếu lân tính chống chịu độc sắt tính chống chịu độ độc nhôm tính trang tưới nước cây trồng tưới tiêu tập huấn hội thảo tập huấn khuyến nông TỪ ĐIỂN CÂY CỎ TỪ ĐIỂN THỰC VẬT từ ngữ chuyên ngành sinh học từ điển từ điển bách khoa toàn thư tiếng việt từ điển sinh học v-a-c vi-rút video VIETNAMESE DIAGNOSTIC MANUAL FOR PLANT vi khuẩn Vi khuẩn lam vi nấm vi sinh vật vi sinh vật học vi sinh vật nước vi sinh vật đại cương vi sinh đại cương vùng khô hạn Văn hóa nông nghiệp Văn hóa nông thôn Văn hóa Việt Nam VƯỜN CÂY ĂN QUẢ VƯỜN CÂY ĂN TRÁI VƯỜN ƯƠM vườn-ao-chuồng vải vị độc WP XLRH XLRH xoài xoa bóp xoài xói mòn đất xông hơi xử lý ra hoa xử lý ra hoa cây ăn quả xử lý ra hoa cây ăn trái xử lý ra hoa mai xử lý ra hoa xoài ZIZYPHUS MAURITIANA L. ĐBSCL ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG ĐIỀU KHIỂN RA HOA ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP ĐỘ PHÌ ĐỘ PHÌ VÀ PHÂN BÓN đhct điều tiết nước đào tạo khuyến nông đào tạo thông tin PTNT đánh giá đất đánh giá đất đai đại học cần thơ đất đất nước phân bón đất đai đậu đậu que đậu trái đậu đũa đặc điểm cây lúa định nghĩa khuyến nông đồng bằng sông cửu long độc chất độ hữu hiệu động lực trong nông nghiệp độ phì của đất độ trở hồ độ ẩm đất độ ẩm đất với cây trồng đời sống cây trồng ưu thế lai ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp ảnh hưởng của BĐKH ẩm độ đất ốc bươu vàng Ủ PHÂN ứng dụng công nghệ trồng rau

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH HỌC THỰC VẬT, HOÀNG ĐỨC CỰ, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Sinh học thực vật được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, toàn diện, cập nhật về chu trình sống và các đặc điểm của thực vật (từ cây không mạch đến cây có mạch không hạt và cây có mạch có hạt thuộc thực vật hạt trần và hạt kín); về dạng cây. cấu trúc và chức năng của các loại tế bào, mô cơ quan, cơ thể; về các cơ chế hấp thụ, dẫn truyền nước và các chất dinh dưỡng hướng lên và hướng xuống trong suốt cơ thể cây trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản (phát triển). Cuối cùng đề cập đến một trong các lĩnh vực đã và đang được nghiên cứu rất sôi động trên thế giới. đó là sinh học phân tử thực vật mà chủ yếu nêu lên một số khía cạnh về việc giải mã di truyền cây hạt kín đầu tiên: "cỏ tai chuột" (Arabidopsis thaliana) và cây ngũ cốc đầu tiên: lúa nước (Rice Oryza sativa).

Với nội dung đó, giáo trình được chia thành hai phần với tám chương như sau:

Phần I: Dạng cây và chức năng (4 chương)

Chương I: lịch sử tiến hoá của thực vật

Chương II: Cấu trúc cây có mạch

Chương III: Sự hấp thụ và dẫn truyền trong cây

Chương IV: Sự dinh dưỡng của thực vật

Phần 2: Sự sinh trưởng và sinh sản của thực vật (4 chương)
 
Chương V: Sự sinh sản của thực vật

Chương VI: Sự phát triển của thực vật
 
Chương VII: Sự sinh trưởng và điều chỉnh sinh trưởng của thực vật

Chương VIII: Sinh học phân tử thực vật

Như vậy. giáo trình không những cần cho sinh viên sinh học nông nghiệp, y dược, học sinh phổ thông trung học mà còn cho học viên cao học, giáo viên trung học và cả cho cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu của các trường Đại học và các Viện nghiên cứu Khoa học Sinh - Y - Nông nghiệp.

Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng, song khó tránh khỏi những sơ suất nhất định. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc gần xa.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH HỌC THỰC VẬT, HOÀNG ĐỨC CỰ, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình sinh học thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, Dạng cây và chức năng, lịch sử tiến hoá của thực vật, Cấu trúc cây có mạch, Sự hấp thụ và dẫn truyền trong cây, Sự dinh dưỡng của thực vật, Sự sinh trưởng và sinh sản của thực vật, Sự sinh sản của thực vật, Sự phát triển của thực vật, Sự sinh trưởng và điều chỉnh sinh trưởng của thực vật, Sinh học phân tử thực vật

[EBOOK] SINH LÝ HỌC THỰC VẬT, VŨ VĂN VỤ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM

Cuốn sách "Sinh lí học thực vật" được biên soạn theo chương trình cải cách giáo dục của Tiểu ban chương trình Sinh lí học thực vật Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách dùng làm giáo trình cho sinh viên khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, nghiên cứu sinh các trường Đại học Sư phạm, Đại học Nông, Lâm nghiệp, Dược học và các cán bộ khoa học các ngành liên quan. Sách do GS. TS. Vũ Vãn Vụ, chủ tịch Hội Sinh lí thực vật Việt Nam làm chủ biên cùng tập thể tác giả biên soạn. Giáo trình gồm bài mở đầu và 6 chương (Vũ Văn Vụ : chương I, II, III, IV ; Vũ Thanh Tâm : chương II, V ; Hoàng Minh Tấn : chương VI).

Sách đã được tái bản lần thứ 6 vào năm 2005. Lần tái bản thứ 7 này, các tác giả đã đưa thêm nhiều kiến thức cập nhật cùng với các hình ảnh minh hoạ. Dựa theo những tài liệu tham khảo từ các sách giáo khoa mới xuất bản của các trường Đại học trên thế giới về Sinh lí học thực vật. Cụ thể : Chương II : thêm các kiến thức về cơ chế đóng mở khí khổng ; Chương III: thêm các kiến thức, hình ảnh minh hoạ mới về cơ chế quang hợp, về điều khiển chức năng quang hợp theo hướng có lợi nhất cho con người; Chương IV : Viết gọn hơn và bổ sung một số hình ảnh minh hoạ, cơ chế hô hấp. Đặc biệt ở lần tái bản này, trong chương VI các tác giả sắp xếp lại các mục và thêm một số kiến thức, hình ảnh cập nhật với mục đích tăng tính logic của chương và tạo điểu kiện thuận lợi trong việc nắm bắt kiến thức của người học.

Việc sửa chữa, bổ sung kiến thức ở lần tái bản này là sự cố gắng của các tác giả.

Tuy nhiên, để góp phần làm cho cuốn sách ngày càng hoàn chỉnh hơn, Nhà xuất bản Giáo dục mong nhận được nhiểu ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc.

Ý kiến đóng góp xin gửi về Nhà xuất bản Giáo dục 81 Trần Hưng Đạo Hà Nội.

[EBOOK] SINH LÝ HỌC THỰC VẬT, VŨ VĂN VỤ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình sinh lý thực vật, sinh lý học thực vật, hình thái sinh học thực vật, đặc điểm sinh học thực vật, giải phẩu thực vật, sinh lý thực vật ứng dụng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, GS. TS. HOÀNG MINH TẤN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I (HÀ NỘI)



Ebook giáo trình sinh lý thực vật do Ts. Nguyễn Kim Thanh ft Ks. Nguyễn Thuận Châu biên soạn, NXB Hà Nội. giáo trình phục vụ học tập, nghiên cứu cho các sinh viên ngành Nông Học, Công Nghệ Giống, Nông Hóa Thổ Nhưỡng, Trồng Trọt,...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, GS. TS. HOÀNG MINH TẤN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I (HÀ NỘI)

Quý bạn đọc có thể tải ebook về miễn phí TẠI ĐÂY

Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh lý thực vật, giáo trình sinh lý thực vật, giải phẩu thực vật, sinh học thực vật, sinh lý thực vật đại cương, cấu tạo thực vật

[EBOOK] SINH HỌC PHÁT TRIỂN THỰC VẬT, GS. TS. NGUYỄN NHƯ KHANH, NXB GIÁO DỤC

Xuất phát từ môn Sinh lý học thực vật, ngày nay Sinh học phát triển thực vật đã trở thành môn học độc lập.


Đối tượng nghiên cứu của Sinh học phát triển thực vật là quá trình phát sinh hình thái (phát triển) theo chu trình sống của cá thể (phát triển cá thể) thực vật. Quá trình phát triển cá thể bắt đầu từ hợp tử đến khi già và chết tự nhiên, kết thúc chu trình sống của cá thể thực vật. Đó là chuỗi những quá trình phức tạp biểu hiện thông tin di truyền đã được chương trình hoá trong bộ gen của mỗi tế bào. Bắt đầu từ quá trình biểu hiện gen làm xuất hiện chu trình trao đổi chất dẫn đến sự phát sinh hình thái tương ứng với các chức năng sinh lí. Sinh học phát triển nghiên cứu tất cả các quá trình dẫn tới sự phát sinh các cấu trúc sống ở các mức độ tổ chức khác nhau: phân tử, tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể.


Tất cả các quá trình đó được điều tiết nhịp nhàng dưới sự kiểm tra di truyền trong mối tương tác với các tác nhân ngoại cảnh.


Để nghiên cứu các quy luật phát sinh hình thái, Sinh học phát triển theo dõi tiến trình và cơ chế điều tiết quá trình đó. Xuất phát từ các tính trạng kiểu hình (cấu trúc hình thái) đi ngược theo quá trình biểu hiện gen nhằm tìm ra kiểu gen mã hoá kiểu hình đó và các cơ chế điều tiết liên quan (điều tiết biểu hiện gen, điều tiết màng, quá trình truyền tín hiệu, điều tiết mối liên hệ giữa các tế bào trong mô, giữa các mô của cơ quan và giữa các cơ quan trong cơ thể nguyên vẹn và sự điều tiết giữa các quá trình đó trong cơ thể với sự tác động của các tác nhân ngoại cảnh).


Môn Sinh học phát triển thực vật liên quan với các môn học khác về thực vật như Hình thái học, Sinh lí học, Sinh thái học, Di truyền tế bào học và Sinh học phân tử. Như vậy môn Sinh học phát triển thực vật mang đặc trưng tổng hợp, khái quát số liệu của nhiều môn học khác. Ngoài ra Sinh học phát triển thực vật còn liên quan với môn Tiến hoá vốn cũng mang đặc trưng tổng hợp. Khi nghiên cứu quá trình phát triển của một đối tượng thực vật nhất thiết phải biết vị trí của nó trên thang tiến hoá của giới Thực vật, nghĩa là nghiên cứu phát triển cá thể trong mối quan hệ với phát sinh chủng loại. Là một môn học mang tính tổng hợp khái quát, Sinh học phát triển thực vật đồng thời là môn học thực nghiệm sử dụng các phương pháp nghiên cứu của nhiều môn học khác, đặc biệt là các phương pháp của môn Di truyền học thực vật như sử dụng thể đột biến, phân tích di truyền, lai in situ (lai tại chổ) ... cũng như các phương pháp hiện đại của Sinh học phân tử, Hoá sinh học.


Mục tiêu của môn Sinh học phát triển thực vật là phục vụ trực tiếp cho ngành trồng trọt trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nghề làm vườn trồng cây lấy quả, cây cảnh...


Sách được biên soạn dựa trên những tài liệu, giáo trình mới nhất đã xuất bản ở các nước tiên tiến, bao gồm những thông tin liên quan đã công bố trong nửa đầu của năm 2007.


Đối tượng phục vụ: cuốn sách nàỵ nhằm phục vụ cho sinh viên các khoa Sinh học, Sinh - Kĩ thuật Nông nghiệp, Sinh học Môi trường, Hoá sinh của các trường Đại học Sư phạm. Sách cũng bổ ích cho sinh viên các khoa Sinh học và ngành liên quan đến thực vật thuộc các trường đại học khác.


Nhiều phần kiến thức trong sách, cập nhật sâu về cơ chế điều tiết, truyền tín hiệu ở mức phân tử và tế bào sẽ rất bổ ích cho học viên Sau Đại học thuộc ngành Sinh học.


Sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho quá trình tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của giáo viên Sinh học và Nông nghiệp ở các trường phổ thông.


Sách cũng rất bổ ích cho những độc giả muốn tìm hiểu quá trình phát triển của cây và ứng dụng kiến thức của môn học này vào sản xuất nông, lâm nghiệp.


Cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ quý độc giả.


[EBOOK] SINH HỌC PHÁT TRIỂN THỰC VẬT, GS. TS. NGUYỄN NHƯ KHANH, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sinh học phát triển thực vật, sinh học ứng dụng, Hình thái học thực vật, Sinh lí học thực vật, Sinh thái học thực vật, Di truyền tế bào học thực vật, Sinh học phân tử thực vật, tiến hóa thực vật

[EBOOK] THỰC TẬP HỆ THỐNG HỌC THỰC VẬT, TRẦN NINH VÀ NGUYỄN THỊ MINH LAN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, vì vậy, cần có nhiều phương pháp khoa học để nghiên cứu và tìm hiểu. Trong khuôn khổ giáo trình hướng dẫn thực tập hệ thống thực vật, việc giới thiệu đầy đủ các phương pháp và thiết bị chuyên dùng cho từng ngành thực vật không được đặt ra. Chúng tôi chỉ giới thiệu những dụng cụ và phương pháp cần thiết để nghiên cứu hệ thống thực vật cho các sinh viên trong những năm đầu ở mức độ giáo trình cơ sở. Những phương pháp nghiên cứu chi tiết vào từng ngành khác nhau của giới thực vật sẽ được đề cập trong các tài liệu hướng dẫn thực tập lớn hay thực tập chuyên đề.

Chương trình Thực tập Hệ thống học Thực vật nhằm giúp sinh viên nắm được những phần cơ bản của giáo trình lý thuyết hệ thống thực vật một cách tốt hơn. Đồng thời, hiểu biết các kỹ thuật cần thiết khi nghiên cứu những môn học khác có liên quan. Thông qua các kỹ thuật tiến hành trong phòng thí nghiệm sẽ góp phần rèn luyện cho sinh viên tác phong tỉ mỉ, chính xác, gọn gàng và trung thực của người làm công tác khoa học.

Mục đích của thực tập là chứng minh cho những điều đã được học trong phần lý thuyết. Cụ thể, thực tập hệ thống học thực vật là dựa trên các mẫu vật cụ thể và quan sát các đặc điểm cấu tạo đặc trưng cho từng hệ thống phân loại (taxon). Qua các mẫu vật cụ thể giúp cho sinh viên nắm được lý thuyết vững vàng và tiếp cận, nâng cao các thao tác kỹ thuật trong phòng thí nghiệm.

Những vấn đề lí luận đã được nêu trong giáo trình lý thuyết, nên trong các bài thực tập này chỉ trình bày những đặc điểm chính đặc trưng cho taxon mà sinh viên phải quan sát được trong thực tập, do đó các bài thực tập là một bộ phận không thể thiếu được của môn học. Sinh viên phải nắm vững kĩ lí thuyết trước khi làm thực tập, đồng thời phải thực hiện đầy đủ nội dung các bài thực tập mới được quyền tham dự kỳ thi kết thúc học kỳ.

Khi thực hành xong giáo trình này, sinh viên cần đạt được các yêu cầu sau đây:
1. Biết sử dụng thành thạo các dụng cụ trong khi nghiên cứu hệ thống thực vật.

2.    Nắm vững các phương pháp nghiên cứu hệ thống thực vật một cách có sáng tạo.

3.    Nắm vững những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết các đại diện của các ngành thực vật khác nhau của giới thực vật.

4.    Biết cách mô tả một taxon.

5.    Nhận biết một số taxon thông thường.

Những đặc điểm của taxon được đưa ra trong mỗi bài thực tập là yêu cầu sinh viên phải quan sát, vẽ hình và chú thích đầy đủ vào vở thực tập. Vở thực tập phải đóng giấy không kẻ để thuận tiện cho việc vẽ hình.

Phần lớn mẫu thực tập thực vật bậc thấp phải quan sát dưới kính hiển vi. Vi vậy, khi chuẩn bị mẫu và tiến hành đưa mẫu vật lên kính phải thực hiện đúng nguyên tắc, tránh cẩu thả làm vở mẫu và làm nước dây vào vật kính (chi tiết được trình bày ở bài 1). Mẫu vật dùng để thực tập có thẻ là mẫu tươi, mẫu khô, hoặc ngâm trong formol 5% hoặc được nuôi cấy thuần khiết trong phòng thí nghiệm và cũng có thể là các tiêu bản hiển vi đã được chuẩn bị sẵn.

-    Mẫu thực vật bậc cao thường được quan sát và vẽ dưới kính lúp hoặc bằng mắt thường với các tiêu bản ép khô, tươi hoặc ngâm trong formol 5% hoặc cồn.

-    Phần thực vật bậc thấp tiến hành thực tập với các ngành nấm. mặc dầu theo quan điểm hiện đại Nấm được tách thành một giới riêng, còn vi khuẩn lam (hay còn gọi là tảo lam) được thực tập theo giáo trình “Vi sinh vật học" nên chúng tôi không đề cập ở đây.

Quyển sách hướng dẫn thực tập "Hệ thống học thực vật” dực chủ yểu vào sách "Thực tập Hệ thống học thực vật" (Thực vật bậc thấp do Nguyễn Thị Minh Lan và “Thực tập Hệ thống học thực vật" (Thực vật bậc cao) do TS. Trần Ninh biên soạn, được in năm 1994 trong khuôn khổ chương trình giảng dạy hợp tác Việt Nam - Hà lan (VH3) do Hà Lan tài trợ.

Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm một số sách, giáo trình và tài liệu liên quan do các tác giả khác biên soan.

Sách được dùng làm giáo trình thực tập cho sinh viên ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học, Trường Đại hoc Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm.

Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, xây dựng của bạn đọc để cuốn sách này được hoàn chỉnh hơn.

[EBOOK] THỰC TẬP HỆ THỐNG HỌC THỰC VẬT, TRẦN NINH VÀ NGUYỄN THỊ MINH LAN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, phân loại thực vật, thực tập phân loại thực vật, hệ thống học thực vật, hệ thống học thực vật bậc thấp, hệ thống học thực vật bậc cao, hệ thống phân loại (taxon)